Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định

Qua nghiên cứu 6.514 học sinh trong đó có 3.298 nam và 3.216 nữ ở lứa tuổi tiểu học tại

tỉnh Bình Định, cho thấy, sự phát triển trí tuệ (chỉ số IQ) của trẻ tăng dần theo tuổi từ 6-10.

Sự khác nhau về chỉ số thông minh IQ giữa trẻ nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Có

nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Trẻ sống ở khu vực thành phố có

năng lực trí tuệ phát triển tốt nhất, khu vực nông thôn và miền núi không có sự khác nhau

nhiều. Các trẻ trong những gia đình ít con (từ 1-2 con) thường có chỉ số IQ tốt hơn những

trẻ ở gia đình đông con. Con thứ 2 có chỉ số năng lực trí tuệ phát triển tốt nhất so với các

con thứ khác trong gia đình.

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 1

Trang 1

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 2

Trang 2

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 3

Trang 3

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 4

Trang 4

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 5

Trang 5

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 6

Trang 6

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 7

Trang 7

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 8

Trang 8

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 9

Trang 9

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 6220
Bạn đang xem tài liệu "Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định

Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học tỉnh Bình Định
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 
127 
SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN 
SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH BÌNH ĐỊNH 
Nguyễn Thị Tƣờng Loan 
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 
Email: loantuong2000@gmail.com. 
TÓM TẮT 
Qua nghiên cứu 6.514 học sinh trong đó có 3.298 nam và 3.216 nữ ở lứa tuổi tiểu học tại 
tỉnh Bình Định, cho thấy, sự phát triển trí tuệ (chỉ số IQ) của trẻ tăng dần theo tuổi từ 6-10. 
Sự khác nhau về chỉ số thông minh IQ giữa trẻ nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Có 
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ. Trẻ sống ở khu vực thành phố có 
năng lực trí tuệ phát triển tốt nhất, khu vực nông thôn và miền núi không có sự khác nhau 
nhiều. Các trẻ trong những gia đình ít con (từ 1-2 con) thường có chỉ số IQ tốt hơn những 
trẻ ở gia đình đông con. Con thứ 2 có chỉ số năng lực trí tuệ phát triển tốt nhất so với các 
con thứ khác trong gia đình. 
Từ khóa: Năng lực trí tuệ, Chỉ số IQ, Học sinh tiểu học, Học sinh Bình Định, Phát triển trí 
tuệ. 
1. MỞ ĐẦU 
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, việc 
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ngày càng được xã hội đặc biệt quan tâm. Sức khỏe của trẻ 
được đánh giá thông qua sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. 
Trí tuệ là một khía cạnh cần thiết của sức khỏe tinh thần ở mỗi người nói chung và trẻ 
em nói riêng. “Trí tuệ là hoạt động tâm lý phức tạp bao gồm khả năng nhận thức, ngôn ngữ vận 
động và khả năng thích ứng với xã hội”[6]. Chỉ số thông minh là một phần không thể thiếu của 
trí tuệ. Wechsler định nghĩa “Thông minh là khả năng tổng hợp của mỗi con người để hành 
động có mục đích, để suy nghĩ nhiều mặt và để tác động hiệu quả vào môi trường” [9]. Năm 
1983, Howard Gardner đã đưa ra thuyết đa trí tuệ, theo ông có nhiều loại như: Trí thông minh 
về thính giác, không gian; trí thông minh về vận động; trí thông minh về âm nhạc và năm 1996, 
ông đã bổ sung thêm hai loại là trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist) và trí thông 
minh về sự tồn tại (existential) [1] Hiện nay việc đánh giá trí tuệ của con người chưa được 
phổ biến ở nước ta, song điều này lại được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, chúng tôi đã tiến 
hành nghiên cứu “Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của 
học sinh tiểu học tỉnh Bình Định” nhằm góp phần tìm hiểu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu 
Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học  
128 
học Bình Định nói riêng và học sinh lứa tuổi tiểu học nói chung, tìm hiểu những yếu tố ảnh 
hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, góp phần vào việc hoạch định chiến lược chăm sóc trẻ, 
xác định và lựa chọn các phương pháp giáo dục trẻ phù hợp. 
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tƣợng nghiên cứu là học sinh từ 6-10 tuổi ở một số trường tiểu học tại tỉnh Bình 
Định. Đa số các em thuộc dân tộc Kinh, có ngoại hình và trí tuệ bình thường, không mắc các dị 
tật về hình thể và các bệnh mãn tính, có thành phần gia đình đa dạng. Tổng số học sinh được 
nghiên cứu là 6.514 em, trong đó có 3.298 học sinh nam và 3.216 học sinh nữ ở các độ tuổi 
được trình bày ở bảng 2.1. 
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng học sinh được nghiên cứu. 
Tuổi 
Giới tính 
6 7 8 9 10 Tổng 
Nam 655 695 635 647 628 3298 
Nữ 650 608 644 628 686 3216 
Tổng 1305 1303 1279 1275 1352 6514 
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể, dựa 
theo công thức: 
Trong đó: 
n : Số các cá thể cần lấy. 
d : Khoảng sai lệch giữa tỷ lệ thu được và tỷ lệ trong quần thể (0,05). 
 : Mức ý‎ nghĩa thống kê (0,05). 
Z
2
(1- /2) = (1,96)
2 
với độ tin cậy 95%. 
P : Khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể mẫu nghiên cứu là 50% 
Thay vào công thức ta có: n = (1,96)2 x 0,5 x 0,5 /(0,05)2 = 384.16 
Để đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi nâng cỡ mẫu lên 400 và mỗi khối, mỗi giới chúng tôi 
đều có số mẫu trên 400 nên đảm bảo độ tin cậy. 
Phƣơng pháp nghiên cứu trí tuệ: được xác định bằng test Raven. Test Raven gồm 5 
bộ A, B, C, D, E với 60 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc phức tạp dần từ khuôn hình 1 
đến khuôn hình 12 của mỗi bộ và từ bộ A đến bộ E (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi 
trở lên). Mỗi học sinh được phát quyển test Raven và 1 phiếu trả lời. Học sinh làm bài trắc 
nghiệm một cách độc lập sau khi đã được hướng dẫn với thời gian 45 - 60 phút. Mỗi nhóm đối 
tượng nghiên cứu tối đa khoảng 50 học sinh, được thực hiện tại phòng học yên tĩnh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 
129 
Cách tính điểm: Chấm điểm từng bài theo khóa điểm của test Raven (1956). Mỗi bài 
đúng tính 1 điểm, điểm tối đa là 60. Sau đó cộng điểm thô của tất cả các bộ A, B, C, D, E. Tổng 
số điểm ghi vào cột tổng số. Đối chiếu với chuẩn kì vọng của từng bộ A, B, C, D, E. Lấy điểm 
thực trừ điểm kì vọng, nếu hiệu số dao động trong khoảng ± 2 thì cho phép dùng được kết quả 
đó. Nếu vượt quá thì loại bỏ. Tổng số điểm thực trừ đi điểm kì vọng của tất cả các bộ phải ≤ 6. 
Phiếu nào không đạt hai tiêu chuẩn trên sẽ bị loại. 
Sau khi xử lí thô để loại trừ những trường hợp không hợp lệ, đổi điểm Test Raven sang 
điểm IQ theo công thức sau: . 
Trong đó: X: điểm Test Raven, X : trị số trung bình cộng, SD: độ lệch chuẩn. 
 Sau khi xác định được chỉ số IQ, đối chiếu với tiêu chuẩn phân loại trí tuệ theo bảng 
phân loại hệ số thông minh của David Wechsler [9]. 
Xử lí số liệu trên máy tính bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL và SPSS. 
Bảng 2.2. Phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler. 
Mức trí tuệ Chỉ số IQ Loại trí tuệ 
I >130 Rất xuất sắc 
II 120-129 Xuất sắc 
III 110-119 Thông minh 
IV 90-109 Trung bình 
V 80-89 Tầm thường 
VI 70-79 Kém 
VII <70 Ngu đần 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Chỉ số trí tuệ IQ của học sinh tiểu học Bình Định 
Dựa trên điểm test Raven đổi sang chỉ số IQ với công  ...  của lứa tuổi. Lúc này trẻ còn nhỏ nên khả năng tư 
duy chưa cao. Mức trí tuệ loại II và loại III chiếm tỷ lệ thấp nhất và đều là 0,74%. Mức trí tuệ 
loại tốt (II, III) ở nữ học sinh cao hơn nam học sinh. 
- Ở học sinh 7 tuổi, mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất (53,85%), khác với học sinh 
6 tuổi là mức trí tuệ loại VI chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ ở trẻ 7 tuổi có sự phát triển 
8
4
.2
4
9
5
.7
1
0
2
.4
1
0
6
.7
9
1
1
0
.3
2
8
3
.7
8
9
6
.3
4
1
0
2
.2
4
1
0
7
.5
5
1
0
9
.6
7
8
4
.6
5
9
4
.9
6
1
0
2
.5
9
1
0
5
.9
6
1
1
1
.0
1
0
20
40
60
80
100
120
6 7 8 9 10
Tuổi 
IQ trung bình 
Chung
Nam
Nữ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 
131 
của não bộ hoàn thiện hơn trẻ 6 tuổi nên trẻ tư duy tốt hơn. Mức trí tuệ loại VII là thấp nhất 
(2,37%). Mức trí tuệ loại tốt (II, III) chiếm 13,63%. Không có mức trí tuệ loại I. 
Bảng 3.2. Phân loại các mức trí tuệ theo tuổi và giới tính. 
Tuổi 
Giới 
tính 
Tỷ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%) 
I II III IV V VI VII 
6 
Nam 0 0,56 0,56 32,90 12,64 47,96 5,39 
Nữ 0 0,91 0,91 30,66 23,18 39,78 4,56 
Chung 0 0,74 0,74 31,77 17,96 43,83 4,97 
7 
Nam 0 3,80 9,97 52,06 16,93 15,35 1,90 
Nữ 0 3,10 10,38 55,92 10,20 17,49 2,91 
Chung 0 3,47 10,16 53,85 13,80 16,34 2,37 
8 
Nam 0 4,37 29,08 46,55 9,58 9,41 1,01 
Nữ 0,19 5,38 29,31 46,57 10,20 7,42 0,93 
Chung 0,09 4,85 29,19 46,56 9,88 8,47 0,97 
9 
Nam 0,18 7,55 41,25 39,04 7,37 4,24 0,37 
Nữ 0,78 12,60 35,85 41,47 6,20 3,10 0 
Chung 0,47 10,01 38,62 40,23 6,80 3,68 0,19 
10 
Nam 1,07 12,88 47,05 31,84 3,94 3,04 0,18 
Nữ 1,95 21,99 40,39 27,04 4,72 2,93 0,98 
Chung 1,53 17,65 43,56 29,33 4,35 2,98 0,60 
6-10 
Nam 0,24 5,79 25,32 40,91 10,25 15,73 1,74 
Nữ 0,61 9,07 23,61 39,99 10,81 14,03 1,88 
Chung 0,43 7,40 24,48 40,46 10,53 14,89 1,81 
- Học sinh 8 tuổi, mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất 46,56%, đã có mức trí tuệ loại 
I và chiếm 0,09%. Mức trí tuệ loại tốt (I, II, III) đạt 34,13%. 
- Học sinh 9 tuổi, mức trí tuệ loại IV chiếm tỷ lệ cao nhất 40,23%, sau đó là mức trí tuệ 
loại III (38,62%), mức trí tuệ loại I đạt 0,47%, trong đó nữ cao hơn nam (nữ 0,78% và nam 
0,18%). Các mức trí tuệ loại tốt (I, II, III) là 49,10%. 
- Học sinh 10 tuổi, mức trí tuệ loại III chiếm tỷ lệ cao nhất (43,56%). Mức trí tuệ loại I 
đạt tỷ lệ 1,53%. Mức trí tuệ tốt (I, II, II) đạt cao nhất trong 5 độ tuổi là 62,74%. 
Vậy, học sinh tiểu học Bình Định có mức trí tuệ phân hóa khá rộng từ loại I đến loại 
VII. Phổ biến nhất là mức trí tuệ loại IV (40,46%). Mức trí tuệ loại I tăng dần từ 6-10 tuổi và đạt 
tỷ lệ chung là 0,43%. Các mức trí tuệ tốt (I, II, III) chiếm tỷ lệ 32,31%. Các mức trí tuệ VI, VII 
Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học  
132 
giảm dần từ 6-10 tuổi. Mức trí tuệ thấp (loại VII) chiếm 1,81%. Năng lực trí tuệ giữa nam và nữ 
không khác nhau nhiều. Qua đây có thể thấy sự phát triển trí tuệ ở trẻ chịu sự ảnh hưởng của 
tuổi và giới tính. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường và hoàn cảnh gia đình. 
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ 
3.3.1. Ảnh hưởng của khu vực sống đến chỉ số thông minh IQ 
Chỉ số thông minh IQ không những thay đổi theo lứa tuổi, giới tính mà còn chịu ảnh 
hưởng của môi trường sống [8]. Kết quả nghiên cứu chỉ số thông minh IQ của 6.514 học sinh 
thuộc ba khu vực sinh thái thành phố, nông thôn và miền núi được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 
3.2. 
Kết quả bảng 3.3. cho thấy, sự phân hóa các mức trí tuệ của học sinh ở các vùng sinh 
thái khác nhau. Mức trí tuệ loại I chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ở học sinh thành phố (0,76%), sau đó 
đến học sinh nông thôn (0,25%) và tỷ lệ thấp nhất là học sinh miền núi (0,17%). Lúc 8 tuổi, 
vùng thành phố đã có 0,24% học sinh đạt mức trí tuệ loại I – sớm hơn vùng nông thôn và miền 
núi (9 tuổi). 
Hình 3.2. Phân loại các mức trí tuệ của học sinh 6-10 tuổi theo khu vực nghiên cứu. 
Các mức trí tuệ loại tốt (I, II, III) chiếm tỷ lệ cao ở học sinh thành phố là 41,83%, học 
sinh nông thôn chiếm 31,46% và thấp nhất là học sinh miền núi, chỉ chiếm 16,22%. Tỷ lệ học 
sinh có mức trí tuệ loại thấp (VI, VII) cao nhất là ở miền núi (30,76%), sau đó đến học sinh 
thành phố (chiếm 15,99%) và thấp nhất là học sinh nông thôn, chỉ chiếm 9,91%. 
0
10
20
30
40
50
60
I II III IV V VI VII
Các mức trí tuệ 
Tỷ lệ % các mức trí tuệ 
Thành phố 
Nông thôn
Miền núi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 
133 
Bảng 3.3. Phân loại các mức trí tuệ của học sinh theo khu vực nghiên cứu. 
Tuổi Giới tính 
Tỷ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ (%) 
I II III IV V VI VII 
6 
Thành phố 0 0,98 1,46 28,05 23,41 41,22 4,88 
Nông thôn 0 0 0 47,27 14,49 35,39 2,85 
Miền núi 0 1,33 0,67 10,33 27,67 52,67 7,33 
7 
Thành phố 0 9,53 18,14 38,84 11,40 20,70 1,40 
Nông thôn 0 0 7,26 78,23 7,86 5,04 1,61 
Miền núi 0 0 2,35 31,76 29,41 30,98 5,49 
8 
Thành phố 0,24 9,31 36,75 38,66 6,21 8,11 0,72 
Nông thôn 0 1,38 31,42 53,36 8,89 4,15 0,79 
Miền núi 0 4,31 8,61 45,93 19,62 19,62 1,91 
9 
Thành phố 0,71 16,11 42,42 32,94 5,92 1,90 0 
Nông thôn 0,21 6,22 40,13 44,85 6,01 2,36 0,21 
Miền núi 0,58 5,26 25,15 45,61 11,11 11,70 0,58 
10 
Thành phố 2,91 32,45 38,01 23,49 1,69 1,45 0 
Nông thôn 1,02 8,54 57,52 27,85 4,07 0,81 0,20 
Miền núi 0,37 11,57 26,49 41,04 8,96 9,33 2,24 
6-10 
Thành phố 0,76 13,66 27,41 32,47 9,69 14,61 1,38 
Nông thôn 0,25 3,28 27,93 50,52 8,11 8,82 1,09 
Miền núi 0,17 4,41 11,64 32,92 20,17 26,85 3,91 
Vậy mức trí tuệ loại rất xuất sắc (I) chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở học sinh thành phố, sau đó 
đến học sinh vùng nông thôn và thấp nhất là học sinh miền núi. Mức trí tuệ loại trung bình (IV) 
chiếm tỷ lệ nhiều nhất là học sinh nông thôn, sau đó đến học sinh thành phố và thấp nhất là học 
sinh miền núi. Song mức trí tuệ loại ngu đần (loại VII) chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh miền núi. 
Do đó, trong ba vùng sinh thái, học sinh thành phố có mức trí tuệ tốt nhất, sau đó đến học sinh 
nông thôn và kém nhất là học sinh miền núi (p<0,05). 
3.3.2. Ảnh hưởng của quy mô gia đình đến chỉ số thông minh IQ. 
Quy mô gia đình là số con trong gia đình hạt nhân, quy mô gia đình có ảnh hưởng trực 
tiếp đến chất lượng cuộc sống [10]. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ. 
Qua nghiên cứu số con trong các gia đình, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.4. 
Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học  
134 
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của số con trong gia đình đến chỉ số IQ. 
Số con Tỷ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ 
I II III IV V VI VII 
1 36,17 17,02 13,83 23,40 2,13 7,45 0 
2 26,30 14,32 20,57 25,00 6,25 4,17 3,39 
3 20,57 9,22 11,35 34,75 9,22 4,26 10,64 
≥ 4 12,31 10,00 16,92 23,08 16,92 13,08 7,69 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có mức trí tuệ loại I chủ yếu thuộc gia đình có 1 
và 2 con. Trong số này, các gia đình có 1 con chiếm tỷ lệ cao nhất (36,17%), tiếp đến là những 
gia đình có 2 con (26,30%), sau đó đến các gia đình có 3 con (20,57%) và gia đình trên 4 con thì 
các con có mức trí tuệ loại I chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,31%). 
Khi số con trong gia đình tăng lên thì tỷ lệ học sinh có năng lực trí tuệ loại I, II giảm 
nhưng tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ loại IV, V lại tăng. Học sinh có mức trí tuệ loại tốt (I, II, III) 
có tỷ lệ cao ở những gia đình 1, 2 con còn học sinh có mức trí tuệ loại trung bình và thấp (IV, V, 
VI và VII) chiếm tỷ lệ cao ở những gia đình từ 3 con trở lên. 
Vậy giữa số con trong gia đình và chỉ số thông minh IQ của các con có mối tương quan 
nghịch. Điều này có thể giải thích là khi gia đình ít con, cha mẹ có điều kiện thuận lợi hơn như 
kinh tế, thời gian.nên các con được chăm sóc tốt hơn, thời gian cha mẹ quan tâm, dạy dỗ các 
con cũng nhiều hơn nên tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển. Ngoài ra, số lượng con còn 
ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ nên đã ảnh hưởng đến trí tuệ của các con. 
3.3.3. Ảnh hưởng của thứ tự con trong gia đình đến chỉ số thông minh IQ. 
Bên cạnh số lượng con, số thứ tự của các con trong gia đình cũng tác động nhiều đến 
năng lực trí tuệ của trẻ. Kết quả nghiên cứu được thống kê ở bảng 3.5. 
Kết quả bảng 3.5. cho thấy, mức trí tuệ loại I chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh là con thứ 
2 trong gia đình (37,72%), tiếp đến là con thứ nhất (32,73%), sau đó đến con có thứ tự thứ ba 
(25%) và thấp nhất là 13,64% ở những trẻ là con thứ tư trong gia đình. Mức trí tuệ loại VII 
chiếm tỷ lệ cao nhất ở học sinh là con thứ 3 (10,98%) và thấp nhất ở học sinh là con thứ 2 
(0,6%) trong gia đình. 
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của số thứ tự con trong gia đình đến chỉ số IQ. 
Thứ tự con Tỷ lệ học sinh thuộc các mức trí tuệ 
I II III IV V VI VII 
Con thứ nhất 32,73 10,91 20,00 22,72 5,45 3,64 4,55 
Con thứ hai 37,72 19,76 20,96 18,56 0,60 1,80 0,60 
Con thứ ba 25,00 15,37 12,20 18,29 3,41 9,76 10,98 
Con thứ tư trở lên 13,64 14,94 17,53 31,82 8,44 6,49 7,14 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 1 (2017) 
135 
Tỷ lệ trẻ có mức trí tuệ loại tốt (I, II, III) chiếm tỷ lệ cao ở con thứ hai (78,44%) và thấp 
nhất là ở những trẻ là con thứ tư trong gia đình (46,11%). Trong khi đó các mức trí tuệ loại thấp 
(V, VI, VII) chiếm tỷ lệ cao nhất ở trẻ là con thứ ba (24,15%), tiếp đến là con thứ tư (22,07%), 
con thứ nhất (13,64%) và thấp nhất là con thứ hai trong gia đình (chỉ chiếm 3%). 
Vậy thứ tự con trong gia đình có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. Đa số 
học sinh có mức trí tuệ loại xuất sắc và tốt đều là con thứ hai hoặc thứ nhất . Các nhà tâm lý học 
cho rằng, trong điều kiện phát triển thuận lợi, giữa các anh chị em vẫn có sự ganh đua nhau. 
Người anh (chị) luôn có xu hướng giữ vị trí “đàn anh” và đứa em luôn cố gắng đuổi kịp anh chị 
mình. Vì vậy, thường những đứa con thứ hai tích cực hơn, hoạt động hơn và thông minh hơn 
những đứa con đầu lòng. Mặt khác, khi sinh những đứa con thứ hai cơ thể người mẹ đã phát 
triển hoàn thiện về mặt sinh lý, điều kiện kinh tế, kinh nghiệm cũng tốt hơn nên thuận lợi cho 
việc nuôi dạy và chăm sóc con. Khi gia đình có nhiều con (từ 3 trở lên) sẽ ảnh hưởng đến kinh 
tế, cha mẹ lo làm nhiều hơn để nuôi con nên khó có thể chăm sóc các con tốt. 
4. KẾT LUẬN 
Từ những nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau. 
- Chỉ số IQ của học sinh tăng dần theo tuổi, lúc 6 tuổi là 84,24±10,09 nhưng đến 10 tuổi 
có IQ trung bình là 110,32±11,50. Trung bình mỗi năm tăng 6,25 điểm. Mức tăng cao nhất khi 
trẻ từ 6 lên 7 tuổi (11,46 điểm/năm) và thấp nhất là ở độ tuổi 9 lên 10 (3,53 điểm/năm). Sự khác 
nhau về năng lực trí tuệ giữa nam và nữ cùng độ tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
- Học sinh tiểu học Bình Định có mức trí tuệ phân hóa khá rộng từ loại I đến loại VII. 
Phổ biến nhất là mức trí tuệ loại IV (40,46%). Mức trí tuệ loại I tăng dần theo tuổi. Các mức trí 
tuệ tốt (I, II, III) chiếm tỷ lệ 32,31%. Các mức trí tuệ thấp (V, VI, VII) giảm dần theo tuổi. 
- Năng lực trí tuệ của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trẻ sống ở vùng đô thị có 
năng lực trí tuệ phát triển tốt hơn trẻ sống ở khu vực nông thôn và miền núi. Trong các gia đình 
quy mô nhỏ, các con có năng lực trí tuệ tốt hơn các con trong gia đình quy mô lớn. Con thứ hai 
thường có năng lực trí tuệ phát triển tốt nhất so với các con thứ khác trong gia đình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Howard Gardner (1998), Cơ cấu trí khôn (lý thuyết về nhiều dạng trí khôn), Người dịch: Phạm 
Toàn, NXB Giáo dục. 
[2]. Nguyễn Thị Tường Loan (2016), Phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực và trí tuệ của học 
sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc Gia “Đào tạo bồi dưỡng 
giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, NXB Đại học Huế. 
[3]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Mai Văn Hưng (2012), Trắc nghiệm trí tuệ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
Sự phát triển trí tuệ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học  
136 
[4]. Piaget J. (1963), The Psychology of intelligence, New York. 
[5]. Raven. RC (1960), Guide to the standart progessive Matrices, Set (A, B, C, D, E), London. 
[6]. Terman. L (1937), Measuaring inteligence, Boston. 
[7]. Trần Trọng Thủy (1989), Tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh bằng test Raven, Tạp chí 
nghiên cứu giáo dục, số 6, tr.19-21. 
[8]. Võ Văn Toàn (1995), Nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh tiểu học, trung học cơ 
sở Hà Nội và Quy Nhơn bằng test Raven và điện não đồ. Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học Hà Nội. 
[9]. Wechsler.D (1955), Wechsler Adult Intelligent Scade (WAIS), New York. 
[10].  . Truy cập 
ngày 15/12/2016. 
INFLUENCE OF INTELLECTUAL DEVELOPMENT AND FACTORS 
ON THE INTELLECTUAL DEVELOPMENT OF PRIMARY PUPILS 
IN BINH DINH PROVINCE 
Nguyen Thi Tuong Loan 
Faculty of Biology, Hue University College of Sciences 
Email: loantuong2000@gmail.com 
ABSTRACT 
Through the research of 6,514 pupils including 3,298 schoolboys and 3,216 schoolgirls in 
primary schools in Binh Dinh Province, it can be seen that the intellectual development 
(IQ) of children increases gradually by age from 6 to 10 years old. The difference about IQ 
between schoolboys and schoolgirls does not mean in statistics. There are a lot of factors 
influencing on intellectual development of children. The mental ability of children living in 
urban areas develops best. There is a little difference between the children living in rural 
areas and those living in mountainous areas. The children from small families (from 1 two 
2 children) usually have IQ better than those from large families. The second child has the 
best IQ comparing with other children in the family. 
Keywords: Elementary school students, Intellectual capacity, IQ, , students of Binh Dinh, 
the intellectual development. 

File đính kèm:

  • pdfsu_phat_trien_tri_tue_va_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_phat_tr.pdf