Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám

Lào Cai được coi là một trong các tỉnh có sự phát triển rất mạnh về du lịch, là một điểm đến ưa thích

của khách du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt hiện nay trên thế giới, cũng như trong nước, ứng

dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems - GIS) và viễn thám (Remote

Sensing - RS) được sử dụng rộng rãi, đối với ngành du lịch đã đem lại nhiều hiệu quả và thành tựu

cho ngành. Việc thực hiện nghiên cứu ứng dụng GIS và RS xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp

phục vụ phát triển du lịch huyện Bát Xát là cấp thiết trong sự phát triển nhanh chóng của cách mạng

công nghiệp 4.0. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái, lễ

hội và những nét đặc sắc văn hóa của huyện Bát Xát. Sau đó, xây dựng hoàn thiện CSDL tổng hợp

du lịch huyện Bát Xát (bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc

tính). Đưa ra các các ứng dụng đối với nhà quản lý và đối với người sử dụng.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 1

Trang 1

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 2

Trang 2

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 3

Trang 3

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 4

Trang 4

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 5

Trang 5

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 6

Trang 6

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 5340
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám

Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ gis và viễn thám
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 83
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔNG HỢP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI BẰNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM 
Ngô Thị Thủy*, Đỗ Văn Hải, Nông Hạnh Phúc, Trần Anh Quang 
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai 
TÓM TẮT 
Lào Cai được coi là một trong các tỉnh có sự phát triển rất mạnh về du lịch, là một điểm đến ưa thích 
của khách du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt hiện nay trên thế giới, cũng như trong nước, ứng 
dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems - GIS) và viễn thám (Remote 
Sensing - RS) được sử dụng rộng rãi, đối với ngành du lịch đã đem lại nhiều hiệu quả và thành tựu 
cho ngành. Việc thực hiện nghiên cứu ứng dụng GIS và RS xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp 
phục vụ phát triển du lịch huyện Bát Xát là cấp thiết trong sự phát triển nhanh chóng của cách mạng 
công nghiệp 4.0. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái, lễ 
hội và những nét đặc sắc văn hóa của huyện Bát Xát. Sau đó, xây dựng hoàn thiện CSDL tổng hợp 
du lịch huyện Bát Xát (bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc 
tính). Đưa ra các các ứng dụng đối với nhà quản lý và đối với người sử dụng. 
Từ khóa: Du lịch, cơ sở dữ liệu, GIS, RS, Bát Xát. 
MỞ ĐẦU * 
Đặt vấn đề 
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong 
những ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 
nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới. Cùng 
với sự phát triển chung của ngành Du lịch thế 
giới, ngành Du lịch Việt Nam đang có những 
bước phát triển mạnh, ngày càng đóng góp 
lớn hơn cho nền kinh tế [1]. Thu nhập xã hội 
từ du lịch đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 
hằng năm trên 20% nhiều địa phương đã khai 
thác rất có hiệu quả tiềm năng du lịch như: 
Quảng Ninh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên 
Giang. Lào Cai được coi là một trong các tỉnh 
có sự phát triển rất mạnh về du lịch, là một 
điểm đến ưa thích của khách du lịch trong 
nước và quốc tế [2],[3]. Thế mạnh của tỉnh 
trong du lịch là khai thác sự đa dạng của tài 
nguyên du lịch tự nhiên với các điểm du lịch 
nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát v.v. và 
các yếu tố giàu bản sắc văn hoá của các dân 
tộc miền núi như Mông, Dao, Xa Phó.v.v.[4]. 
Do đó, thị trường khách du lịch đến Lào Cai 
khá đa dạng. Năm 2016, khách quốc tế đạt 
750.778 lượt, khách nội địa là 2.019.043 lượt. 
Tổng thu du lịch năm 2016 ước đạt 6.405 tỷ 
đồng, tăng 37% so với năm 2015. Tuy vậy, để 
tiềm năng du lịch của khu vực thực sự trở 
* Tel: 0985.433.323; Email: ngothithuy@tnu.edu.vn 
thành một ngành kinh tế mũi nhọn của khu 
vực thì con người cần tác động vào nó những 
công cụ tiện ích, hệ thống dịch vụ - phục vụ 
văn minh. 
Trong hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay, 
nhu cầu tìm hiểu thông tin để phục vụ cho quá 
trình đi du lịch ở vùng cao như huyện Bát 
Xát, tỉnh Lào Cai nói chung và các điểm du 
lịch khác của huyện Bát Xát nói riêng đang 
ngày càng lớn [5]. Các kênh thông tin chủ yếu 
mà khách du lịch tìm kiếm chủ yếu là trên các 
hệ thống thông tin đại chúng và từ các công ty 
lữ hành, sách, báo[3]. Công nghệ thông tin 
truyền thông ngày càng phát mạnh mẽ, công 
nghệ thông tin và truyền thông đã hỗ trợ 
nhiều lĩnh vực và đem lại hiệu quả rất cao [6]. 
Do vậy nghiên cứu thực hiện đề tài “Xây 
dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát 
triển du lịch huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 
bằng công nghệ GIS và Viễn thám” là hết 
sức cấp thiết. 
Cơ sở nghiên cứu 
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh 
Lào Cai, trung tâm huyện lỵ nằm cách thành 
phố Lào Cai 12 km về phía tây bắc, với tổng 
diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 
106.189,69 ha; chiếm 16,6% diện tích tự 
nhiên toàn tỉnh. 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 84
Huyện Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu 
nhiệt đới, nóng ẩm và mưa nhiều. Do ảnh 
hưởng của địa hình, địa mạo nên hình thành 
các tiểu vùng khí hậu riêng biệt: Khí hậu 
vùng núi cao chia 2 mùa rõ rệt; Khí hậu vùng 
thấp. Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện 
khá dày và phân bố tương đối đều. Đặc trưng 
là sông Hồng, đây là hệ thống sông chính bắt 
nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) 
chảy qua địa phận huyện Bát Xát với chiều 
dài khoảng 68 km. 
Tiềm năng du lịch huyện Bát Xát 
Quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát tại 
huyện Bát Xát, đã tổng hợp và thấy trên địa 
bàn nghiên cứu mang cả tiềm năng tài nguyên 
du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự 
nhiên. Được thể hiện trong bảng 1. 
Những điểm tiềm năng du lịch được liệt kê tại 
bảng 1 trên được khảo sát, thu thập đầy đủ 
các thông tin liên quan bao gồm: vị trí, tọa độ, 
địa chỉ, giới thiệu, mô tả, hình ảnh điểm du 
lịch đó để làm cơ sở dữ liệu thuộc tính. 
CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Công cụ nghiên cứu 
- Bản đồ hành chính huyện Bát Xát, bản đồ 
hiện trạng sử dụng đất đai, 
- Tài liệu về điểm du lịch (thông tin, hình ảnh) 
- Ảnh viễn thám khu vực huyện Bát Xát; 
- Phần mềm ArcGIS version 10.5. 
Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập 
nguồn số liệu và tài liệu: Điều kiện tự nhiên 
kinh tế - Xã hội của huyện, từ báo cáo thuyết 
minh kiểm kê đất đai 2015, Bản đồ địa chính 
của huyện Văn Quan file số lấy từ Phòng Tài 
nguyên và Môi trường huyện; Các tài liệu: 
dân số, dân tộc, lễ hội, các điểm danh lam 
thắng cảnh đẹp từ phòng văn hóa huyện. 
- Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát, 
điều tra thực địa, tiến hành quan sát, mô tả, 
chụp ảnh và tiếp xúc với người dân tộc, với 
du khách; Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với 
chính quyền địa phương, cơ quan quản lý và 
phát triển du lịch. 
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trao 
đồi, tiếp xúc với các chuyên gia sẽ giúp tác 
giả có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn lĩnh 
vực nghiên cứu, các vấn đề liên quan. 
- Phương pháp bản đồ: sử dụng phần mềm 
Arc Gis 10.5, trên cơ sở bản đồ nền biên tập 
hoàn thiện bản đồ tổng hợp du lịch huyện. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Xây dựng CSDL tổng hợp du lịch của Bát 
Xát 
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin 
Thông tin được xây dựng, tổng hợp và tổ chức 
bao gồm các nhóm thông tin trong bảng 2. 
Bảng 1. Tổng hợp điểm tiềm năng du lịch huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 
Tiềm năng du lịch huyện Bát Xát 
Điểm du lịch tự nhiên Điểm du lịch Văn hóa Điểm du lịch lễ hội 
Đỉnh Ky Quan San Văn hóa người H’mông Lễ hội Khô già già của người Hà nhì đen xã Y Tý 
Đỉnh Lảo Thẩn Văn hóa người Hà Nhì đen Lễ cúng rừng “Gạ ma do” của người Hà Nhì 
Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo Văn hóa dân tộc người Dao đỏ Lễ hội người Mông Bát Xát 
Ruộng bậc thang Y Tý Văn hóa dân tộc người Giáy Lễ hội Pút Tồng của người Dao 
Ruộng bậc thang Dền Sáng Văn hóa chợ vùng cao - chợ Mường Hum 
Lễ hội văn hóa - thể thao các 
dân tộc 
Rừng nguyên sinh Y Tý Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực 
Cột mốc biên giới số 92 Hội xuống đồng của người Giáy Quang Kim – Bát Xát 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thu thập, điều tra) 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 85
Bảng 2. Tổng hợp nhóm dữ liệu thuộc tính xây dựng CSDL du lịch 
Stt Tên trường dữ liệu Loại dữ liệu Giải thích 
1. Dữ liệu điểm tiềm năng du lịch 
1.1 Mã Text, Number 
Là mã số hóa của mối điểm du lịch để kết nối với dữ liệu 
không gian (bản đồ) 
1.2 Tên điểm du lịch Text Thể hiện các nội dung tên điểm du lịch 
1.3 Mô tả Text, Mô tả chung về điểm du lịch 
1.4 Loại hình du lịch Text Được chia ra các nhóm du lịch (văn hóa, lễ hội, thiên nhiên) 
2. Dữ liệu hạ tầng kỹ thuật 
2.1 Khách sạn, nhà nghỉ Text Bao gồm tên và mô tả nhà nghỉ 
2.2 Cơ sở y tế Text Bao gồm tên và mô tả cơ sở vật chất cơ sở y tế 
2.3 Chợ Text Bao gồm tên và các loại hình dịch vụ 
2.4 Bưu điện Text Bao gồm tên và mô tả các loại hình dịch vụ 
2.5 Trạm xăng Text Bao gồm tên và mô tả các loại hình dịch vụ 
2.6 Giao thông Text Tên, loại đường giao thông (Quốc lộ, tỉnh lộ,) 
2.7 Thủy văn Text Tên và loại thủy văn (sông, suối,) 
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thu thập, điều tra) 
Một số lưu ý biên tập chuẩn CSDL phi không gian về tiềm năng du lịch. 
- Dòng đầu tiên là tên trường dữ liệu, không được viết có dấu (vì do phần mềm ArGIS là phần 
mềm sử dụng ngôn ngữ tiếng anh, nên tiếng việt có dấu không đọc được). 
- Luôn có 1 trường dữ liệu là “ID” để kết nối thông tin không gian và phi không gian. 
Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian 
Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ảnh viễn thám được khai thác từ ảnh của Google earth – 
đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. 
Cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian phục vụ xây dựng CSDL du lịch của đề tài được nhóm tác 
thống nhất và xây dựng các lớp dữ liệu sau: 
Bảng 3. Cấu trúc dữ liệu không gian phục vụ xây dựng CSDL du lịch huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 
Stt Lớp dữ liệu bản đồ Loại dữ liệu Dữ liệu thuộc tính 
1. Nhóm dữ liệu nền 
1.1 Ranh giới xã Vùng Tên xã 
1.2 Ranh giới huyện Vùng Tên huyện 
1.3 UBND các xã Điểm Loại và tên UBND xã 
1.4 Đường bình độ Đường Độ cao 
1.5 Thủy văn dạng đường Đường Tên và loại 
1.6 Giao thông Đường Tên và loại đường 
1.7 Khách sạn, nhà nghỉ Điểm Tên, loại số sao 
1.8 Chợ Điểm Tên và loại 
1.9 Cơ sở y tế Điểm Tên và loại 
1.10 Trạm xăng Điểm Tên và loại 
2. Nhóm dữ liệu tiềm năng du lịch 
2.1 Điểm tiềm năng du lịch nhân văn Điểm Lễ hội, chợ phiên 
2.2 Điểm tiềm năng du lịch thiên nhiên Điểm, vùng Tên địa danh, loại và dịch vụ 
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ quá trình xử lý số liệu) 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 86
Từ các dữ thu thập được tiến hành chuyển đổi 
dữ liệu sang dạng số sử dụng trên phần mềm 
ArcGIS bằng các phần mềm chuyển đổi, thu 
được bản đồ nền của huyện Bát Xát bao gồm 
1 thị trấn Bát Xát và 22 xã. 
Hình 1. Bản đồ nền ranh giới hành chính 
huyện Bát Xát 
Tương tự hệ thống đường giao thông, đường 
thủy hệ (bao gồm sông suối) được biên tập 
thống nhất và quản lý sử dụng trên ArcGIS, 
kết quả thu được như hình dưới đây: 
Hình 2. Hệ thống thủy hệ, giao thông 
tại huyện Bát Xát 
Tương tự biên tập các lớp dữ liệu tiềm năng 
du lịch của huyện Bát Xát, tổng hợp các 
nguồn dữ liệu, ta biên tập được các lớp: điểm 
lễ hội, điển văn hóa, điểm du lịch tự nhiên 
sinh thái, các điểm chợ, điểm cửa khẩu, điểm 
bưu điện, điểm nhà nghỉ, điểm cơ sở y tế, 
điểm tôn giáo tín ngường. Các lớp được tổ 
chức trên phần mềm như hình 3. 
Nhìn hình 3, ta thấy tác giả đã biên tập cơ sở 
dữ liệu không gian để phục vụ xây dựng CSDL 
tiềm năng du lịch huyện Bát Xát, cửa sổ bên 
trái của hình ảnh trên thể hiện các lớp dữ liệu, 
cửa sổ bên phải thể hiện bản đồ biên tập. 
Hình 3. Tổ chức lớp thông tin tiềm năng du lịch 
trong Arcgis 
Tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở 
dữ liệu thuộc tính 
Sau khi xây dựng hoàn thiện CSDL không 
gian và dữ liệu phi không gian, sử dụng chức 
năng Joins and Relates để kết nối dữ liệu 
không gian và thuộc tính. Cụ thế: Kích chuột 
phải vào lớp dữ liệu - chọn Joins and Relates 
- chọn Joins để tìm tới dữ liệu thuộc tính. 
Đồng thời sử dụng trường “ID” kết nối 2 
CSDL thành CSDL hoàn chỉnh thể hiện tiềm 
năng du lịch của huyện Bát Xát. 
Hình 4. Chức năng Joins and Relates để kết nối 
dữ liệu 
Đối với CSDL hoàn thiện này người sử dụng 
có thể khai thác tất cả các thông tin, hình ảnh 
về tiềm năng du lịch của huyện Bát Xát. 
Hình 5. Cơ sở dữ liệu không gian và CSDl 
phi không gian được kết hợp 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 87
Tiến hành biên tập bản đồ ta thu được bản đồ 
hoàn thiện tổng hợp du lịch huyện Bát Xát 
như sau: 
Hình 6. Bản đồ du lịch huyện Bát Xát hoàn thiện 
Với CSDL hoàn thiện người sử dụng dễ dàng 
có thể khai thác thông tin, hình ảnh của từng 
địa điểm du lịch của huyện. 
Ứng dụng CSDL tổng hợp Du lịch 
Sau khi hoàn thiện CSDL tổng hợp du lịch 
huyện Bát Xát, bộ dữ liệu có thể đượcứng 
dụng rộng dãi với các đối tượng khác nhau: 
Đối với nhà quản lý 
CSDL được xây dựng trên phần mềm ArcGIS 
được tổ chức thành các lớp dữ liệu dạng đường, 
điểm, vùng. Do vậy nhà quản lý dễ dàng: 
- Thêm các đối tượng: trong quá trình quản lý 
CSDL du lịch có thêm các điểm du lịch mới 
hoặc có thêm các điểm nhà hàng, nhà nghỉ, 
thì những nhà quản lý sẽ rất dể dàng cập nhật 
thêm các đối tượng bằng chức năng add data 
hay start editting. 
- Sửa đổi các đối tượng: Sửa đổi các đối 
tượng ở đây bao gồm sửa đổi cả không gian 
và phi không gian. Điển hình trong quá trình 
khai thác sử dụng, cùng với sự phát triển kinh 
tế xã hội, có thể được đầu tư về giao thông 
khi đó cần cập nhật độ rộng, loại đường; hay 
trong có thêm các điểm trạm xăng, cây atm 
thì sẽ nhanh chóng cập nhật dữ liệu đồng bộ 
tới cho người sử dụng. Bên cạnh đó có sự 
thay đổi về thông tin thuộc tính như cơ sở vật 
chất của nhà hành, trạm y tế, chợ, cũng 
được cập nhật qua chức năng Start Editting. 
Tương tự với CSDL tổng hợp du lịch huyện 
Bát Xát được quản lý trên công nghệ GIS (cụ 
thể là phần mềm ArcGis) ngoài thêm, sửa các 
đối tượng, nhà quản lý còn xóa, điều khiển các 
lớp thông tin, thuộc tính. Đặc biệt đối với nhà 
quản lý du lịch có CSDL du lịch đồng bộ quản 
lý giúp có kế hoạch, định hướng và xây dựng 
phát triển các tuyến, khu du lịch cho địa bàn. 
Đối với người sử dụng 
CSDL tổng hợp du lịch huyện Bát Xát được 
xây dựng cho mục đích quản lý, quảng bá du 
lịch tới đông đảo khách du lịch. Đối với 
người sử dụng CSDL sẽ cung cấp những chức 
năng ứng dụng sau: 
- Tìm kiếm thông tin: Đây là chức năng cơ bản 
của CSDL, giúp người sử dụng tìm kiếm 
những điểm du lịch, những điểm dịch vụ liên 
quan trong địa bàn huyện. Ví dụ muốn tìm 
kiếm trong địa bàn huyện có những điểm nhà 
nghỉ nào, và ở vị trí nào có tiện lợi cho du 
khách không. Chức năng được thực hiện rất 
đơn giản trên hệ thống dữ liệu với từng yêu 
cầu đặt ra. Cụ thể, muốn tìm số lượng, vị trí 
các cơ sở y tế tại thị trấn Bát Xát, thì trên bảng 
thông tin thuộc tính tìm tên đơn vị hành chính 
là thị trấn Bát Xát, thì trên bản đồ hiện thị ra có 
3 cơ sở y tế và vị trí của từng cơ sở y tế. 
Hình 7. Kết quả hiển thị các cơ sở y tế 
tại thị trấn Bát Xát 
- Xem thông tin: Một chức năng được sử dụng 
phổ biến nhất đối với một cơ sở dữ liệu du 
lịch, giúp du khách biết thêm thông tin về 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 88
điểm du lịch, cũng như các cơ sở vất chất tại 
điểm du lịch. Đây là chức năng trả lời cho câu 
hỏi du khách muốn tìm hiểu những thông tin, 
hình ảnh cơ bản nhất về điểm du lịch mình dự 
định sẽ tới. Có thể là thông tin của điểm du 
lịch hoặc thông tin liên quan tới điểm du lịch. 
Chức năng này được khai thác qua lệnh 
“Identify” trên hệ thống: 
Hình 8. Chức năng Identify để khai thác thông tin 
Chọn công cụ Identify và chọn vào đối tượng 
cần hiển thị thông tin ta thu được kết quả 
tương ứng. 
Hình 9. Hiển thị thông tin của thị trấn Bát Xát 
Nhìn vào hình trên ta thấy thông tin của thị 
trấn Bát Xát bao gồm diện tích thị trấn, dân số 
của thị trấn, tọa độ của thị trấn trên bản đồ. 
Hình 10. Hiển thị thông tin của điểm cửa khẩu 
tại xã Y Tý 
Hình trên hiển thị thông tin của cửa khẩu tại 
xã Y Tý, thông tin cho ta thấy thôn tin về tên 
đi, mã điểm, địa chỉ của điểm, chỉ đường, mô 
tả và hình ảnh tại điểm cửa khẩu Y Tý. 
- Xác định khoảng cách: Du khách dễ dàng 
biết được khoảng cách và lộ trình của mình để 
đến được điểm du lịch, đây cũng như bản đồ 
chỉ đường cho du khách. Giúp cho du khách 
có cái nhìn tổng quan về địa bàn đến du lịch, 
tạo điều kiện tiện lợi cho du khách lên kế 
hoạch, sắp xếp lộ trình đến thăm, ăn uống, 
ngủ nghỉ. 
Hình 11. Bản đồ tổng quan dữ liệu du lịch 
huyện Bát Xát 
Hình trên thể hiện toàn bộ bản đồ, dữ liệu 
thông tin mà người sử dụng có thể khai thác 
phục vụ nhu cầu du lịch của mình tại huyện 
Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng với việc 
hoàn thiện CSDL tổng hợp du lịch huyện Bát 
Xát sẽ có vai trò rất quan trọng trong công tác 
quản lý của nhà nước về các điểm du lịch, là 
một cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch, phát 
triển du lịch tại địa phương. Là một công cụ 
quảng bá và hỗ trợ du khách tìm hiểu, lên kế 
hoạch, lịch trình du lịch. Đồng thời đây sẽ góp 
phần vào xây dựng CSDL du lịch quốc gia. 
KẾT LUẬN 
Qua thực hiện đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu 
tổng hợp phục vụ phát triển du lịch huyện Bát 
Xát, tỉnh Lào Cai bằng công nghệ GIS và 
Viễn thám” đã thu được các kết quả: 
- Tổng hợp tổng quát điều kiện tự nhiên, tình 
hình kinh tế xã hội của huyện Bát Xát. 
- Đã điều tra, thu thập xác định và phân loại 
các điểm du lịch tự nhiên sinh thái, lễ hội và 
nét đặc sắc văn hóa của huyện Bát Xát. 
- Tổng hợp CSDL nền bao gồm tất cả các 
thông tin về cơ sở hạ tầng, giao thông, sông 
suối, 
Ngô Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 83 - 89 
 89
- Tiến hành xử lý dữ liệu thu thập và xây 
dựng hoàn thiện CSDL tổng hợp du lịch 
huyện Bát Xát (bao gồm tất cả các điểm du 
lịch được xây dựng dữ liệu không gian và 
thuộc tính. Biên tập hoàn thiện bản đồ du lịch 
huyện Bát Xát. 
- Đề xuất các ứng dụng đối với nhà quản lý 
(như thêm đối tượng, chỉnh sửa đối tượng, 
thông tin, xóa, điều khiển các lớp thông tin, 
thuộc tính, giúp có kế hoạch, định hướng và 
xây dựng phát triển các tuyến, khu du lịch cho 
địa bàn) và đối với người sử dụng (như tìm 
kiếm, hiển thị thông tin điểm du lịch và thông 
tin liên quan, hỗ trợ du khách lên kế hoạch, 
lịch trình thăm quan du lịch). 
Bên cạnh những kết quả trên nhóm thực hiện 
đề tài mong muốn sẽ có điều kiện để tiếp tục 
nghiên cứu phát triển CSDL tổng hợp du lịch 
huyện Bát Xát, để CSDL được sử dụng và là 
một nguồn dữ liệu không thể thiếu đối với 
nhà quản lý, du khách và những nhà cung cấp 
dịch vụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao Thị Thanh Thủy (2014), Ứng dụng công 
nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch thành phố 
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Đề tài KH&CN cấp 
cơ sở năm 2014 của tỉnh Quảng Bình 
2. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2014), Phát triển 
nguồn nhân lực du lịch Lào Cai giai đoạn 2012-
2010, Luận văn thạc sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội. 
3. Trương Quang Hải (2015), Nghiên cứu, đánh 
giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không 
gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở 
Tây Nguyên, Viện Việt Nam học và Khoa học phát 
triển - ĐHQG Hà Nội 
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào 
Cai” Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai 
giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 
5. Tỉnh ủy Lào Cai “Đề án phát triển du lịch 
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020”. 
6. Trần Băng Tâm (2006), Giáo trình hệ thống 
thông tin địa lý, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 
SUMMARY 
DEVELOPING A COMPREHENSIVE DATA BASE FOR DEVELOPMENT OF 
TOURISM IN BAT XAT DISTRICT, LAO CAI PROVINCE USING GIS AND 
REMOTE SENSING TECHNOLOGY 
Ngo Thi Thuy*, Do Van Hai, Nong Hanh Phuc, Tran Anh Quang 
Thai Nguyen University - Lao Cai Campus 
Lao Cai is regarded as one of the provinces with strong development in tourism, a favorite 
destination of domestic and international tourists. Especially in the world as well as in the country 
nowadays, the application of geographic information systems (GIS) and remote sensing (RS) is 
widely used, for tourism has improved efficiency and achievements for the industry. The 
implementation of GIS and RS researchs to build a comprehensive database for tourism 
development in Bat Xat district is urgent in the rapid development of industrial revolution 4.0. Our 
research compiles and classifies tourist destinations, festivals and cultural characteristics of Bat 
Xat district. Following with the development of a Bat Xat tourist database (including all tourist 
sites built with spatial and attribute data). Offer applications to managers and users. 
Keywords: Travel, database, GIS, RS, Bat Xat 
Ngày nhận bài: 06/8/2018; Ngày phản biện: 21/8/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 
* Tel: 0985.433.323; Email: ngothithuy@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_co_so_du_lieu_tong_hop_phuc_vu_phat_trien_du_lich_h.pdf