Thơ tự sự - Trữ tình Olga Berggoltz
Với Olga Berggoltz, thơ ca chính là hơi thở, là máu thịt, là tình yêu tha thiết với
cuộc sống và con người. Trong thơ ca Olga Berggoltz, có cả thăng trầm của chính cuộc
đời bà và dấu ấn những năm tháng chiến tranh gian khổ, bi thương nhưng hào hùng,
oanh liệt nhất của đất nước Xô viết. Sự uỷ mị, yếu đuối thông thường của một người đàn
bà trong tình yêu không lấn át, mà ngược lại, hoà quyện chặt chẽ với nguồn năng lượng,
cảm hứng công dân mạnh mẽ, kiên cường. Điều này tạo nên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo
của hồn thơ, của thơ Olga Berggoltz, khiến bà trở thành một trong những nữ thi sĩ được
yêu quý và trân trọng nhất của thơ ca Xô viết thế kỷ XX.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thơ tự sự - Trữ tình Olga Berggoltz
24 TRNG I HC TH H NI TH& T' S' - TR) TNH OLGA BERGGOLTZ Vũ Công Hảo1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Với Olga Berggoltz, thơ ca chính là hơi thở, là máu thịt, là tình yêu tha thiết với cuộc sống và con người. Trong thơ ca Olga Berggoltz, có cả thăng trầm của chính cuộc đời bà và dấu ấn những năm tháng chiến tranh gian khổ, bi thương nhưng hào hùng, oanh liệt nhất của đất nước Xô viết. Sự uỷ mị, yếu đuối thông thường của một người đàn bà trong tình yêu không lấn át, mà ngược lại, hoà quyện chặt chẽ với nguồn năng lượng, cảm hứng công dân mạnh mẽ, kiên cường. Điều này tạo nên vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo của hồn thơ, của thơ Olga Berggoltz, khiến bà trở thành một trong những nữ thi sĩ được yêu quý và trân trọng nhất của thơ ca Xô viết thế kỷ XX. Từ khoá: Olga Berggoltz, tự sự, trữ tình, thơ ca Xô viết. 1. MỞ ĐẦU Là một trong ba gương mặt nữ nổi bật, góp phần làm nên diện mạo, hồn xác của thơ ca Nga - Xô viết thế kỷ XX, Olga Berggoltz (1910-1975) hiện diện có vẻ khiêm tốn nhưng không hề lép vế bên cạnh hai "đàn chị" nhiều "tai tiếng" trước đó là A.Akhmatova (1889- 1966) và M.Svetaeva (1892-1941). Không hoà đồng cũng chẳng tách biệt, không hào hứng cũng chẳng than phiền, không tự nguyện cũng chẳng bắt buộc..., bà lặng lẽ, âm thầm có mặt trong tất cả những thời khắc biến động lớn lao, dữ dội nhất của đất nước Xô viết như một chứng nhân, hơn thế, như một người "đi xuyên qua hoang mạc" của cuộc đời và của chính mình. Olga Berggoltz sinh ngày 3 tháng 5 năm 1910 (theo lịch cũ) tại Sankt Peterburg, là chị cả trong một gia đình có hai chị em gái. Tuổi ấu thơ tuy ngắn ngủi và đầy biến động song chị em bà luôn được sống trong vòng tay yêu thương che chở của gia đình. Cha của bà, ông Fedor Kristoforovits Berggoltz - một bác sĩ phẫu thuật trầm tư, ít nói, trước đây từng phục vụ dưới chế độ Nga hoàng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từng tham gia chống Bạch vệ thời kỳ nội chiến, hiện đang chăm lo sức khỏe cho những người công 1 Nhận bài ngày 12.04.2016, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 24.5.2016 Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@daihocthudo.edu.vn TP CH KHOA HC − S 5/2016 25 nhân - chính là người đã phát hiện, nâng niu, vun đắp cho tài năng thơ ca của Olga Berggoltz. Ngoài sự yêu thương, ông đồng thời cũng là người luôn thấu hiểu, trân trọng, sẻ chia tâm tư, khát vọng, sự cố gắng bền bỉ và cả những đau khổ tột cùng của con gái mình. Khí phách, sự chịu đựng, khả năng phi thường vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách nghiệt ngã tưởng chừng không thể vượt qua trong cuộc sống của Olga Berggoltz chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ông. Olga Berggoltz mê thơ và tập làm thơ từ rất sớm. Bài thơ đầu tiên của bà được đăng báo năm 1924 là cảm tác trước cái chết của V.I.Lenin. Đó là một bài thơ ngắn, ngôn từ giản dị, có phần hồn nhiên ngây thơ, nhưng trong nó có sức mạnh mãnh liệt của một cảm xúc chân thành, sự kết hợp giữa nỗi đau và niềm tin, giữa cái nhìn riêng của một cô thiếu nữ và ý thức về sự mất mát của cả một dân tộc. Thoạt đầu, khi đọc những bài thơ đầu tay của Olga, độc giả có cảm giác rằng bà chỉ cố gắng ghi lại diễn biến của những cảm xúc tức thời diễn ra trong tâm hồn mình chứ không có ý định trau chuốt ngôn từ hay phô diễn ý tưởng, không chú ý đến các kỹ thuật, thủ pháp nhằm tạo dựng một phong cách riêng; nhưng ngay cả các bài thơ của bà sau này, khi đã thấm vị mặn mòi, đắng chát của những thăng trầm, chìm nổi trong cuộc đời, thì vẫn vậy. Có lẽ chiều sâu của ý tưởng, của sự cảm nhận cuộc đời nằm sau câu chữ, sau những mạch cảm xúc có vẻ tức thời đó. Bà tự coi mình là người cất lên tiếng nói chân thật của nỗi lòng và cũng chỉ dành cho những nỗi lòng đồng điệu: "Tôi là chú vịt đá/ Tôi là cây sáo đá/ Tôi hát một bài ca/ Thật thà và giản dị/ Hãy đặt lên môi đi/ Nhè nhẹ thôi hãy thổi/ Bạn sẽ nghe thấy bài ca của tôi" [Cây sáo đá, 1926, 1930, Thuỵ Anh dịch]1. Nếu có thể xem đây là một tuyên ngôn, tín niệm thơ ca, thì quả thật, hiếm thấy nhà thơ nào, thứ tuyên ngôn, tín niệm nào lại được diễn đạt "thật thà và giản dị" đến thế. Tuy nhiên, nó đã gắn bó với bà đến trọn đời, tạo thành giọng điệu riêng, hơi thở riêng, không nhầm lẫn với bất cứ nhà thơ nào khác. 2. NỘI DUNG 2.1. Cảm thức công dân Olga Berggoltz trước hết là con người của đất nước, công việc và tình yêu. Đó là một công dân đích thực trước khi trở thành một người đàn bà, một thi sĩ. Trong ấn tượng của những người bạn cùng thời trung học, "Olga là một người thẳng thắn, trung thực, không thoả hiệp, không khoan nhượng, cực đoan trong yêu và ghét. Thời đó, cô đã rất thông minh, trí tuệ sắc sảo, có duyên hài hước, lúc rất nhí nhảnh dễ thương, lúc lại đầy gai góc 1 Kể từ đây, các trích dẫn thơ ca trong bài viết đều được lấy từ cuốn "Olga Berggoltz của tôi" – Nxb Trẻ, 2010, do chính Thuỵ Anh dịch và viết lời giới thiệu. 26 TRNG I HC TH H NI châm chọc. Cô là người thích tranh luận và tranh luận rất nhiệt tình, trong các cuộc tranh cãi luôn tự tin, hăm hở. Gương mặt đẹp đẽ và thanh thoát của cô thường sáng rực lên một cách tự nhiên bởi nụ cười ấm áp, gương mặt ấy làm người ta kinh ngạc và lôi cuốn bởi nét hoạt bát sinh động, tình cảm, hiển hiện cả một cuộc sống nội tâm căng thẳng và phong phú" [1, tr. 19-20]. Năm 1926, Olga Berggoltz theo học ngành báo chí tại khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Leningrad. Tốt nghiệp ra trường, cô nhà báo trẻ yêu thơ đã từng đi nhiều nơi, từ Kavkaz đến Kazakstan; làm phóng viên, biên tập viên cho nhiều báo, toà soạn của các Hội văn nghệ và Đoàn Thanh niên Cộng sản ở các địa phương... Thời kỳ này, ngoài thơ ca, Olga Berggoltz còn viết truyện ngắn, hồi ký, phóng sự..., phản ánh kịp thời sự đổi mới của đất nước, con người Xô viết trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Để ghi nhận, đánh giá đúng tài năng và những đóng góp tích cực ấy, bà đã vinh dự được kết nạp vào Hội nhà văn Xô viết ngay trong kỳ Đại hội đầu tiên, tháng 6 năm 1934. Còn nhớ ... hiện, lưu giữ ký ức về chiến tranh bằng nhiều hình thức: phim tư liệu, tượng đài, các cuốn sử biên niên, các ca khúc, bản nhạc, sáng tác văn chương..., song ghi lại lịch sử thành phố thép bằng thơ ca trong bom đạn khốc liệt, giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, khi "Mỗi người dân từng quên mình bảo vệ thành Len yêu dấu / Từng chẹn tay lên những vết bỏng rát trên người/ Đã trở thành người lính chiến rồi / TP CH KHOA HC − S 5/2016 29 Dũng cảm như cựu binh thời trước"... chân thực như chính những gì đang diễn ra thì chỉ có Olga Berggoltz. Các bài thơ thời kỳ này, trong đó có Nhật ký tháng Hai - một bản trường ca, đúng hơn, một khúc tráng ca - đều được bà viết rất nhanh, không chỉ để "trả nợ ký ức" "trả nợ cho máu xương của những người đồng đội đã ngã xuống" (chữ của Iu.Bondarev sau này), mà còn để tự củng cố tinh thần, sức mạnh cho chính mình: "Tôi chưa từng là một anh hùng Chưa từng mơ vinh quang và tấm huân chương trên ngực Chung hơi thở với thành Len, chung bước Chẳng khoe lòng anh dũng, tôi chỉ sống hết mình thôi" (Nhật ký tháng Hai - 2.1942) Khó có thể kể hết những gì Olga Berggoltz và những người dân Leningrad đã phải chịu đựng trong chín trăm ngày đêm bị phong toả. Hơn nửa triệu người đã chết vì bom đạn và đói rét. Không niềm vinh quang nào, phần thưởng nào bù đắp được cho những tổn thất, hi sinh to lớn ấy. Bởi thế, không chỉ trong chết chóc bom đạn, mà ngay cả khi chiến tranh đã đi qua: "Tôi một mình ngồi lại lắng nghe tôi / trong không gian lặng im thời hậu chiến", khi nữ nhà thơ - cựu chiến sĩ năm xưa đã trở thành con người của cuộc sống đời thường: "Nhưng người đàn bà trong tôi không thể buông tha những kẻ định xoá sạch trơn mọi người trong ký ức nhạt mờ phẳng lặng, không để họ quên hình ảnh người dân thường Leningrad gục trên những quảng trường hoang tuyết ngả màu vàng" (Tự hát - 1946) Thi sĩ đã tự nhận về mình trách nhiệm nhắc nhở mọi người không được phép quên, song cũng có thể chính những người đã khuất đã tin tưởng, giao phó cho bà cái sứ mệnh thiêng liêng khắc ghi những năm tháng đau thương cùng công sức của họ, cái chết của họ vào trời xanh, vào lịch sử: "Muôn đời không quên mùa đông đen tối, đau thương, đói khát của những năm Bốn mốt, Bốn hai Cả những khốc liệt của những trận bắn nhau suốt những đêm dài Cả nỗi khủng khiếp của mưa bom năm Bốn ba đáng sợ Đất thành phố đạn bom phá vỡ Các đồng chí, các anh ơi, không một cuộc đời nào lại lãng quên được" (Những dòng tưởng niệm khắc trên tường nghĩa trang Piskariov - 1956) Hiện trên bức tường nghĩa trang Piskariov, nơi yên nghỉ của những người đã ngã xuống trong những tháng năm đau thương này, người ta đã khắc những dòng thơ bất tử của Olga Berggoltz, thay cho bia mộ, thay cho sự tưởng niệm những người con bất tử của thành phố: 30 TRNG I HC TH H NI "Nơi đây yên nghỉ những người con Leningrad Nơi đây yên nghỉ những người dân thành phố - đàn ông, đàn bà, con trẻ Bên cạnh họ là những người lính Hồng quân, cận vệ Bằng cả cuộc đời mình, họ bảo vệ Người, hỡi Leningrad, Cái nôi của Cách mạng Ta không thể kể hết ra đây tên tuổi họ vẻ vang Bởi họ, biết bao người nằm dưới phiến đá kia ngàn đời ôm ấp Nhưng hãy lắng nghe những tảng đá kể chuyện đời cao thấp: Không ai bị lãng quên và không điều gì bị quên lãng" (Những dòng tưởng niệm khắc trên tường nghĩa trang Piskariov - 1956) Không ai bị lãng quên và không điều gì bị quên lãng, đó không chỉ là vấn đề ý thức mà còn là nhận thức, không chỉ là trách nhiệm mà còn là lương tâm. Với nhiều người, ký ức quá nặng nề, đau đớn, cần phải quên đi; còn với Olga Berggoltz, ký ức và những nỗi đau là liều thuốc giúp bà giữ được thăng bằng giữa cái chống chếnh, chao đảo, hẫng hụt của cuộc sống thực tại, khi mà "Cả ngày trong cuộc họp tôi ngồi / Rồi biểu quyết, rồi nói điều giả dối / Lời hổ thẹn sao chưa làm tôi chết nổi? / Nỗi chán chường không khiến bạc đầu thêm?". Người ta không thể chạy trốn quá khứ, cũng không thể né tránh, sợ đối mặt với thực tại và tương lai, càng không thể lừa dối máu xương của cả một thế hệ: "Ai đó được tung hô sau khốc liệt chiến trường Số còn lại đã nằm đây lặng thầm mãi mãi Máu đổ xuống đất lành không mưu toan lời lãi Có hay đâu để chuộc mọi lỗi lầm Chưa bao giờ phạm phải với lương tâm!" (Cả ngày trong cuộc họp tôi ngồi... - 1948, 1949) Điều khác thường và giản dị này là chân lý, là lẽ sống, là chính cuộc đời bà. Có phải vì thế bà vẫn luôn nhớ những người còn sống và đã chết, những người đã ở bên, sẻ chia gian khổ hoạn nạn, giúp đỡ mình (bạn bè đồng chí, những người chồng, các bạn thơ hay bậc đàn chị A.Akhmatova)..., vẫn tiếp tục đấu tranh, cổ suý nhiệt tình cho thứ thơ trữ tình đích thực đang bị lấn át, gạt khỏi chỗ đứng bởi lối tư duy minh hoạ, mang màu sắc chính trị đương thời, bất chấp mọi thiệt thòi, dị nghị và phản ứng. Có thể nói, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Olga Berggoltz vẫn là một "tấm lòng", một nhân cách đáng trân trọng. 2.2. Tự sự tình yêu Hiếm có người phụ nữ nào trên thế gian này lại gặp nhiều trắc trở, truân chuyên đến thế trong tình duyên như Olga Berggoltz. Mỗi lần yêu là một lần tâm hồn, trái tim bà bị thương tổn, rỉ máu. Ba cuộc hôn nhân đều xuất phát từ tình yêu đã không mang đến nhiều TP CH KHOA HC − S 5/2016 31 hạnh phúc như bà mong đợi, bởi chúng quá ngắn ngủi và nhiều bất hạnh, khổ đau. Người chồng đầu tiên, kết quả của thời thanh niên đam mê nông nổi, Boris Kornilov, như đã nói, đã bị thủ tiêu trong một trại tập trung năm 1938 mà đến tận khi bị bắt vào tù bà cũng không hề biết; người chồng thứ hai gặp gỡ và yêu nhau trong những ngày Leningrat anh hùng nằm trong vòng vây bom đạn của kẻ thù, Nikolai Molchanov, đã chết trên tay bà vì đói rét kiệt sức; người thứ ba, người đồng chí, người chỉ huy, sau này là nhà ngôn ngữ học Georgi Makogonenco, cũng lặng lẽ rời xa bà sau hơn chục năm chung sống vì giữa hai người không tìm thấy sự đồng điệu, sẻ chia. Tuy vậy, với một người phụ nữ kiên cường và tràn đầy khao khát yêu thương như Olga, càng trải nghiệm, thấm thía nỗi đau càng tăng thêm nghị lực sống. Bà vẫn ngẩng cao đầu, tham gia tích cực các hoạt động xã hội và giấu kín sự nức nở của mình trong những vần thơ như thể chỉ dành cho riêng mình. Với Olga Berggoltz, tình yêu luôn gắn liền với cuộc sống, nó cần thiết như ánh sáng, như khí trời, như hơi thở; con người không thể sống mà không yêu: "Còn tình yêu? Như ánh sáng và khí trời đâu mới lạ, như hơi thở giản đơn - luôn ở bên người tình chẳng hết mà cũng không lối thoát, ôi chiếc cánh tình yêu xanh thẳm chơi vơi" (Tuổi xuân - 1940) Cuộc sống có vui buồn, tình yêu cũng có hạnh phúc và đau khổ. Thơ viết về tình yêu của Olga Berggoltz trước hết là những dòng tự sự, giãi bày, cắt nghĩa về những đam mê đắm say là cội nguồn hạnh phúc và đau khổ của chính mình. Thơ tình yêu của Olga Berggoltz chân thành và trong sáng đến bất ngờ. Bà chẳng hề giấu giếm sự nồng nàn, vương vấn với "người xưa", cũng không ngần ngại thú nhận với người mới. Song nếu tình cảm với "người xưa" dù vẫn luôn là kỷ niệm, dấu ấn của một quãng đời và mỗi quãng đời trong cuộc đời sôi động, đầy biến cố đổi thay này đều đáng nhớ và đáng sống, thì ý thức và trách nhiệm với thực tại mới là nét khác biệt chính, làm nên sự dung dị mà cao quý của con người, thơ ca Olga Berggoltz. Bản thân bà, với vẻ đẹp duyên dáng hồn hậu và những phẩm chất ấy, rất đáng yêu; hơn nữa, ba người đàn ông đã đi qua đời bà cũng rất đáng để yêu, để mọi người đàn bà chân thành và nghị lực như Olga Berggoltz trao gửi. Bởi thế, khác với A.Akhmatova, cái gọi là sự "đa đoan", "đa tình" của Olga Berggoltz không bị người đời trách cứ hay dè bỉu. Trong thơ tình yêu của Olga Berggoltz, dấu mốc thời gian của các cuộc tình, hôn nhân thường vừa cụ thể vừa bị mờ nhòe; không phải vì nó mới diễn ra hay đã diễn ra quá lâu, mà vì đôi khi ký ức và thực tại cứ hoà trộn, xen cài khó tách bạch. Bà ít viết về mối tình đầu tiên, người chồng đầu tiên Boris Kornilov không phải bởi đã quên, ngược lại, bóng dáng người xưa từng khiến cô gái trẻ lần đầu biết yêu và được yêu hạnh phúc, xao xuyến 32 TRNG I HC TH H NI đến mức Chiều nay em đánh rơi lời... (1927-1928) vẫn có mặt trong một số bài thơ sau này như Không đề (1940, nhà thơ Bằng Việt dịch là Bài thơ cuộc đời), Cánh én bên bờ dốc đứng (1940), Lại một mình đơn độc lên đường (1952)... Đến Nikolai Molchanov, bà hân hoan vì tưởng đã lấy được anh của cuộc đời: "Em lấy được anh của cuộc đời như tia lửa bắn ra từ đá cuội để rồi chẳng chia rời, để rồi anh yêu em mãi mãi ... Bạn đời chung thuỷ của em ơi, vào giờ phút lo buồn, vào giờ phút ngẫm suy về số mệnh mọi nẻo đường em đi, muôn lối rẽ đều đưa em về bên anh, mọi nẻo đường em đi, muôn lối rẽ đều gặp nhau nơi bậc của nhà anh"... (Em lấy được anh của cuộc đời - 1936) Tin vào tình yêu, số mệnh; hồ hởi, hân hoan như thế, song Olga Berggoltz cũng hay bị những cảm xúc khác, sự dỗi hờn, chán nản tự nhiên xâm chiếm. Bà đôi khi thảng thốt: "Em đang làm gì thế này?! Em buông tay... chối bỏ con người mình, chối bỏ hơi thở mình, em đang buông một người, người em từng chiếm được" (Em đang làm gì thế này?! Em buông tay... - 1940) rồi lại hốt hoảng: "Không phải thế! Anh được yêu, anh có biết Vĩnh viễn anh là yêu dấu của em Em không tha thứ cho anh điều gì hết Cũng chẳng buông đôi tay ấm dịu hiền" (Không phải thế! Anh được yêu... - 1940) Olga Berggoltz là vậy, táo bạo đắm say nhưng cũng dại khờ, dễ thương đến nao lòng. Bà biết rõ con người mình, tình cảnh và những mâu thuẫn trong tình cảm của mình. Căn nguyên của những mâu thuẫn ấy trong bà không phải chỉ ở bản tính đàn bà (Em thầm cay đắng ghen tuông - 1947), mà có lẽ ở cái ý nghĩ, cảm giác đeo đẳng là đang phản bội người đã khuất (Sau khi Nikolai Molchanov mất, Olga Berggoltz sống cùng Georgi Makogonenco, đến năm 1949 mới chính thức kết hôn, năm 1959 chia tay). Bà luôn bị dằn TP CH KHOA HC − S 5/2016 33 vặt, khổ sở vì cảm giác kỳ quặc ấy. Cần nhớ rằng bà cũng yêu và đến với Georgi Makogonenco không chỉ vì trân trọng mà còn có chút gì đó như là hàm ơn: "Anh đã nhận lấy người đàn bà u sầu, không mềm dịu Người có ý nghĩ tối tăm, cơ mê dại nặng nề Có nỗi niềm goá bụa không xoá được đau tê Có nghiêm túc một tình yêu chưa từng đi qua hết Nhận lấy về mình không mưu cầu niềm hoan hỉ Miễn cưỡng nhưng vì yêu anh đã nhận về... (Đã nhận lấy... - 1942) Vì thế, bà không muốn là người lừa dối, không muốn làm tổn thương những người mình yêu quí. Năm 1946, Olga Berggoltz viết bài thơ Bội bạc để tưởng nhớ hương hồn Molchanov, nhưng có lẽ hai câu kết: "Bạn đời của em ơi, - xin tha thứ cho em tiếng nghẹn ngào vô tình không trông đợi, / Từ lâu rồi em không biết nữa đâu là thực là mơ..." - trong trường hợp này - còn có thể xem như một lời tạ lỗi thành thực trong tâm tưởng với Makogonenco. Thơ tình yêu của Olga Berggoltz không có nhiều tình tiết miêu tả, ít các bức chân dung, nhưng đọng lại rất nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Mỗi người đàn ông may mắn có mặt trong cuộc đời bà đều là một món quà của tình yêu. Cả cuộc đời bà là một tình yêu lớn. Khi đã không nương nhẹ hay ép buộc trái tim, để trái tim tự do lên tiếng, lý trí rốt cuộc cũng đành phải chấp nhận mọi hậu quả từ nó. Trong bài Em chẳng bao giờ nương nhẹ trái tim (Nằm trong chùm thơ về kênh đào Volga - Sông Đông, viết những năm 50), Olga Berggoltz đã tự tổng kết về cái sự "sống và yêu" của mình thế này: "Em chẳng bao giờ nương nhẹ trái tim em trong khúc hát, trong buồn đau, trong đắm say hay tình bạn... Tha lỗi cho em, người yêu. Điều gì đến thì đã đến rồi. Cay đắng quá. Nhưng dẫu sao, thảy vẫn là hạnh phúc. Hạnh phúc cả khi nồng nàn sầu khổ, hoảng sợ trước những tai ương không tránh khỏi trên đời một bóng ma, một ám ảnh thoáng qua cũng làm em căm hận Em sợ lắm anh ơi... Nhưng dẫu sao, thảy vẫn là hạnh phúc! Ôi, mặc nước mắt rơi và những cơn uất nghẹn, chấp nhận mọi oán hờn quất như roi lá trời mưa. Sợ nhất là bỏ qua hết mọi điều, là lạnh nhạt trơ trơ 34 TRNG I HC TH H NI Tình yêu không tha thứ. Và thảy là hạnh phúc. Giờ em đã hiểu tình là huỷ diệt, không đợi xót thương, không chia sẻ uy quyền. Còn sống động, chừng nào còn tươi đẹp, Là hạnh phúc tuyệt vời khi không phải thú chơi!" 3. KẾT LUẬN Trong Tự sự (tháng 10/1925), S.Esenin đã viết: "Tất cả những gì liên quan đến tiểu sử của tôi đều nằm cả trong thơ tôi". Với Olga Berggoltz, người ta cũng có thể nói như thế. Ngẫm ra, trong cuộc đời và tình yêu, Olga Berggoltz là người lữ hành đơn độc, một thứ "ngôi sao ban ngày" như tên tập văn xuôi tự sự trữ tình của chính bà. M.Svetaeva trước đó ví mình như cây "thanh lương trà" kiêu hãnh, còn Olga Berggoltz cũng tự ví mình như cây "ngải đắng" bình dị, tuy "đắng ngắt tình đời"... không bao giờ thay đổi, gục ngã trước mọi thử thách bão dông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thuỵ Anh (2010), Olga Berggoltz của tôi, Nxb Trẻ. 2. Vũ Công Hảo (2015), Văn học Nga thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Gia Lâm (2015), Văn học Nga hải ngoại (Quá trình - Đặc điểm - Tiếp nhận), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. THE AUTOBIOGRAPHICAL AND LYRICAL POETS OF OLGA BERGGOLTZ Abstract: To Olga Berggoltz, poetry is breathing, flesh and blood, as well as the passion for life and people. The poetry of Olga Berggoltz included the ups and downs of her life and the mark of the years of the hard war, which was tragic but heroic, and the most glorious of the Soviet country. The mushy and weakness of an ordinary woman in love was not overwhelming, but closely blended with energy, powerful and resilient citizen inspiration. Creating a beauty and originality of the soul of poetry, Olga Berggoltz became one of the beloved and warmest poetesses of Soviet poetry in the twentieth century. Keyworks: Olga Berggoltz, narrative, lyrical, Soviet poetry.
File đính kèm:
- tho_tu_su_tru_tinh_olga_berggoltz.pdf