Tính mạch lạc thể hiện qua phương diện thời gian trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
Thời gian là yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống con người vì con người
không thể tồn tại bên ngoài thời gian. Điều này đã được phản ánh rất rõ trong vở kịch Vũ
Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng (có 22/ 24 nhân vật, gồm nhân vật có tên và không có
tên, sử dụng từ chỉ thời gian). Qua khảo sát 822 lượt lời, chúng tôi thấy từ chỉ thời gian
có số lượng lớn (1288 từ) và rất đa dạng (xét ở khía cạnh từ loại, thì (tense), nguồn gốc,
tổ hợp từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp.). Thời gian tuyến tính và từ chỉ thời gian là hai yếu tố
chủ yếu tạo nên tính mạch lạc về thời gian trong vở kịch này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tính mạch lạc thể hiện qua phương diện thời gian trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính mạch lạc thể hiện qua phương diện thời gian trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
56 TRNG I HC TH H NI T6NH MCH LC TH" HI2N QUA PH&NG DI2N TH I GIAN TRONG V7 K1CH V9 NH T: CA NGUY4N HUY T7NG Đỗ Thị Bích Phượng1 Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt: Thời gian là yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống con người vì con người không thể tồn tại bên ngoài thời gian. Điều này đã được phản ánh rất rõ trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng (có 22/ 24 nhân vật, gồm nhân vật có tên và không có tên, sử dụng từ chỉ thời gian). Qua khảo sát 822 lượt lời, chúng tôi thấy từ chỉ thời gian có số lượng lớn (1288 từ) và rất đa dạng (xét ở khía cạnh từ loại, thì (tense), nguồn gốc, tổ hợp từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp...). Thời gian tuyến tính và từ chỉ thời gian là hai yếu tố chủ yếu tạo nên tính mạch lạc về thời gian trong vở kịch này. Từ khoá: Mạch lạc, Vũ Như Tô, thời gian, kịch. 1. MỞ ĐẦU Từ khoảng giữa thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản ra đời. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu các thuộc tính đặc thù của văn bản, trong đó có tính mạch lạc. Vấn đề mạch lạc đã được tìm hiểu ở cả bề rộng và bề sâu. Ở bề rộng, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm chung của mạch lạc trong văn bản viết; còn ở bề sâu, mạch lạc đi vào từng loại hình văn bản thuộc nhiều phong cách chức năng khác nhau. Kịch là thể loại văn học tái hiện, tái dựng trực tiếp đời sống trên sân khấu. Đối thoại giữa các nhân vật giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng cốt truyện kịch và các xung đột kịch tính. Tất nhiên, đối thoại trong kịch khác với đối thoại của đời thường, bởi kịch, cũng như văn xuôi và thơ ca, về bản chất là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Sự thành công của một vở kịch được tạo bởi nhiều yếu tố, trong đó có kịch bản và diễn xuất của diễn viên. Thời gian là yếu tố không điển hình nhưng lại là yếu tố quan trọng, không thể thiếu tạo nên tính mạch lạc trong kịch. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu tính mạch lạc thể hiện qua phương diện thời gian trong kịch, cụ thể là trong văn bản kịch Vũ Như Tô (do Nxb Thanh niên ấn hành năm 2007) của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. 1 Nhận bài ngày 10.06.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.05.2016 Liên hệ tác giả: Đỗ Thị Bích Phượng; Email: dothibichphuong1985@gmail.com TP CH KHOA HC − S 5/2016 57 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm Tính mạch lạc Đã có nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra định nghĩa về mạch lạc như David Nunan, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban... Các định nghĩa đều cố gắng làm rõ cái cụ thể của thuật ngữ mạch lạc vốn dĩ khá trừu tượng. Theo chúng tôi, hiểu một cách đơn giản, mạch lạc là sợi dây, mạch ngầm liên kết diễn ngôn, tạo tính thống nhất cho diễn ngôn. Mạch lạc có thể "trốn sau" bất kỳ yếu tố nào cấu thành nên tác phẩm. Trong mạch lạc có liên kết. Một phần nào đó của tính mạch lạc được thể hiện về mặt hình thức thông qua các phương thức liên kết. Thời gian Thời gian theo triết học là một phương thức tồn tại của vật chất. Thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Không một vật chất nào tồn tại ngoài thời gian và không gian. Theo các tác giả Từ điển tiếng Việt: "Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng" [9, tr. 1501]. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong 777 khái niệm ngôn ngữ có định nghĩa thời gian như sau: "Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục. Thời gian là đại lượng đặc trưng đồng thời cho sự dài lâu của các hiện tượng và những sự tiếp nối cần thiết trong diễn trình của chúng" [5, tr. 398]. Như vậy, thời gian chính là thước đo của vận động, có quá khứ, hiện tại và tương lai; thời gian phát triển liên tục không có ngắt quãng, không có "nhảy cóc", không chạy nhanh hơn, chậm lại hay đảo ngược được. Đó là khái niệm về thời gian của vật lý, thời gian thông thường. Đi vào văn học, thời gian vật lý trở thành thời gian nghệ thuật, thời gian tâm lý, bao gồm cả quá khứ, hiện tại, tương lai... Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng có tính ước lệ, thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người. Dựa vào hình tượng thời gian, phần nào ta sẽ thấy được cảm quan của nhà văn. Thời gian liên hoàn tạo nên logic của cuộc sống. Vì vậy, nó cũng là một mạch ngầm, sợi dây liên kết của tác phẩm văn học bởi văn học là hình bóng của cuộc sống. 2.2. Thời gian trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng 2.2.1. Thời gian tuyến tính Thời gian tuyến tính là một trong những nhân tố điển hình cho sự logic. Diễn biến của vở kịch diễn ra trong mười tháng. Điều này được thể hiện rõ qua lời giới thiệu của tác giả 58 TRNG I HC TH H NI "nửa năm sau" (hồi thứ ba), "bốn tháng sau" (một đêm hè) (hồi thứ tư). Chính nhờ yếu tố thời gian mà ta thấy được tính nhất quán, mạch lạc của các sự kiện, sự việc. Mạch lạc ở đây được cụ thể hoá qua trình tự diễn biến của thời gian vật lý đơn thuần (thời gian tuyến tính). Căn cứ vào diễn biến của các sự kiện, sự việc và yêu cầu của việc phân cảnh, phân hồi, thời gian tuyến tính trong Vũ Như Tô cũng như hàng loạt các vở kịch truyền thống khác thường có sự lược bỏ, ngắt đoạn, gián cách. Thời gian tuyến tính không chỉ được thể hiện qua các từ chỉ thời gian mà qua cả các từ phản ánh quan hệ thời gian. Qua việc miêu tả sự hình thành từng bước của việc xây dựng Cửu trùng đài, ta thấy hình ảnh thời gian đang trôi đi: "Mẹ nó mới chỉ biết cảnh ban đêm. Chứ buổi chiều lúc mặt trời lặn, buổi sáng lúc mặt trời mọc, chỗ sáng, chỗ tối, bóng người bóng ngựa, lóng la lóng lánh, trông còn rực rỡ, đẹp đẽ bằng trăm, bằng nghìn". Phần này của đài phải được xây dựng xong từ lâu rồi thì Vũ mới có điều kiện ngắm nó vào cả ba thời điểm của ngày và đêm: ban ngày, ban chiều và ban đêm. Qua cách nói của thứ phi Kim Phượng với vua Lê Tương Dực ta cũng thấy thời gian hiện hữu: "Thần thiếp thấy ... ch, chúng tôi có bảng sau: TP CH KHOA HC − S 5/2016 59 Bảng 1. Số lượng từ chỉ thời gian trong các hồi kịch Hồi - Lớp Số lượt lời Số từ chỉ thời gian Số lượt lời không có từ chỉ thời gian Lớp 1 12 18 6 Lớp 2 4 2 2 Lớp 3 30 9 16 Lớp 4 2 0 2 Lớp 5 3 3 2 Lớp 6 2 0 2 Lớp 7 41 54 23 Lớp 8 3 0 3 Hồi 1 (9 lớp - 144 lượt lời) Lớp 9 47 96 19 Lớp 1 30 87 11 Lớp 2 52 76 26 Lớp 3 28 45 13 Lớp 4 22 37 6 Hồi 2 (5 lớp - 157 lượt lời) Lớp 5 25 40 8 Lớp 1 74 140 30 Lớp 2 8 12 3 Lớp 3 25 35 14 Lớp 4 10 20 3 Lớp 5 21 49 6 Lớp 6 5 3 2 Lớp 7 12 18 5 Lớp 8 42 39 21 Hồi 3 (9 lớp-213 lượt lời) Lớp 9 16 28 7 Lớp 1 39 69 13 Lớp 2 9 36 2 Lớp 3 72 158 25 Lớp 4 7 9 4 Lớp 5 19 15 10 Hồi 4 Lớp 6 35 67 17 Lớp 1 18 30 6 Lớp 2 12 12 6 Lớp 3 18 27 7 Lớp 4 10 10 6 Lớp 5 7 7 2 Lớp 6 4 5 1 Lớp 7 28 11 19 Lớp 8 16 18 9 Hồi 5 Lớp 9 14 4 11 Tổng 38 822 1288 368 60 TRNG I HC TH H NI Dựa vào bảng 1 ta có thể thấy số lớp không có từ chỉ thời gian: 3/38 lớp (chiếm khoảng 8%). Đó là lớp 4, lớp 6, lớp 8 của hồi 1. Lớp nhiều từ chỉ thời gian nhất là lớp 3 của hồi 4 với số lượng từ chỉ thời gian là 158 từ. Số từ chỉ thời gian, số lượt lời không có từ chỉ thời gian ở mỗi hồi khác nhau, cụ thể: − Hồi 1: 182 từ chỉ thời gian - 75 lượt lời không từ chỉ thời gian. − Hồi 2: 285 từ chỉ thời gian - 64 lượt lời không từ chỉ thời gian. − Hồi 3: 344 từ chỉ thời gian - 91 lượt lời không từ chỉ thời gian. − Hồi 4: 354 từ chỉ thời gian - 71 lượt lời không từ chỉ thời gian. − Hồi 5: 124 từ chỉ thời gian - 67 lượt lời không từ chỉ thời gian. Nhìn chung, số từ chỉ thời gian đều nhiều hơn số lượt lời ở mỗi hồi. Hồi 4 có tần số từ chỉ thời gian nhiều nhất; trung bình cứ 1 lượt lời có khoảng 2 từ chỉ thời gian. Từ chỉ thời gian không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại của mỗi nhân vật mà còn xuất hiện ở những lời dẫn truyện. Các từ / cụm từ hay xuất hiện là: một lúc lâu, lại, tiếp, luôn, định, vừa, nửa năm sau, thỉnh thoảng, gần chiều, đang, lâu lâu, lúc, chợt, vẫn, một hồi lâu, tối dần dần, một đêm hè, đã, sau, chờ, bấy giờ, rồi, khi ấy, nữa, lâu, còn, ngay. Tần số xuất hiện: 57 lần. Các từ chỉ thời gian trong lời dẫn cho thấy rõ hơn diễn biến của kịch, sự thay đổi của con người, cảnh vật trong thời gian. Cùng với mỗi hồi, ở mỗi nhân vật, tần số xuất hiện từ chỉ thời gian cũng khác nhau. Qua khảo sát, chúng tôi có bảng sau: Bảng 2. Sử dụng từ chỉ thời gian ở mỗi nhân vật STT Nhân vật Tần số Số lượt lời không sử dụng từ chỉ thời gian/tổng số lượt lời 1 Vũ Như Tô 297 74/173 2 Phó Bảo 130 14/51 3 Đan Thiềm 115 41/88 4 Lê Tương Dực 113 41/88 5 Thị Nhiên 99 10/35 6 Hai Quát 89 8/36 7 Trịnh Duy Sản 66 12/40 8 Phó Cõi 61 23/46 TP CH KHOA HC − S 5/2016 61 STT Nhân vật Tần số Số lượt lời không sử dụng từ chỉ thời gian/tổng số lượt lời 9 Phó Độ 53 23/42 10 Nguyễn Vũ 52 18/41 11 Thái tử Chiêm Thành 42 2/14 12 Phó Toét 27 9/21 13 Lê Trung Mại 19 9/20 14 Người thợ 15 2/7 15 Kim Phượng 12 16/24 16 Quân khởi loạn (quân sĩ, lũ quân) 8 9/14 17 Cả bọn 7 19/25 18 Ngô Hạch 7 13/19 19 Nội giám 7 5/7 20 Người lính 5 0/4 21 Tên thợ Chiêm Thành 5 2/4 22 Lê An 4 11/15 23 Cung nữ 0 4/4 24 Mọi người 0 2/2 Nhìn vào bảng 2, ta thấy chỉ có 2/24 (chiếm khoảng 8%) nhân vật là không sử dụng từ chỉ thời gian. Với các nhân vật còn lại, tần số sử dụng từ chỉ thời gian rất cao. Đa số ở các nhân vật, số lượng từ đều nhiều hơn số lượt lời. Như vậy, rõ ràng là từ chỉ thời gian xuất hiện với tần số rất cao. Cao nhất là nhân vật trung tâm với 297 từ được sử dụng trên tổng số lượt lời là 173. Điều này lý giải rằng thời gian luôn bao quanh chúng ta và nó không chỉ được thể hiện qua sự thay đổi sắc diện của con người hay sự vật mà nó còn được in dấu trong mỗi lời ăn tiếng nói, hoạt động của con người. Các từ chỉ thời gian được lặp lại nhiều lần trong lời nói của các nhân vật vừa tạo sự logic trong hành động ngôn ngữ của mỗi nhân vật vừa tạo sợi dây thời gian nối tiếp cho diễn biến các sự kiện trong tác phẩm. 62 TRNG I HC TH H NI Các từ chỉ thời gian được dùng trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng rất đa dạng, được sử dụng với tần suất cao. Bảng 3. Tần số xuất hiện của các từ chỉ thời gian Từ chỉ thời gian Tần số Ví dụ Cũng 136 ... đây cũng ngửi thấy mùi khó chịu... Đã 119 Mấy kẻ đã được quân vương biết tới? Còn 103 Tôi còn lạ gì, còn lâu... Lại 102 Lại (95), lại còn (5), lại cứ (2) Rồi 97 Tôi về rồi thầy nó ở lại... Cứ 74 Hoàng thượng cứ giữ lấy bản đồ... Nữa 61 ... thử xem khúc đầu nữa... Mới 49 Ông mới gặp tôi; vừa mới... Năm 43 Năm (36), nghìn năm (1), trăm năm (1), năm nay (3), mấy năm (2) Xong 32 Có thế thì đài mới xong được. Ngày 28 Ngày đêm (1), cái ngày (1), mỗi ngày (2), ngày hội (1), ngày mai (2), ngày (11), ngày ấy (2), ngày nào (3), ngày nay (2), ngày ngày (3). Vẫn 24 Chúng tôi vẫn chờ dịp; vẫn còn Sẽ 23 Hậu thế sẽ xét công cho ông Ngay 23 ... bước ngay không được nói leo... Vừa 22 ... thầy nó vừa nói... Lúc 21 Lúc (11), một lúc (2), lúc nãy (1), lúc nào (7) Bao giờ 20 ... không biết bao giờ được tháo cũi sổ lồng... Bây giờ 19 Trẫm sai cắt lưỡi mi bây giờ Đang 16 Trẫm đang mong đợi Khi 16 Khi (14), khi ấy (2), mấy khi (2), khi xưa (1) Nay 15 Nay (12), nay mai (1), tới nay (2) Định 14 Mi định xây ra sao? Đời 13 Đời vua (1), già đời (1), đời (2), muôn đời (6), đời thưở (3)... Hôm 13 Hôm nay (5), hôm trước (1), hôm sau (1), hôm nọ (1), hôm qua (1), hôm kia (2), mấy hôm (2) TP CH KHOA HC − S 5/2016 63 Từ chỉ thời gian Tần số Ví dụ Sắp 12 Mộng của trẫm sắp thành. Đêm 11 Đêm khuya (1), đêm tối (2), đêm hè (1), đêm qua (1), đêm nay (1), đêm (5). Mãi 10 Mãi (9), mãi mãi (1) Mau 8 Nói mau. Trước 8 Trước khi, từ trước, về trước... Đến 8 Đến ngày ấy, đến sau, đến khi, đến nay, đến chết Suốt 7 Suốt ngày, suốt đời... Sau 7 Nửa năm sau (1), sau trước(1), sau (3), sau này (2) Chờ 7 Ta chờ ngày chúng nó chết. Lâu 7 Một lúc lâu, lâu thế, lâu quá, lâu lâu Chóng 7 ... thầy nó chóng xây xong... Đợi 7 ... không phải đợi đến 2 năm... Khởi 6 Khởi công, khởi sự, khởi loạn, khởi đầu Buổi 5 Buổi nay, buổi chiều, buổi sáng Hoàn thành 5 ... đài lớn tất phải hoàn thành. Tháng 5 1 tháng, cùng lắm là ba bốn tháng, vài tháng... Từ 4 Từ đấy, từ lúc, từ ngày, từ đây Dịp 4 Dịp đấy chứ đâu? Lần 4 Lần này, lần thứ 2, lần trước... Trong 4 Trong 20 năm trời, trong lúc... Mai 4 Mai bảo con là... Chốc nữa 4 Chốc nữa sẽ vào... Giờ 3 ... đã đến giờ chúng nó... Luôn 3 được luôn luôn gần, luôn mấy năm nay... Chợt 3 ...chợt ngửng đầu lên nhìn... Xuân 3 Xuân (2), ngày xuân (1) Thỉnh thoảng 3 Thỉnh thoảng mẹ nó ra chơi... Nào 3 ... nào hỏi, nào tập, nào tra cứu.. 64 TRNG I HC TH H NI Từ chỉ thời gian Tần số Ví dụ Tìm 3 ... Đi tìm thợ giỏi... Hậu 3 Hậu thế sẽ xét công cho ông, hậu vận... Tuổi 3 Tuổi thanh xuân, năm 17 tuổi, 40 tuổi đầu... Hồi 3 Hồi ấy (1), hồi lâu (2) Xưa 2 ... nghìn xưa Bắt đầu 2 ... họ mới bắt đầu đấy. Bỗng 2 Bỗng giật mình quay lại... Kiếp 2 ... cái thù truyền kiếp, kéo dài kiếp sống. Trường 2 trường tồn, trường thọ. Bấy giờ 2 ... thì bấy giờ ai xin cấp tiền... Độ 2 ... để báo thù độ nọ, độ thanh xuân... Chiều 2 ... trời gần chiều... Tiếp 2 ... ai xây tiếp Cửu trùng đài? Tối 2 Trời tối dần dần, trời thì tối Bấy lâu nay 1 Bấy lâu nay bao nhiêu thợ trong nội... Nghìn thu 1 Dân ta nghìn thu được hãnh diện... Niên 1 Tàn niên Hàng 1 ... hàng 30 năm ở đây... Chừng này 1 ... chứ đền chừng này... Cổ kim 1 ... lối chạm của chú thì thật là cổ kim bậc nhất. Hè 1 Hè tới Bền 1 ... bền như trăng sao. Đương 1 ... đương độ thanh xuân... Hiện 1 Hiện đã kéo quân đến... Mọc 1 ... mặt trời mọc.. Lặn 1 ...mặt trời lặn... Cố 1 Quên nhời cố kết. Muôn thuở 1 ... dựng 1 kỳ công muôn thuở... Nốt 1 ... xây nốt Cửu trùng đài... TP CH KHOA HC − S 5/2016 65 Căn cứ số từ thống kê ở bảng 3, chúng tôi thấy như sau: Thứ nhất, xét ở khía cạnh từ loại, từ chỉ thời gian được sử dụng không chỉ là các từ thông thường thuộc từ loại danh từ như giờ, phút, hồi, khi... mà còn có ở cả những từ loại khác như động từ (chờ, tìm, mọc, lặn...), tính từ (lâu, bền...), đại từ (bao giờ, bấy lâu, bấy giờ, ngày nào, hôm nào...), phụ từ (đã, đang, sẽ, còn, vừa...). Trong đó, từ chỉ thời gian là phụ từ chiếm số lượng nhiều nhất. Thứ hai, xét về mặt thì (tense), thời gian có ở cả ba chiều quá khứ (xưa, cố...), hiện tại (nay, hiện, đang...), tương lai (sẽ, sắp, mai...). Thứ ba, nếu xét về mặt nguồn gốc, các từ chỉ thời gian trong tác phẩm lại có thể chia như sau: − Có nguồn gốc không gian: như từ kia (hôm kia), đây ("Cửu trùng đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng...", này (lần này, chừng này), nọ (hôm nọ)... Như vậy, từ ngữ chỉ không gian đã được chuyển thành từ ngữ chỉ thời gian. − Có nguồn gốc từ ẩn dụ thời gian chuyển động: trước (lần trước, trước khi, từ trước...), sau (nửa năm sau, bốn tháng sau, sau này...), tới (tới nay)... − Các từ chỉ thời đoạn: hồi, lúc... − Có nguồn gốc từ những từ chứa một tiền giả định về thời gian: rồi, mai, ngay, mới, định, vừa... Thứ tư, tổ hợp từ ngữ thời gian như: lại còn, cũng xong, nay mai, ngày mai, hôm trước, hôm sau, vẫn còn... Thứ năm, từ ngữ thời gian được tạo thành từ các tổ hợp cấu trúc ngữ pháp như: Từ đấy đến nay ("Rồi từ đấy đến nay, ngót 20 năm tôi chỉ...", từ trước tới nay ("Từ trước tới nay chả có tiền cũng được nữa là...". Ngoài ra, liên kết về hình thức cũng là một mắt xích của mạch lạc. Sự liên kết này được thể hiện qua các phương thức lặp, thế, đối, liên tưởng, nối, tỉnh lược, trật tự tuyến tính. Trong vở kịch Vũ Như Tô, các phương thức này cũng được sử dụng rất hữu hiệu thông qua các từ chỉ thời gian. Phương thức lặp: đã, vừa, mới, đêm, ngày, hôm, lúc, đang, sẽ... Phương thức thế: Nghìn thu – muôn thuở, xưa – cố, đương – đang, ngày ấy (...liệu thầy nó có sống được 30 năm [nữa] không? Mà có sống được đến ngày ấy nữa, thì bấy giờ ai xin cấp tiền... Phương thức đối: Xưa – nay, ngày – đêm, bắt đầu – hoàn thành, lâu – chóng, (buổi) sáng – tối, khi trước – bây giờ... 66 TRNG I HC TH H NI Phương thức nối: Các từ chỉ thời gian không chỉ được dùng để nối các từ trong câu "Hoàng thượng đang mong Cụ lớn", nối các câu với nhau "Đức vua tin yêu nhất. Khi đức vua khởi quân đánh vua Uy Mục, quan Đông các giúp được nhiều việc lắm. Đến sau đi thi hội, đáng lý trượt..." mà còn dùng để nối các lớp, hồi với nhau. Ví dụ như lời dẫn ở lớp 6 hồi 4 "Còn một mình Phó Cõi" dùng để nối tiếp thời gian, diễn biến sự việc đã xảy ra ở lớp 5 trước đó; hồi 2 và hồi 3 nối với nhau qua cụm từ "Nửa năm sau"; hồi 3 và hồi 4 nối với nhau qua cụm từ "Bốn tháng sau". Phương thức liên tưởng: Vừa, mới – đang – sẽ; giờ - ngày – tháng – năm- nghìn thu... Phương thức tỉnh lược: Năm nay thầy nó 40 (tuổi), liệu thầy nó... Từ tuổi đã được lược bỏ. Phương thức trật tự tuyến tính: Thời gian trong kịch Vũ Như Tô luôn theo trình tự từ trước đến sau, từ hành động xảy ra trong quá khứ dẫn đến hành động xảy ra ở hiện tại. Điều này không chỉ được phản ánh qua quan hệ thời gian, hành động mà còn thể hiện rõ qua từ chỉ thời gian như nửa năm sau (hồi 3), bốn tháng sau (hồi 4); Trần Cao thấy sấm nổi ở phương đông có thiên tử khí, cùng đồ đảng đánh lấy đất Thuỵ Dương, Đông Triều, tự xinh là Đế Thích giáng sinh, nghiễm nhiên lập một triều đình riêng trong đất Việt... Hiện đã kéo quân đến Đế đô, chực hãm kinh thành... Như vậy, với hơn 1200 từ chỉ thời gian được sử dụng, ta thấy rất rõ tính mạch lạc về cấu trúc, trình tự, diễn biến của các sự kiện, sự việc và ngay cả hệ thống nhân vật kịch trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. 3. KẾT LUẬN Tính mạch lạc trong văn bản đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý, song vẫn cần được tiếp tục tìm hiểu, làm rõ bởi độ mơ hồ của nó. Chúng ta thường chỉ nhận diện và nắm bắt nó một cách sơ bộ, cảm tính qua các biểu hiện về hình thức và các mối liên kết trên bề mặt ngôn từ. Sâu xa hơn, tính mạch lạc chính là sợi dây vô hình nối các phần của diễn ngôn. Trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, yếu tố thời gian là một phần quan trọng cấu thành mạch ngầm mạch lạc, xuyên suốt và góp phần tạo nên thành công của vở kịch thuộc thể tài lịch sử này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bích Thu, Tôn Thảo Miên (2000), Nguyễn Huy Tưởng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục. 3. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. TP CH KHOA HC − S 5/2016 67 5. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tất Thắng (2000), Về thi pháp kịch, Nxb Sân khấu. 7. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. 8. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Trung tâm Từ điển học (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. COHERENCE SHOWS THROUGH THE TIME IN THE PLAY ENTITLED "VU NHU TO" BY NGUYEN HUY TUONG Abstract: Time is an important factor which forms human life as human beings cannot exist beyond time. This has been clearly reflected in the play entitled "Vu Nhu To" by Nguyen Huy Tuong (there are 22 out of 24 characters, including named and unnamed characters, using words denoting time). By surveying 822 turns at talk, it has been seen that words denoting time account for a large quantity (1288 words) and are varied (in aspects of word form, tense, origins, phrases, grammatical structures). Chronology and words denoting time are the two main factors forming the time coherence in the work. Key words: Coherence, Vu Nhu To, time, play.
File đính kèm:
- tinh_mach_lac_the_hien_qua_phuong_dien_thoi_gian_trong_vo_ki.pdf