Tiểu luận Đánh giá hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện trung ương Huế
Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có
những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc:
Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong
dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của
thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều
nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông
tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược
lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học
phân tử . liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân
ngành hẹp của mình. (1)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Đánh giá hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện trung ương Huế
ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA DƯỢC TRẦN HỮU LINH PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TIỂU LUẬN THỰC HÀNH TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG KHOÁ 2014-2016 HUẾ, 2016 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trong bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Y Dược Huế đã cho tôi các bài học kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học Y Dược Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và khoa Dược – Bệnh viện Trung ương Huế đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trong quá trình thực hiện tiểu luận. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn. Bài tiểu luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của mọi người. Huế, tháng 06 năm 2016 Trần Hữu Linh Phương ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc: Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học phân tử ... liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân ngành hẹp của mình. (1) Chính vì những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế. Mục tiêu cụ thể: 1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị. 2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc) tại Khoa Dược và các Khoa điều trị. 3. Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc. 4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc. 5. Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh án, giao ban, đi bệnh phòng. 6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng (phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...). 7. Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...). 8. Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ và đào tạo y tá-điều dưỡng. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: + Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện. + Các văn bản, quy định nội bộ tại bệnh viện liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng. + Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện. + Thực trạng triển khai Dược lâm sàng tại một số bệnh viện Việt Nam. 1. Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện: 1.1. Giai đoạn 1990s-2010s: Thông tư số 08/BYT-TT, ngày 4/7/1997 lần đầu tiên nhắc đến cụm từ chuyên gia về thuốc: Dược sĩ được coi là chuyên gia về thuốc có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc cho bác sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng người bệnh, hỗ trợ nhân viên y tế khác (PL 1) Các thông tư khác (2004,2009): Liên quan đến thông tin thuốc, ngăn chặn các phản ứng có hại liên quan đến thuốc.. Bắt đầu triển khai ở mức độ hạn chế các hoạt động chung của DLS. Năm 2006: Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai những hoạt động đầu tiên tại khoa lâm sàng. 1.2. Giai đoạn 2010s-2014s: Thông tư số 31-12/TT BYT (2012): lần đầu quy định chức năng, nhiệm vụ của một ‘Dược sĩ lâmsàng’: Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.(PL 2) Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện: Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.(PL 3) Chiến lược phát triển ngành Dược quốcgia đến 2020, tầm nhìn 2030(QĐ 68-TTg): Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược. (PL 4) - Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: đ) 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. e) Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. - Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 2. Các văn bản, quy định nội bộ tại Bệnh viện Trung ương Huế liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng: Quyết định 494/QĐ-BVH c ... xử lý và điều trị nếu ADR xảy ra cấp tính. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 - Tích cực hỗ trợ các khoa lâm sàng trong công tác báo cáo ADR. Một thực tế là các khoa thường gởi báo cáo về ADR rất muộn, có khi sau 1 tuần xảy ra ADR. Việc này khiến cho công tác ghi nhận sự việc hoàn toàn 1 chiều từ phía khoa phòng mà không có những đánh giá lâm sàng của dược sĩ, sẽ gây hạn chế trong ghi nhận và đánh giá ADR một cách chính xác nhất, nó cũng khiến cho việc xử trí có thể không đạt nhiều lợi ích nhất cho bệnh nhân. - Triển khai các lớp cảnh giác dược giành cho các cán bộ khoa dược và các cán bộ y tế trong bệnh viện, đặc biệt là các điều dưỡng là một bước đi đúng đắn để công tác điều trị được nâng cao hơn, bởi điều dưỡng hiện nay vẫn là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhiều nhất. 4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc - Đã được triển khai ở hai quầy cấp phát thuốc ngoại trú. Tuy nhiên, nhân viên vừa làm công tác cấp phát vừa làm công tác tư vấn nên chất lượng tư vấn chưa cao. Nơi đây cũng chưa có không gian tư vấn đủ diện tích để bảo đảm riêng tư về thông tin của bênh nhân nên càng khiến bệnh nhân ngại sử dụng dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc. - Chưa từng có một hoạt động nào về tư vấn sử dụng thuốc trực tiếp cho các bệnh nhân điều trị nội trú. Việc duy nhất khoa dược từng can thiệp vào vấn đề sử dụng thuốc chính là yêu cầu bác sĩ ghi rõ giờ dùng thuốc, nhưng sử dụng thuốc còn rất nhiều vấn đề cần tư vấn cho bệnh nhân: trước hay sau ăn, thức uống thích hợp để uống thuốc, lượng nước nhiều hay ít, cách uống nguyên viên hay có thể chia nhỏ, thời điểm nào thì thích hợp hay không thích hợp, Hiện nay, tại khoa lâm sàng việc hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc vẫn giao cho các điều dưỡng. Trong quá trình thực tập Dược lâm sàng tại các khoa tôi cũng nhận thấy nhiều sai sót về sử dụng thuốc hết sức căn bản, chẳng hề xa lạ với các dược sĩ nhưng rõ ràng các bác sĩ và điều dưỡng không biết về điều này nên mới hướng dẫn và sử dụng sai cho bệnh nhân. 5. Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh án, giao ban, đi bệnh phòng Hoạt động của tổ dược lâm sàng hiện nay chưa qui cũ do thành phần lãnh đạo chính là Ban chủ nhiệm kiêm nhiệm chứ không có người chuyên trách hoạt động độc lập, chính vì thế đội không có hướng đi cụ thể, làm việc rời rạc tự phát, thiếu năng động và động lực. Đây quả là điều đáng tiếc cho toàn đội, khoa dược và bệnh viện cũng như bệnh nhân, bởi các dược sĩ trong tổ dược lâm sàng đều là những dược sĩ được đào tạo chuyên sâu sau đại học với đúng chuyên ngành dược lâm sàng nhưng vấn đề quản lý chưa tận dụng được nguồn nhân lực có chuyên môn này. Thiết nghĩ nếu nguồn nhân lực có chuyên môn này hoạt động tích cực sẽ đem lại lợi ích trước hết cho bệnh nhân trong việc điều trị được an toàn, hợp lý hơn, sau đó là lợi ích giảm tải công việc cho các cán bộ y tế tại các khoa lâm sàng, xa hơn nữa là lợi ích trong hoạt động chung về chăm sóc cho bệnh nhân vì các chuyên gia về điều trị (bác sĩ) và các chuyên gia về thuốc (dược sĩ) sẽ ngày càng tìm thấy sự đồng thuận hơn về việc chăm sóc bệnh nhân trong quá trình trao đổi chia xẻ kinh nghiệp và kiến thức cùng nhau. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng (phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...) - Phần mềm quản lý bệnh viện được số hoá tất cả các thông tin từ thông tin cá nhân bệnh nhân, chẩn đoán, tên các thủ thuật, xét nghiệm, tên thuốc, giúp việc kê đơn được chủ động, tiện lợi hơn đối với các khoa lâm sàng, đồng thời giúp việc quản lý chặt chẽ hơn, giảm thiểu sai sót và lạm dụng. - Không có user truy cập xem thông tin về tình hình sử dụng thuốc trong nội bộ bệnh viện, mọi tham khảo phải phụ thuộc kế toán dược, hoàn toàn không chủ động. Đây chính là mặt hạn chế khả năng bao quát tình hình của dược sĩ lâm sàng. Việc nắm bắt tình hình sử dụng thuốc toàn bệnh viện sẽ giúp ích hơn cho dược sĩ lâm sàng thực hiện nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ số 5 và nhiệm vụ sô 8 trong các Nhiệm vụ chung của Dược sĩ lâm sàng của Thông tư 31/2012/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 20 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện (1. Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc; 5. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; 8. Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;). Đồng thời việc chủ động truy cập và nắm bắt dữ liệu sẽ giúp dược sĩ lâm sàng chủ động hơn trong tư vấn sử dụng thuốc hoặc thay thế thuốc khi cần thiết. 7. Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...) Nguồn nhân lực có chuyên môn cao và chuyên ngành sâu ngày càng tăng từ tuyển dụng và học tập nâng cao cho thấy một sự chuẩn bị nhân lực tốt hơn cho hoạt động lâu dài của Dược lâm sàng, là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện. 8. Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ và đào tạo y tá-điều dưỡng Các dược sĩ lâm sàng tham gia vào hội đồng thẩm định thầu và chấm điểm chất lượng trong các đợt đấu thầu thuốc, y dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm giúp quản lý chất lượng thuốc, y dụng cụ ngay từ khâu đầu tiên là bước đi đúng đắn cho việc đảm bảo và nâng cao chất lượng bệnh viện, cho thấy hoạt động Dược luôn đóng vai trò quan trọng mọi lúc mọi nơi trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Mới đây nhất, quyết định 485/QD-BVH (22/3/2016) THÀNH LẬP BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ LÂM SÀNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ cũng có sự tham gia của Dược lâm sàng trong ban biên tập. (PL 15) ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 THAM KHẢO MÔ HÌNH DƯỢC LÂM SÀNG TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN: 1. Tham khảo từ báo cáo MÔ HÌNH DƯỢC SĨ LÂM SÀNG ĐI BUỒNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ – Ds Đặng Thị Thuận Thảo ĐI BUỒNG BỆNH: 4 bước Bước 1: Dược sĩ lâm sàng phỏng vấn BN về tiền sử sử dụng thuốc (những bệnh nhân có sử dụng kháng sinh, sốt, cần lưu ý theo dõi khi điều trị) Thăm bệnh cùng với bác sĩ điều trị Bước 2: Dược sĩ lâm sàng xem xét việc chỉ định thuốc trong Hồ sơ bệnh án: Chỉ định Chống chỉ định Lựa chọn thuốc Chuyển đổi kháng sinh TIÊMUỐNG Các tương tác thuốc cần chú ý Phản ứng có hại của thuốc Bước 3: Dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị khi phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc Điền vào mẫu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh (theo mẫu được đính kèm). (Trong trường hợp cần thiết, báo cáo trưởng khoa Dược và trưởng khoa Phụ xin ý kiến chỉ đạo). Bước 4: Dược sĩ lâm sàng tư vấn về sử dụng thuốc (đơn thuốc) cho bệnh nhân xuất viện (5phút/bệnh nhân): –Cách sử dụng thuốc: trước ăn, sau ăn –Một số lưu ý đặc biệt của một số thuốc (tác dụng phụ, tương tác thuốc) 2. Tham khảo báo cáo CHIA XẺ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HOẠT DỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI – Ds Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Triển khai thực tế hoạt động Dược lâm sàng tại các khoa phòng: 8 dược sĩ lâm sàng, mỗi người phụ trách 1-2 khoa lâm sàng. Khảo sát sơ bộ các đặc điểm của khoa phòng: mô hình bệnh tật, đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm kê đơn thuốc điều trị, Xây dựng tiêu chí bệnh nhân ưu tiên, tập trung theo dõi trên các bệnh nhân ưu tiên (khoảng 10-20 bệnh nhân/ngày). Dược sĩ lâm sàng làm việc tại khoa phòng 10-15 giờ/tuần. Ghi chép và báo cáo các trường hợp can thiệp hàng tuần. Lưu trữ vào phần mềm. Kèm theo hoạt động này là các mẫu phiếu khảo sát: Bảng thu thập thông tin bệnh nhân, Bảng đánh giá thuốc và điều trị cho bệnh nhân, Mẫu can thiệp dược lâm sàng: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Trần Hữu Linh Phương CK1 Dược lý – Dược lâm sàng 2016 V. KẾT LUẬN: 1. Hội đồng thuốc và điều trị đã được thành lập nhưng còn mang tính hình thức. 2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược tại khoa dược và khoa lâm sàng được thực hiện khá tốt. 3. Hoạt động thông tin thuốc đã được triển khai, chủ yếu cung cấp thông tin cho các điều dưỡng-những người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân hằng ngày. 4. Hoạt động theo dõi và báo cáo ADR được triển khai tốt nhưng chưa chuyên nghiệp và sát sao tới tận lâm sàng. 5. Công tác tư vấn cho bênh nhân ngoại trú gặp nhiều khó khăn về nhân lực cũng như cơ sở. 6. Vai trò người DSLS trong công tác phân tích và bình bệnh án chưa được coi trọng. 7. Dược sĩ lâm sàng chưa trực tiếp tiếp cận với phần mềm quản lý bệnh viện nên việc bao quát hoạt động lâm sàng bị hạn chế. 8. Dược lâm sàng là thành phần quan trọng trong các hoạt động Quản lý chất lượng bệnh viện, tham gia thêm vào việc nâng cao kiến thức về thuốc cho các cán bộ các khoa lâm sàng cũng như sinh viên. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 34 VI. KIẾN NGHỊ: Phương hướng, giải pháp trong tương lai để triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện: 1. Chủ tịch HĐT&ĐT bệnh viện cần phải quan tâm và cụ thể hóa công tác dược lâm sàng- thông tin thuốc tại bệnh viện. 2. Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn được xây dựng trên cơ sở y học chứng cứ, năng lực chuyên môn thực tế của bệnh viện và khả năng chi trả của người dân, với mỗi phác đồ được đưa ra, các bác sỹ chuyên môn đóng góp ý kiến xây dựng và thống nhất phương án điều trị phù hợp với tình hình thực tế chữa bệnh. Phác đồ điều trị là cơ sở khoa học và mang tính pháp lý cho mọi hoạt động chuyên môn của bệnh viện, là cơ sở khoa học để các khoa lâm sàng trong bệnh viện thực hiện nhiệm vụ. 3. Triển khai công tác dược lâm sàng thí điểm tại một vài khoa nhưng phải có kế hoạch hoạt động cụ thể. 4. Thành lập các tiểu ban, phân công rõ trách nhiệm của các thành viên trong HĐT&ĐT, đề ra các mục tiêu và phương hướng hoạt động. Tổ chức định kỳ các phiên họp. 5. Tổ chức thường xuyên hơn các buổi bình bệnh án nhằm mục đích: - Tạo thói quen tốt trong quy trình từ khâu tiếp nhận, thăm khám, kê đơn, chỉ định điều trị, chế độ chăm sóc, theo dõi... - Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực tế để khắc phục kịp thời những thiếu sót, phát huy những ưu điểm. - Nâng cao tinh thần thái độ, trách nhiệm và phong cách giao tiếp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 6. Đơn vị TTT cần được trang bị cơ sở vật chất, và kinh phí mua tài liệu. Bởi tính cập nhật rất cao trong ngành y nói chung và ngành dược nói riêng nên việc liên tục nghiên cứu và cập nhật tài liệu chuyên môn mới là rất quan trọng. 7. Các dược sĩ làm công tác TTT-DLS phải được đào tạo bài bản. 8. Bản tin thông tin thuốc cần được cải tiến hoặc TTT qua website. 9. Tổ chức các lớp cảnh giác dược cho toàn bộ điều dưỡng (hiện nay chỉ mới giới hạn cho đối tượng Điều dưỡng trưởng). 10. Tạo không gian tư vấn riêng cho các bệnh nhân ngoại trú. 11. Cấp user cho các Dược sĩ lâm sàng xem thông tin trên phần mềm quản lý bệnh viện để theo dõi hoạt động lâm sàng được chủ động và bao quát. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 35 VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình DƯỢC LÂM SÀNG-NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ - Nhà xuất bản Y học – 2014. 2. DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM KHẢO SÁT VỀ NHỮNG DỊCH VỤ ĐANG ĐƯỢC TRIỂN KHAI CỦA DƯỢC LÂM SÀNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN – Lê Bá Hải – 2015. 3. MÔ HÌNH DƯỢC SĨ LÂM SÀNG ĐI BUỒNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ – Ds Đặng Thị Thuận Thảo. 4. Báo cáo CHIA XẺ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI HOẠT DỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI – Ds Nguyễn Thị Hồng Thuỷ 5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 36 VIII. PHỤ LỤC: 1. Thông tư số 08/BYT-TT (1997) QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN. 2. Thông tư số 31-12/TT BYT HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG BỆNH VIỆN. 3. Thông tư số 21/2013/TT-BYT QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIỆN. 4. QĐ 68-TTg PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 5. Quyết định 494/QĐ-BVH THÀNH LẬP ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 6. Quy định của Ban Giám đốc (ra ngày 20/11/2013) về Báo cáo và xử trí phản ứng có hại của thuốc 7. Quyết định 582/QD-BVH (tháng 12/2013) THÀNH LẬP TỔ DƯỢC LÂM SÀNG, THÔNG TIN THUỐC VÀ ADR. 8. Quyết định 455/QD-BVH (tháng 8/2014) THÀNH LẬP TỔ DƯỢC LÂM SÀNG, THÔNG TIN THUỐC VÀ ADR. 9. Quyết định 1413/QD-BVH (02/12/2015) THÀNH LẬP TỔ DƯỢC LÂM SÀNG. 10. Qui trình Thông tin thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế. 11. Kế hoạch Thực hành dược lâm sàng. 12. Công văn số 127 ngày 02/08/2013 về việc Tổ chức Khoá đào tạo Kỹ năng Cảnh Giác Dược. 13. Quyết định 858/QD-BVH (25/4/2015) THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ. 14. Công văn số 237/BVH QUI TRÌNH THÔNG TIN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN. 15. Quyết định 485/QD-BVH (22/3/2016) THÀNH LẬP BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ LÂM SÀNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ. 16. Các tư liệu về hoạt động Cảnh giác dược. 17. Một số Bảng thông thin thuốc. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 37 Các tư liệu về hoạt động Cảnh giác dược ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 38 Một số Bảng thông tin thuốc
File đính kèm:
- tieu_luan_danh_gia_hoat_dong_duoc_lam_sang_tai_benh_vien_tru.pdf