Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam

Truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự độc đáo của văn học Việt Nam. Tuy chịu

ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng trong quá trình phát triển văn xuôi, nó đã trở

thành một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn trung đại Việt Nam.

Tiếp cận loại hình đối với truyện truyền kỳ có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đặc

biệt là từ phương diện văn hoá sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ những giá trị cơ bản về nội

dung và nghệ thuật của nó - một hiện tượng văn hoá đặc sắc của văn học Việt Nam. Vì thể,

xét từ phương diện thực tiễn, loại hình này không chỉ có những đóng góp cụ thể đối với văn

xuôi cổ điển mà còn có sự lan toả và vang vọng đến các khuynh hướng, thủ pháp và đặc

điểm sáng tác của các tác giả và các thể loại phát sinh trong văn học hiện đại Việt Nam.

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 7

Trang 7

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 8

Trang 8

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 7440
Bạn đang xem tài liệu "Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam

Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
51 
THỂ LOẠI TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN 
 TRUYỆN NGẮN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Quảng Văn Ngọc 
Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam 
Email: ngocvptuqnam@gmail.com 
TÓM TẮT 
Truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự độc đáo của văn học Việt Nam. Tuy chịu 
ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng trong quá trình phát triển văn xuôi, nó đã trở 
thành một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn trung đại Việt Nam. 
Tiếp cận loại hình đối với truyện truyền kỳ có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đặc 
biệt là từ phương diện văn hoá sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ những giá trị cơ bản về nội 
dung và nghệ thuật của nó - một hiện tượng văn hoá đặc sắc của văn học Việt Nam. Vì thể, 
xét từ phương diện thực tiễn, loại hình này không chỉ có những đóng góp cụ thể đối với văn 
xuôi cổ điển mà còn có sự lan toả và vang vọng đến các khuynh hướng, thủ pháp và đặc 
điểm sáng tác của các tác giả và các thể loại phát sinh trong văn học hiện đại Việt Nam. 
 oại hình truyện truyền kỳ, văn học Việt Nam, truyền kỳ, trung đại. 
1. DẪN NHẬP 
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trong văn học so sánh, loại hình được chỉ một nhóm 
nhà văn, một tác phẩm hoặc yếu tố (chủ đề, đề tài, nhân vật) được sinh ra trong những hoàn 
cảnh xã hội, kinh tế văn hoá tương đồng nhau. Loại hình học là ngành nghiên cứu những điểm 
tương đồng, những điểm khác biệt và biến đổi cùng các nguyên nhân, ý nghĩa của loại hình này. 
Vì thế, tiếp cận loại hình là một trong những phương hướng đánh giá toàn diện, có khả năng bao 
quát những vấn đề mang tính quy luật của thể loại tác phẩm. Nó giúp người nghiên cứu có thể 
lĩnh hội, phân tích, so sánh và đối chiếu các giác độ của tác phẩm một cách hợp lý và sâu sắc. 
Trong Văn học và các loại hình nghệ thuật, Lê Lưu Oanh cho rằng văn học là một loại hình 
nghệ thuật tổng hợp. Trong thời điểm ra đời nó có thể bắt nguồn từ những sáng tác dân gian, 
truyền miệng thời cổ. Bên cạnh đó, văn học còn bắt nguồn từ những lễ nghi dân gian và xuất 
hiện trong các công trình sử học, triết học, những văn bản chính trị. Văn học sử dụng ngôn từ 
(ngôn ngữ nghệ thuật) làm chất liệu xây dựng hình tượng. Văn học đã phát huy được khả năng 
miêu tả thế giới một cách cụ thể sinh động. 
Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình ph t triển c a truyện ngắn trung đại Việt Nam 
52 
Trong lịch sử nghiên cứu thể loại truyện truyện kỳ, ngoài các công trình mang tính văn 
học sử, một số nghiên cứu gần đây của Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh cũng 
đã bước đầu nêu bật được những giá trị khu biệt của truyện truyền kỳ trong lịch sử hình thành 
phát triển các thể loại văn học Hán Nôm Việt Nam. Tuy nhiên, theo hướng tiếp cận loại hình 
học, nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam cho rằng, truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện 
tượng văn hoá - văn học đặc biệt trong lịch sử văn chương cổ điển Việt Nam. Nó không hẳn là 
một loại thể văn học, cũng không phải là một phong cách văn chương, nó không đơn thuần là 
quá trình “văn xuôi hoá” hay “hiện đại hoá” văn học dân gian theo lộ trình thời gian (xuất phát 
từ những giai thoại, những ký ức văn hoá - lịch sử và kết thúc bằng những tác phẩm văn học 
thành văn). 
Như vậy, nhìn từ góc độ loại hình, truyện truyền kỳ mang những giá trị văn hoá - lịch 
sử được hình thành trong quá trình tồn tại của dân tộc. Lịch sử phát sinh và tồn tại của thể loại 
này là một quá trình vận động, phát triển không ngừng của tâm thức cộng đồng. 
2. TRUYỆN TRUYỆN KỲ NHÌN TỪ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TRUYỆN NGẮN 
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
2.1. Truyện truyền kỳ - đỉnh cao của truyện ngắn trung đại Việt Nam 
Hơn mười thế kỷ hình thành và phát triển, truyện truyền kỳ Trung Quốc đã để lại những 
thành tựu rực rỡ và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn học của các nước đồng văn trong khu 
vực. Trong “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim ngao tân thoại (Hàn 
Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) và Tiễn đăng tân thoại (Trung Quốc)” [3], Toàn Tuệ 
Khanh cho rằng: tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu có sức lan tỏa mạnh nhất, rõ rệt 
nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kỳ ở ba nước Đông Á còn lại như Kim Ngao tân 
thoại của Kim Thời Tập (1435 - 1493, Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế 
kỷ XVI, Việt Nam), Già tỳ tử của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật Bản). Kim Ngao tân thoại, 
hoàn thành vào khoảng giữa thế kỷ XV, là tiểu thuyết Hán văn đầu tiên của Hàn Quốc, có giá trị 
cao trong văn học cổ điển nước này. Già tỳ tử cũng có một vị trí quan trọng trong văn học Nhật 
Bản, dù không phải là truyện thần quái đầu tiên, nhưng là tác phẩm điển hình theo kiểu truyện 
truyền kỳ của Nhật. 
Từ góc nhìn so sánh, truyện truyền kỳ Việt Nam vốn có nguồn gốc từ thể loại truyện kỳ 
ảo Trung Quốc nhưng có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn 
hóa và văn học dân tộc. Văn hóa dân tộc như cái nôi nuôi dưỡng truyện truyền kỳ Việt Nam 
trong suốt quá trình hình thành, phát triển, giúp cho thể loại truyện này ở Việt Nam khác với 
truyện truyền kỳ các nước đồng văn trong khu vực. Nguyễn Huệ Chi trong “Mấy đặc trưng loại 
biệt của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” đã khái quát như sau: “Bên cạnh 
những cốt truyện phóng tác theo truyện truyền kỳ Trung Quốc, các tập truyện truyền kỳ Việt 
Nam có rất nhiều cốt truyện, tình tiết, motip được tiếp thu từ văn học dân gian. Nhiều nhân vật 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
53 
trong truyện truyền kỳ có nguyên mẫu từ trong truyện kể dân gian” [2, tr.10]. Tất nhiên, các tác 
giả truyền kỳ chỉ sử dụng các yếu tố của văn học dân gian làm nguyên liệu để sáng tạo nên 
những tác phẩm nghệ thuật của văn học viết. Con đường của truyện kỳ ảo Việt Nam thời trung 
đại từ Lý Tế Xuyên qua Trần Thế Pháp, đến Thánh Tông, Nguyễn Dữ... là những sự kế thừa và 
có tính phát triển liên tục. 
Trong lịch sử văn học Việt Nam thời t ...  kỳ, chí dị, trong đó nổi bật hai tên tuổi lớn là Cù Hựu - tác giả Tiễn đăng tân thoại và 
Bồ Tùng Linh - tác giả Liêu trai chí dị. 
Một đặc tính văn hoá quan trọng nhất của truyền kỳ là sự kết hợp yếu tố kỳ và thực. Cái 
kỳ là một phạm trù mỹ học, đặc trưng tư duy của người phương Đông và là thế giới quan thời 
kỳ cổ trung đại. Không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu của phương 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
55 
Đông đều chứa đựng nhiều cái kỳ (“vô kỳ bất truyền”). Nhà nghiên cứu Trần Ích Nguyên cho 
rằng: “Cái kỳ trong Truyện truyền kỳ đã phát triển từ thụ động đến tự ý thức từ ảnh hưởng của 
văn học dân gian, sử ký, tôn giáo đến việc được nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, 
một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm” [9; tr.66]. 
Cái kỳ trong truyện truyền kỳ đã phát triển từ thụ động đến tự ý thức: từ ảnh hưởng của 
văn học dân gian, sử ký, tôn giáo đến việc được nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật, 
một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm. Kết hợp chặt ch với cái kỳ trong hạt 
nhân của thể loại là cái thực và xu thế phát triển tất yếu của truyền kỳ là gia tăng yếu tố thực. 
Tuy nhiên, cái kỳ không mất đi mà hòa quyện chặt ch với cái thực trong một kết cấu thống 
nhất làm nên đặc trưng của thể loại. Nếu thiếu cái kỳ, truyện dễ trở thành truyện ký; thiếu cái 
thực, truyện truyền kỳ không thể vượt thoát khỏi giới hạn của chí quái. Vai trò của yếu tố kỳ và 
thực trong hạt nhân cơ bản của truyện s biến đổi và có những đặc điểm riêng qua từng giai 
đoạn phát triển của thể loại. 
Các tác giả văn học trung đại nói chung và tác giả trong loại hình truyện truyền kỳ nói 
riêng đều là những nhà nho, thấm nhuần tư tưởng Nho gia. Vậy mà trong khi Khổng Tử “bất 
ngữ quái, lực, loạn, thần”, các tác giả lại miêu tả một thế giới ma quái phong phú trong tác 
phẩm của mình? Để lý giải hiện tượng này chúng ta phải tìm về với bản chất của nền văn hóa 
sản sinh ra những tác phẩm đó. Nhân vật ma quái, kỳ ảo, chi tiết dị sự, câu chuyện huyền ảo, 
hình tượng đậm tính tôn giáo gắn liền với quan niệm về linh hồn và sự tưởng tượng của con 
người về một thế giới khác, việc hình thành loại nhân vật ma quái trong truyện truyền kỳ có 
nguồn gốc từ trong chính văn hóa Việt Nam. 
Thể loại truyện truyền kỳ, với tư cách một thể loại văn học nghệ thuật là sự kết hợp 
nhiều thể loại văn chương. Trong tác phẩm bên cạnh các thể văn xuôi còn bao gồm văn vần, 
thơ, từ, phú, lục tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ “hàng hàng châu ngọc, lời lời gấm thêu”. Nhà 
nghiên cứu Trần Đình Sử khái quát: “Truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả 
tình thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ” [10; tr.294]. Một 
thiên truyện truyền kỳ thường có dung lượng không lớn (đây cũng là lý do mà nhà nghiên cứu 
Nguyễn Đăng Na xếp truyền kỳ vào thể loại truyện ngắn). Bố cục mỗi truyện thường chia thành 
ba phần: mở đầu giới thiệu danh tính, nguồn gốc nhân vật, giữa truyện kể lại hành trạng, cuộc 
đời nhân vật và phần kết khẳng định tính chân thực của câu chuyện. Phần lời bình nằm cuối mỗi 
truyện cũng được xem là một bộ phận hữu cơ trong kết cấu chỉnh thể của thể loại. 
Điểm độc đáo và khác biệt của truyện truyền kỳ lịch sử Việt Nam so với truyện truyền 
kỳ Trung Hoa được thể hiện: Đối với Trung Quốc, lịch sử ít được phản ánh trong thể loại truyện 
truyền kỳ. Trong văn học Trung Quốc, x t riêng trong nội bộ thể loại truyện truyền kỳ, bên cạnh 
truyện thần thoại còn có truyện danh nhân nằm trong truyện ký hoặc chí, rất rành mạch về 
chuyện con người, còn bên kia là chuyện hệ thống các vị thần. Việt Nam ta gần như không có 
thần thoại (chỉ có Họ Hồng Bàng, Âu Cơ, truyện có tính chất á thần như: Thánh Gióng). 
Như vậy, nói về nguồn gốc thì không có thần thoại, nói về nhân vật cụ thể thì nó nhảy sang chí, 
Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình ph t triển c a truyện ngắn trung đại Việt Nam 
56 
ký trong văn học viết. Vì thế, nảy sinh ra một nhu cầu cần có một loại hình nằm giữa chuyện 
thần tiên và chuyện nghệ thuật. Điều này cho thấy truyện truyện kỳ Việt Nam chịu ảnh hưởng, 
nhưng có điểm khác biệt là dùng thể truyền kỳ này để mô tả lịch sử - một hiện tượng văn hoá, 
lịch sử, văn học đặc biệt của văn chương cổ điển Việt Nam. Đây là luận điểm chưa có nhà 
nghiên cứu nào đưa ra. 
Trong quá trình tiếp thừa, truyện truyền kỳ Việt Nam đã vay mượn không ít những cốt 
truyện và motip của truyền kỳ Trung Quốc, trong đó có những motip về nhân vật ma quái như 
nằm mộng xuống âm phủ, người lấy ma, hàng phục yêu quái, biến hóa khôn lường. Motip hóa 
thân, biến dạng của nhân vật ma quái xuất hiện rất nhiều trong truyện truyền kỳ đời Đường. Một 
câu chuyện Ghi chép về chiếc gương cổ của Vương Độ đã liệt kê ra không biết bao nhiêu dạng 
yêu quái biến hóa thành người từ hồ ly, rùa đen, vượn trắng, giao long (cá), sói, chuột, thạch 
sùng... Chuyện người gặp gỡ, ân ái với ma, hồ ly, yêu quái... cũng là motif đặc trưng của truyền 
kỳ đời Đường. Nàng Nhậm Thị (Truyện nàng Nhậm Thị) là hồ ly hóa thành người rồi kết duyên 
cùng Trịnh lục. Thế giới quỷ sứ được miêu tả trong nhiều truyện ở Truyền kỳ mạn lục có điểm 
gần gũi với Tiễn đăng tân thoại. Tất nhiên yếu tố này không phải chỉ chịu ảnh hưởng của truyền 
kỳ Trung Quốc mà còn do những tương đồng trong tín ngưỡng dân gian của cả hai dân tộc. 
3. TRUYỆN TRUYỀN KỲ - SỰ L N TOẢ VÀ V NG VỌNG 
Từ góc độ giao lưu và tương tác trong thế giới đồng văn, sự ảnh hưởng của các tác giả, 
tác phẩm truyền kỳ Trung Quốc đến sự hình thành thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện truyền 
kỳ Việt Nam nhìn chung cũng thể hiện ở quan niệm về thể loại. Hồng Mại, trong lời tựa Dung 
trai tùy bút khẳng định yếu tố quỷ vật chính là đặc trưng cơ bản của truyền kỳ đời Đường “quỷ 
vật giả thác dĩ tác hiếu kỳ” - lấy nhân vật là ma quỷ để gợi tính hiếu kỳ. Trong lời tựa Tiễn đăng 
tân thoại, Lăng Vân Hàn cho rằng, nội dung sách mang n t đặc trưng là “thuật kỳ ký dị” - thuật 
điều kỳ lạ, ghi sự khác thường. Thang Hiển Tổ (Minh), trong Điểm hiệu Ngu sơ chí tự đã tổng 
kết lại, truyền kỳ đời Đường mang các yếu tố: phi tiên - tiên bay, giai dã - người đẹp trang 
điểm, hoa yêu mộc mị - hoa biến thành yêu, cây biến thành ma, ngưu quỷ xà thần - trâu biến 
thành quỷ, rắn hóa ra thần. Quan niệm về đặc trưng thể loại như trên, thông qua các tập truyền 
kỳ Trung Quốc được lưu truyền sang Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm và sáng 
tác của các tác giả truyền kỳ. 
Có thể khẳng định rằng, truyện truyền kỳ Việt Nam có một bộ phận thiên về lịch sử độc 
đáo, so với truyện truyền kỳ Trung Quốc chủ yếu là truyện chí quái, chí dị, truyện ma quái. Hàn 
Quốc thì bắt chước Trung Quốc và cũng đi vào ma quái; Nhật Bản cũng tương tự vậy. Tuy 
nhiên, duy chỉ có truyện truyền kỳ ở Việt Nam có một bộ phận thần thoại giống như các nước, 
nhưng ở Việt Nam lại có thêm những dạng truyện như Hồng Bàng thị, Triệu Quang Phục, Nhị 
Trưng phu nhân đây là cách lắp gh p một nửa là thần thoại, một nửa là lịch sử. Và đến câu 
chuyện về Hùng Vương đã thể hiện cái lõi lịch sử, là chắp nối giữa thần thoại với tiền sử để tạo 
ra một dạng thức truyện truyền kỳ mới. Loại truyện mới này không phải được dùng để đáp ứng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
57 
nhu cầu giải trí hay quái lạ mà là lý giải về nguồn gốc, tổ tiên chẳng hạn có thể kể đến: Họ 
Hồng Bàng, An Dương Vương xây loa thành, Triệu Đà, Mỵ Châu, Trọng Thủy Sự chắp nối 
này chỉ có ở truyện truyền kỳ Việt Nam mà truyện truyện kỳ ở Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn 
Quốc không có. 
Tìm hiểu thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam s giúp chúng ta đánh giá đúng vị trí và 
những đóng góp của thể loại này trong dòng chảy văn chương tự sự trung đại nói riêng và văn 
xuôi tự sự Việt Nam nói chung. Văn xuôi tự sự chữ Hán không chỉ là một bộ phận cấu thành 
của văn học dân tộc, mà còn là sự phản ánh trình độ tư duy nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ của 
nền văn học đã sản sinh ra nó. Với tư cách là một loại hình văn học đặc biệt, truyện truyền kỳ đã 
có những đóng góp to lớn đối với sự hình thành và phát triển của văn xuôi cổ điển Việt Nam. Là 
một thể loại tiêu biểu, bản thân nó đã có một đời sống và quy luật diễn tiến đặc thù. Trải qua 
tiến trình hơn 600 năm, ở mỗi một giai đoạn cụ thể, truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có những 
n t khu biệt về nội dung và đặc trưng văn hoá, lịch sử riêng biệt thông qua các xu hướng dân 
gian, lịch sử, thế tục và các đặc trưng tiêu biểu về nguồn gốc, thể loại, văn hoá. Với bút pháp kỳ 
ảo linh hoạt, truyện truyền kỳ đã tiếp thừa từ truyền thống văn hoá bản địa và tạo được sự ảnh 
hưởng sâu rộng đến các văn gia đời sau. Do đó, trong dòng chảy văn học trung đại, loại hình 
truyện truyền kỳ đã tạo được những bước đột phá khá ngoạn mục, góp phần đưa văn xuôi trung 
đại Việt Nam đi vào đúng quỹ đạo của văn xuôi Đông Á. 
Trong quá trình hình thành và lịch sử phát triển nền văn xuôi tự sự, truyện truyền kỳ 
Việt Nam là một trong những thể loại tiên phong, góp phần đặt nền móng cho nền văn xuôi 
trung đại, cũng như đưa văn xuôi trung đại đạt đến đỉnh cao. Không những thế, với đặc trưng cơ 
bản là sự kết hợp giữa yếu tố kỳ và thực, lấy cái kỳ làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh 
hiện thực, bộc lộ tâm tư, tình cảm, thể loại truyền kỳ vẫn có sức sống trong văn xuôi hiện đại, 
điều này được thể hiện khá rõ trong các sáng tác mang tính truyền kỳ của Nhất Linh, Thế Lữ, 
Lan Khai, Bùi Hiển, Bình Nguyên Lộc Gần đây, bút pháp kỳ ảo với những tình tiết bí hiểm, 
quái đản lại thấy xuất hiện trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, Ngô Văn 
Phú, Võ Thị Hảo, Phạm Hải Vân..., các tác giả đã vận dụng đến những tác phẩm đáp ứng nhu 
cầu thẩm mĩ của người đọc. Điều đó chứng tỏ lối viết của truyện truyền kỳ Việt Nam là một gợi 
ý bổ ích đối với các nhà văn hiện đại. 
Tóm lại, truyện truyền kỳ là một trong những thể loại văn xuôi tự sự độc đáo của văn 
học cổ điển Việt Nam. Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội 
dung, truyện truyền kỳ không chỉ phản ánh hiện thực, bức tranh lịch sử của thời đại, gửi gắm 
những tâm tư, tình cảm của các tác giả một cách hình tượng mà còn tạo nên một thế giới nghệ 
thuật độc đáo có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi thế hệ, mọi lứa tuổi. 
Bên cạnh con đường tìm về nguồn mạch dân gian, các nhà văn trung đại đã nỗ lực tiếp 
nhận những mô thức tư duy, những kỹ thuật tự sự của truyện truyền kỳ Trung Hoa để tái tạo bức 
tranh hiện thực, từ hiện thực xã hội đến hiện thực tâm lý Việt Nam. Hiện hữu trong các truyện 
kể là một thế giới dung hợp thực - ảo, nơi cái ảo vừa là đích đến vừa là nơi đồ chiếu những mặt 
Thể loại truyện truyền kỳ trong tiến trình ph t triển c a truyện ngắn trung đại Việt Nam 
58 
trái, những ẩn ức của con người trong cõi thực. Con người được khám phá không chỉ ở những 
khoảnh khắc hiện diện ngắn ngủi mà trong cả hành trình số phận, hành trình tìm kiếm tự do, tìm 
kiếm yêu thương, tìm kiếm chân lý, với bộn bề những day dứt, âu lo. Màu sắc trữ tình trong 
các thiên truyện khá đậm n t bởi nhà văn đã quan tâm tới cả những biểu hiện bên ngoài lẫn đời 
sống nội tâm của con người và biểu đạt chúng bằng hình thức ngôn ngữ đa dạng, linh hoạt. Có 
thể thấy, truyện truyền kỳ giai đoạn này đã tiệm cận với những đặc trưng tiêu biểu nhất của 
truyện truyền kỳ Trung Hoa. Các nhà văn Việt Nam đã đưa tác phẩm của mình gia nhập vào 
quỹ đạo thể loại ở phạm vi khu vực Đông Á mà không bị đánh mất màu sắc riêng, tinh thần 
riêng của dân tộc. 
TÀI LIỆU TH M KHẢO 
[1]. Nguyễn Phúc An (2015), “Từ truyền kỳ Trung Quốc đến truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm 
(6), tr. 69 – 79. 
[2]. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế 
kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, (số 5), tr. 7 - 14. 
[3]. Toàn Huệ Khanh (2006), “Nghiên cứu so sánh một tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim ngao tân thoại 
(Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) và Tiễn đăng tân thoại (Trung Quốc)”, Tạp chí Nghiên 
cứu văn học, số 2. 
[4]. Nguyễn Đăng Na (2001), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự, 
Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Đăng Na (2005), “Chuyện người con gái Nam Xương”, Tạp chí Văn học và Tuổi tr , (số 
10), tr. 30 - 33, 63. 
[6]. Nguyễn Đăng Na (Giới thiệu và tuyển chọn)(2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại (tập 2, Ký), 
Nxb Văn học, Hà Nội. 
[7]. Nguyễn Đăng Na (2006), “Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ so sánh văn học”, Tạp chí Hán Nôm,(số 
6), tr. 3- 7. 
[8]. Nguyễn Phong Nam (2015), Truyện truyền kỳ - Đặc điểm hình thái và lịch sử, văn hoá, Nxb Văn 
học, H. 
[9]. Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, Nxb Văn 
học, H. 
[10]. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
59 
THE LEGENDARY STORY IN DEVELOPMENT PROCESS 
OF VIETNAMESE SHORT STORIES IN THE MIDDLE AGES 
Quang Van Ngoc 
Quang Nam Provicial Party Committee 
Email: ngocvptuqnam@gmail.com 
ABSTRACT 
The legendary story is a genre of unique narrative prose of Vietnamese literature. Despite 
being influenced by Chinese literature, in the process of development of prose, it has 
become a representative for the Vietnamese short story in the middle ages. 
Approaching types of legendary stories can derive from many different aspects, especially 
aspect of culture will help us unravel the fundamental values of t content and art - a unique 
cultural phenomenon of Vietnamese literature. Therefore, from practical aspect, this 
typehas not only the specific contribution to classical prose but also the spread and echo to 
the trends, pencraft, and characteristics of authors’ compositions and genres arising in 
modern Vietnamese literature. 
Keywords: legend, middle ages, Vietnamese literature. 

File đính kèm:

  • pdfthe_loai_truyen_truyen_ky_trong_tien_trinh_phat_trien_cua_tr.pdf