Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp

Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng bổ trợ cho hoạt động của cá nhân giúp cho cá nhân biến nhận

thức thành hành động và phát triển năng lực cá nhân, đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì

vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng

lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên. Thực tế, các nhà tuyển dụng nhận định KNM của

sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ mức độ yếu là 38%, mức độ trung bình là 53%, mức độ

khá là 9%2. Hiện nay hầu hết các nhà trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến thức (kỹ năng

cứng) mà ít quan tâm đến trang bị KNM cho sinh viên, đó là một tồn tại trong đào tạo. Vì vậy, cần

phải có giải pháp phát triển một số KNM cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là điều

cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 1

Trang 1

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 2

Trang 2

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 3

Trang 3

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 4

Trang 4

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 5

Trang 5

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 5540
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
27 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG 
CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHIỆP 
Tạ Quang Thảo* 
 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc 
TÓM TẮT 
Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng bổ trợ cho hoạt động của cá nhân giúp cho cá nhân biến nhận 
thức thành hành động và phát triển năng lực cá nhân, đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì 
vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng 
lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên. Thực tế, các nhà tuyển dụng nhận định KNM của 
sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ mức độ yếu là 38%, mức độ trung bình là 53%, mức độ 
khá là 9%2. Hiện nay hầu hết các nhà trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến thức (kỹ năng 
cứng) mà ít quan tâm đến trang bị KNM cho sinh viên, đó là một tồn tại trong đào tạo. Vì vậy, cần 
phải có giải pháp phát triển một số KNM cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là điều 
cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 
Từ khoá: Kỹ năng, kỹ năng mềm, sinh viên, đào tạo, trang bị, phát triển 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Sinh viên Việt Nam vốn có truyền thống 
thông minh, cần cù và tinh thần tự chủ trong 
học tập, là đội ngũ lao động có tri thức tương 
lai của đất nước. Hàng năm, sinh viên Việt 
Nam luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các 
cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ 
vua, Robocon). Thế nhưng, năng lực lao 
động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm 
nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế 
từ những kỹ năng. Như vậy, ngoài những kiến 
thức chuyên môn, người lao động cần phải 
được trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo có 
việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông 
qua việc phát huy tiềm năng của cá nhân. 
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ 
nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills 
Based Economy (http:// www. librarything. 
com/work/5395375). Năng lực của con 
người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến 
thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học 
trên thế giới cho rằng để thành đạt trong cuộc 
sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 
75%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 
*
 Tel:0912054246; Email: tathao59@gmail.com 
25% ( 
com/faq. htm) . 
Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp 
chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng 
lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử 
dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá 
nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý 
công việc và giao tiếp của mỗi người lao 
động, các yếu tố này được người ta gọi là "Kỹ 
năng mềm" (Soft skill). Theo điều tra của Bộ 
Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 
tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm, 
hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung 
kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại 
nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen 
với công việc[5]. Trong khi đó, hầu hết các nhà 
trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến 
thức mà ít quan tâm đến trang bị kỹ năng mềm 
(KNM) cho sinh viên, đó là một tồn tại trong 
đào tạo. Vì vậy, phát triển một số KNM cho 
sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là 
cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 
THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM (KNM) 
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 
Để tiến hành khảo sát về thực trạng KNM của 
sinh viên, chúng tôi nghiên cứu yêu cầu từ 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
 28
các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh phúc về 
phát triển KNM đối với học sinh, sinh viên 
sau khi ra trường. 
- Nghiên cứu thực trạng về trang bị KNM cho 
học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp 
trên địa bàn Vĩnh Phúc. 
- Tiến hành khảo sát tại các trường Trường 
Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) Vĩnh 
Phúc, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng công 
nghiệp Phúc Yên. 
- Thời gian khảo sát: từ thánh 01 đến tháng 04 
năm 2011. 
Phương pháp khảo sát 
- Khảo sát bằng bảng hỏi cho 100 sinh viên 
khối ngành kinh tế (Trường Cao đẳng KT-KT 
Vĩnh Phúc 40, Cao đẳng Vĩnh Phúc 30, Cao 
đẳng công nghiệp Phúc Yên 30). 
- Khảo sát bằng bảng hỏi 50 chủ doanh nghiệp 
và phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp. 
- Khảo sát bằng bảng hỏi 50 cán bộ quản lý, 
giảng viên và phỏng vấn một số cán bộ, 
giảng viên. 
KẾT QUẢ KHẢO SÁT 
Những đánh giá về KNM của sinh viên khi 
ra trường. 
Người sử dụng lao động quan tâm đối với 
KNM của người lao động 
KNM của cá nhân là phần quan trọng của cá 
nhân đó đóng góp vào sự thành công của một tổ 
chức. Vì vậy, bên cạnh trình độ về chuyên 
môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố 
mà nhà tuyển dụng lao động quan tâm để 
tuyển chọn các ứng viên. 
Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp qua 
bảng cho thấy KNM của người lao động được 
các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm qua 
điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy 98% 
các nhà tuyển dụng cho rằng rất cần thiết, 2% 
cho rằng cần thiết, 0% nhà tuyển dụng cho 
rằng không cần thiết. Ngoài ra, những trong 
KNM cơ bản có mức độ và thứ tự ưu tiên có 
khác nhau, cụ thể khi khảo sát cán bộ tuyển 
dụng hoặc chủ doanh nghiệp cho rằng tầm 
quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự như 
sau: Kỹ năng giáo tiếp có (98%), kỹ năng làm 
việc nhóm (86%), kỹ năng học và tự học 
(73%), kỹ năng thuyết trình (68%). Điều này 
trùng khớp với nhận định của tác giả trong 
www. SAGA.vn-skillsgroup [7]. 
Từ kết quả khảo sát trên có thể khẳng định 
KNM là yêu cầu cơ bản của thị trường lao 
động trong giai đoạn hiện nay, điều này đòi 
hỏi các nhà trường cần có những thay đổi 
trong nội dung, chương trình, mục tiêu và 
phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu trên. 
Về trang bị KNM cho sinh viên của các nhà 
trường hiện nay 
Qua khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy: 
Hiện nay đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường 
đều được trang bị kiến thức chuẩn về ngành 
nghề được đào tạo trong các trường đại học, 
cao đẳng. Tuy vậy, các KNM như kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng 
thuyết trình,... đáp ứng nhu cầu của thị trường 
lao động thì sinh viên còn rất nhiều hạn chế. 
Thực tế các nhà tuyển dụng nhận định KNM 
của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ 
lệ mức độ còn yếu là 38%, mức độ trung bình 
là 53 %, mức độ khá là 9%, điều này cũng 
được Vew Full Version: Kỹ năng mềm cho 
sinh viên trong thời kỳ hội nhập nhận định 
“kỹ năng mềm của sinh viên thiếu và yếu”[6]. 
Chúng tôi phỏng vấn Giám đốc Công ty Cổ 
phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Vĩnh 
Phúc cho rằng: “Nhân viên kinh doanh, nhân 
viên văn phòng bao giờ chúng tôi cũng có sự 
đỏi hỏi cao hơn đối với kỹ năng giao tiếp ứng 
sử, thuyết trình so với nhân viên thuộc bộ 
phận kỹ thuật”; Giám đốc Công ty Cổ phần 
TDC: “KNM đối với nhân viên là không thể 
yếu trong công ty chúng tôi KNM của 
nhân viên là sinh viên mới tốt nghiệp còn rất 
hạn chế. Khi tiếp nhận nhân viên mới là sinh 
viên tốt nghiệp tại các nhà trường bao giờ 
Công ty cũng phải tổ chức đào tạo thêm (từ 
02 đến 03 tháng) một số kỹ năng trước khi 
giao việc chính thức”. Xuất phát từ những ý 
kiến trên việc trang bị KNM cho sinh viên 
trong các nhà trường là hết sức cần thiết, 
đặc biệt là các chuyên ngành thuộc khối 
ngành kinh tế. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
29 
Bảng 01: Tổng hợp kết quả khảo sát 50 cán bộ quản lý và giảng viên ĐVT (%) 
Tình huống Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít Rất ít 
Khi xây 
dựng nội 
dung chương 
trình đồng 
chí có xác 
định rõ mục 
tiêu về kỹ 
năng phải đạt 
được? 
Kỹ năng học và 
tự học 6.6 28.2 43.2 15.5 6.6 
Kỹ năng 
làm việc nhóm 2 6.3 10.7 51.2 18.8 
Kỹ năng 
thuyết trình 7.2 10.8 11 60 10 
Kỹ năng giao tiếp 13.2 20.8 15 31 20 
Thực trạng về việc trang bị KNM cho sinh 
viên của giảng viên, cán bộ quản lý tại các 
trường Cao đẳng KT – KT trên địa bàn 
tỉnh Vĩnh Phúc. 
Việc trang bị KNM cho sinh viên trong 
chương trình đào tạo. 
 Kết quả tại bảng 01 cho thấy: Tỷ lệ mức độ 
thường xuyên và luôn luôn của giảng viên và 
cán bộ quản lý ở kỹ năng học và tự học chiếm 
34,8%; kỹ năng làm việc nhóm 8,3%, Kỹ 
năng thuyết trình chiếm 18%, Kỹ năng giao 
tiếp chiếm 34%. Điều này có thể khẳng đinh 
trong chương trình đào tạo tại các trường cao 
đẳng KT KT trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay 
chưa thực sự quan tâm trong việc trang bị 
KNM cho sinh viên. 
Kỹ năng mềm trong mục tiêu, bài giảng giờ 
giảng của giáo viên. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy trên 88% giáo 
viên nhận thức được tầm quan trọng đối với 
đào tạo KNM cho người học, 12% cho rằng 
kỹ năng mềm do học sinh, sinh viên tự đúc 
rút trong quá trình học tập và làm việc. Chúng 
tôi phát phiếu hỏi về mức độ thường xuyên 
lồng ghép truyền đạt của giảng viên trong thời 
gian giảng dạy trên lớp đối với một số KNM 
cơ bản sau khi tổng hợp kết quả như sau: 
Bảng 02. Mức độ thường xuyên lồng ghép truyền 
đạt về KNM của giảng viên trong thời gian 
giảng dạy trên lớp. 
Có 
(%) 
Không 
(%) 
Nhóm KNM cơ bản 
52 48 Kỹ năng học và tự học 
61 39 Kỹ năng làm việc 
theo nhóm 
72 18 Kỹ năng thuyết trình 
67 23 Kỹ năng giao tiếp 
Điều này có thể đi đến nhận định phần lớn 
giảng viên đã có nhận thức về tầm quan trọng 
của việc trang bị KNM cho sinh viên, nhưng 
mức độ khác nhau điều đó thể hiện giảng viên 
chưa nghiên cứu kỹ yêu cầu về KNM đối với 
từng nhóm ngành cụ thể. 
Khó khăn trong việc trang bị KNM cho sinh 
viên trong các nhà trường hiện nay 
Khi phỏng vấn ThS.Ngô Thị Cẩm Linh 
Trường Cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc cho biết: 
“Việc giảng dạy KNM trong từng giờ giảng, 
bài giảng trên lớp là hết sức cần thiết, nhưng 
thực tế cho thấy chưa có quy định, hướng dẫn 
cũng như tiêu trí để định hướng và kiểm soát 
về việc đào tạo KNM. Chủ yếu kiểm soát kiến 
thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ 
chuyên ngành đào tạo”. Ths. Nguyễn Hữu 
Phước, Trường cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc 
cho rằng: “KNM là rất cần thiết cho việc hình 
thành phong cách, lối sống cho người học 
trong nhà trường và tạo dựng hành trang sau 
khi ra trường, việc đào tạo KNM cho sinh 
viên hiện nay chỉ mang tính định hướng trong 
nhà trường”. Từ nhận định trên có thể kết 
luận mặc dù giảng viên đã nhận thức được 
tầm quan trọng trong việc trang bị KNM cho 
sinh viên nhưng các khó khăn đó là quy định, 
yêu cầu giảng dạy từng kỹ năng cụ thể chưa 
được hệ thống hóa; cán bộ quản lý giảng viên 
vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức chuyên 
môn, nghiệp vụ (kỹ năng cứng) còn xem nhẹ 
việc trang bị KNM cho sinh viên. Mặt khác 
giảng viên chưa được tập huấn, thống nhất 
lồng ghép quá trình truyền thụ KNM cho sinh 
viên trong thời gian lên lớp. Tổ chức các hoạt 
động ngoại khoá còn ít, thiếu kinh phí, chương 
trình chưa cụ thể do vậy hiệu quả thấp. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
 30
Nhận thức của sinh viên các trường cao 
đẳng KT – KT Trên địa bàn Vĩnh Phúc về 
kỹ năng mềm 
 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng 
của KNM 
Bảng 03. Nhận thức của sinh viên về tầm quan 
trọng của KNM ĐVT (%) 
Chưa bao giờ nghĩ đến phải hoàn thiện 
kỹ năng mềm 
3
Không cần thiết lắm, cần nhất vẫn là 
chuyên môn 
12 
Có cũng tốt, không có không sao 14 
Cần thiết 34 
Rất cần thiết 37 
 Qua kết quả khảo sát ở bảng 03 cho thấy còn 
3% số sinh viên không quan tâm đến KNM 
đối với học tập, rèn luyện và công việc tương 
lai. Tỷ lệ sinh viên cho rằng KNM không 
quan trọng, chỉ coi trọng kiến thức chuyên 
môn là 12%. Tỷ lệ sinh viên nhận thấy KNM 
cần thiết là 71% ( 34% là cần thiết, 37% rất 
cần thiết). Như vậy, hầu hết các em học sinh 
sinh viên đã nhận thức được vai trò của KNM 
cần thiết trong học tập, rèn luyện và tương lai. 
Đây là tín hiệu đáng mừng vì đây là nền tảng 
và động lực để người học tạo động lực cho bản 
thân trong quá trình học tập và rèn luyện. 
Nhu cầu đào tào kỹ năng mềm. 
Kết quả khảo sát nhu cầu của các em được 
đào tạo nhóm KNM qua bảng 4. Qua kết quả 
khảo sát của tác giả tại bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ 
sinh viên cho rằng mức độ rất cần thiết và cần 
thiết ở các kỹ năng học và tự học, kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng 
giao tiếp lần lượt là: 80%, 38%,70%, 71%. 
Như vậy, đa số sinh viên có nhu cầu trang bị 
KNM trong quá trình học tập tại trường. Mặt 
khác, mức độ nhu cầu của sinh viên trang bị 
các kỹ năng khác nhau: kỹ năng tự học các 
em cho rằng cần thiết nhất, sau đó kỹ năng 
làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng 
giao tiếp. 
Những khó khăn của sinh viên trong quá trình 
phát triển KNM cho sinh viên 
Bảng 5. Đánh giá những khó khăn của sinh viên 
trong việc lĩnh hội KNM 
 ĐVT (%) 
Không có thời gian 2 
Không có giảng viên, chương trình phù hợp 25 
Không có môi trường để rèn luyện 30 
Không có kinh phí để theo học các lớp 
ngoại khóa 
11 
Không gặp khó khăn gì 32 
Kết quả khảo sát cho thấy trong số những 
sinh viên có nhu cầu được đào tạo KNM 2% 
cho rằng các em gặp khó khăn trong việc 
không đủ thời gian để tham dự các khoá huấn 
luyện KNM “lý do: do bận học chuyên môn, 
do phải đi làm thêm, lý do khác”, không có 
kinh phí để theo học các chương trình đào tạo 
ngoại khóa là 11%. Tỷ lệ sinh viên cho rằng 
không có giảng viên và chương trình đào tạo 
phù hợp, không có môi trường để rèn luyện, 
không gặp khó khăn nào lần lượt là 
25%,30%,32 %. Như vậy, những khó khặn 
của sinh viên chủ yếu tập trung vào nhà trường 
cần có giảng viên chuẩn, chương trình đào tạo 
phù hợp và tạo môi trường rèn luyện tốt 
Bảng 4. Nhu cầu được trang bị về KNM của sinh viên 
ĐVT (%) 
Tình huống Rất 
cần thiết 
Cần 
thiết 
Bình 
thường 
Ít 
cần thiết 
Không 
cần thiết 
Bạn có nhu cầu 
trang bị KNM 
trong quá trình 
học tập và rèn 
luyện tại trường 
Kỹ năng học và tự học 32 48 11 7 2 
Kỹ năng làm việc nhóm 12 36 28 15 9 
Kỹ năng thuyết trình 23 47 19 8 3 
Kỹ năng giao tiếp 26 45 18 6 5 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
31 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng 
cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng 
viên về việc phát triển KNM cho sinh viên. 
Đặc biệt là tuyên truyền, vận động đối với 
sinh viên đề họ tự giác nhận thức rõ những 
KNM là rất cần thiết và có ý thức rèn luyện, 
thực hành thường xuyên nhằm tạo lập một 
thói quen làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi 
đang học tập, rèn luyện tại Trường 
Đưa việc đào tạo KNM vào chương trình đào 
tạo các chuyên ngành 
- Xây dựng môn học phát triển KNM và là 
một môn học bắt buộc trong chương trình đào 
tạo các chuyên ngành. Nội dung môn học 
KNM đảm bảo trang bị cho sinh viên những 
kỹ năng cơ bản phù hợp với khối ngành đào 
tạo. Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về chuyên 
môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy môn 
học này cho giảng viên giảng dạy. 
- Phát triển KNM cho sinh viên được tích hợp 
trong các môn học chuyên môn và được lồng 
ghép trong từng giờ lên lớp của giảng viên 
- Cụ thể hóa yêu cầu về đào tạo kỹ năng 
nghề nghiệp và KNM cho chuẩn đầu ra của 
từng chương trình đào tạo nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu thị 
trường lao động. 
Đa dạng các hình thức đào tạo, huấn luyện 
KNM cho sinh viên 
Tăng cường thực tập, trải nghiệm thực tế tại 
các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huấn luyện 
KNM thông qua các hoạt động ngoại khóa, 
lồng ghép trong các hoạt động Đoàn, Hội sinh 
viên; đối thoại, giao lưu với chuyên gia các 
doanh nghiệp... để tạo thói quen làm việc 
chuyên nghiệp cho sinh viên có cơ hội thực 
hành KNM thường xuyên từ đó có ngay từ 
khi còn là sinh viên trong trường. Dành kinh 
phí cho các hoạt động này. 
KẾT LUẬN 
Việc đào tạo KNM cho người lao động được 
các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao 
động và xã hội quan tâm, đặc biệt trong thời 
kỳ hội nhập hiện nay. Các trường đại học, cao 
đẳng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của 
việc phát triển KNM cho sinh viên góp phần 
nâng cao chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín, 
thương hiệu của Trường, đáp ứng nhu cầu xã 
hội và thị trường lao động. Cần thiết chuẩn bị 
tốt các nguồn lực đưa môn học KNM vào 
chương trình đào tạo các khối ngành đào tạo 
của trường đạt hiệu quả. Phát triển KNM cho 
sinh viên thông qua các hoạt động đào tạo 
nhằm bổ trợ, huấn luyện các KNM cho sinh 
viên. Tạo lập môi trường phát triển các KNM 
giúp sinh viên phát huy hiệu quả các kiến 
thức chuyên môn và phát triển tiềm năng cá 
nhân, phát huy tối đa năng lực của bản thân 
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, rèn 
luyện trong trường, tạo dựng hành trang sau 
khi tốt nghiệp ra trường thành công trong 
công việc và cuộc sống.. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1].Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục một số kỹ năng 
sống cho học sinh THPT. Đề tài cấp Bộ mã số 
B2005-75-126. 
[2]. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI - Nxb 
Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2002 
[3]. Nguyễn Thị Tính, Giáo dục kỹ năng sống cho 
học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Đạo đức. 
Đề tài cấp Bộ B2009-TN04-09 
[4]. Lê Hồng Sơn (2006), Phát triển kỹ năng hoạt 
động xã hội cho sinh viên Trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, 
ĐHSP- ĐHTN. 
[5]. http:// www.baomoi.com/ Dao tao ky nang 
mem cho sinh viên/59/3963095.epi 
[6].à/archive/index.php/t-
2967.html 
[7].www.saga.vn/kynangquanly/.../16188.saga 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32 
 32
SUMMARY 
DEVELOPING STUDENTS’ SOFT SKILLS IN VOCATIONAL COLLEGES 
 Ta Quang Thao* 
 Vinh Phuc Technical Economic College 
 A person’s soft skill is an important part of their individual contribution to the success and 
development of an organization. Besides professional knowledge and skills, soft skill is one of the 
factors that is highly appreciated by the employers in the process of selecting candidates. In reality, 
many employers assumed that among graduated students, only 9% percent of them has good soft 
skills, 53% of them has average ones and other 38% has weak soft skills. It is a current existent 
shortcoming that most colleges and universities mainly focus on developing hard skills for 
students and don’t pay enough attention to soft ones. Therefore, in the period of integration, it’s 
necessary to have solutions for developing some essential soft skills for students in universities 
and colleges. 
Key words: Skills, soft skills, students, training, equip, develop 
*
 Tel: 0912054246, Email: tathao59@gmail.com 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ky_nang_mem_cho_sinh_vien_cac_truong_cao_dang_chu.pdf