Thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu điều tra mô tả cắt
ngang tại 304 hộ gia đình tại 2 xã PaHam và Nậm Nèn,
huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm khảo sát thực
trạng điều kiện vệ sinh môi trường. Kết quả cho thấy
tỷ lệ nhà cấp 4 khá cao (99,8%). Nguồn nước chính hộ
gia đình sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt là nước
khe 67,6% và có 76,5% hộ gia đình cho là đủ nước
dùng trong sinh hoạt. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu là
93,7% trong đó chỉ có 46,4% hộ gia đình có nhà tiêu
đạt về xây dựng. Loại hình nhà tiêu sử dụng nhiều là
nhà tiêu thấm dội nước 68,7%; tiếp theo là nhà tiêu tự
hoại chiếm 25,8%
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020 Website: yhoccongdong.vn130 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HỘ GIA ĐÌNH CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Nguyễn Quốc Tiến1, Lương Hậu Tân2, Lê Thị Kiều Hạnh1, Đinh Thị Kim Anh1, Phí Đức Long1 TÓM TẮT Chúng tôi thực hiện nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang tại 304 hộ gia đình tại 2 xã PaHam và Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm khảo sát thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhà cấp 4 khá cao (99,8%). Nguồn nước chính hộ gia đình sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt là nước khe 67,6% và có 76,5% hộ gia đình cho là đủ nước dùng trong sinh hoạt. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu là 93,7% trong đó chỉ có 46,4% hộ gia đình có nhà tiêu đạt về xây dựng. Loại hình nhà tiêu sử dụng nhiều là nhà tiêu thấm dội nước 68,7%; tiếp theo là nhà tiêu tự hoại chiếm 25,8%. Từ khóa: Nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu, nhà tiêu hợp vệ sinh. ABSTRACT: THE SITUATION OF HOUSEHOLD’S ENVIRONMENTAL SANITATION CONDITIONS AMONG THE THAI ETHNIC MINORITY GROUP IN MUONG CHA DISTRICT, DIEN BIEN PROVINCE The descriptive, cross-sectional survey was conducted in 304 households in 2 communes, named PaHam and Nam Nen, Muong Cha district, Dien Bien province, to assess the status of the household’s environmental sanitation conditions. The results showed that 99.8% of households used the four-level house. The main water source used for drinking and domestic was spring water (67.6%). The rate of households had enough water for domestic use was 76.5%. Regarding latrine, while 93.7% of the household had toilets, only 46.4% of households had hygienic latrines meeting construction standards. The dominant latrine was pouring flush (68.7%), followed by a septic tank at 25.8%. Key words: House, domestic water, latrine, hygiene latrine. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, trong đó Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn là nội dung thứ 9 trong 11 nội dung quan trọng trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới [2]. Mục tiêu cụ thể năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Hiện nay thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình cũng trong tình trạng như các huyện miền núi khác, để có cái nhìn toàn diện hơn giúp các nhà quản lý có sở để nâng cao điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình cho người dân đồng bào Dân tộc nói chung và Dân tộc Thái nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh môi trường hộ gia đình của đồng bào dân tộc Thái huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên năm 2018. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã PaHam và Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 2. Đối tượng nghiên cứu - Hộ gia đình đồng bào dân tộc Thái 3. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2018 đến 12/2018 Ngày nhận bài: 08/05/2020 Ngày phản biện: 15/05/2020 Ngày duyệt đăng: 30/05/2020 1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình 2. Sở Y tế Điện Biên SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020 Website: yhoccongdong.vn 131 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả dựa trên cuộc điều tra cắt ngang * Chọn mẫu và cỡ mẫu: + Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: n= 2 2 2/1 )1( e ppZ −×−α - n: cỡ mẫu nghiên cứu là số hộ gia đình điều tra - a/2: Độ tin cậy lấy ở ngưỡng a = 0,05; Z 1-a/2 = 1,96 - e: Độ sai lệch mong muốn, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn e=0,05 - p: tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh ước tính 0,25 [5] Với các dữ liệu trên n được tính là 289/xã. Thực tế chúng tôi đã điều tra được tại xã Pa Ham là 300 hộ gia đình, xã Nậm Nèn là 304 hộ gia đình. + Chọn mẫu Tại 2 xã được chọn, sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn một hộ gia đình dân tộc Thái sau đó tiến hành điều tra theo phương pháp “cổng liền cổng” cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. 5. Xử lý số liệu Các số liệu được nhập vào máy tính và phân tích dựa trên phần mềm Epi-Data, SPSS và sử dụng các thuật toán thống kê y học III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Các loại hình nhà ở tại hộ gia đình Loại hình nhà ở Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604) SL % SL % SL % Nhà cấp 4 303 99,7 300 100 603 99,8 Nhà 2 tầng 1 0,3 0 - 1 0,2 Tổng 304 100 300 100 604 100 Bảng 3.2. Diện tích nhà ở các hộ gia đình Diện tích/người Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604) SL % SL % SL % <10 m2 15 4,9 6 2,0 21 3,5 ³10 m2 (**) 289 95,1 294 98,0 583 96,5 p** <0,05 Bảng 3.1 cho thấy 99,8% hộ gia đình tại 2 xã điều tra là nhà cấp 4. Diện tích trung bình nhà ở/người (≥10m2) chiếm tỷ lệ chung là 96,5%; trong đó xã Nậm Nèn là 95,1%; xã Pa Ham là 98%. SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020 Website: yhoccongdong.vn132 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 Bảng 3.3 Nguồn nước chính hộ gia đình đang sử dụng Nguồn nước Nậm Nèn (n=304) Pa Ham (n=300) Chung (n=604) SL % SL % SL % Nước máy 3 1,0 0 - 3 0,5 Giếng khơi 8 2,6 0 - 8 1,3 Giếng khoan 1 0,3 2 0,7 3 0,5 Sông, suối, ao hồ 55 18,1 0 - 55 9,1 Máng lần/tự chảy 0 - 127 42,3 127 21,0 Nước khe 237 78,0 171 57,0 408 67,6 Bảng 3.4. Mức độ nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước Mức độ nguy cơ Nậm Nên (n=247) Pa Ham (n=298) Chung (n=545) SL % SL % SL % Rất cao 2 0,8 0 0 2 0,4 Cao 64 25,9 1 0,3 65 11,9 Trung bình 120 48,6 176 59,1 296 54,3 Thấp 61 24,7* 121 40,6* 182 33,4 p (*) <0,05 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu (n=604) Thực trạng nguồn nước được người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày được trình bày tại bảng 3.3: Dùng nước khe là 67,6%; nước máng lần/tự chảy là 21%; vẫn còn 9,1% người dân sử dụng nước sông, suối, ao hồ. Kết quả bảng 3.4 cho thấy các nguồn nước đang được người dân sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt đang có nguy cơ ô nhiễm ở mức độ trung bình với tỷ lệ là 54,3%; nguy cơ thấp là 33,4%; 11,9% có nguy cơ cao. SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020 Website: yhoccongdong.vn 133 VI N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy trong các hộ gia đình được điều tra tại 2 xã có 93,7% số hộ có nhà tiêu. Các loại hình nhà tiêu được sử dụng tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là nhà tiêu thấm dội nước (68,7%); sau đến nhà tiêu tự hoại chiếm 25,8%; các loại nhà tiêu khác chiếm tỷ lệ thấp. Bảng 3.5. Loại hình nhà tiêu hộ gia đình ở địa bàn điều tra Loại hình nhà tiêu Nậm Nèn (n=272) Pa Ham (n=275) Chung (n=547) SL % SL % SL % Tự hoại 113 41,5 28 10,2 141 25,8 Hai ngăn 1 0,4 6 2,2 7 1,3 Chìm thông hơi 1 0,4 3 1,1 4 0,7 Thấm dội nước 157 57,7 219 79,6 376 68,7 Khác (cầu, thùng) 0 - 19 6,9 19 3,5 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhà tiêu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng Các loại hình nhà tiêu Nậm Nèn Pa Ham Chung SL % SL % SL % Tự hoại (n=141) 63 44,7 18 12,8 81 57,4 Hai ngăn (n=7) 0 - 1 1/7 1 1/7 Chìm có ống t. hơi (n=4) 0 - 1 1/4 1 1/4 Thấm dội nước (n=376) 104 27,7 67 17,8 171 45,5 Tổng (n=547) 167 30,5 87 15,9 254 46,4 p <0,05 Trong các loại nhà tiêu được sử dụng tại các hộ gia đình, kết quả bảng 3.6 cho thấy 57,4% nhà tiêu tự hoại; 45,5% nhà tiêu thấm dội nước đạt yêu cầu về xây dựng. Trong đó xã Nậm Nèn chiếm tỷ lệ cao hơn xã Pa Ham có ý nghĩa thống kê với p<0,05. IV. BÀN LUẬN Điều kiện nhà ở đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là sự lan truyền các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tại 2 xã đồng bào dân tộc Thái sinh sống chủ yếu là nhà cấp 4 chiếm 99,8%; tuy nhiên diện tích trung bình/người chiếm 96,5%. Nghiên cứu của tác giả tại Hải Dương cho biết tỷ lệ người dân có nhà ở 1 và 2 tầng và tại 3 xã vùng nông thôn là 50,2 % và 34,9% cao hơn nghiên cứu chúng tôi; diện tích trung bình/người là 84,6m2 thì lại thấp hơn kết quả chúng tôi. Chúng tôi thấy cũng là phù hợp với thực tế bởi vì địa bàn điều tra của tác giả là vùng nông thôn miền đồng bằng nên diện tích chật hẹp hơn vùng miền núi, mặt khác điều kiện kinh tế cũng ít khó khăn hơn địa bàn miền núi [5]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc Thái sử dụng nguồn nước tại các hộ gia đình chủ yếu là nước khe (67,6%), trong đó xã Nậm Nèn là 78%; xã Pa Ham là 57%; nước máng lần tự chảy là ở xã Pa Ham có 42,3% người dân sử dụng. Vẫn còn 9,1% sử dụng nước sông, suối, ao hồ. Về mức độ nguy cơ ô nhiễm nguồn nước cho thấy các nguồn nước được SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020 Website: yhoccongdong.vn134 JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020 người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày có nguy cơ ô nhiễm ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%); nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ là 33,4% và còn 11,9% số nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người dân có nhà tiêu là 93,7%; số hộ sử dụng nhà tiêu thấm dội nước cao nhất chiếm 68,7%; nhà tiêu tự hoại là 25,8%. Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu và nhà tiêu được cho là hợp vệ sinh khá cao. Nghiên cứu của tác giả Lù Thị Đoàn tại Sơn La cho thấy trong các hộ gia đình được điều tra thì 100% hộ đều có nhà tiêu, nhà tiêu tự hoại chiếm tỷ lệ là 20,4%; nhà tiêu thấm dội nước là 10,2% như vậy thấp hơn kết quả của chúng tôi [4]. V. KẾT LUẬN - 99,8% nhà ở của hộ gia đình là nhà cấp 4 và 96,5% diện tích nhà ở/người đạt trên 10m2 - Nguồn nước chính hộ gia đình sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt là nước khe chiếm 67,6% - Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu cao chiếm 93,7%; chủ yếu là nhà tiêu thấm dội nước chiếm 68,7%; nhà tiêu tự hoại chiếm 25,8%. Tỷ lệ nhà tiêu đạt về xây dựng chiếm 46,4%; đạt về sử dụng và bảo quản là 67,6%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn An (2018), “Thực trạng vệ sinh chất lượng nước mưa dùng trong sinh hoạt tại huyện Đan Phượng và Phúc Thọ, Hà Nội năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 28, số 5, Tr. 164. 2. Bộ Y tế (2011), Tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2011-2020, Hà Nội ngày 22/9/2011. 3. Lê Thị Minh Chính, Nguyễn Thị Bình và cs (2011), “Điều kiện sống và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc người Mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2011”, Tạp chí Y tế Công cộng, số 21, Tr.50-54. 4. Lù Thị Đoàn (2015), Thực trạng và kiến thức thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu, phòng chống bệnh lây truyền qua phân tại 2 xã thành phố Sơn La, Luận văn thạc sỹ YTCC, Trường Đại học Y Thái Bình. 5. Ngô Thị Nhu (2013), “Thực trạng điều kiện nhà ở và vệ sinh môi trường hộ gia đình tại ba xã vùng nông thôn tỉnh Hải Dương năm 2012”, Tạp chí Y học Thực hành, số 1, Tr. 30-34.
File đính kèm:
- thuc_trang_dieu_kien_ve_sinh_moi_truong_ho_gia_dinh_cua_dong.pdf