The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam

In order to ensure the transparency and efficiency as well as maintain the stability of the

securities market, a supervision system needs to be established with the goal of detecting,

preventing and handling violations of regulations and laws enacted by the state. In Vietnam, the

State manages the securities market and assigns the securities market supervision task to the State

Securities Commission (SSC). Recently, the SSC has implemented several supervision operations

and obtained certain results. However, it is indicated that the number of violations in securities

markets is tending to increase. Reports on stability and risk identification are not yet available

or clear. Some reasons come from the limitations of the market supervision system. The research

results presented in this paper therefore serve as a basis for the proposal of solutions to strengthen

the supervision system of Vietnam's securities markets so as to achieve targets set for the

coming time.

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 1

Trang 1

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 2

Trang 2

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 3

Trang 3

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 4

Trang 4

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 5

Trang 5

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 6

Trang 6

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 7

Trang 7

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 8

Trang 8

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 9

Trang 9

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 10600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam

The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
29 
Original Article 
The Situation of Securities Market Supervision in Vietnam 
Dao Thi Thu Trang* 
VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 04 October 2020 
Revised 23 February 2021; Accepted 26 February 2021 
Abstract: In order to ensure the transparency and efficiency as well as maintain the stability of the 
securities market, a supervision system needs to be established with the goal of detecting, 
preventing and handling violations of regulations and laws enacted by the state. In Vietnam, the 
State manages the securities market and assigns the securities market supervision task to the State 
Securities Commission (SSC). Recently, the SSC has implemented several supervision operations 
and obtained certain results. However, it is indicated that the number of violations in securities 
markets is tending to increase. Reports on stability and risk identification are not yet available 
or clear. Some reasons come from the limitations of the market supervision system. The research 
results presented in this paper therefore serve as a basis for the proposal of solutions to strengthen 
the supervision system of Vietnam's securities markets so as to achieve targets set for the 
coming time. 
Keywords: Securities market supervision, violation of the securities market, State Securities 
Commission, Vietnamese securities market. 
D* 
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: daothutrang.pd@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4445 
D.T.T. Trang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
30 
Thực trạng hoạt động giám sát 
thị trường chứng khoán ở Việt Nam 
Đào Thị Thu Trang* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 04 tháng 10 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 02 năm 2021; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 02 năm 2021 
Tóm tắt: Để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả cũng như duy trì sự ổn định của thị trường chứng 
khoán (TTCK), chế độ giám sát cần phải được thiết lập với mục tiêu phát hiện, ngăn ngừa, xử lý 
việc vi phạm các quy định, pháp luật mà nhà nước ban hành. Ở Việt Nam, Nhà nước quản lý 
TTCK và giao nhiệm vụ giám sát thị trường cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). 
Thời gian qua, UBCKNN đã triển khai nhiều nghiệp vụ giám sát và đạt được những kết quả nhất 
định. Tuy nhiên, kết quả giám sát cũng cho thấy số lượng vi phạm trên TTCK có xu hướng tăng, 
các báo cáo về tính ổn định và nhận diện rủi ro chưa có hoặc chưa rõ ràng. Một số nguyên nhân 
chính đến từ sự hạn chế của hệ thống giám sát thị trường, do đó kết quả nghiên cứu trình bày trong 
bài viết này là cơ sở để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống giám sát TTCK Việt Nam nhằm 
đạt được mục tiêu đặt ra trong thời gian tới. 
Từ khóa: Giám sát thị trường chứng khoán, vi phạm thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán 
Nhà nước, thị trường chứng khoán Việt Nam. 
1. Đặt vấn đề * 
Sau hơn 20 năm, TTCK Việt Nam đã có 
bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và 
chất lượng, ngày càng trở thành kênh dẫn vốn 
trung và dài hạn cho nền kinh tế, góp phần hoàn 
thiện thể chế kinh tế thị trường, đóng góp tích 
cực cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế. Thể 
chế thị trường bậc cao được xây dựng và phát 
triển phù hợp với trình độ phát triển của Việt 
Nam đồng thời từng bước tiếp cận các chuẩn 
mực quốc tế và hội nhập quốc tế; hệ thống 
khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách phù hợp 
được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với điều 
kiện, trình độ phát triển của đất nước, bảo đảm 
thị trường hoạt động thông suốt, an toàn, công 
bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả. Cũng 
như các thị trường mới phát triển khác, TTCK 
chịu ảnh hưởng bởi tình trạng kém minh bạch 
(thông tin không đầy đủ và kịp thời, khó tiếp cận, 
hoạt động nội gián, thao túng thị trường,) tạo 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: daothutrang.pd@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4445 
nên những biến động thất thường [2]. Để bảo 
đảm tính minh bạch của TTCK, cần thiết lập 
chế độ giám sát hiệu quả với mục tiêu phát 
hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm các quy định 
nói chung, quy định về công khai minh bạch 
nói riêng và duy trì sự ổn định trên TTCK [3]. 
Chủ thể hoạt động giám sát TTCK Việt Nam 
được giao cho UBCKNN. Trong nghiên cứu 
này, tác giả tập trung phân tích thực trạng giám 
sát TTCK để tìm ra các vấn đề bất cập hiện nay. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Khung phân tích 
Nghiên cứu dựa trên khung phân tích thực 
trạng hoạt động giám sát TTCK Việt Nam của 
UBCKNN. Các số liệu thu thập được để mô tả 
kết quả giám sát TTCK giai đoạn 2013-2019, từ 
đó chỉ ra các vấn đề mà TTCK đối mặt cũng 
như các nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Kết quả 
nghiên cứu là đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ 
thống giám sát, góp phần tăng hiệu quả giám 
sát và duy trì sự ổn định của TTCK Việt Nam. 
D.T.T. Trang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
31 
2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiếp cận theo phương 
pháp định tính, sử dụng dữ liệu mô tả để đưa ra 
các nhận định, phân tích và tìm ra hướng giải 
quyết vấn đề hiện nay của hệ thống giám sát 
TTCK ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả sử dụng 
kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể 
khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống 
kê mô tả. 
2.3. Dữ liệu nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các 
tài liệu được công bố chính thức bởi Ủy ban 
Chứng khoán Nhà nước, thống kê thị trường, 
các công trình nghiên cứu về TTCK Việt Nam 
và các công bố có giá trị khác. Tuy nhiên, để 
làm rõ hơn nguyên nhân của các vấn đề mà hoạt 
động giám sát TTCK Việt Nam phải đối mặt, 
nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 4 chuyên gia 
trong giai đoạn nghiên cứu. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thực trạng hoạt động giám sát thị trường 
chứ ... ự phát triển của thị trường trước ảnh 
hưởng của hội nhập quốc tế. Đây là nguyên 
nhân khiến cho nhiều sai phạm chưa được phát 
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, gây ảnh 
hưởng tới tính minh bạch của TTCK. 
Xuất phát từ việc mô hình giám sát còn 
chưa được tổ chức chặt chẽ, thực tế công tác 
giám sát của UBCKNN chủ yếu vẫn dựa vào 
các báo cáo định kỳ và bất thường, mang tính 
hành chính của SGDCK. Các vi phạm xử lý 
cũng chỉ tập trung ở chế độ CBTT, còn những 
hành vi vi phạm tinh vi hơn như thao túng giá 
cả, thị trường thì gần như chưa phát hiện 
được [6]. 
Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán là một 
tổ chức tự quản liên quan đến các giao dịch 
chứng khoán trên TTCK Việt Nam nhưng lại 
chưa được xác định chức năng nhiệm vụ của 
một chủ thể giám sát trên thị trường. Hiệp hội 
cũng chưa thực hiện được chức năng ban hành 
quy chế tự quản trên cơ sở đồng thuận của các 
thành viên, các quy định về chuẩn mực đạo đức 
nghề nghiệp, giám sát tuân thủ pháp luật của 
các thành viên thị trường. 
Phỏng vấn sâu chuyên gia, bà Vũ Thị Chân 
Phương (UBCKNN) cho rằng “hiện nay TTCK 
Việt Nam đang được giám sát theo hai cấp là tại 
SGDCK và UBCKNN. Riêng UBGSTCQG 
không trực tiếp giám sát và không coi là một 
D.T.T. Trang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
37 
cấp giám sát. Cần thiết phải bổ sung thêm cấp 
giám sát thứ ba là công ty chứng khoán. Theo 
đó, tại công ty chứng khoán, khi cung cấp dịch 
vụ, phát hiện giao dịch bất thường phải báo cáo 
SGDCK. Đây là thông lệ quốc tế mà tất cả các 
nước ASEAN, các nước phát triển, Liên minh 
Châu Âu áp dụng”. Đây vừa là đánh giá về hạn 
chế của mô hình giám sát, vừa là gợi ý về giải 
pháp hoàn thiện hoạt động giám sát để nâng cao 
tính minh bạch của TTCK. 
Thứ ba, nội dung giám sát còn khá phân tán: 
Hoạt động giám sát mới tập trung vào giám sát 
giao dịch và giám sát CBTT. Các hoạt động 
giám sát quản trị công ty chưa chặt chẽ và 
thường xuyên. Hiện nay, nhiều CTNY chưa xây 
dựng hệ thống quản trị công ty đúng chuẩn mực 
quy định nhưng không được coi là vấn đề 
nghiêm trọng phải xử lý ngay trong các báo cáo 
giám sát. Các báo cáo quản trị công ty để đảm 
bảo quyền lợi của cổ đông không được yêu cầu 
bắt buộc. Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức trong 
doanh nghiệp cũng chưa được xây dựng làm 
căn cứ cho giám sát quản trị công ty. 
Công tác giám sát tại UBCKNN mới dựa 
trên các báo cáo định kỳ và bất thường mang 
tính hành chính của SGDCK và VSD, đồng thời 
chỉ xử lý những vi phạm đơn giản. Các vi phạm 
tinh vi thì chậm phát hiện. Kinh phí đầu tư cho 
giám sát trên TTCK vẫn còn khá hạn chế. 
Các quy định và thực thi về giám sát CBTT 
vẫn còn thiếu. Các quy định CBTT các thành 
viên của hội đồng quản trị, công ty kiểm soát, 
các cuộc họp cổ đông cũng không được quy 
định công bố. Hệ thống cơ sở dữ liệu của 
CTNY khi CBTT còn hạn chế khiến cho các 
nhà đầu tư khó nghiên cứu để ra quyết định. 
Các cơ quan chức năng khi giám sát nội dung 
CBTT cũng ở mức độ đơn giản. Việc giám sát 
quá trình CBTT của CTNY chưa được rõ ràng 
và cụ thể, mới thực hiện ở hình thức mà chưa đi 
sâu vào nội dung. 
Theo chuyên gia, TS. Lê Trung Thành: 
“Hiện nay, TTCK có nhiều vấn đề mới như 
tăng vốn ảo, sử dụng vốn sai mục đích, báo cáo 
tài chính không chuẩn xác, Đó là do nội dung 
giám sát trước đây đã trở nên lỗi thời. Cần thiết 
phải tăng cường kiểm tra chất lượng báo cáo tài 
chính và hoạt động kiểm toán, bổ sung các tiêu 
chí về quản trị công ty, tỷ lệ cổ phiếu tự do 
chuyển nhượng, tỷ lệ trên quy mô đối với điều 
kiện phát hành, niêm yết chứng khoán, đồng 
thời tăng cường giám sát các hoạt động huy 
động vốn và sử dụng vốn”. 
Thứ tư, phương thức giám sát chưa hiện đại: 
Các phương thức giám sát chưa đa dạng, phong 
phú để kết hợp mang lại hiệu quả cao khi thực 
thi giám sát TTCK. Hiện nay, phương thức 
giám sát thông qua cấp phép tham gia thị 
trường hay xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện bắt 
buộc khi hoạt động trên TTCK đã trở nên đơn 
giản, cần phải tăng cường các phương thức 
giám sát mang tính hiện đại hơn. 
Phần mềm quản lý, giám sát TTCK MSS 
chưa thay đổi kịp theo sự phát triển của thị 
trường. Mặc dù phần mềm MSS đã giúp hệ 
thống giám sát TTCK làm việc hiệu quả hơn 
nhưng giai đoạn hiện nay, nó cần phải được 
nâng cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ 
quan quản lý. Với sự phát triển quá nhanh của 
TTCK kèm theo những vi phạm ngày càng tinh 
vi hơn, đòi hỏi hệ thống MSS phải được đánh 
giá, điều chỉnh thường xuyên. Đây cũng là một 
khó khăn lớn đối với các cơ quan giám sát 
TTCK Việt Nam. Khi các chủ thể tham gia 
TTCK đã hiểu được hoạt động của hệ thống 
MSS thì có thể tìm cách “lách luật” hay thực 
hiện những vi phạm tinh vi hơn. Do đó, việc 
cập nhật phần mềm MSS chậm gây ảnh hưởng 
không tốt tới tính minh bạch của TTCK [4]. 
Phỏng vấn sâu chuyên gia, ông Phạm Hồng 
Sơn cho rằng với sự phát triển nhanh chóng của 
công nghệ 4.0 thì cần nâng cấp hệ thống công 
nghệ thông tin phục vụ công tác giám sát 
TTCK, chuyển việc giám sát bằng các phần 
mềm phân tích đánh giá, giám sát qua mạng để 
nhanh chóng phát hiện ra vấn đề trên TTCK bởi 
hầu hết các giao dịch hiện nay là trực tuyến”. 
Thứ năm, quy trình thực hiện và phối hợp 
giám sát của các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc 
biệt với các tổ chức quốc tế vẫn còn hạn chế. 
Do các hoạt động trên TTCK liên quan đến 
nhiều đơn vị trong và ngoài UBCKNN, trong 
khi đó việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị 
chưa tốt nên tiến độ thực hiện một số việc có 
liên quan chưa được kịp thời. Điều này ảnh 
hưởng không nhỏ tới việc phát hiện, xử lý vi 
D.T.T. Trang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
38 
phạm hoặc việc công khai, minh bạch thông tin 
trên thị trường. 
4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát 
thị trường chứng khoán Việt Nam 
4.1. Hoàn thiện khung khổ pháp lý về giám sát 
thị trường chứng khoán 
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện 
các quy định của pháp luật về giám sát thị 
trường chứng khoán. UBCKNN cần xây dựng 
các tiêu chí giám sát để trình Bộ Tài chính và 
Chính phủ phê duyệt và ban hành như: xây 
dựng khung pháp lý cho hoạt động của thị 
trường dành cho các công ty đại chúng chưa 
niêm yết; quy chế tổ chức, hoạt động của công 
ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ; quy 
chế tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư dạng 
mở, [5]. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, áp 
dụng các quy định về việc chào mua công khai, 
mở nhiều tài khoản giao dịch, mua bán chứng 
khoán trong cùng phiên giao dịch, giao dịch ký 
quỹ, xây dựng quy định về quản trị công ty, 
triển khai việc quản lý tiền giao dịch chứng 
khoán của nhà đầu tư tại ngân hàng thương mại; 
quy trình kiểm soát nội bộ công ty chứng 
khoán, tăng cường quản lý, giám sát các định 
chế trung gian, các văn phòng đại diện tổ chức 
nước ngoài tại Việt Nam. 
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về 
CBTT. Chính phủ cần bổ sung quy định CBTT 
về thành viên độc lập, thành viên không điều 
hành và thành viên điều hành trong phần báo 
cáo của ban giám đốc khi công bố BCTC. Các 
quy định pháp luật cần bổ sung CBTT theo 
phân bảng niêm yết để phù hợp với mô hình tái 
cấu trúc SGDCK. 
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện các quy chế 
an toàn trên TTCK. Hoàn thiện và định kỳ đánh 
giá lại các quy định về tỷ lệ an toàn tài chính 
đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán, bảo 
đảm phù hợp với việc điều chỉnh và phản ánh 
đầy đủ các rủi ro thực tế trên thị trường. 
4.2. Củng cố mô hình giám sát thị trường 
chứng khoán 
Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức mô hình giám 
sát TTCK. SGDCK cần phải được làm rõ nghĩa 
vụ giám sát của mình cũng như các cơ quan 
quản lý nhà nước về chứng khoán, tránh sự 
chồng chéo và đảm bảo an toàn cho TTCK. Đặc 
biệt, hoạt động tự giám sát của các CTNY, công 
ty đại chúng cũng là một hướng cần được 
nghiên cứu triển khai. 
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực giám sát. Các cơ quan quản lý phải đặc biệt 
chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng thường 
xuyên cho họ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý 
nhà nước phải có sự đầu tư về tài chính, cơ chế 
quản lý, chế độ đãi ngộ cần phải thay đổi theo 
hướng tiền lương đủ bù đắp sức lao động với 
cường độ cao của các cán bộ, công nhân viên, 
đặc biệt cần xây dựng cơ chế thu nhập đặc thù 
cho đối tượng này, nếu không sẽ xảy ra hiện 
tượng “chảy máu chất xám”. 
4.3. Nâng cao hiệu quả nội dung giám sát 
Thứ nhất, hoàn thiện giám sát quản trị điều 
hành. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng 
cường theo dõi chặt chẽ các thông tin và báo 
cáo của doanh nghiệp hoạt động trên TTCK. 
Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử và đạo đức 
trong công ty, bộ quy tắc này chính là cơ sở để 
các doanh nghiệp định hướng nhân viên trong 
ứng xử và hoàn thiện bản thân theo tiêu chí mà 
doanh nghiệp đề ra. 
Thứ hai, hoàn thiện giám sát giao dịch. Cần 
hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, 
dữ liệu giao dịch từ SGDCK và VSD hiện đại 
theo tiêu chuẩn quốc tế [6]. Cần tăng cường hơn 
nữa hoạt động giám sát các trung gian tài chính 
trên TTCK, bao gồm cả quỹ đầu tư, công ty 
chứng khoán trong các hoạt động liên quan đến 
giao dịch chứng khoán. 
Thứ ba, hoàn thiện giám sát CBTT. Thiết 
lập cơ chế giám sát thông qua hệ thống các văn 
bản quy phạm pháp luật, giám sát chặt chẽ hoạt 
động của các thành phần trong TTCK bởi cơ 
quan giám sát của UBCKNN, SGDCK và các 
bộ ngành liên quan, các hiệp hội ngành nghề 
[5]. UBCKNN tăng cường phối hợp trong kiểm 
tra, giám sát cả công ty kiểm toán lẫn các doanh 
nghiệp có lợi ích công chúng. SGDCK cần phối 
hợp với nhiều đơn vị khác theo định kỳ để khai 
thác lợi thế của các đơn vị này trong giám sát 
D.T.T. Trang / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 29-39 
39 
việc CBTT ở các CTNY. Cần xây dựng bộ chỉ 
số minh bạch thông tin đối với CTNY. 
4.4. Đổi mới phương thức giám sát 
Thứ nhất, đa dạng hóa phương thức giám 
sát. Hiện nay, việc giám sát TTCK của các cơ 
quan nhà nước cần kết hợp nhiều phương thức 
để mang lại hiệu quả. Thực hiện giám sát trong 
ngày gắn với việc giám sát các giao dịch hàng 
ngày của các chứng khoán niêm yết, đăng ký 
giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện các dấu 
hiện bất thường trên thị trường [2]. Giám sát 
TTCK trong nhiều ngày dựa trên cơ sở dữ liệu 
từ các SGDCK, các công ty chứng khoán, 
CTNY, các tổ chức, nhà đầu tư tham gia 
TTCK; các bản CBTT của nhà đầu tư theo quy 
định của pháp luật và các thông tin từ phương 
tiện truyền thông đại chúng, tin đồn, Thực 
hiện kiểm tra tại chỗ, thiết lập hệ thống cảnh báo 
sớm và hoàn thiện hệ thống giám sát tự động. 
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng 
giám sát TTCK. Xây dựng cơ sở dữ liệu và 
nâng cấp hệ thống phần mềm giám sát. Hoàn 
thiện hệ thống CBTT điện tử của công ty đại 
chúng. UBCKNN và công ty đại chúng cần 
đồng thời phát triển một hệ thống CBTT số hóa 
dựa trên nền tảng website hiện tại. 
4.5. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc 
tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám 
sát trên thị trường 
UBCKNN cần căn cứ vào điều kiện, tình 
hình cụ thể của TTCK Việt Nam để xây dựng lộ 
trình hợp tác với các TTCK trên thế giới cho 
phù hợp với chuẩn mực, thông lệ của quốc tế. 
UBCKNN cần chủ động tham gia vào quá trình 
đàm phán, thực hiện các thỏa thuận hội nhập có 
liên quan tới lĩnh vực chứng khoán, nhằm đưa 
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức 
chứng khoán uy tín trên thế giới. Thực hiện 
nghiêm túc các nguyên tắc của Tổ chức Quốc tế 
về Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) để quản lý 
rủi ro. UBCKNN và các SGDCK cần tích cực 
tìm các dự án hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ 
thông tin, hệ thống dữ liệu về hoạt động giám 
sát TTCK từ quốc tế, từ các UBCKNN và 
SGDCK trên thế giới. 
5. Kết luận 
Trong những năm qua, hệ thống giám sát 
TTCK của Việt Nam đã luôn mang lại những 
tác động tích cực cho thị trường nói riêng và 
nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, 
công tác giám sát TTCK vẫn còn gặp nhiều hạn 
chế như các rủi ro hệ thống ngày càng tinh vi, 
các vi phạm trên TTCK vẫn còn tồn tại và ngày 
càng tăng, thị trường vẫn còn những bất ổn 
chưa được giải quyết. Điều này đặt ra yêu cầu 
cần phải có những giải pháp tác động vào hệ 
thống giám sát TTCK một cách đồng bộ để 
nâng cao hiệu quả và cải thiện tính minh bạch 
của thị trường. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ministry of Finance, Circular No. 115/2017/TT-BTC 
guiding the supervision of securities trading on 
the stock market, effective from October 25, 2017, 
Hanoi (in Vietnamese). 
[2] T.N. Hung, The Role of Financial Supervisory 
Agencis in Financial Market Development and 
Policy Recommendations for Vietnam, Banking 
Academy, Hanoi, 2012 (in Vietnamese). 
[3] H.D. Long, “Solutions to improve the efficiency 
of monitoring activities of Vietnam’s stock 
market”, Ministerial-level scientific research topic 
08-UBCK-2001, Inspector of the SSC, 2001 
(in Vietnamese). 
[4] D.T. Phuong, “Improving the efficiency of 
securities trading supervision on Vietnam’s stock 
market in the period 2010-2015”, Project on 
granting code UB.10.07, Market Supervision 
Department, SSC, 2010 (in Vietnamese). 
[5] N.P. Thao, “Laws on inspection and supervision 
of the stock market of the State Securities 
Commission of Vietnam”, Master of 
jurisprudence thesis, Faculty of Law, VNU, 
Hanoi, 2016 (in Vietnamese). 
[6] L.T. Thanh, “Supervision of securities 
transactions on Vietnam’s stock market”, Doctoral 
thesis in economics of National Economics 
University, 2010 (in Vietnamese). 
[7] State Securities Commission, News about 
violations on the stock market from 2013-2019, 
https://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vip
ages_vitintucsukien/thanhtragiamsat?_afrLoop=4
496898213000&_afrWindowMode=0#%40%3F_
afrLoop%3D4496898213000%26_afrWindowMo
de%3D0%26_adf.ctrl-state%3D1b6ylj7l7t_91, 
(accessed 21/12/2020) (in Vietnamese). 

File đính kèm:

  • pdfthe_situation_of_securities_market_supervision_in_vietnam.pdf