Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10

Thí nghiệm trong dạy học sinh học là một trong những công cụ quan trọng giúp học sinh khắc sâu kiến hức, rèn luyện và nâng cao năng lực thực hành. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa chương I - Thành phần óa học của tế bào, Sinh học 10 không có thí nghiệm minh họa cho phần nội dung kiến thức. Do đó, nghiên cứu này thiết kế một số thí nghiệm gắn liền với cuộc sống hàng ngày trong đó sử dụng các dụng cụ, hóa hất rẻ, dễ kiếm, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khoa học và sư phạm. Thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ thí nghiệm có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức và hứng thú với môn học hơn.

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 1

Trang 1

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 2

Trang 2

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 3

Trang 3

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 4

Trang 4

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 5

Trang 5

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 6

Trang 6

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 08/01/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10

Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-54 
48 
Original Article 
Designing Experiments in Teaching 
Chapter I - Chemical Component of Cells, Biology 10 
Nguyen Thi Thuy Quynh*, Hoang Thu Ha 
VNU University of Education, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 12 November 2018 
Revised 19 November 2018; Accepted 09 January 2019 
Abstract: Experiment in biological teaching is one of the important tools for deepening 
students’ knowledge and improving their practice skills. However, in Chapter I - The 
chemical composition of cells, Biology 10, there is no experiment to illustrate the 
knowledge component. Therefore, this article designed a number of experiments which 
not only associated with daily life with cheap, easy to find materials and chemicals, but 
also ensured scientific and pedagogical efficiency. Experimental pedagogy has 
demonstrated that experiments can increase students’ interest in the subject and help them 
better understand the subject knowledge. 
Keywords: Biology 10, experiment, cells. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: quynhntt-bio@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4195 
VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-54 
49 
Thiết kế thí nghiệm trong dạy học chương I - 
thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh*, Hoàng Thu Hà 
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 12 tháng 11 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 19 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 01 năm 2019 
Tóm tắt: Thí nghiệm trong dạy học sinh học là một trong những công cụ quan trọng giúp 
học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện và nâng cao năng lực thực hành. Tuy nhiên, trong 
sách giáo khoa chương I - Thành phần hóa học của tế bào, Sinh học 10 không có thí 
nghiệm minh họa cho phần nội dung kiến thức. Do đó, nghiên cứu này thiết kế một số thí 
nghiệm gắn liền với cuộc sống hàng ngày trong đó sử dụng các dụng cụ, hóa chất rẻ, dễ 
kiếm, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khoa học và sư phạm. Thực nghiệm sư 
phạm đã chứng tỏ thí nghiệm có thể giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức và hứng thú với 
môn học hơn. 
Từ khóa: Thí nghiệm, Sinh học 10, tế bào. 
1. Mở đầu* 
 Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Do 
đó, thí nghiệm là một trong những phương pháp 
đặc thù trong dạy học sinh học. Thí nghiệm có 
vai trò vô cùng quan trọng, giúp học sinh hiểu 
rõ các khái niệm, hiện tượng sinh học, khắc sâu 
kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, quan 
sát Bên cạnh đó, thí nghiệm sinh học đòi hỏi 
học sinh biết cách vận dụng kiến thức lý thuyết 
và phương pháp thực nghiệm, nắm được quy 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: quynhntt-bio@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.4195 
trình thực hiện thí nghiệm, thu thập và xử lý kết 
quả và giải quyết một cách khoa học vấn đề 
thực tiễn [1, 2]. 
Thành phần hóa học của tế bào-Sinh học 10 
là một nội dung quan trọng của sinh học tế bào. 
Thực tế, khi giảng dạy phần này ở các trường 
phổ thông trung học giáo viên chủ yếu dùng 
hình ảnh trong sách giáo khoa và không có thí 
nghiệm nào hỗ trợ nhằm khắc sâu kiến thức cho 
học sinh [3]. Vì vậy, trong nghiên cứu này 
chúng tôi thiết kế một số thí nghiệm tổ chức 
dạy học kiến thức về thành phần của tế bào giúp 
học sinh tìm kiếm kiến thức một cách tích cực, 
ghi nhớ một cách chủ động, phát huy được 
N.T.T. Quynh, H.T. Ha / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 35, No. 1 (2019) 48-54 
50 
nhiều năng lực như năng lực thực hành, năng 
lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác 
2. Vai trò của dạy học thí nghiệm trong dạy 
học sinh học 
Việc thiết kế và xây dựng các thí nghiệm có 
vai trò quan trọng trong dạy học sinh học ở 
trường PTTH hiện nay. 
- Thí nghiệm giúp học sinh phát triển năng 
lực thực hành và giải quyết vấn đề bằng 
thực nghiệm. 
- Thực hiện thí nghiệm giúp học sinh phát 
huy khả năng làm việc độc lập hoặc hoạt động 
nhóm, gây hứng thú học tập và say mê nghiên 
cứu khoa học. 
- Với các vật liệu có sẵn, giáo viên có thể 
thiết kế thí nghiệm đơn giản, dễ tổ chức học 
sinh quan sát các hiện tượng xẩy ra trong quá 
trình thực hiện để lĩnh hội kiến thức và phát 
triển tư duy khoa học 
3. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy 
học sinh học ở trường phổ thông 
Trong nghiên cứu gần đây của chúng tôi về 
thực trạng dạy học thực hành tại trường phổ 
thông trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội 
cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn 
trong việc chuẩn bị các bài thí nghiệm, cũng 
như vai trò của thực hành thí nghiệm chưa được 
đánh giá cao, học sinh chưa được tiếp xúc, sử 
dụng thí nghiệm trong các bài học trên lớp. 
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết giáo viên 
(98%) đều cho rằng cần phải tăng cường thời 
gian cho học sinh làm thí nghiệm và chú trọng 
đến kỹ năng thực hành của học sinh hơn nữa. 
Bên cạnh đó, số liệu điều tra cũng cho thấy học 
sinh mong muốn nhất là được quan sát và tự 
mình thực hiện nhiều thí nghiệm hơn. Nghiên 
cứu cũng cho thấy nhiều trường PTTH chưa có 
phòng thí nghiệm riêng (72%). Những trường 
có phòng thí nghiệm thì còn thiếu hóa chất và 
dụng cụ, cũng như không có cán bộ chuyên 
trách chuẩn bị thí nghiệm [4]. 
Do đó, bên cạnh việc đầu tư và cung cấp 
các thiết bị thí nghiệm hiện đại, thì việc nghiên 
cứu thiết kế và thực hiện các thí nghiệm đơn 
giản trên lớp hay ở nhà là một giải pháp nhằm 
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy 
học sinh học cho học sinh. Hình thức này không 
chỉ áp dụng ở Việt Nam, mà còn đã và đang 
được tiến hành tại nhiều nước trong khu vực và 
trên thế giới [5, 6]. 
4. Một số yêu cầu đối với thí nghiệm 
đơn giản 
Các thí nghiệm cần đơn giản về dụng cụ/vật 
liệu, dễ dàng quan sát hiện tượng xẩy ra trong 
quá trình thực hiện. Học sinh dễ dàng phân tích 
kết quả và rút ra kết luận, cũng như lĩnh hội 
kiến thức sinh học liên quan. 
C

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_thi_nghiem_trong_day_hoc_chuong_i_thanh_phan_hoa_ho.pdf