Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán
Tư duy phê phán là một trong những năng lực tư duy quan trọng của con người và
là một trong những năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh. Việc giáo dục và phát triển tư
duy phê phán cho học sinh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi do tư duy phê phán giúp
thúc đẩy cách học sâu, hiểu kĩ vấn đề vì nó đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều hoạt động
tư duy cao cấp trong sự tương tác học tập đa dạng cùng với sự huy động các yếu tố thuộc về
thái độ ở học sinh. Theo đó, một trong những yếu tố cần thiết để phát triển năng lực tư duy
phê phán cho học sinh là cần nghiên cứu những bộ công cụ được chuẩn hóa để đánh giá
năng lực này ở người học – điều mà thế giới rất chú trọng đầu tư xây dựng. Bài báo đã phân
tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế
giới; từ đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như việc ứng ứng trong thực tiễn cho việc
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh ở nước ta trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán
232 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0044 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 232-241 This paper is available online at TÌM HIỂU MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TƯ DUY PHÊ PHÁN Nguyễn Hoàng Đoan Huy Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tư duy phê phán là một trong những năng lực tư duy quan trọng của con người và là một trong những năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh. Việc giáo dục và phát triển tư duy phê phán cho học sinh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi do tư duy phê phán giúp thúc đẩy cách học sâu, hiểu kĩ vấn đề vì nó đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều hoạt động tư duy cao cấp trong sự tương tác học tập đa dạng cùng với sự huy động các yếu tố thuộc về thái độ ở học sinh. Theo đó, một trong những yếu tố cần thiết để phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh là cần nghiên cứu những bộ công cụ được chuẩn hóa để đánh giá năng lực này ở người học – điều mà thế giới rất chú trọng đầu tư xây dựng. Bài báo đã phân tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới; từ đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như việc ứng ứng trong thực tiễn cho việc phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh ở nước ta trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Từ khoá: tư duy phê phán, năng lực cốt lõi, đo lường, bộ công cụ đánh giá. 1. Mở đầu Năng lực tư duy phê phán của con người nói chung là vấn đề được các nhà khoa học Tâm lí, Giáo dục quan tâm nghiên cứu từ nhiều thập kỉ qua. Vậy, tư duy phê phán là gì? Không ngạc nhiên, câu hỏi này là vấn đề nghiên cứu cơ bản và trọng tâm của các công trình nghiên cứu trong những thập kỷ gần đầy liên quan đến tư duy phê phán (Beyer, 1985; Enni, 1990; Fisher, 2001; Fisher và Scriven, 1997; Moran, 1997; van Gelder, 2001) [1]. Thông qua việc cố gắng trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu cũng đã mở ra một loạt các vấn đề liên quan. Một cách ngắn gọn và xúc tích, các nhà nghiên cứu đã công bố trong Báo cáo Tương lai của các nghề nghiệp năm 2018 thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới lại định nghĩa tư duy phê phán như sau: “Tư duy phê phán chính là sử dụng logic và lập luận để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, kết luận và cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề” [2]. Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm và nội hàm của thuật ngữ tư duy phê phán, một số công cụ đo lường, đánh giá tư duy phê phán cũng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vì, đo lường năng lực tư duy phê phán cho phép người giáo viên có thể đánh giá được hiệu suất học tập của học sinh trong quá trình học tập, thay vì chỉ đánh giá kết quả (Bissell & Lemons, 2006) [3]. Một cách đo lường năng lực tư duy phê phán là sử dụng công cụ đáng tin cậy để tập trung đánh giá các khía cạnh của tư duy phê phán. Trong số đó, có thể kể đến một số bộ công cụ phổ biến như: Đánh giá tư duy phê phán Watson Glaser; Bảng kiểm về năng lực tư duy phê phán của California (California Critical Thinking Disposition Inventory – Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy. Địa chỉ e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán 233 CCTDI); Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của Cornell (Cornell Critical Thinking Tests - CCTT); Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của California (California critical thinking skills test (Revised) – CCTST); Đánh giá Tư duy phê phán của Halpern (Hapern Critical Thinking Assessment - HCTA) Các bài kiểm tra này tập trung vào các kĩ năng tư duy phê phán của người làm bài trong tình huống chung, không yêu cầu kết nối với các khái niệm khoa học. Trong khi đó, tư duy phê phán trong từng lĩnh vực chủ đề cho phép một người suy nghĩ, đánh giá và giải quyết vấn đề theo cách khoa học (Santos, 2017) [4]. Do vậy, các bộ công cụ đánh giá tư duy phê phán phù hợp được sử dụng để đánh giá mức độ hiểu nội dung cùng với kĩ năng đạt được là hết sức cần thiết để tối đa hoá kết quả học tập. Bài báo tập trung vào việc phân tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Qua đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như áp dụng vào thực tiễn việc phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh nhất là trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực ở Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về tư duy phê phán Ở dạng đơn giản nhất, tư duy phê phán có thể nói là về việc thách thức một yêu cầu hoặc một ý kiến (hoặc của chính mình hoặc người khác) với mục đích tìm hiểu những gì nên tin hoặc nên làm. Thật vậy, một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu nhất của thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến tư duy phê phán, Robert Enni, đã định nghĩa về tư duy phê phán như sau: “Tư duy phê phán là tư duy hợp lí và phản ánh được tập trung vào việc quyết định những gì để tin hay để làm”. Với định nghĩa này, Norris (1990) đã nắm bắt mục đích và ý định của tư duy phê phán nhưng lại không nói nhiều về tư duy phê phán như một quá trình nhận thức [5]. Tuy nhiên, ở công trình nghiên cứu cách vài năm sau, Diane Halpern (1996) đã nhìn nhận tư duy phê phán từ góc nhìn của lí thuyết nhận thức như sau [6]: “Tư duy phê phán là việc sử dụng những kĩ năng hoặc chiến lược nhận thức làm tăng xác suất của một kết quả mong muốn. Nó được sử dụng để mô tả suy nghĩ có mục đích, lí luận và mục tiêu hướng đến - loại suy nghĩ liên quan đến việc giải quyết vấn đề, hình thành suy luận, tính toán khả năng và đưa ra quyết định khi chủ thể đang sử dụng các kĩ năng một cách cẩn thận và hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ tư duy trong một bối cảnh cụ thể, nhất định”. Theo đó, càng về sau, các công trình nghiên cứu cũng ngày càng chuyển trọng tâm vấn đề từ quá trình tư duy phê phán dưới góc độ một hoạt động nhận thức sang các vấn đề liên quan đến đặc điểm c ... bài test không nên được sử dụng để cho kết quả đánh giá liên quan đến tuyển dụng; tuy nhiên, có thể sử dụng nếu kết hợp với các nguồn thông tin đánh giá năng lực khác. - Bài test có thể sử dụng để các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu dùng để đánh giá năng lực tư duy phê phán của học sinh trung học, sinh viên đại học lẫn lao động có chuyên môn. Bài test đặc biệt hữu ích đối với những người làm việc trong lĩnh vực y khoa. Nó có các phiên bản tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. 2.3.3. Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của Cornell (Cornell Critical Thinking Tests - CCTT) CCTT là bài test nhằm vẽ ra một bức tranh rõ ràng về khả năng tư duy phê phán của học sinh [1]. Được phát triển lần đầu tiên vào năm 1985 bởi Robert Enni thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và Jason Millman của Đại học Cornell. Bài test này có thể được sử dụng để Nguyễn Hoàng Đoan Huy 238 dạy các kĩ năng tư duy phê phán, các khóa học tư duy phê phán, tuyển sinh đại học, nghề nghiệp và việc làm. Cả hai bài kiểm tra đã được sử dụng trong chương trình giảng dạy và thí nghiệm giảng dạy để đánh giá khả năng tư duy phê phán của một nhóm và làm tiêu chí để được tuyển dụng vào một vị trí việc làm hoặc một chương trình đào tạo. Hệ thống bài test tư duy phê phán Cornell gồm hai cấp độ kiểm tra: cấp X cho các lớp từ 5 đến 12 và cấp Z cho các lớp từ 10 đến 12. Các bài test này cũng có thể được sử dụng cho các sinh viên đại học. X-level là một bài test gồm 71 items, trắc nghiệm dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 12 được thực hiện trong khoảng thời gian quy định là 50 phút, nhằm đo lường các kĩ năng: Suy luận; Diễn dịch; Xác định giả thiết. Ví dụ, học sinh đọc một đoạn ngắn sau đó phải trả lời các câu hỏi liên quan đến các nội dung đoạn văn đó, chẳng hạn như: liệu các nhận định có hỗ trợ hay bác bỏ cho lập luận mà đoạn văn đã đưa ra hay không Z-level là một bài kiểm tra gồm 52 items dành cho học sinh trung học khá giỏi và có năng khiếu, học sinh đại học, sinh viên tốt nghiệp và người lớn; được thực hiện trong khoảng thời gian quy định là 50 phút, nhằm đo lường các kĩ năng: Suy luận; Diễn dịch; Độ tin cậy; Xác định giả thiết; Ngữ nghĩa; Định nghĩa; Dự đoán trong việc lập kế hoạch. Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của Cornell (Cornell Critical Thinking Tests - CCTT) Mục đích đánh giá Đánh giá khả năng tư duy phê phán chung bao gồm: suy luận, diễn giải, đánh giá, quan sát, độ tin cậy (của các tuyên bố do người khác đưa ra), xác định giả định và có nghĩa Định dạng - Đánh giá cá nhân - Thời gian trả lời từ 50 phút - Bài test nhiều phương án lựa chọn gồm 71 items (Level X) và 52 items (Level Z) Độ tuổi tham gia đánh giá Học sinh lớp 5 – 12+ Nguồn Bản quyền thuộc về Critical Thinking Company. Truy cập tại: http: // www.criticalthinking.com/cornell-critical- thinking-test- specample-set.html Đánh giá về công cụ Thông tin được cung cấp về CCTT cho thấy bài kiểm tra có thể có tiềm năng tốt, đóng vai trò như một công cụ được sử dụng trong kiểm tra và giảng dạy liên quan đến tư duy phê phán. Tuy nhiên, như các tác giả đã thừa nhận, việc thăm dò bổ sung về độ tin cậy và tính hợp lệ của thử nghiệm cần được đảm bảo hơn. 2.3.4. Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của California (California critical thinking skills test (Revised) – CCTST) CCTST được thiết kế nhằm giúp người làm bài kiểm tra thể hiện các kĩ năng tư duy phê phán cần thiết để thành công trong các tình huống giả định trong đó họ sẽ giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định bằng cách hình thành các phán đoán hợp lí [1]. Được sử dụng trên khắp Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia và được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, CCTST đã được chứng minh rằng đây là bộ công cụ đánh giá tư duy phê phán một cách hiệu quả và thực tế đã cho thấy sự thành công của bộ công cụ này trong việc áp dụng vào nhiều kỳ tuyển dụng trên quy mô lớn. Trong môi trường giáo dục, CCTST được khuyến nghị để đánh giá trong tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập, đánh giá chương trình, công nhận và nghiên cứu. Bài kiểm tra kĩ năng tư duy phê phán CCTST là thước đo khách quan về các kĩ năng lí luận cốt lõi cần thiết cho việc ra quyết định. CCTST được thiết kế để tạo cơ hội cho người tham gia Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán 239 bộc lộ kĩ năng lí luận của mình. Nhiều mục trong bài trắc nghiệm này sử dụng các tình huống hàng ngày, phù hợp với nhóm đối tượng tham gia trắc nghiệm. Mỗi item yêu cầu người làm trắc nghiệm thực hiện một cách chính xác và đầy đủ yêu cầu trả lời tình huống. Bất kỳ thông tin chuyên ngành cần thiết để trả lời một cách chính xác câu hỏi trong item đó đều được cung cấp trong chính câu hỏi để đảm bảo kết quả không nhằm đánh giá kiến thức chuyên ngành của người được hỏi. Các item trong bài trắc nghiệm có độ khó và độ phức tạp khác nhau. Các câu hỏi khác nhau giúp những người làm trắc nghiệm phân tích hoặc diễn giải thông tin được trình bày trong văn bản, biểu đồ hoặc hình ảnh; để rút ra những suy luận chính xác; để đánh giá các suy luận và giải thích tại sao có thể đưa ra suy luận đó. Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của California Mục đích đánh giá Công cụ đặc biệt thiết kế để nhằm đo lường khía cạnh kĩ năng của tư duy phê phán Định dạng - Đánh giá theo nhóm đối tượng - Thời gian trả lời từ 45 phút hoặc không giới hạn - Bao gồm bài test giấy hoặc online - Gồm 3 phiên bản: A, B và 2000. Độ tuổi tham gia đánh giá Sinh viên đại học và người lớn Nguồn Bản quyền thuộc về Insight Assessment – The California Academic Press LLC Đánh giá về công cụ - Không có cơ chế rõ ràng để giải thích cho điểm tổng và các điểm thành phần ngoài việc gửi bài test đã hoàn thành cho nhà xuất bản để chấm điểm. - Chỉ được thiết kế để đo lường các kĩ năng tư duy phê phán cốt lõi và cần thiết cho đối tượng là sinh viên đại học. 2.3.5. Bài trắc nghiệm tư duy phê phán của Halpern (Hapern Critical Thinking Assessment - HCTA) HCTA là một bài trắc nghiệm được phát triển bởi Halpern – Hoa Kỳ [1], và đã được đã thử nghiệm ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Bỉ (Verburgh, François, Elen, & Janssen, 2013), Ireland (Dwyer, Hogan, & Stewart, 2012), Tây Ban Nha (Nieto & Saiz, 2008) và Trung Quốc (Hau et al ., 2006; Ku & Ho, 2010). Độ tin cậy và giá trị của nó đã được xác định ở các quốc gia khác nhau nhằm kiểm tra sự đa dạng của những người tham gia liên quan đến trình độ học vấn của họ và sử dụng các phương pháp khác nhau. HCTA bao gồm hai phần tương quan với nhau cùng tạo nên một đánh giá chung về năng lực tư duy phê phán, trong đó gồm các câu hỏi mở và câu hỏi nhiều lựa chọn. Bài test đã được chuẩn hoá này đánh giá 5 khía cạnh: - Lí luận bằng lời nói (Verbal Reasoning - VR), để nhận ra cách suy nghĩ và ngôn ngữ ảnh hưởng lẫn nhau và phát hiện các kĩ thuật có trong ngôn ngữ hàng ngày để tránh bị chúng thao túng. - Phân tích đối số (Argument Analysis - AA), để phân tích tính hợp lệ của các đối số được sử dụng hàng ngày để hỗ trợ cho một quyết định hoặc hành động nhất định. - Tư duy kiểm tra giả thiết (Thinking as Hypothesis Testing - THT), để giữ thái độ thực nghiệm khi xử lí thông tin nhằm giải thích các sự kiện trong cuộc sống và các giả thuyết thử nghiệm. - Tính khả thi (Likelihood and Uncertainly - LU), để trung hoà giữa các quyết định với các ước tính về xác suất thành công/thất bại khi thực hiện quyết định đó. Nguyễn Hoàng Đoan Huy 240 - Ra quyết định và giải quyết vấn đề (Decision Making and Problem Solving - DMPS), để phân tích một vấn đề từ các góc độ khác nhau; để tạo ra các phương án hành động và chọn một vấn đề có cơ hội thành công cao hơn. HCTA bao gồm 25 kịch bản tình huống thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (ví dụ: giáo dục, chính trị, y tế, tài chính...). Đối với mỗi câu hỏi trong HCTA, trước tiên người trả lời phải trả lời các câu hỏi mở và sau đó là các câu hỏi nhiều lựa chọn. HCTA được tiến hành trên máy tính này nhằm vào các đối tượng từ 15 tuổi trở lên, và có thể được sử dụng cho lĩnh vực Tâm lí giáo dục hoặc trong thị trường việc làm để tuyển dụng nhân sự. Thời gian hoàn thành của nó thay đổi trong khoảng từ 60 đến 80 phút. Thang điểm của bài trắc nghiệm dao động từ 0 đến 194 điểm – theo sự tăng dần về mức độ tư duy phê phán. Bài trắc nghiệm tư duy phê phán của Halpern Mục đích đánh giá Được thiết kế để đánh giá kĩ năng tư duy phê phán Định dạng - Cá nhân tham gia đánh giá qua máy tính. Người tham gia có 20 phút để nhận diện các ietms và 60-80 phút để trả lời. - Người tham gia đọc 25 kịch bản tình huống và trả lời dưới dạng lựa chọn nhiều phương án cũng như câu hỏi mở. - Những người tham gia nhận được ba điểm cho mỗi khía cạnh sau: lí luận bằng lời nói; phân tích lập luận; khả năng và sự không chắc chắn; ra quyết định và giải quyết vấn đề Độ tuổi tham gia đánh giá Từ 15 tuổi trở lên Nguồn Bản quyền thuộc về Part of the Vienna Test System- Schufried GmbH (based in Austria) Đánh giá về công cụ - Bài đánh giá nhằm mục đích sử dụng trong tâm lí giáo dục hoặc để tuyển dụng nhân sự - Bài đánh giá bị cho là yếu trong khâu hỗ trợ kĩ thuật 3. Kết luận Nói tóm lại, những công cụ đánh giá năng lực tư duy phê phán nói trên đã tạo ra một loạt các khả năng đánh giá nhận thức ở những mức độ và chiều cạnh khác nhau. Với nhiều năm nghiên cứu, chỉnh sửa và được sử dụng rộng rãi tạo nhiều quốc gia ở quy mô lớn với các mục đích khác nhau như đào tạo, tuyển dụng,... các bộ công cụ đã trình bày ở trên đã cho thấy những hiệu quả thực tế đáng ghi nhận. Tuy nhiên, mỗi công cụ đều có những hạn chế nhất định. Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra những sự không thoả đáng theo quan điểm tâm lí học ở những bộ công cụ đó. Song, có thể nhận ra rằng các bài trắc nghiệm của California cho thấy một số lợi thế so với những công cụ còn lại bởi đây là những bộ công cụ được thiết kế mới nhất, được phát triển dưới sự thẩm định của tổ chức Delphi uy tín và hơn hết là chúng đánh giá được hầu hết các kĩ năng tư duy phê phán theo cấu trúc tâm lí học được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Cho đến nay, trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến việc xây dựng bộ công cụ đánh giá tư duy phê phán nói chung và đánh giá tư duy phê phán của học sinh, sinh viên nói riêng. Việc giới thiệu, tìm hiểu và phân tích ưu nhược điểm của các bộ công cụ đánh giá tư duy phê phán được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới là cơ sở lí luận, thực tiễn quan trọng để các nhà nghiên cứu Tâm lí – Giáo dục học ở Việt Nam có thể xây dựng bộ công cụ đánh giá tư duy phê phán cho dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng và nguồn lực lao động ở nước ta nói chung. Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán 241 Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học học và công nghệ cấp Trường ĐHSP Hà Nội năm 2019: Nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá năng lực tư duy phê phán cho học sinh trung học cơ sở; do ThS. Nguyễn Thị Hằng làm chủ nhiệm. Mã số: SPHN-19- 02VNCSP. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] O'Hare L., 2004. Measuring critical thinking skills and dispositions in undergraduate students, Queen's University Belfast. [2] Timothy Chung, Mario Enríquez, Akilah Graham, Yueqi Li, 2016. Evaluation Tool Assessment Report Learning Enrichment After-School Program Prepared By Usc Sol Price School Of Public Policy Capstone Team – Spring 2016. [3] Bissell, A. N., & Lemons, P. P., 2006. A new method for assessing critical thinking in the classroom. BioScience, 56(1), 66-72. https://doi.org/10.1641/0006- 3568(2006)056[0066:ANMFAC]2.0.CO;2. [4] Santos, L.F., 2017. The role of critical thinking in science education. Journal of Education and Practice, 8(20), 159-173. [5] Ennis, R., 1990. The rationality of rationality: Why think critically? in Page, R. (Ed.) (1989). Philosophy of Education. Bloomington, Illinois: Philosophy of Education Society. [6] Halpern, Diane F., 1996. Thought and Knowledge: An Introduction to Critical Thinking 3rd Ed. New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates. [7] Paul, R. W., 1993. Critical Thinking: What Every Person Needs To Survive in a Rapidly Changing World. Rohnert Park, CA: Center for Critical Thinking and Moral Critique, Sonoma State University.Ennis, R. (1996a). Critical Thinking. Upper Sadle River New Jersey; Prentice Hall. [8] Rosen, Y. & Tager, M, 2013. Evidence-Centered Concept Map as a Thinking Tool in Critical Thinking Computer-based Assessment, truy cập tại https://pdfs.semanticscholar. org/42c1/d2f788aa1a0cc768ef5d5dd1515543e34f4d.pdf, lúc 9.52 ngày 22/09/2019. [9] Ennis, R., 1996a. Critical Thinking. Upper Sadle River New Jersey; Prentice Hall. ABSTRACT Toolkits for critical thinking assessment Nguyen Hoang Doan Huy Centre For Pedagogy Research Institute for Education Research, Hanoi National University of Education Critical thinking is one of the most important competencies of human thinking and one of the core competencies that need to be developed in students. Educating and developing critical thinking for students becomes more important than ever because critical thinking promotes deep learning and deep understanding because it requires students to perform many advanced thinking activities in diverse learning interactions along with the mobilization of attitude factors in students. Accordingly, to develop critical thinking competence for students, it is necessary to have standardized toolsets to assess this competence - something that the world attaches great importance to investment in construction. This article analyzes several critical thinking assessment tools currently in use in the world, contributing to expand the theoretical basis for developing critical thinking competence for students in our country. Keywords: critical thinking, core competence, measurement, assessment toolkits.
File đính kèm:
- tim_hieu_mot_so_cong_cu_do_luong_tu_duy_phe_phan.pdf