Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa

Mục đích: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân phẫu thuật ung thư (UT) tiêu hóa tại bệnh

viện Ung Bướu TPHCM.

Bệnh nhân và phương pháp: Mô tả loạt ca 243 bệnh nhân UT tiêu hóa đã xác định bằng giải phẫu

bệnh và được phẫu thuật tại khoa Ngoại ngực - bụng, bệnh viện Ung Bướu TPHCM trong thời gian từ

tháng 5/2019 đến 12/2019.

Kết quả:

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ là 35%.

+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng sau mổ tăng hơn đáng kể. Tỉ lệ bệnh nhân có BMI ở mức suy dinh dưỡng

(< 18,5kg/m2) sau mổ là 41,2%; tăng so với 17,3% trước mổ (p < 0,001).

+ Không thấy có khác biệt về tỉ lệ biến chứng sau mổ và thời gian nằm viện ở nhóm bệnh nhân có suy

dinh dưỡng nà không suy dinh dưỡng.

Kết luận: Suy dinh dưỡng trước và sau mổ cao đáng kể ở các bệnh nhân UT tiêu hóa. Các bệnh

nhân này cần phải được khám và tư vấn dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 6

Trang 6

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 7

Trang 7

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10500
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa

Tình trạng dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tiêu hóa
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 422 
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT Ở 
BỆNH NHÂN UNG THƯ TIÊU HÓA 
PHẠM HUY TRIỀU1, ĐẶNG THỊ BÍCH NGUYÊN1, ĐỖ ĐÌNH THANH1, 
TRẦN NGUYÊN KHA2, ĐÀO ĐỨC MINH3 
Địa chỉ liên hệ: Phạm Huy Triều 
Email: phamhuytrieu7@gmail.com 
Ngày nhận bài: 08/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 ĐD. Khoa Ngoại ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
2 BSNT - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
3 ThS.BSCKII. Khoa Ngoại Ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư (UT) tiêu hóa là UT thường gặp, với 
xuất độ và tỉ lệ tử vong cao. Dữ liệu Globocan 2018 
cho thấy, trong số 164.671 trường hợp UT mắc mới 
trong năm 2018 ở Việt Nam, 61.012 trường hợp là 
UT tiêu hóa. Tương tự, trong số khoảng 114.871 ca 
tử vong liên quan đến UT, có khoảng 59.972 ca tử 
vong vì UT tiêu hóa. Suy dinh dưỡng thường đi kèm 
bệnh lý ác tính hệ tiêu hóa[5]. Nguyên nhân của tình 
trạng suy dinh dưỡng là do nhiều yếu tố, nhưng khi 
xuất hiện, nó được coi là một dấu hiệu tiên lượng 
xấu[2]. 
Trong các mô thức điều trị UT tiêu hóa, phẫu 
thuật là phương pháp điều trị đựợc lựa chọn đầu 
tiên trong đa số trường hợp, đặc biệt ở bệnh nhân 
UT giai đoạn sớm. Đặc điểm của phẫu thuật UT tiêu 
hóa đòi hỏi diện cắt cần đủ rộng để đạt an toàn về 
mặt ung thư học, hậu quả là tổn thương lớn do phẫu 
thuật, thời gian mổ dài, cùng với quá trình hồi phục 
sau mổ phức tạp[2]. Bệnh nhân UT tiêu hóa đặc biệt 
dễ bị suy dinh dưỡng do những bất thường của 
đường tiêu hóa gây ra bởi bệnh lý UT, như thay đổi 
hoạt động của ruột, nôn ói, cảm giác no sớm, gây 
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa và hấp thụ 
thức ăn[11]. 
TÓM TẮT 
Mục đích: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân phẫu thuật ung thư (UT) tiêu hóa tại bệnh 
viện Ung Bướu TPHCM. 
Bệnh nhân và phương pháp: Mô tả loạt ca 243 bệnh nhân UT tiêu hóa đã xác định bằng giải phẫu 
bệnh và được phẫu thuật tại khoa Ngoại ngực - bụng, bệnh viện Ung Bướu TPHCM trong thời gian từ 
tháng 5/2019 đến 12/2019. 
Kết quả: 
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ là 35%. 
+ Tỉ lệ suy dinh dưỡng sau mổ tăng hơn đáng kể. Tỉ lệ bệnh nhân có BMI ở mức suy dinh dưỡng 
(< 18,5kg/m2) sau mổ là 41,2%; tăng so với 17,3% trước mổ (p < 0,001). 
+ Không thấy có khác biệt về tỉ lệ biến chứng sau mổ và thời gian nằm viện ở nhóm bệnh nhân có suy 
dinh dưỡng nà không suy dinh dưỡng. 
Kết luận: Suy dinh dưỡng trước và sau mổ cao đáng kể ở các bệnh nhân UT tiêu hóa. Các bệnh 
nhân này cần phải được khám và tư vấn dinh dưỡng. 
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, ung thư tiêu hóa, chuyên gia dinh dưỡng. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 423 
Suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn, khó 
lành vết thương, thời gian nằm viện lâu hơn, tăng 
viện phí, giảm chất lượng sống và tăng tỉ lệ tử 
vong[12]. Việc đánh giá dinh dưỡng trước phẫu thuật 
giúp xác định sớm những bệnh nhân có nguy cơ suy 
dinh dưỡng hoặc đã ở trong tình trạng dinh dưỡng 
kém để có thể can thiệp sớm từ thời điểm nhập viện, 
và giảm thiểu tối đa các biến chứng chu phẫu liên 
quan đến dinh dưỡng[13]. 
Tình trạng dinh dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ 
với tỷ lệ tử vong do UT. Gần đây, các nghiên cứu đã 
chứng minh rằng một số chỉ số dinh dưỡng như: Chỉ 
số dinh dưỡng tiên lượng (PNI), chỉ số khối cơ thể 
(BMI), albumin huyết thanh và sụt cân trước mổ, có 
giá trị tiên lượng quan trọng đối với các loại UT khác 
nhau[5,8]. 
Với mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng 
và giảm thiểu ảnh hưởng của suy mòn đến tình 
trạng lâm sàng của bệnh nhân UT đường tiêu hóa 
trước phẫu thuật. Khoa Ngoại Ngực - Bụng, 
bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh tiến 
hành thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân phẫu 
thuật ung thư tiêu hóa. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Chúng tôi thực hiện nghiên mô tả hồi cứu với 
243 bệnh nhân, trong thời gian từ 1/5/2019 - 
31/12/2019 tại khoa Ngoại Ngực - Bụng bệnh viện 
Uung Bướu TP. HCM. Nghiên cứu thực hiện trên đối 
tượng là các bệnh nhân có chẩn đoán UT tiêu hóa 
đã xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh và được 
phẫu thuật. Các biến số nghiên cứu của mỗi bệnh 
nhân được thu thập bởi điều dưỡng trong khoa và 
ghi nhận vào phiếu thu thập thông tin được thiết kế 
trước. Số liệu ghi nhận từ hồ sơ bệnh án. 
Các biến số nghiên cứu bao gồm, thông tin 
chung (tuổi, giới, ngày vào viện, ngày ra viện, tiền sử 
bệnh, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh); các chỉ 
số sinh trắc (cân nặng, chiều cao, thay đổi cân nặng 
trong vòng 6 tháng gần đây); các thông số sinh hóa 
(albumin máu, số lượng tế bào lymphô); phương 
pháp phẫu thuật; diễn tiến chăm sóc hậu phẫu và 
các biến chứng hậu phẫu nếu có. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định 
nghĩa suy dinh dưỡng của ESPEN[2].Theo đó, bệnh 
nhân được xác định là suy dinh dưỡng khi có một 
trong các tiêu chuẩn sau: 
 BMI < 18,5kg/m2. 
 Sụt cân >10% cân nặng trong 6 tháng. 
 Sụt cân >5% trong 3 tháng và BMI < 
22kg/m2 (bệnh nhân >70 tuổi) hoặc BMI < 
20kg/m2 (bệnh nhân < 70 tuổi). 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng một 
số thông số sinh hóa để đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng của bệnh nhân, như albumin máu, số lượng 
tế bào lymphô[10]. Albumin máu bình thường ở người 
lớn từ 35 - 48g/L. Suy dinh dưỡng (SDD) khi 
albumin thấp (< 35mg/L), trong đó: 
 Albumin 28 - 35 gam/lít: SDD nhẹ. 
 Albumin 21 - 27 gam/lít: SDD mức độ 
trung bình. 
 Albumin < 21 gam/lít: SDD mức độ nặng. 
Số lượng tế bào lymphô bình thường 
>1500/mm3, giảm nhẹ khi trong khoảng 
900 - 1500/mm3, và giảm nặng khi < 900/mm3. 
Số liệu nghiên cứu được nhập liệu bằng công 
cụ Micosoft Survey và phân tích bằng phần mềm 
SPSS ver. 20.0 (IBM). Mô tả kết quả nghiên cứu 
bằng cách thống kê tần số, tỉ lệ của các biến định 
tính. Thống kê các giá  ... n máu (g/L) 
≥ 35 221 (90,9) 
< 35 22 (9,1) 
Sụt cân trước mổ 
Không 94 (38,7) 
Trung bình (< 10%) 105 (43,2) 
Nặng (≥10%) 44 (18,1) 
Suy dinh dưỡng trước mổ 
Có suy dinh dưỡng 85 (35,0) 
Không suy dinh dưỡng 158 (65,0) 
UT đại tràng và UT trực tràng là chẩn đoán 
chiếm phần lớn trong dân số nghiên cứu (68,3%), 
với tỉ lệ lần lượt là 36,2% và 32,1%. 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ các loại UT tiêu hóa trong dân số nghiên cứu 
UT dạ dày, UT tá - tụy và UT đại tràng là ba loại UT tiêu hóa có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, với tỉ lệ lần 
lượt là: 47,3%; 41,7%; 40,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh 
dưỡng trong các bệnh nhân UT tiêu hóa (p = 0,019) (Bảng 3). 
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được phẫu thuật, trong đó phẫu thuật triệt để chiếm đa số 
(88,1%) với 214 trường hợp. Phẫu thuật không triệt để bao gồm phẫu thuật giảm nhẹ, điều trị triệu chứng, mở 
bụng thăm dò-sinh thiết được tiến hành ở 29 trường hợp với tỉ lệ 11,9% (Biểu đồ 2). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 425 
Bảng 3. Tình trạng dinh dưỡng theo chẩn đoán 
Chẩn đoán 
Tình trạng dinh dưỡng 
Tổng p Không suy dinh dưỡng 
(%) Suy dinh dưỡng (%) 
UT dạ dày 29 (52,7) 26 (47,3) 55 
0,019 
UT đại tràng 52 (59,1) 36 (40,9) 88 
UT gan 3 (75) 1 (25) 4 
UT tá - tụy 7 (58,3) 5 (41,7) 12 
UT thực quản 5 (83,3) 1 (16,7) 6 
UT trực tràng 62 (79,5) 16 (20,5) 78 
Tổng 158 85 243 
Biểu đồ 2. Phân loại can thiệp phẫu thuật ở bệnh nhân tham gia nghiên cứu 
Tình trạng dinh dưỡng trước và sau mổ 
So sánh các thông số đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước và sau mổ của mỗi bệnh nhân, có sự khác 
biệt đáng kể đối với các thông số: cân nặng, albumin máu, số tế bào lymphô và chỉ số BMI (p <0,0001). 
Bảng 4. Tình trạng dinh dưỡng trước và sau mổ 
 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn p 
Cân nặng (kg) 
< 0,0001 Trước mổ 54,6 8,7 0,56 
Sau mổ 49,6 8,0 0,51 
Albumin máu (g/l) 
< 0,0001 Trước mổ 40,9 4,2 0,27 
Sau mổ 34,7 4,0 0,26 
Tế bào lymphô (TB/mm3) 
< 0,0001 Trước mổ 2080 800 5 
Sau mổ 1740 1400 9 
BMI (kg/m2) 
< 0,0001 Trước mổ 21,1 2,9 0,19 
Sau mổ 19,3 2,8 1,18 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 426 
Trong số những bệnh nhân được chẩn đoán suy dinh dưỡng tại thời điểm nhập viện chỉ có 1 trường hợp 
được tư vấn dinh dưỡng, chiếm tỉ lệ 1,2%. Ngoài ra, tất cả bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu đều sử dụng 
nguồn thức ăn tự mua hoặc tự chuẩn bị trong suốt quá trình điều trị. 
Bảng 5. Tình trạng BMI trước và sau phẫu thuật 
Tỉ lệ bệnh nhân có BMI ở mức suy dinh dưỡng (< 18,5kg/m2) sau mổ là 41,2%; tăng so với 17,3% trước 
mổ (p <0,001). 
Theo dõi hậu phẫu 
Thời gian hậu phẫu được xếp thành 3 nhóm: Dưới 7 ngày, từ 8 đến 14 ngày và trên 14 ngày. Đa số bệnh 
nhân được xuất viện trong tuần đầu tiên sau mổ với tỉ lệ 63%. Các bệnh nhân có suy dinh dưỡng (SDD) và 
không suy dinh dưỡng trước mổ có thời gian hậu phẫu không khác biệt có ý nghĩa (p >0,05) (Bảng 6). 
Bảng 6. Tình trạng dinh dưỡng và thời gian hậu phẫu 
Thời gian hậu phẫu 
(ngày) 
Tình trạng sinh dưỡng Tổng p SDD (%) Không SDD (%) 
≤ 7 60 (58,9) 93 (70,6) 153 0,071 
8 - 14 23 (37,3) 59 (35,5) 82 
>14 2 (3,8) 6 (13,2) 8 
Tổng 85 (100) 158 (100) 243 
Có khác biệt về số ngày nằm viện hậu phẫu ở nhóm bệnh nhân có biến chứng và không có biến chứng 
(p < 0,001) (Bảng 7). 
Bảng 7. Thời gian hậu phẫu trung bình theo tình trạng biến chứng sau mổ 
 Tần số Số ngày hậu phẫu trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn p 
Có biến chứng 37 10,73 5,51 0.91 < 0,001 Không biến chứng 206 7,22 1,21 0.08 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận các biến chứng hậu phẫu bao gồm: Rò miệng nối, nôn ói nhiều, 
tụ dịch hoặc áp xe ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ, tắc ruột và viêm phổi. Tỉ lệ biến chứng gần sau mổ là 15,6%. 
Trong đó, tụ dịch hoặc áp xe ổ bụng và nhiễm trùng vết mổ là 2 biến chứng hay gặp nhất; biến chứng ít gặp 
nhất là tắc ruột (5,3%) và chỉ gặp trong UT đại - trực tràng (Bảng 8). Tỉ lệ suy dinh dưỡng trước mổ ở nhóm có 
biến chứng (31,6%) và không có biến chứng (35,6%) là tương đương nhau, không khác biệt có ý nghĩa 
(p = 0,63) (Bảng 9). 
Bảng 8. Thống kê biến chứng hậu phẫu 
Biến chứng Tần số (%) 
Nhiễm trùng vết mổ 11 (28,9) 
Nôn 5 (13,2) 
Tắc ruột 2 (5,3) 
Tụ dịch / Áp xe ổ bụng 13 (34,2) 
Viêm phổi 3 (7,9) 
Rò miệng nối 4 (10,5) 
Tổng 38 (100) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 427 
Bảng 9. Biến chứng hậu phẫu và tình trạng dinh 
dưỡng trước mổ 
Tình trạng dinh 
dưỡng 
Biến chứng hậu phẫu Tổng p Có (%) Không (%) 
Suy dinh dưỡng 12 (31,6) 73 (35,6) 85 0,63 
Không suy dinh 
dưỡng 26 (68,4) 132 (64,4) 158 
Tổng 38 (100) 205 (100) 243 
BÀN LUẬN 
Suy dinh dưỡng là tình trạng hay gặp ở bệnh 
nhân UT, đặc biệt là UT tiêu hóa. Bệnh nhân UT có 
kèm theo suy dinh dưỡng sẽ bị ảnh hưởng nhiều 
đến kết quả điều trị cũng như tiên lượng bệnh. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ suy dinh dưỡng tại 
thời điểm nhập viện là 35%, tương đương với số liệu 
đã được công bố trên thế giới và tại Việt Nam, với tỉ 
lệ dao động từ 30 - 50%[1,6,8,15]. 
Chúng tôi nhận thấy các thông số đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng đều giảm đáng kể sau phẫu thuật. 
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả 
Sung-Hoon Yoon, thực hiện tại Hàn Quốc năm 
2018[14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mỗi bệnh 
nhân bị sụt trung bình 5kg sau mổ (p < 0,05). Chỉ số 
BMI trung bình của các đối tượng tham gia nghiên 
cứu tại thời điểm nhập viện là 21,1 kg/m2 và sau mổ 
là 19,3kg/m2. Mặc dù theo phân loại chỉ số BMI dành 
cho người châu Á thì 2 giá trị trên đều nằm trong 
ngưỡng bình thường cho phép. Tuy nhiên, giá trị 
BMI trung bình sau mổ giảm có ý nghĩa (p < 0,05) và 
ở mức bình thường dưới, gần chạm mốc suy dinh 
dưỡng. Tất cả bệnh nhân có BMI < 18,5kg/m2 trước 
mổ đều tiếp tục suy dinh dưỡng nặng hơn (Albumin 
máu trung bình giảm 6,26g/L so với trước mổ, từ 
40,94 xuống 34,68g/L, thỏa tiêu chuẩn xác định suy 
dinh dưỡng khi dựa vào Albumin[10]). 
Trong nghiên cứu này, có 15,9% bệnh nhân 
xuất hiện biến chứng sau mổ. Tỉ lệ này thấp hơn có 
ý nghĩa khi so sánh với nghiên cứu tương tự của 
BTH Loan thực hiện năm 2017 tại bệnh viện Chợ 
Rẫy[9]. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận có sự 
khác biệt về tỉ lệ biến chứng hậu phẫu ở nhóm bệnh 
nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng. Tuy 
nhiên, nghiên cứu của Yasunaga năm 2013 tại Nhật 
và Bozzetti năm 2007 tại Ý[4,12], cho thấy có mối liên 
hệ về tần suất biến chứng hậu phẫu và tình trạng 
dinh dưỡng. Khác biệt này có thể do trong nghiên 
cứu lần này, số ca có biến chứng sau mổ ít, chưa đủ 
cỡ mẫu để phân tích mối tương quan. 
Về thời gian hậu phẫu, chúng tôi không nhận 
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh hai 
nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh 
dưỡng trước mổ (p > 0,05). Điều này không tương 
đồng khi so sánh với nghiên cứu của BTH Loan, với 
thời gian hậu phẫu trung bình ở nhóm bệnh nhân 
suy dinh dưỡng dài hơn nhóm không suy dinh 
dưỡng là 2,8 ngày[9]. Kết quả này cũng khác biệt với 
các nghiên cứu của Bauer, Garth với khác biệt trung 
bình thời gian nằm viện giữa 2 nhóm lần lượt là 6 
ngày và 3,5 ngày[3,7]. 
Điều này có thể do tỉ lệ biến chứng hậu phẫu 
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn và không 
có sự khác biệt về tỉ lệ biến chứng ở nhóm bệnh 
nhân suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng. 
Ngoài ra, vấn đề quá tải bệnh viện cũng là một áp 
lực làm rút ngắn thời gian nằm viện, đặc biệt khi tỉ lệ 
biến chứng sau mổ thấp. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tình 
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân có xu hướng diễn 
tiến xấu hơn sau phẫu thuật. Đây là cơ sở cho thấy 
tầm quan trọng của việc đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng trong quá trình điều trị ở bệnh nhân UT 
tiêu hóa, làm tiền đề cho các nghiên cứu về can 
thiệp tình trạng dinh dưỡng chu phẫu ở bệnh nhân 
phẫu thuật UT tiêu hóa. Tuy nhiên các tác động 
do tình trạng suy dinh dưỡng trước và sau mổ tới 
quá trình hồi phục trong thời gian gần sau mổ là 
không rõ ràng. Do giới hạn về thời gian theo dõi sau 
mổ nên chúng tôi không thể đánh giá được tác động 
về lâu dài do tình trạng dinh dưỡng diễn tiến nặng 
hơn gây ra. 
KẾT LUẬN 
Phẫu thuật UT tiêu hóa là một biến cố lớn, gây 
tác động nặng nề tới thể chất và tinh thần của bệnh 
nhân. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tình trạng 
dinh dưỡng của bệnh nhân diễn tiến xấu hơn đáng 
kể sau mổ. Mặc dù chúng tôi chưa ghi nhận các tác 
động do suy dinh dưỡng đến quá trình hồi phục gần 
sau mổ, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy tác 
động tiêu cực do suy dinh dưỡng tác động lên quá 
trình lành thương và hồi phục sau mổ. Do đó, việc 
đánh giá dinh dưỡng chu phẫu vẫn có vai trò rất 
quan trọng để có các biện pháp can thiệp sớm và kịp 
thời cho bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp 
đánh giá tình trạng dinh dưỡng cũng như có nhiều 
tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng. Tuy nhiên 
vẫn không có tiêu chuẩn vàng trong việc xác định 
suy dinh dưỡng. Vậy nên, cần phối hợp nhiều 
phương pháp trong việc đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng. Mục tiêu cuối cùng trong đánh giá dinh 
dưỡng là chẩn đoán đúng, phát hiện sớm suy dinh 
dưỡng và cá thể hóa điều trị cho từng bệnh nhân. 
Nhờ đó, giúp bệnh nhân đạt được thể trạng phù hợp 
cho tiến trình điều trị phía trước, đặc biệt là điều trị 
ung thư. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 428 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abe Vicente M, Barão K, Silva TD, Forones NM 
(2013). "What are the most effective methods for 
assessment of nutritional status in outpatients 
with gastric and colorectal cancer?" Nutr Hosp; 
28(3): 585 - 91. 
2. Arends J, Bachmann P, Baracos V, Barthelemy 
N et al (2017). "ESPEN guidelines on nutrition in 
cancer patients". Clin Nutr; 36(1):11-48. 
3. Bauer J, Capra S, Ferguson M (2002). "Use of 
the scored Patient-Generated Subjective Global 
Assessment (PG-SGA) as a nutrition 
assessment tool in patients with cancer". Eur J 
Clin Nutr; 56(8): 779 - 85. 
4. Bozzetti F, Gianotti L, Braga M, Di Carlo V et al 
(2007). "Postoperative complications in 
gastrointestinal cancer patients: the joint role of 
the nutritional status and the nutritional support". 
Clin Nutr; 26(6): 698 - 709. 
5. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, Siegel RL et 
al (2018). "Global cancer statistics 2018: 
GLOBOCAN estimates of incidence and 
mortality worldwide for 36 cancers in 185 
countries". CA Cancer J Clin; 68(6): 394 - 424. 
6. Dias do Prado C, Alvares Duarte Bonini Campos 
J. (2015). "Malnutrition in patients with 
gastrointestinal cancer: effectiveness of different 
diagnostic methods". Nutr Hosp; 32(1): 182 - 8. 
7. Garth AK, Newsome CM, Simmance N, Crowe 
TC (2010). "Nutritional status, nutrition practices 
and post-operative complications in patients with 
gastrointestinal cancer". J Hum Nutr Diet; 23(4): 
393 - 401. 
8. Huong PT, Lam NT, Thu NN, Quyen TC et al 
(2014). "Prevalence of malnutrition in patients 
admitted to a major urban tertiary care hospital in 
Hanoi, Vietnam". Asia Pac J Clin Nutr; 23(3): 
437 - 44. 
9. Loan BTH, Nakahara S, Tho BA, Dang TN et al 
(2018). "Nutritional status and postoperative 
outcomes in patients with gastrointestinal cancer 
in Vietnam: a retrospective cohort study". 
Nutrition; 48: 117 - 21. 
10. Rocha NP, Fortes RC. (2015). "Total lymphocyte 
count and serum albumin as predictors of 
nutritional risk in surgical patients". Arq Bras Cir 
Dig; 28(3): 193 - 6. 
11. Tisdale MJ (2001). "Cancer anorexia and 
cachexia". Nutrition; 17(5): 438 - 42. 
12. Yasunaga H, Horiguchi H, Matsuda S, Fushimi K 
et al (2013). "Body mass index and outcomes 
following gastrointestinal cancer surgery in 
Japan". Br J Surg; 100(10): 1335 - 43. 
13. Yeh DD, Fuentes E, Quraishi SA, Cropano C et 
al (2016) "Adequate Nutrition May Get You 
Home: Effect of Caloric/Protein Deficits on the 
Discharge Destination of Critically Ill Surgical 
Patients". JPEN; 40(1): 37 - 44. 
14. Yoon S-H, Kye B-H, Kim H-J, Jun K-H et al 
(2018). "Risk of Malnutrition after 
Gastrointestinal Cancer Surgery: A Propensity 
Score Matched Retrospective Cohort Study". 
Surg Metab Nutr; 9(1):16-25. 
15. Young LS, Huong PT, Lam NT, Thu NN et al 
(2016). "Nutritional status and feeding practices 
in gastrointestinal surgery patients at Bach Mai 
Hospital, Hanoi, Vietnam". Asia Pac J Clin Nutr; 
25(3): 513 - 20. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 429 
SUMMARY 
Nutritional status in surgical patients with gastrointestinal cancer 
Purpose: To evaluate nutritional status in surgical patients with gastrointestinal (GI) cancer at HCMC 
Oncology Hospital. 
Patients and methods: 213 patients with GI cancer electively operated from May through December, 2019 
at Department of Thoracic and Abdominal Surgery, HCMC Oncology Hospital were enrolled in a cross-
sectional, observational study. 
Results: 
+ The proportion of malnutrition in surgical patients with GI cancer before surgery was 35%. 
+ Malnutrition increased significantly after surgery. The proportion of patients with BMI defined as 
malnutrition (< 18,5kg/m2) in postoperative period was significantly higher than that in preoperative period 
(41.2% vs 17.3%, p < 0,001). 
+ No difference in operative complication and hospital stay was found between the group of patients with 
malnutrition and non-malnutrition. 
Conclusion: Malnutrition was high in surgical patients with GI cancer, both preoperatively and 
postoperatively. These patients should be assessed and consulted by dietitians before and after surgey. 
Keywords: Malnutrition, gastrointestinal cancer, dietitian. 

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_truoc_va_sau_phau_thuat_o_benh_nhan_un.pdf