Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du

“Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh” là hai tác phẩm có giá trị và ý nghĩa to

lớn trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Thành công của hai tác phẩm

không chỉ đến từ nội dung hay nghệ thuật mà còn đến từ vốn sống, sự am hiểu sâu sắc văn

hóa dân tộc để vận dụng nhuần nhuyễn vào từng câu chữ. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm

hiểu dấu ấn tín ngưỡng dân gian, cụ thể là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ

con người được phản ánh trong “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”. Từ đó

làm rõ vai trò của sự phản ánh tín ngưỡng dân gian ở hai tác phẩm cả trên khía cạnh văn

học lẫn văn hóa.

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 1

Trang 1

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 2

Trang 2

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 3

Trang 3

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 4

Trang 4

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 5

Trang 5

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 6

Trang 6

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 7

Trang 7

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 8

Trang 8

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 9

Trang 9

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang minhkhanh 10680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du

Tín ngưỡng dân gian trong truyện kiều và văn tế thập loại chúng sinh (văn chiêu hồn) của Nguyễn Du
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 155-169 
155 
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG TRUYỆN KIỀU 
VÀ VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (VĂN CHIÊU HỒN) 
CỦA NGUYỄN DU 
Võ Thị Thùy Dunga* 
a
Khoa Ngữ văn và Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Email: dungvtt_nv@dlu.edu.vn 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 29 tháng 11 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 01 năm 2021 
Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 
Tóm tắt 
“Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh” là hai tác phẩm có giá trị và ý nghĩa to 
lớn trong sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. Thành công của hai tác phẩm 
không chỉ đến từ nội dung hay nghệ thuật mà còn đến từ vốn sống, sự am hiểu sâu sắc văn 
hóa dân tộc để vận dụng nhuần nhuyễn vào từng câu chữ. Bài nghiên cứu này đi sâu tìm 
hiểu dấu ấn tín ngưỡng dân gian, cụ thể là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ 
con người được phản ánh trong “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”. Từ đó 
làm rõ vai trò của sự phản ánh tín ngưỡng dân gian ở hai tác phẩm cả trên khía cạnh văn 
học lẫn văn hóa. 
Từ khóa: Nguyễn Du; Tín ngưỡng dân gian; Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh. 
DOI:  
Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt 
Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. 
Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
156 
THE FOLK BELIEFS IN THE TALE OF KIEU AND THE FUNERAL 
ORATION TO THE SOULS BY NGUYEN DU 
Vo Thi Thuy Dung
a*
a
The Faculty of Literatures and History, Dalat University, Lam Dong, Vietnam 
*
Corresponding author: Email: dungvtt_nv@dlu.edu.vn 
Article history 
Received: November 29
th
, 2020 | Accepted: January 7
th
, 2021 
Available online: April 16
th
, 2021 
Abstract 
“The Tale of Kieu” and “The Funeral Oration to the Souls” are two works of great value 
and significance in the writing career of the great poet, Nguyen Du. The success of these 
two works not only comes from their content and artistic composition, but also from the life 
experiences and deep understanding of the national culture expressed fluently in every 
word. This article explores the impact of folk beliefs; namely, the cult of nature and 
religious beliefs that are reflected in “The Tale of Kieu” and “The Funeral Oration to the 
Souls”. Then, it clarifies the role of folk beliefs in both literary and cultural aspects of the 
works. 
Keywords: Folk Beliefs; The Tale of Kieu; Nguyen Du; The Funeral Oration to the Souls. 
DOI:  
Article type: (peer-reviewed) Full-length research article 
Copyright © 2021 The author(s). 
Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 
Võ Thị Thùy Dung 
157 
1. DẪN NHẬP 
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) là thiên tuyệt bút của Nguyễn Du, là “tập 
đại thành ngôn ngữ” trong kho tàng văn chương dân tộc. Nội dung Truyện Kiều xoay 
quanh số phận nhân vật Vương Thúy Kiều – một cô gái con nhà dòng dõi, tài sắc vẹn 
toàn. Tuy nhiên, cuộc đời Thúy Kiều gặp nhiều oan trái, phải bán mình chuộc cha và 
em, phải chịu “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” trở thành hạng người “dưới đáy 
cùng” của xã hội, bị người đời rẻ khinh. Sau 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều được đoàn tụ 
gia đình và tìm được sự bình yên cho tâm hồn. Điểm sáng nhân văn của tác phẩm chính 
là tấm lòng, là tình yêu thương, sự cảm thông, tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do, 
tình yêu và hạnh phúc cho con người của đại thi hào Nguyễn Du. Vì lẽ đó mà đã hơn 
200 năm trôi qua, Truyện Kiều vẫn trở thành đỉnh cao khó vượt qua trong kho tàng văn 
học Việt Nam. 
Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến điều đặc biệt làm nên ý nghĩa của tác phẩm, 
đó chính là sự chuyển tải tư tưởng, tình cảm, văn hóa dân tộc vào từng câu chữ để có vẽ 
nên hình ảnh nàng Kiều cao đẹp, đáng trân quý nhưng rất gần gũi, đáng được cảm thông 
yêu thương. Giá trị của Truyện Kiều vì thế được nâng tầm, đúng như khẳng định của 
nhà văn hóa Phạm Quỳnh “Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là 
quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của 
ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta.”1 
Nếu như Truyện Kiều là tác phẩm trọn vẹn về thân phận người phụ nữ với bao 
thăng trầm, nổi nênh thì Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn) lại hơn thế khi đề 
cập đến thân phận của mười loại người khác nhau trong xã hội cùng những nỗi đau, nỗi 
oan không người thấu chỉ trong 184 câu văn tế. Có thể nói, với Văn chiêu hồn, Nguyễn 
Du một lần nữa cho thấy trái tim chứa chan yêu thương thân phận con người, mà điểm 
đặc biệt ở đây là thân phận những người đã khuất, cái còn lại để Nguyễn Du khóc 
thương chính là cảm nhận về sự lang thang, vất vưởng, đau đáu nỗi niềm của những linh 
hồn đang bơ vơ trên thế gian. 
Được làm theo thể song thất lục bát và viết với mục đích tế “thập loại chúng 
sinh”, Văn chiêu hồn đã miêu tả trọn vẹn nỗi niềm của mười loại linh hồn từ vua quan, 
tướng lĩnh sa cơ đến kỹ nữ, người bán buôn thất thế hay cả những người cùng khổ, yểu 
mệnh chết bởi oan khiên tai họa. Hình ảnh xã hội hồn ma ấy chẳng có gì khác trần thế, 
vẫn tồn tại những khắc khoải về thân phận con người. Điều khác biệt cơ bản với thế giới 
thực là tất cả chúng sinh đều như nhau, không phân biệt kẻ hèn người sang, kẻ vinh 
người nhục, họ chung nhau ở sự oan khuất, cô đơn, vất vưởng bụi bờ. Và vì thế, 
Nguyễn Du xót thương tất cả. 
1 Bài Diễn thuyết về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh được ông đọc nhân Lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du (08/12/1924) do Hội Khai 
trí tiến đức tổ chức. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
158 
Thời điểm sáng tác Văn chiêu hồn đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận trong giới 
nghiên cứu. Hiện ý kiến nhận được nhiều đồng thuận nhất là của Trần Thanh Mại2 khi 
cho rằng bài văn tế được Nguyễn Du viết sau khi xảy ra một mùa dịch khủng khiếp làm 
hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, ... g quãng đồng không”, “nơi gò 
đống”, “vùng lau tre”. Vì thế, cầu cúng cho những linh hồn đó sẽ tạo chỗ dựa, giúp các 
linh hồn thoát khỏi sự đói khát, cao hơn sẽ tìm được con đường siêu thoát. Trong Văn 
chiêu hồn, Nguyễn Du đã chỉ ra con đường cụ thể là nương nhờ cửa Phật: 
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát 
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi 
Muôn nhờ đức Phật từ bi, 
Giải oan, cứu khổ, hồn về Tây phương 
(Nguyễn, 1996, tr. 402) 
Có ý kiến cho rằng, với tác phẩm này, Nguyễn Du mượn cảm hứng từ lý thuyết 
cứu khổ, cứu nạn của nhà Phật để giải tỏa mọi khổ đau trong dân chúng. Điều này có lẽ 
chỉ hợp lý một phần, phần còn lại, theo chúng tôi, là do chính những suy tư trong đời 
sống tâm linh của nhà thơ đã khiến trái tim đa sầu đa cảm của ông có thể thấu cả những 
nỗi niềm của những bóng, những hình của cõi âm u mịt mờ để từ đó viết nên bài văn tế 
lay động lòng người, xót xa trong từng câu chữ. Đến tận hôm nay, khi khoa học kỹ thuật 
đã phát triển, nhiều “bức màn” bí ẩn đã được khoa học hé mở nhưng niềm tin vào linh 
hồn, vào cõi âm và những thực thể siêu nhiên vẫn hiện diện trong đời sống người dân 
đất Việt. Điều này không khó hiểu bởi khoa học có phát triển đến đâu chăng nữa thì con 
người vẫn phải chấp nhận sự hữu hạn của cuộc đời, vẫn trải qua những bất trắc âu lo mà 
chỉ những điểm tựa về mặt tâm linh mới có thể “giải tỏa” được. Và vì thế, tín ngưỡng 
dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ con người với niềm tin vào sự tồn tại linh hồn nói 
riêng sẽ vẫn tồn tại như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt. 
3. VAI TRÒ CỦA SỰ PHẢN ÁNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG 
TRUYỆN KIỀU VÀ VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH 
3.1. Ở khía cạnh văn học 
Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại lịch sử đầy biến động và bản thân cuộc đời 
Nguyễn Du cũng trải qua rất nhiều thăng trầm. Thông qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã 
vẽ nên một bức tranh xã hội phong kiến thối nát, ở đó quyền sống con người bị chà đạp, 
số phận con người thật mong manh, nhỏ bé. Họ bị nhiều thế lực “quăng quật” đến xác 
xơ, tan nát, mà những người phụ nữ, người tài sắc là nạn nhân thê thảm nhất. Những 
tình tiết gắn với tín ngưỡng dân gian được phản ánh trong tác phẩm đã góp phần miêu tả 
tầng sâu đời sống tinh thần, xoáy vào nỗi niềm sâu xa, sự đấu tranh, day dứt của con 
người, cụ thể ở đây là Thúy Kiều khi đứng giữa ranh giới được-mất, sống-còn, khổ đau-
hạnh phúc, đón nhận-từ bỏ. Đáng nói hơn, chính ranh giới thật ảo đôi lúc bị xóa nhòa đó 
đã giúp nàng Kiều thêm mạnh mẽ để trải 15 năm đoạn trường theo như lời hồn ma Đạm 
Tiên báo trước. Niềm tin “trời cao có mắt” cũng giúp cho nhân vật có những chuyển 
biến, suy tư mang tính tích cực hơn. Và xuyên suốt câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
166 
dầu tác giả không khẳng định, nhưng chính những yếu tố tín ngưỡng dân gian được đưa 
vào tác phẩm đã góp phần đưa tư tưởng “tài mệnh tương đố” “hồng nhan bạc phận” của 
Nguyễn Du trở nên rõ ràng, dễ cảm nhận hơn. Trái với Truyện Kiều, Văn chiêu hồn 
không phải là câu chuyện chứa đựng diễn biến và các tình tiết cụ thể nhưng dường như 
bức tranh cả xã hội loài người với những cảnh đời, những số phận đều lần lượt được 
Nguyễn Du nhắc đến, vẽ nên. Có thể thấy, nếu không mượn hình thức “chiêu hồn”, 
không đưa tín ngưỡng dân gian vào thì có lẽ Nguyễn Du không thể làm nên thành công 
của tác phẩm, bởi thế giới mà Nguyễn Du miêu tả là thế giới thuộc về đời sống tâm linh, 
một thế giới phi thực tế nhưng có thể lay động thế giới thực, thế giới ít người đi sâu, thế 
giới của những phận đời run rẩy đúng như Chế Lan Viên khẳng định “Nghĩ mà xem, 
trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau 
“Chiêu hồn”, lại càng không. “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã 
mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết” (Ngô, 1999, tr. 
245). 
Ngoài ra, liên tưởng đến thời đại “dâu bể” mà cuộc đời Nguyễn Du trải qua, có 
lẽ dễ dàng nhận ra tại sao Nguyễn Du viết rất hay, rất thấm về thân phận con người. 
Nhưng dưới “vòng cương tỏa” của xã hội, của những định kiến, liệu rằng tác giả có thể 
nói hết những điều mình nghĩ, mình muốn nói. Câu trả lời là không, và vì thế, những chi 
tiết mang tính huyền ảo của tín ngưỡng dân gian bên cạnh là chất liệu đời sống lại trở 
thành “phương tiện nghệ thuật” không thể thiếu giúp Nguyễn Du gửi gắm tình yêu 
thương, sự xót xa và cả những ước mong hạnh phúc đến các phận người có thể còn sống 
hoặc đã chết nhưng vẫn đau đáu những nỗi niềm nhân tình thế thái. Điều này có thể cảm 
nhận rõ trong cả Truyện Kiều lẫn Văn chiêu hồn, những không gian của đời thực nhưng 
mang yếu tố tâm linh, dễ dàng là nơi để thần thánh, linh hồn và người chết có thể gặp 
nhau, giao cảm như bãi tha ma, đường vắng... những thời gian mà thực ảo khó phân, u u 
minh minh như đêm vắng, chiều tàn.... cũng được Nguyễn Du sử dụng triệt để. Việc kết 
hợp không gian, thời gian cùng với những yếu tố tâm linh đã khiến cả hai tác phẩm, đặc 
biệt Văn chiêu hồn có những đoạn khó phân thực-ảo. Nói ảo nhưng lại rất thực, phản 
ánh hiện thực nhưng dưới hình thức rất ảo. Có thể khẳng định, tín ngưỡng dân gian của 
người Việt đã được ngòi bút của Nguyễn Du “lồng” vào một cách tài tình để giúp tác 
giả có thể chuyên chở hết cái tài, cái tình và cả cái tâm của ông đối với mọi kiếp người. 
Và vì thế, cả hai tác phẩm đều làm nên tên tuổi Nguyễn Du, đều được nhớ mãi, bởi 
“Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội loài người, với Chiêu hồn thì cả loài người 
được bàn đến. Truyện Kiều con người lúc sống, Chiêu hồn, con người trong cái chết. 
Truyện Kiều, con người với tên tuổi, cá tính riêng biệt, có không gian sống, có thời gian 
họ qua, Chiêu hồn là cả một cách phổ biến điển hình của từng giới, từng người, từng 
loài được nói đến” (Ngô, 1999, tr. 152). 
3.2. Ở khía cạnh văn hóa 
Điều đầu tiên có thể khẳng định là sự phản ánh tín ngưỡng dân gian trong sáng 
tác của Nguyễn Du đã giúp khẳng định dấu ấn văn hóa dân tộc thông qua văn chương. 
Việc tác giả mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để viết nên Truyện Kiều là một 
sự thật, những nhân vật, những địa danh trong tác phẩm mang đậm dấu ấn Trung Quốc 
cũng là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế, Truyện Kiều không thể trở 
Võ Thị Thùy Dung 
167 
thành “sách gối đầu giường” của biết bao người Việt, và lại càng không thể được khẳng 
định “Truyện Kiều là tác phẩm kỳ diệu của nền văn học Việt Nam, một thi phẩm 
tuyệt vời mang tinh thần dân tộc” (Phạm, 2015). Thật vậy, mượn cốt truyện nhưng điều 
làm nên giá trị Truyện Kiều chính là tinh thần dân tộc, rõ hơn là văn hóa dân tộc, trong 
đó có tín ngưỡng dân gian. Nếu màu sắc của Nho Phật Đạo bàng bạc trong Truyện Kiều 
có thể được xem là ảnh hưởng Trung Quốc thì dấu ấn của tín ngưỡng dân gian như thờ 
nhiên thần, thờ linh hồn với những yếu tố rất riêng như tang ma, cúng bái, cầu khấn, 
nhang khói, lập bàn thờ....lại phản ánh văn hóa người Việt, những con người vốn có đời 
sống tâm linh phong phú, chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc lưu truyền tự bao 
đời. Với Văn chiêu hồn, niềm tin vào những cô hồn lang thang không siêu thoát cần 
được siêu sinh trở thành cơ sở cho tục cúng cô hồn, lập đàn giải oan, cầu hồn... điều này 
không hề xa lạ trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Nhất là trong thời đại 
mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, còn hạn chế thì niềm tin tín ngưỡng, tin vào các 
thế lực siêu nhiên vừa chứa đựng sự tôn kính vừa xen lẫn nỗi sợ hãi phổ biến không chỉ 
trong tầng lớp bình dân mà còn đối với cả các tầng lớp khác. Thật ra, xét một cách 
khách quan, đó chính là sự tương tác, là văn hóa ứng xử của con người với con người, 
con người với môi trường xung quanh nhằm tạo nền tảng vững chắc để có thể sinh tồn 
suốt tiến trình lịch sử. Truyện Kiều, Văn chiêu hồn vì thế trở nên gần gũi với mọi người 
dân Việt bởi mỗi người đều có thể nhìn thấy bóng dáng đời sống tinh thần mình, thấy 
niềm tin, thấy cách hành xử của dân tộc mình trong đó nhằm có điểm tựa tinh thần để 
đối mặt với những bất trắc trong cuộc đời. Hình thức bói Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều... 
hay dùng Văn chiêu hồn để làm văn cúng trong đời sống văn hóa người Việt là dấu ấn 
rõ nhất cho giá trị văn hóa của hai tác phẩm mang tầm thời đại này. 
Bên cạnh đó, có thể thấy tín ngưỡng dân gian tồn tại trong đời sống văn hóa tâm 
linh không chỉ là điểm tựa mà còn chứa đựng những chuẩn mực đạo đức, bài học về 
triết lý nhân quả để hướng thiện, giúp con người sống tốt đẹp hơn, mạnh mẽ đối diện 
khó khăn và thử thách. Với niềm tin về các vị thần cai quản, trong đó có Trời, người 
Việt hình thành cách ứng xử luôn hướng về Trời, tin ở Trời. Trong Truyện Kiều, những 
câu thơ phản ánh sự chi phối của Trời khá nhiều, nhất là trong những lúc niềm tin bị 
đánh mất, khi rơi vào cùng cực khổ đau, khi không thể thấu được lòng người thì niềm 
tin “trời cao có mắt” luôn hiển hiện để con người sống đúng, như nàng Kiều tin rằng 
tâm mình được “Chứng minh có đất có trời”, “Dưới dày có đất, trên cao có trời” mới 
có thể tiếp tục trải qua những tháng ngày tủi nhục. Chính Kim Trọng khi đoàn viên cùng 
Thúy Kiều cũng khẳng định: “Trời còn để có hôm nay...” (Nguyễn, 1996, tr. 293). 
Qua những khổ đau, mất mát, con người sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc là 
do trời, nhờ trời thấu hiểu và đền trả xứng đáng. Có thể thấy tin vào mệnh trời ở đây 
không hề yếm thế mà ngược lại, hướng con người sống tích cực, sống đẹp hơn và mạnh 
mẽ hơn. 
Không những thế, niềm tin vào linh hồn đã giáo dục cách ứng xử có tình, có 
nghĩa sau khi người sống đã khuất. Nhất là trong Văn chiêu hồn, việc lập đàn giải oan 
cho các cô hồn lang thang, vất vưởng không nơi nương tựa bên cạnh niềm tin giúp 
những linh hồn ấy có thể siêu thoát thì ẩn sâu lại là một cách giáo dục độc đáo. Đó là 
khi sống có thể là đủ mọi loại người, có hiền có dữ, có lành có ác nhưng khi đã khuất thì 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
168 
ai cũng như ai, đều đáng được xót thương cứu giúp. Điều này phản ánh rõ tư duy của 
người Việt “nghĩa tử là nghĩa tận”, khi đã khuất chuyện không tốt không nhắc đến, điều 
còn lại chỉ là tình cảm, là sự xót thương: 
Năm năm xương trắng dãi dầu 
Nào câu điếu tế, nào đâu chưng thường! 
(Nguyễn, 1996, tr. 404) 
Ngoài ra, việc cầu hồn lập đàn giải oan như trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn 
lại cũng là một cách giáo dục người đang sống, đó là giúp những người đã khuất, dù 
xấu, vẫn có cơ hội “làm lại cuộc đời”, dẫu có gặp oan khiên gì cũng sẽ được giải. Nói 
khác hơn, cách lập đàn giải oan cho mọi kiếp người không phân chính tà, tốt xấu là ứng 
xử theo đức khoan dung, giải mà không kết. Hơn thế, những hình thức liên quan đến 
niềm tin vào linh hồn như tổ chức tang ma, thờ cúng, thăm mồ mả, cầu cúng trong 
Truyện Kiều cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa người sống và người chết, đồng thời tạo 
sự cộng cảm giữa con người với nhau. Bên cạnh đó còn là cách giáo dục con người về 
đạo hiếu, về lòng biết ơn với ông bà tổ tiên và những người đã khuất. Điều này đúng với 
tinh thần và quan điểm “uống nước nhớ nguồn” tồn tại như một nét đẹp trong dòng chảy 
văn hóa suốt bao đời của người Việt Nam. 
4. KẾT LUẬN 
Có thể khẳng định, giá trị tác phẩm văn chương không hẳn nằm ở mặt nội dung 
và nghệ thuật mà cao hơn, nằm ở tầm văn hóa. Tác phẩm muốn có sự trường tồn cần 
phải mang chứa tinh thần, văn hóa của dân tộc. Cả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của 
Nguyễn Du đều làm được điều đó theo cách rất riêng. Người đọc thương Kiều, xót xa 
cho Kiều không chỉ bởi cuộc đời chìm nổi thăng trầm của nàng, đau đớn cho những cô 
hồn không chỉ bởi họ lang thang đói rét vất vưởng mà dưới ngòi bút Nguyễn Du, chúng 
ta nhận ra dường như có bóng dáng con người mình trong đó, những suy tư, cách ứng 
xử của mình trong đó. Bởi, để làm rõ quan niệm “Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”, 
Nguyễn Du đã mượn tín ngưỡng dân gian của người Việt như chất liệu quan trọng để 
khắc họa nên những phận đời thăng trầm chìm nổi. Bằng tài năng của mình, niềm tin 
vào các thế lực siêu nhiên, vào sự tồn tại của linh hồn con người sau khi chết trong tín 
ngưỡng dân gian người Việt được Nguyễn Du lồng ghép, miêu tả vừa tài tình vừa tinh 
tế. Vì thế, đã phát huy tác dụng tối đa khi đem lại ý nghĩa rất riêng cho mỗi tác phẩm 
nhưng lại tạo sự gần gũi chung cho mọi người đọc. Nói khác hơn, sức sống lâu bền và 
giá trị của Truyện Kiều, của Văn chiêu hồn có phần đến từ điểm tựa là tín ngưỡng dân 
gian. Ngược lại, qua hai tác phẩm, tín ngưỡng dân gian lại càng được khẳng định vai 
trò, vị thế không chỉ trong văn học mà còn trong dòng chảy văn hóa của cả dân tộc. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
Đào, D. A. (1974). Từ điển Truyện Kiều. NXB. Khoa học Xã hội. 
Võ Thị Thùy Dung 
169 
Đỗ, T. H. (Biên khảo). (2006). Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan 
học giả L. Cadiere chủ bút tạp chí Bulletin Des Amis Du Vieux Hue Đô Thành 
Hiếu Cổ (1914-1944). NXB Thuận Hóa. 
Hoàng, T. T. X. (2010). Văn hóa tâm linh trong “Truyện Kiều” và “Văn chiêu hồn” 
của Nguyễn Du [Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học, Đại học Sư phạm TP 
HCM]. 
Mai, T. H. (2006). Từ điển tín ngưỡng tôn giáo. NXB. Văn hóa thông tin. 
Nại Hà. (2020). Trong Wikipedia. https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1i_H% 
C3%A0 
Ngô, V. D. (Tuyển chọn và biên tập). (1999). Đến với những chân dung Truyện Kiều. 
NXB. Thanh Niên. 
Ngô, Đ. T. (Chủ biên). (2012). Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam. NXB. 
Trẻ. 
Nguyễn, Q. T. (Hiệu đính và chú giải). (1996). Nguyễn Du toàn tập (tập 2). NXB. Văn 
học. 
Nguyễn, T. N. (2004). Bản chất và đặc trưng tín ngưỡng dân gian trong lễ hội cổ truyền 
Việt Nam. https://drive.google.com/file/d/12wJmt1WnUjv8F73W5D7idYqlj4Y 
rQO5l/view 
Phạm, Đ. Q. (2015). Về những thủ pháp trong nghệ thuật văn chương truyện Kiều. 
NXB. Thanh niên. 
Tylor, E. B. (2001). Văn hóa nguyên thủy. NXB. Văn hóa nghệ thuật. 

File đính kèm:

  • pdftin_nguong_dan_gian_trong_truyen_kieu_va_van_te_thap_loai_ch.pdf