Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc và giữ vai trò rất quan trọng trong

chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết đó, Bộ môn Ngữ

văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang đã có những hình thức và phương pháp tổ chức các

hoạt động trải nghiệm sáng tạo một cách đa dạng và linh hoạt cho sinh viên bao gồm: hình thức

thể nghiệm - tương tác, hình thức khám phá, hình thức nghiên cứu. Trên cơ sở đó, sau khi trở thành

giáo viên, trong quá trình dạy học, họ sẽ từng bước hình thành các năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 1

Trang 1

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 2

Trang 2

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 3

Trang 3

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 4

Trang 4

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 5

Trang 5

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 6

Trang 6

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 7

Trang 7

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 8

Trang 8

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 9

Trang 9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 9040
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên Ngữ văn, khoa sư phạm, trường đại học An Giang
85
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
CHO SINH VIÊN NGỮ VĂN, KHOA SƯ PHẠM, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG 
Nguyễn Thị Thu Giang
Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: nttgiang@agu.edu.vn
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 15/9/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 27/10/2020; Ngày duyệt đăng: 12/01/2020
Tóm tắt
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc và giữ vai trò rất quan trọng trong 
chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết đó, Bộ môn Ngữ 
văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang đã có những hình thức và phương pháp tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo một cách đa dạng và linh hoạt cho sinh viên bao gồm: hình thức 
thể nghiệm - tương tác, hình thức khám phá, hình thức nghiên cứu. Trên cơ sở đó, sau khi trở thành 
giáo viên, trong quá trình dạy học, họ sẽ từng bước hình thành các năng lực tổ chức hoạt động trải 
nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông. 
Từ khóa: Chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phương 
pháp dạy học, sinh viên Ngữ văn. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ORGANIZING CREATIVE EXPERIENCIAL ACTIVITIES 
FOR LANGUAGE-LITERATURE STUDENTS OF PEDAGOGY
 IN AN GIANG UNIVERSITY 
Nguyen Thi Thu Giang
An Giang University, Viet Nam National University, Ho Chi Minh City
Corresponding author: nttgiang@agu.edu.vn
Article history
Received: 15/9/2020; Received in revised form: 27/10/2020; Accepted: 12/01/2021
Abstract
Experimental activities are compulsory and signifi cant in the new general education program. On 
meeting these urgent requirements, the Language-Literature Department, Faculty of Education, An 
Giang University has created a wide variety of fl exible approahes to these activities for its students, 
namely experimental-interaction, self-discovery, and research. Thereby, when becoming a teacher 
in their teaching process, they will step by step build their own the capacities to organize creative 
experiencial activities for high school students. 
Keywords: Creative experiencial activities, Literature-Language students, teaching methods, 
the new general education program.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 85-94
86
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Đặt vấn đề
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ 
thông theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, 
năng lực của người học là yêu cầu cấp thiết trong 
giai đoạn hiện nay. Chương trình giáo dục phổ 
thông - chương trình tổng thể xác định mục tiêu: 
“Giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết 
vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào 
đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa 
chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát 
triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, 
nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ 
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp 
tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân 
loại” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là 
một trong những nội dung đổi mới căn bản và là 
hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ 
lớp 1 đến lớp 12, bao gồm: hoạt động trải nghiệm 
ở cấp tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng 
nghiệp ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ 
thông (gọi chung là hoạt động trải nghiệm). Đó là 
những hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định 
hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ 
hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các 
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm 
đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng 
của các môn học và các lĩnh vực giáo dục để 
thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải 
quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà 
trường, gia đình, xã hội phù hợp lứa tuổi. Thông 
qua những hoạt động đó, học sinh sẽ chuyển hóa 
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, 
hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy 
tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với 
cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Vậy hoạt động trải nghiệm là gì? Theo Ngô 
Thị Tuyên: “Hoạt động trải nghiệm trong nhà 
trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, 
có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng 
các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện 
trong thực tế dưới sự định hướng, hướng dẫn của 
nhà sư phạm. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong 
thực tiễn, qua trải nghiệm thực tiễn, người học có 
được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất 
định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết 
các nhiệm vụ thực tiễn vận dụng kiến thức, kĩ 
năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong 
tình huống mới, đưa ra hướng giải quyết mới 
cho một vấn đề” (Nguyễn Thị Dung, 2018, tr. 
337). Như vậy, hoạt động trải nghiệm chính là 
sự thay đổi tên, nhiệm vụ, chức năng và phương 
thức mới của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp trong chương trình hiện hành, thể hiện sự đổi 
mới căn bản trong mục đích giáo dục của trường 
phổ thông là phát triển phẩm chất, năng lực cho 
học sinh, tạo sự hài hòa, cân đối giữa dạy chữ và 
dạy người. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động 
của học sinh, do học sinh, vì học sinh dưới vai 
trò chủ đạo của nhà giáo dục.
Trước những yêu cầu bức thiết đó, để sinh 
viên (SV) sư phạm sau khi ra trường có thể bắt 
nhịp theo kịp chương trình giảng dạy hiện hành ở 
phổ thông và không lúng túng với việc hình thành 
các năng lực tổ chức HĐTNST cho học sinh thì 
các trường đại học sư phạm không chỉ cần phải 
xây dựng được các chương trình đào tạo phù hợp 
với yêu cầu đổi mới để có thể cùng đồng hành 
với những thay đổi ở trường phổ thông mà còn 
cần phải tăng cường việc cho SV học tập từ thực 
tế bằng cách tạo ra các môi trường khác nhau để 
SV trải nghiệm và thể hiện hết khả năng sáng tạo 
của mình. HĐTNST có thể tổ chức theo các quy 
mô khác nhau như: theo nhóm, lớp, theo khóa 
học, theo trường hoặc liên trường, Trong đó, ... 
Đoàn Thạch Biền, Dạ Ngân, Nguyên Ngọc,... 
2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học 
Hoạt động này tạo cơ hội cho SV tham gia 
các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ những 
cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế như: 
các hoạt động khảo sát, điều tra, dự án nghiên 
cứu, sáng tạo nghệ thuật,Về bản chất, nghiên 
cứu khoa học cũng là HĐTNST, hoạt động trải 
nghiệm trên lĩnh vực khoa học, phục vụ giải quyết 
những vấn đề trong thực tiễn. Thực hiện nghiên 
cứu khoa học là một trong những phương pháp 
hiệu quả để SV mở rộng vốn kiến thức cũng như 
vốn kĩ năng mềm của bản thân; là cơ hội để SV 
áp dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào 
việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học của SV cũng đang 
được Bộ môn cũng như Khoa Sư phạm và Trường 
Đại học An Giang quan tâm và phát huy. Những 
năm qua, các giảng viên trong Bộ môn cũng đã 
tích cực hướng dẫn và hỗ trợ cho SV bước đầu 
thực hiện và hoàn thành một số đề tài nghiên 
cứu khoa học cấp Khoa, cấp Trường. Hiện nay, 
Bộ môn có 8 đề tài nghiên cứu khoa học của SV 
đã được nghiệm thu và 01 khóa luận tốt nghiệp 
chuyển đổi thành đề tài cấp trường. SV Ngữ văn 
cũng có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp 
chí chuyên ngành và nhiều bài tham luận đăng 
trong các kỷ yếu hội thảo khoa học.
3. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi và 
phỏng vấn SV về những hình thức và phương 
pháp tổ chức các HĐTNST cho SV Ngữ văn, 
Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang
Những hình thức và phương pháp tổ chức 
các HĐTNST trên đã được áp dụng cho các lớp 
SV chuyên ngành Ngữ văn, Khoa Sư phạm, 
Trường Đại học An Giang từ nhiều năm nay, 
kể từ khi Trường Đại học An Giang còn là 
Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang. Từ năm 
2000 đến đến 2018, Bộ môn Ngữ văn chỉ đào 
tạo SV chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn (Kí 
hiệu tên lớp: DHNV). Đến năm 2018, Khoa Sư 
phạm đã mở rộng tuyển sinh và đào tạo thêm 
91
chuyên ngành Cử nhân văn học (Kí hiệu tên 
lớp: DHVH). 
Phạm vi khảo sát về hiệu quả của những 
hình thức và phương pháp tổ chức các HĐTNST 
cho SV Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại 
học An Giang trong phạm vi bài viết này được 
giới hạn kể từ Khóa 17 đến nay, tương ứng với 
khoảng thời gian khảo sát là 04 năm (bắt đầu 
từ năm 2016 đến 2020) với tổng số lượng SV 
như sau:
Bảng 1. Thống kê số lượng SV chuyên ngành 
Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An 
Giang từ năm 2016 đến 2020
STT Lớp
Khóa đào 
tạo
Số lượng 
SV
1 DH17NV 2016 - 2020 27
2 DH18NV 2017- 2021 37
3 DH19NV 2018 - 2022 21
4 DH19VH 2018 - 2022 27
5 DH20NV 2019 - 2023 15
6 DH20VH 2019 - 2023 21
Tổng 148
Có 148 phiếu khảo sát được phát ra và có 
148 phiếu được thu về. Thống kê các ý kiến 
trong phiếu hỏi về hiệu quả của những hình thức 
và phương pháp tổ chức các HĐTNST cho SV 
Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An 
Giang như sau: 
* Về sự tham gia các HĐTNST của SV 
chuyên ngành Ngữ văn, Khoa Sư phạm, 
Trường Đại học An Giang
Bảng 2. Thống kê tỉ lệ SV chuyên ngành 
Ngữ văn tham gia vào các HĐTNST 
STT
Những hình thức tổ chức 
HĐTNST cho SV
Tỉ lệ 
% SV 
tham 
gia
1
Hoạt động talkshow, nhập vai tác 
giả, nhà phê bình
40
2
Hoạt động sân khấu hóa các tác 
phẩm văn học
70
3
Hội thảo khoa học chuyên ngành 
Ngữ văn 
30
4
Hội thi Nghiệp vụ sư phạm (Nét 
đẹp Ngữ văn)
65
5 CLB Văn thơ 37
6 CLB Hán Nôm 35
7
Hoạt động dã ngoại, tham quan 
thực tế
100
8
Hoạt động nghiên cứu khoa học 
(Tham gia viết bài tham luận đăng 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, viết bài 
báo khoa học, tham gia đề tài ng-
hiên cứu khoa học cấp Khoa, tham 
gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp 
trường). 
15
* Khảo sát về quy trình của HĐTNST 
cho SV Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại 
học An Giang 
Bảng 3. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của SV về các HĐTNST 
STT Nội dung
Mức độ phù hợp
Hoàn 
toàn đồng 
ý
Đồng ý 
một phần
Không 
đồng ý
1
Các HĐTNST này cung cấp cho SV những kiến thức bổ ích về 
văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, Hán Nôm, ngôn ngữ, 
phương pháp sư phạm, hỗ trợ cho việc học tập ở bậc đại học 
chuyên ngành Ngữ văn và công tác sau này.
94,5% 5,5 % 0,0%
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 85-94
92
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
2
Thông qua các HĐTNST này, SV được hình thành và phát triển 
các kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp cần thiết.
91,9% 5,4% 2,7%
3
Thông qua các HĐTNST này, SV có kỹ năng làm việc nhóm 
và kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn.
97,3% 2,7% 0,0%
4
Thông qua các HĐTNST này, SV được rèn luyện về năng 
lực thực hành nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và 
nghiệp vụ.
86,5% 13,5% 0,0%
5
Kế hoạch HĐTNST được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể, 
khoa học để thực hiện tốt được các mục tiêu đã đề ra, phát huy 
được ý tưởng sáng tạo của các cá nhân vào hoạt động chung.
80,2% 15,3% 4,5%
6
Kế hoạch HĐTNST xác định được không gian, thời gian thực 
hiện, nội dung TNST, sự phối kết hợp giữa các thành phần 
tham gia.
100% 0,0% 0,0%
7 Các HĐTNST được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra. 85,7% 10,4% 3,9%
8
Hình thức tổ chức HĐTNST đa dạng, phong phú, hấp dẫn, gây 
hứng thú cho SV.
90,6% 9,0% 0,4%
9
Các HĐTNST được thông báo rộng rãi đến toàn thể SV và thu 
hút đông đảo SV tham gia
100% 0,0% 0,0%
10
Có phương án nghiệm thu kết quả tham gia các HĐTNST trong 
Kế hoạch và công bố cho SV biết để SV chủ động và có mục tiêu 
rõ ràng khi tham gia các hoạt động HĐTNST (Phiếu khảo sát/
Bảng hỏi về những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực mà 
SV cần đạt được sau khi tham gia các HĐTNST, Bài thu hoạch, 
Bài kiểm tra cá nhân,..)
40,5% 30,2% 29,3%
11
Tôi sẽ tham gia (hoặc tiếp tục tham gia) các HĐTNST cho SV 
chuyên ngành Ngữ văn do Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, 
Trường Đại học An Giang tổ chức.
90,7% 9,3% 0,0%
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ SV 
tham gia vào các HĐTNST không đồng đều: có 
những hoạt động tỉ lệ SV tham gia khá cao: Hoạt 
động dã ngoại, tham quan thực tế (100%); Hoạt 
động sân khấu hóa các tác phẩm văn học (70%); 
Hội thi Nghiệp vụ sư phạm (Nét đẹp Ngữ văn) 
(65%), nhưng cũng có nhiều hoạt động tỉ lệ SV 
tham gia còn rất thấp: CLB Văn thơ, CLB Hán 
Nôm, Hội thảo khoa học chuyên ngành Ngữ văn, 
hoạt động talkshow, nhập vai tác giả, nhà phê 
bình, hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên 
đa số SV đều rất có hứng thú với việc tham gia 
các HĐTNST (90,7%).
Về các ý kiến đánh giá chung, đa số SV 
cho rằng các HĐTNST là rất bổ ích, thiết thực 
đối với bản thân các em, thể hiện ở việc trang bị 
và rèn luyện cho SV những kiến thức, kỹ năng, 
phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp, kỹ năng làm 
việc nhóm và giao tiếp, năng lực thực hành và 
phát triển nghề nghiệp (94,5%). Như vậy, về cơ 
bản thì đã được các mục tiêu của các HĐTNST.
Về kế hoạch HĐTNST: đa số các ý kiến cho 
rằng kế hoạch HĐTNST được xây dựng một cách 
chi tiết, cụ thể, khoa học (80,2%).
Về triển khai kế hoạch HĐTNST: Các 
HĐTNST được triển khai theo đúng kế hoạch đã 
đề ra (85,7%), hình thức tổ chức HĐTNST đa dạng, 
phong phú, hấp dẫn, gây hứng thú cho SV (90,6%), 
các HĐTNST được thông báo rộng rãi đến toàn 
thể SV và thu hút đông đảo SV tham gia (100%).
93
Tuy nhiên, về việc nghiệm thu kết quả 
tham gia các HĐTNST, chỉ có 40,5% SV đồng 
ý hoàn toàn với ý kiến cho rằng Bộ môn đã có 
những phương án nghiệm thu kết quả tham gia 
các HĐTNST trong kế hoạch và công bố cho SV 
biết để SV chủ động và có mục tiêu rõ ràng khi 
tham gia các hoạt động HĐTNST.
* Về những đề xuất, kiến nghị để nâng 
cao hiệu quả của những hình thức và phương 
pháp tổ chức các HĐTNST cho SV Ngữ văn, 
Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang: 
tổng cộng có 7 ý kiến đề xuất, kiến nghị của SV 
xoay quanh các nhóm vấn đề chính sau đây:
+ Về sự tham gia các HĐTNST: đề nghị việc 
tham gia các HĐTNST là bắt buộc đối với tất cả 
SV và có tính điểm vào các học phần vì có nhiều 
SV không tham gia.
+ Về việc tham gia Hội thảo khoa học 
chuyên ngành Ngữ văn: SV không có khả năng 
tham gia vì không có kinh nghiệm viết bài tham 
luận vì không có kinh nghiệm, e dè, không mạnh 
dạn viết.
+ Về hoạt động của các CLB: thường xuyên 
bị gián đoạn do thiếu nhân sự làm chủ nhiệm CLB 
và các thành viên cốt cán tốt nghiệp ra trường, 
chưa có thành viên thay thế (CLB Hán Nôm), SV 
không có năng khiếu sáng tác văn thơ nên không 
tham gia được.
+ Về nghiệm thu kết quả tham gia các 
HĐTNST: SV còn ít được góp ý kiến để điều 
chỉnh một số mặt trong việc tổ chức các HĐTNST 
của Bộ môn.
4. Những thuận lợi, khó khăn, đề xuất 
và kiến nghị trong việc tổ chức các HĐTNST 
cho SV Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại 
học An Giang
- Thuận lợi: Ban Giám hiệu Trường Đại học 
An Giang, lãnh đạo Khoa Sư phạm, lãnh đạo Bộ 
môn Ngữ văn và các giảng viên trong Bộ môn 
Ngữ văn luôn đồng tình ủng hộ và rất nhiệt huyết 
với việc tổ chức các HĐTNST cho SV, có sự 
phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân, tổ chức 
trong việc tổ chức và triển khai các HĐTNST, 
có kế hoạch HĐTNST chi tiết, cụ thể, phong 
phú, hấp dẫn, bổ ích và thiết thực, đông đảo SV 
tỏ ra có hứng thú và nhiệt tình tham gia vào các 
HĐTNST.
- Khó khăn: tỉ lệ SV tham gia vào các 
HĐTNST không đồng đều, khâu nghiệm thu kết 
quả HĐTNST và rút kinh nghiệm còn chưa được 
quan tâm đúng mực (phương án nghiệm thu kết 
quả còn chưa được xác định ngay từ bước lập kế 
hoạch và công bố trước để SV chủ động, có mục 
tiêu rõ ràng khi tham gia một số HĐTNST, SV 
chưa được cùng tham gia vào việc nghiệm thu, 
đánh giá và rút kinh nghiệm để các HĐTNST 
thực sự có ý nghĩa thiết thực đối với từng cá 
nhân SV).
- Kiến nghị, đề xuất: 
+ Trước khi tiến hành HĐTNST, Bộ môn 
lập kế hoạch chi tiết, trong đó có nêu rõ phương 
án nghiệm thu kết quả tham gia các HĐTNST 
trong kế hoạch và công bố cho SV biết để SV 
chủ động và có mục tiêu rõ ràng khi tham gia các 
hoạt động HĐTNST.
+ Việc tham gia các HĐTNST phải là một 
hoạt động bắt buộc hoặc được điểm cộng hay 
được tính điểm vào các học phần để thu hút đông 
đảo SV tham gia.
+ Để triển khai các HĐTNST, cần thiết phải 
xây dựng các kĩ năng mềm cho SV. SV phải huy 
động các kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng 
lực tổng hợp để giải quyết các nhiệm vụ trong 
quá trình tham gia các HĐTNST, vì vậy, trong 
quá trình giảng dạy các học phần của mình, mỗi 
giảng viên phải chú ý tổ chức các HĐTNST ngay 
tại lớp cho SV như một quá trình tập dượt trước 
và cũng để trang trị kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, 
năng lực cần thiết để SV có đủ tự tin tham gia 
vào các HĐTNST do Bộ môn tổ chức ở khuôn 
khổ ngoài lớp học.
+ Kết thúc mỗi HĐTNST: giảng viên yêu 
cầu SV viết và nộp bài thu hoạch, nộp các tư liệu 
văn học (được xây dựng theo nhóm). Kết quả 
đánh giá nội dung bài thu hoạch và các tư liệu văn 
học được tính thành một bài kiểm tra điều kiện 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 85-94
94
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
trong một học phần. Bên cạnh đó, cũng cần cho 
SV được tham gia đóng góp ý kiến để điều chỉnh 
một số mặt trong việc tổ chức các HĐTNST. 
5. Kết luận 
HĐTNST là hoạt động giữ vai trò rất quan 
trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Hoạt động này giúp cho người học có nhiều cơ 
hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức 
học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng 
lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng 
tạo của bản thân. Đây là những hoạt động giáo 
dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc 
sống giúp phát triển tính sáng tạo và cá tính riêng 
của mỗi cá nhân trong tập thể. Điều này đòi hỏi 
các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTNST 
phải đa dạng, linh hoạt, người học tự hoạt động, 
trải nghiệm là chính. Bài viết đã tổng kết và trình 
bày một số hình thức tổ chức HĐTNST cơ bản 
mà giảng viên Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm 
Trường Đại học An Giang tổ chức cho SV trong 
suốt khóa học để hình thành các năng lực tổ chức 
HĐTNST cho học sinh phổ thông sau khi SV ra 
trường và công tác. 
Như vậy, ở các trường đại học và cao đẳng 
sư phạm, tuy đã có nhiều sự thay đổi trong 
phương pháp dạy học, có nhiều HĐTNST cho SV 
nhưng việc tổ chức các hoạt động này cần phải 
có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực 
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: cán bộ 
quản lí, cố vấn học tập, giảng viên bộ môn, Đoàn 
thanh niên và cả các tổ chức, cá nhân ngoài xã 
hội. Bên cạnh đó, trường đại học cũng cần phải 
phát triển nội dung chương trình và tài liệu về 
hoạt động trải nghiệm.
Về phía SV, có một thực trạng là nhận thức 
của một số em còn rất lạc hậu khi chỉ coi trọng 
việc soạn giáo án và tập giảng mà xem nhẹ việc 
tổ chức các HĐTNST cho học sinh ngoài giờ 
lên lớp. SV còn khá mơ hồ với thực tiễn giáo 
dục ở phổ thông, không có khả năng hướng dẫn 
học sinh và tạo được những hoạt động thu hút 
sự tham gia của nhiều học sinh ở các hoạt động 
ngoài giờ lên lớp bởi chính bản thân SV khi học 
ở các trường đại học sư phạm không tham gia 
nhiều vào các HĐTNST này. Vì vậy, HĐTNST 
phải là hoạt động bắt buộc tất cả SV phải tham 
gia. Bên cạnh đó, các giảng viên ở trường sư 
phạm phải đánh giá chặt chẽ kết quả HĐTNST 
của SV và đưa vào Hồ sơ quá trình trải nghiệm 
sáng tạo. Hồ sơ này cần phải được xem là một 
trong những minh chứng thuyết phục để đánh giá 
chuẩn đầu ra của SV về phẩm chất, năng lực và 
các kỹ năng thực hành nghề nghiệp./.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư ban 
hành Chương trình giáo dục phổ thông 
- chương trình tổng thể. Số 32/2018/TT-
BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018.
Nguyễn Thị Dung. (2018). Hoạt động trải nghiệm 
trong dạy học kể chuyện của học sinh lớp 
4,5. Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo, bồi dưỡng 
giáo viên Ngữ văn trước yêu cầu đổi mới 
giáo dục phổ thông. Hà Nội: NXB Đại học 
Quốc gia.
Trịnh Thị Hương. (2018). Phát triển năng lực 
thẩm mỹ cho học sinh tiểu học trong môn 
tập đọc thông qua trải nghiệm. Kỷ yếu Hội 
thảo Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 
trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 
Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_cho_sinh_vien_ngu_van.pdf