Thế giới biểu tượng trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện “đặc
trưng phản {nh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu
tượng l| “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, ho{n dụ
hoặc l| một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa kh{i
qu{t được bản chất của một hiện tượng n|o đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư
tưởng hay một triết lí s}u xa về con người v| cuộc đời” *3, tr.24+. Theo đó, biểu tượng
trong t{c phẩm văn học có thể l| một nh}n vật, hình ảnh, sự vật< có khả năng gợi ra
những hình ảnh kh{c hoặc biểu đạt ý nghĩa kh{c ngo|i ý nghĩa hiển nhiên, trực tiếp.
Có thể nói, biểu tượng trong văn học thường l| một hình ảnh cụ thể được “mã hóa” từ
những cảm xúc, tư tưởng của nh| văn v| nó có khả năng gợi ra một trường liên tưởng
đối với người đọc. T{c phẩm văn học có thể có h|ng loạt biểu tượng tùy theo khả năng
s{ng tạo v| mục đích nghệ thuật của t{c giả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thế giới biểu tượng trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 33 THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1986 Nguyễn Thị Ái Thoa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: thoanguyenpy@gmail.com Ngày nhận bài: 23/10/2018; ngày hoàn thành phản biện: 15/11/2018; ngày duyệt đăng: 02/7/2019 TÓM TẮT Biểu tượng trong t{c phẩm văn học có thể l| một nh}n vật, hình ảnh, sự vật< có khả năng biểu đạt nhiều ý nghĩa ngo|i ý nghĩa trực tiếp, hiển nhiên. Đồng thời, biểu tượng trong văn học được mã hóa từ những cảm xúc, tư tưởng của nh| văn v| có khả năng gợi ra trường liên tưởng đối với người đọc. T{c phẩm văn học có thể có h|ng loạt biểu tượng tùy theo khả năng s{ng tạo v| mục đích nghệ thuật của t{c giả. Đặc biệt, trong c{c t{c phẩm tiểu thuyết có sử dụng yếu tố huyền thoại thì biểu tượng trở th|nh một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt bởi nó gắn liền với quan niệm về t}m linh v| đời sống t}m lý của con người. B|i viết n|y chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu biểu tượng ở những tiểu thuyết tiêu biểu có sử dụng yếu tố huyền thoại từ sau năm 1986 đến nay. Từ khóa: Biểu tượng, tiểu thuyết, văn học Việt Nam từ sau 1986 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản {nh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng l| “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, ho{n dụ hoặc l| một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa kh{i qu{t được bản chất của một hiện tượng n|o đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí s}u xa về con người v| cuộc đời” *3, tr.24+. Theo đó, biểu tượng trong t{c phẩm văn học có thể l| một nh}n vật, hình ảnh, sự vật< có khả năng gợi ra những hình ảnh kh{c hoặc biểu đạt ý nghĩa kh{c ngo|i ý nghĩa hiển nhiên, trực tiếp. Có thể nói, biểu tượng trong văn học thường l| một hình ảnh cụ thể được “mã hóa” từ những cảm xúc, tư tưởng của nh| văn v| nó có khả năng gợi ra một trường liên tưởng đối với người đọc. T{c phẩm văn học có thể có h|ng loạt biểu tượng tùy theo khả năng s{ng tạo v| mục đích nghệ thuật của t{c giả. Trong c{c t{c phẩm tiểu thuyết có sử dụng yếu tố huyền thoại thì biểu tượng trở th|nh một tín hiệu nghệ thuật đặc biệt, bởi Thế giới biểu tượng trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 34 nó gắn liền với quan niệm về t}m linh v| đời sống vô thức của con người. Trong b|i viết n|y, chúng tôi chỉ khảo s{t những biểu tượng gắn liền với phương thức huyền thoại hóa như biểu tượng m{u, biểu tượng trăng, biểu tượng vật linh. Đồng thời, chúng tôi cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở những tiểu thuyết có sử dụng yếu tố huyền thoại từ sau năm 1986 đến nay như Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xu}n Khánh, Dòng sông mía của Đ|o Thắng, c{c t{c phẩm Bả giời, Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy, Vào cõi của Nguyễn Bình Phương< 2. THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Biểu tượng máu Biểu tượng m{u vốn dung chứa nhiều ý nghĩa. M{u thuộc nước, l| dòng chảy với trạng th{i mềm mại, ủy mị. Đồng thời, m{u cũng tương đồng với lửa khi m{u gắn liền với sự linh động, nhiệt huyết v| cuồng loạn. M{u l| biểu hiện của những uất hận, mất m{t v| đau thương. Trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, m{u được nhắc đi nhắc lại 160 lần, huyết: 9 lần, sắc đỏ: 177 lần, chu sa: 9 lần. Đầu tiên, sắc đỏ hiện diện khắp gi|n thiêu, trên {o cho|ng, trên trang phục c{c cung nữ v| “mùi tanh lợm, khét lẹt của m{u, thịt người ch{y vẫn phả đến từ đảo Âm Hồn” *4, tr.42+. M{u “phun vọt lên từ miệng th|nh tia cầu vồng” trong phiên h|nh quyết tiểu thư Lê Thị Đoan. Sau đó, m{u chảy ra từ khóe mắt của Từ Vinh, m{u nhuộm đỏ cả bức huyết thư của Từ Lộ. Trong giấc mơ của Ngạn La, chốn th}m cung, hình ảnh th{i hậu Ỷ Lan bị đ|n chuột: “đang ngoạm những chiếc mõm nhọn hoắc v|o bắp ch}n” khiến m{u cứ “tuôn đỏ lòm th|nh vũng dưới ch}n b|” *4, tr.232+. Nguồn sống linh thiêng của con người đang trở th|nh bữa tiệc cho súc vật. C{c kiếp sống trong Giàn thiêu cứ theo lời mời gọi: “Lên đ}y. Đi qua con đò n|y, qua sông m{u, cậu sẽ tới được ch}n Bồ T{t” *4, tr.353+. Máu cứ bết dính trên mỗi bước ch}n Từ Lộ trên đường h|nh cước: “M{u rơi đỏ chói trên nền tuyết trắng” *4, tr.348+. M{u còn như dấu hiệu kết thúc sự sống, kết thúc kiếp người như việc vua Thần Tông trước lúc lâm chung, trong ảo gi{c, nh| vua đã ngã vập “miệng hộc ra một vốc m{u m|u v|ng” *4, tr.529+ rồi chết. Hiện diện trong cơ thể con người nên m{u còn được coi như l| phương tiện truyền dẫn sự sống. Không có m{u nghĩa l| sự sống sắp kết thúc. Trong Bả giời của Nguyễn Bình Phương, khi lão Mộc bị cỏ cứa tay m| không có m{u, lão đã cuống cuồng lên vì sợ hãi: “Không thấy m{u. Lão bỗng run lên, không có m{u. Chao ơi, điều đó quả l| khủng khiếp. Lão sắp chết ư?... Mẹ lão bảo m{u để nuôi th}n, hết m{u tức l| chết! Hết m{u tức l| chết! Hết m{u tức l| chết<” *7, tr.10+. Thiếu m{u hay sự xuất hiện của m{u một c{ch bất thường đều cảnh b{o một c{i gì tai họa. Vang trong Vào cõi, sau TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 35 những cuộc {i }n vụng trộm với Loạng, cô mơ thấy: “Loạng cầm con dao phay s{ng lo{ng đuổi theo Vọng để chém. Vọng chạy ngoằn ngoèo rồi mất hút v|o ch}n trời< Từ ch}n trời, bừng lên một quầng m{u đỏ tươi, nóng bỏng” *10, tr.113+. Giấc mơ ấy như dự b{o số phận bi thảm của Vang, khi cô có thai v| phải bỏ đi đứa con chưa th|nh hình, bị d}n l|ng xa l{nh. Nhưng phổ biến hơn, m{u còn l| biểu tượng của sự {m ảnh về c{i chết, về đam mê hiếu s{t chảy tr|n trong vô thức của nh}n vật. M{u {m ảnh cuộc đời nh}n vật Tính, từ lúc bé thơ cho đến khi trưởng th|nh. Nơi Tính sinh ra, núi Hột, cũng l| không gian nhuốm đầy m{u: “Quả núi bị khoét vẹt một nửa trông như cơ thể bị mất thịt, lộ ra m|u trắng pha chút đỏ ... 38 mạnh mẽ, sảng kho{i<*9, tr. 160-161+. Cuộc chiến gay cấn giữa con cú v| nước trong Thoạt kỳ thủy mang ý nghĩa triết lý, huyền thoại của nó. Dù nước được hiểu theo nghĩa t{i sinh hay hủy diệt, thì cuộc chiến v| sự thất bại của nó trước cú đều có ý nghĩa triết lý ở trong đó. Hình ảnh con cú bứt khỏi dòng nước dữ bay lên trong con mắt lũ trẻ trở th|nh biểu tượng “chim ưng cắp rắn”, gợi nhắc đến cuộc giao chiến giữa những con vật linh thiêng trong huyền thoại. Nếu cú l| thuộc }m, l| vị thần bóng đêm thì đến chim ưng l| biểu tượng của mặt trời mới mọc, thuộc dương. “Chim ưng cắp rắn” có lẽ l| dụng ý chỉ sự chiến thắng của bản nguyên đực, ban ng|y, th{i dương đối với bản nguyên c{i, ban đêm, th{i }m. “Chim ưng cắp rắn” l| biểu tượng thể hiện sự tươi s{ng khi c{i tốt thắng thế c{i {c. Thế nhưng, ở đ}y không phải chim ưng mà là con cú mèo. Sự thắng thế của con cú thì lại ho|n to|n không l|nh. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, chim cú vốn l| biểu tượng của }m tính. Cụ thể, đối với nhiều sắc tộc da đỏ ch}u Mỹ thì “con cú vọ vẫn l| thần của sự chết v| kẻ canh g{c c{c nghĩa địa” *1, tr.220+. Người Aztèque coi cú, cùng với nhện l| “con vật tượng trưng cho thần }m phủ” [1,tr.219+. Trong nhiều dược điển cố, chim cú được hình dung “như kẻ canh giữ ngôi nh| tăm tối của đất. Liên kết với c{c thế lực }m ty, nó cũng l| hóa th}n của đêm, của mưa, của bão. Ý nghĩa biểu trưng n|y cùng một lúc liên kết nó với sự chết v| với những sức mạnh vô thức” *1, tr.220+. Hơn thế nữa, chúng ta có thể nhìn ra mối liên hệ giữa con cú với thế giới con người, đặc biệt l| Tính trong Thoạt kỳ thủy, con cú như có một năng lực huyền bí. Sự xuất hiện của nó trong tư thế t|n phế, thương tích, nhưng mỗi khi nó khỏe hơn, tỉnh hơn, có cảm gi{c hơn thì c{i phần người trong Tính lại như bị chìm s}u hơn, nhường chỗ cho phần thú tính, bản năng trỗi dậy, lớn dần v| lấn {t. Sự hòa điệu bủa v}y của c{c biểu tượng }m tính nặng nề, những ký hiệu của c{i chết, của sự trở về bản năng, nguyên thủy như trăng đen, chó, cú, bóng đêm< cùng với những xúc t{c tiêu cực như môi trường đầy rẫy cảnh bạo lực, s{t sinh đưa đến một Tính “kh{t m{u” của Thoạt kỳ thủy. Trong Lời nguyền hai trăm năm, con chim ó lửa xuất hiện kh{ nhiều lần v| vốn l| người bạn tri kỷ của Hai Thìn. Trở về l|ng, Hai Thìn bị c{c thế lực chèn ép, hãm hại, từ những kẻ lưu manh như Năm Mộc cho đến người có quyền lực như chủ tịch xã S{u Thế. Để tồn tại, anh luôn phải đương đầu với những khó khăn, vượt qua nhiều r|o cản v| định kiến do chính con người g}y ra. Ngo|i gia đình, người th}n, thì chỉ có chú chim ó lửa có thể lắng nghe, thấu hiểu được t}m tư, tình cảm của chủ nh}n v| có thể trò chuyện để giãi b|y, chia sẻ. Ngo|i ra, nó còn có khả năng tiên đo{n về những gì sắp xảy ra. Chim ó lửa gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về thuyết vật linh trong c{c huyền thoại cổ. Trong t{c phẩm n|y, chim ó lửa như hiện th}n của tình người, của tính thiện v| sự đối thoại giữa nh}n vật Hai Thìn với ó lửa cũng l| sự độc thoại với chính mình. Có thể xem chim ó lửa l| một bản ngã kh{c của nh}n vật. Bên cạnh hình tượng con cú thì rắn cũng xuất hiện nhiều trong c{c t{c phẩm tiểu thuyết giai đoạn n|y. L}u nay, rắn l| một biểu tượng đa nghĩa trong quan niệm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 39 của d}n gian. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, rắn l| cội nguồn sự sống, l| linh hồn v| nhục dục. Có khi xuất hiện l| một con vật linh thiêng, gắn với niềm tin tôn gi{o, tín ngưỡng, rắn luôn luôn g}y cho người ta một t}m trạng bất an, một nỗi sợ hãi bản năng. Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, rắn gắn liền với linh hồn, cũng l| một con vật thiêng v| g}y nhiều sợ hãi như thế. Ở Bả giời, rắn quấn ch}n ông Thích Ca l|m th|nh một huyền thoại của l|ng Phan, rắn thần quấn m| không cắn Tượng l|m nên những c}u chuyện ly kỳ, ma qu{i cũng của l|ng Phan. Ở Những đứa trẻ chết già, rắn ma xuất hiện lột x{c th|nh cô g{i hãm hại c{c ch|ng trai, rồi rắn th|nh đ|n nơi gốc si đầy }m khí, chết chóc. Ở Người đi vắng, rắn cắn ông Đội Cấn v|o năm Ất Tỵ. Năm Tỵ sau đó, ông Cấn l|m binh biến rúng động cả Thái Nguyên< Khi l| rắn thần, lúc l| rắn ma, rắn trở đi trở lại như một biểu tượng {m ảnh s}u sắc trong t}m trí con người. Ngoài ra, rắn còn xuất hiện trong t{c phẩm Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xu}n Kh{nh, được c{c nh}n vật gọi l| hắc x| hay ngựa ng|i do b| tổ cô mang về nuôi. Trong ng|y lễ ở đền mẫu, muốn trấn {p v| ngăn cản hoạt động n|y của người d}n nên tên Julien, chủ đồn điền ở Cổ Đình đã cùng bọn tay sai lên quấy rối buổi lễ hầu Mẫu. Thần hắc x| đã tấn công Julien, khiến hắn sợ hãi bỏ chạy trong sự kinh ngạc của nhiều người. Ở đ}y, rắn hiện th}n cho thế lực siêu nhiên, gắn liền với niềm tin v| sức mạnh của cộng đồng. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, xóm Chùa được thêu dệt quanh nó bằng nhiều c}u chuyện huyền bí. Đó l| c}u chuyện về những con đom đóm to kh{c thường dưới gốc c}y si, l| c}u chuyện về lo|i chim cuốc thất tình “bị mất bạn tình, buồn, không ăn không uống, tìm một chỗ khuất rồi đứng kêu sa sả cho đến chết,< khi chết, nó lộn đầu trở xuống treo lủng lẳng, một c{i chết vì tình hiên ngang đến rùng rợn” *12, tr.12+. Trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Bình Phương, biểu tượng vật linh được t{i hiện qua c{c chi tiết về con chó đ{ ngo|i đình chùa, nơi ở của ông hộ Hiếu, được gọi với danh xưng “thần Cẩu”. Thần Cẩu được miêu tả bằng nhiều chi tiết ly kỳ. Khi tiên chỉ Nhậm dời chó đ{ đi, chó đ{ đã trừng phạt bằng c{ch l|m cho người nh| ông ta ốm suýt chết. Việc đó khiến ông ta lo sợ v| đã phải khôi phục lại tượng thần Cẩu, trả về đúng chỗ. Thần Cẩu được xem như đôi mắt của ông Hộ Hiếu, một người dị thường, sống bằng nghề xem bói v| chữa bệnh cho người d}n. Trong Dòng sông mía, hình ảnh c{ thần được nhắc đến qua đời sống của người d}n ch|i ven dòng sông Ch}u “Khắp vùng ven sông Ch}u n|y ai cũng khiếp sợ c{ thần, thỉnh thoảng không biết tin đồn từ đ}u c{ thần nổi lên, d}n c{c nơi kéo đ|n kéo lũ về để xem< Mặt sông nổi lềnh bềnh c{c bè chuối, chất đầy đồ cúng. S{ng ra, những thức ăn được biến đi đ}u mất, c{ thần đã ngốn đầy của hiến tế ấy v|o bụng ng|i rồi” *11, tr.46+. Lão Chép, bất chấp lời can ngăn của vợ, đã liều lĩnh lao xuống vực bắt c{ thần khiến b| Mến phải sợ hãi thốt lên “C{c người đã phạm trọng tội. D{m cả gan Thế giới biểu tượng trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 40 phạm v|o Đức b|” *11, tr.49+. Sự xuất hiện của c{ thần v| những chi tiết huyền thoại trên cho thấy tính kỳ bí của dòng sông Ch}u cũng như niềm tin của con người nơi đ}y về một thế lực siêu nhiên đang chế ngự, chi phối số phận của chính họ. Như quy luật, c{i chết của lão Chép l| sự trừng phạt của thiên nhiên trước h|nh động t|n bạo m| ông đã g}y ra “Không ai nhớ v| đếm được, tính được đã bao nhiêu c{, ba ba, những con c{ cụ kị như đã th|nh tinh, những con ba ba cổ qu{i, uy phong như những con giải, lão bắt lên, b{n rẻ rúng v| cho ăn thịt” *11, tr.51+. Ngoài ra, trong Mẫu Thượng Ngàn, tục thờ thần c}y cũng được Nguyễn Xu}n Kh{nh nhắc đến nhiều lần. D}n l|ng Cổ Đình dựng bệ thờ “Đại thụ linh thần” dưới gốc c}y đa, có những chiếc bình vôi treo ở những rễ đa. Còn c}y sung ở đền Sòng có gốc to người ôm không xuể, bóng m{t tỏa rộng, tr{i chín lúc lỉu v| chim chóc khắp nơi kéo về l|m tổ. V| theo như quan niệm trong d}n gian “Có thần c}y đa, có ma c}y gạo, cú c{o c}y đề”, thì ấy l| những c}y linh thiêng. Ở đó, trong hình dung của người d}n, l| nơi c{c cô tiên hầu đồng đang đ{nh võng “Đức Mẫu Thượng Ng|n ngự chín tầng m}y, Cô Chín mắc võng ngự r|y c}y sung” *5, tr.69+. Những mảnh đời khốn khó, có nhiều thiệt thòi v| mất m{t như Điều, Nhụ, Mùi khi nương n{u mình dưới những t{n c}y cổ thụ xanh mướt, l}u đời, họ lại tìm thấy sự yên bình, an lạc v| tình yêu cuộc sống. Họ tin v|o sự hiện hữu của linh hồn c}y cỏ v| không chấp nhận h|nh động b{ng bổ của bất cứ ai, dẫu kẻ đó có thế lực đến mấy. Vì vậy, cho nên khi chứng kiến Philippe đẩy mạnh những chiếc bình vôi, Mùi đã rất giận dữ “Ông chớ nên b{ng bổ. Coi chừng cô phạt đấy” *5, tr.380+. Việt Nam tiếp nhận nhiều nét văn hóa Trung Hoa, kể cả c{c biểu tượng văn hóa, tuy nhiên, con vật thứ hai trong tứ linh của người Việt, con nghê lại l| một biểu tượng thuần Việt. Nghê, chữ H{n vốn l| sư tử, l| con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, l| biến thể từ sư tử v| chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn lo|i. Với tính chất uy nghiêm đó, từ l}u, nghê, trở th|nh linh vật trấn yểm trong c{c đình, chùa, cổng l|ng< Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già, con nghê cũng đã trở th|nh một linh vật trấn yểm, nhưng l| trấn yểm “kho b{u”. Nó như một chiếc chìa khóa, đúng hơn l| một l{ bùa mở “kho b{u” trong quả đồi sau nh| cụ Trường. Con nghê lần đầu được nhắc đến l| hình ảnh từ sự ghép nối c{c quả đồi khi đứng ở một vị trí nhất định ở l|ng Phan. Lần thứ hai, lần thứ ba, rồi lần thứ tư, con nghê xuất hiện để ho|n thiện mật mã kho b{u: “Nhị kim, tam nh}n, tứ nghê, về quê mở cửa”: “Tiếng lộc cộc rõ lần rồi con nghê xuất hiện. Nó chạy thẳng ch}n, hai mắt lồi như hai c{i b{t s{ng rực” *8, tr.270+. Chọn một linh vật hạng nhất nhì trấn yểm kho b{u, t{c giả đã ly kỳ hóa c}u chuyện v| cuộc chiến giữa hai dòng họ khiến nó thực sự như một giai thoại, một truyện cổ tích đúng nghĩa ở khía cạnh n|o đó. Có thể thấy, việc thờ vật tổ, c{c con vật hiển linh thể hiện sức mạnh của văn hóa bản địa, cụ thể l| tín ngưỡng vật linh luôn hiện hữu trong t}m thức cộng đồng người TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 14, Số 3 (2019) 41 Việt đúng như nh}n vật René trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn đã kh{i qu{t “Chúng ta thường chê d}n bản xứ l| vô đạo, thực ra họ l| những kẻ phiếm thần gi{o. Họ tôn sùng sự bí ẩn, thiêng liêng của tất cả Thiên Nhiên. Mới đầu, tôi cũng như anh đều cho họ l| những kẻ t| gi{o. Nhưng điều cay đắng m| tôi nhận ra: đó tức l| người d}n ở xứ n|y biết hòa v|o thiên nhiên” [5, tr.193]. 3. KẾT LUẬN Nhìn chung, biểu tượng có những ý nghĩa v| vai trò nhất định trong tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết. Bắt nguồn từ văn hóa, lịch sử, tôn gi{o, khi đi v|o t{c phẩm văn học, biểu tượng lại gắn liền với ý đồ s{ng tạo của t{c giả. Đặc biệt, với c{c t{c phẩm có sử dụng yếu tố huyền thoại thì biểu tượng gắn liền với phương thức huyền thoại hóa như nh| nghiên cứu E.M.Meletinski đã nhận định “Tính chất phản {nh hiện thực trong c{c huyền thoại bị chế định bởi hiện tượng: bất kỳ một huyền thoại n|o cũng đều l| một hệ thống biểu tượng ngầm ẩn n|o đó. Trong hệ thống n|y, tính chất phụ thuộc lẫn nhau của những ký hiệu đều có ảnh hưởng cực mạnh tới quan hệ giữa hình tượng v| c{i biểu đạt” *6, tr.222+. Gắn liền với những {m dụ, biểu tượng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã thể hiện th|nh công trong việc khắc họa đời sống tinh thần v| đời sống t}m linh vốn đa dạng, phong phú của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chevalier, J. (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb. Đ| Nẵng, Đ| Nẵng. [2]. Đinh Hồng Hải (2014). Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb. Thế giới, H| Nội. [3]. Lê B{ H{n, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb. Văn học, H| Nội. [4]. Võ Thị Hảo (2005). Giàn thiêu, Nxb. Phụ Nữ, H| Nội. [5]. Nguyễn Xuân Khánh (2006). Mẫu Thượng Ngàn, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội. [6]. Meletinski, E.M. (2004). Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn dịch, Nxb. Đại học quốc gia H| Nội, H| Nội. [7]. Nguyễn Bình Phương (2003). Bả giời, Nxb. Qu}n đội nh}n d}n, H| Nội. [8]. Nguyễn Bình Phương (2013). Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ, Th|nh phố Hồ Chí Minh. [9]. Nguyễn Bình Phương (2014). Thoạt kỳ thủy, Nxb. Trẻ, Th|nh phố Hồ Chí Minh. [10]. Nguyễn Bình Phương (2016). Vào cõi, Nxb. Văn học, H| Nội. [11]. Đ|o Thắng (2006). Dòng sông mía, Nxb. Văn hóa S|i Gòn, Th|nh phố Hồ Chí Minh. [12]. Nguyễn Khắc Trường (1999). Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb. Văn nghệ, H| Nội. [13]. Khôi Vũ (1989). Lời nguyền hai trăm năm, Nxb. Thanh niên, H| Nội. Thế giới biểu tượng trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 42 THE WORLD OF SYMBOLS IN A NUMBER OF VIETNAMESE NOVELS AFTER THE PERIOD 1986 Nguyen Thi Ai Thoa University of Sciences, Hue University Email: thoanguyenpy@gmail.com ABSTRACT The symbol in a literary work can be a character, an image or a thing, etc., which is capable of expressing a variety of meanings that are beyond the direct or obvious meaning. At the same time, the symbol in the literature is encoded from the writer’s feelings and thoughts and enables readers’ imagination. Literary works may have a series of symbols depending on the author’s creativity and artistic purpose. In particular, in fiction works using the mythical elements, the symbol becomes a particular artistic signal since it is associated with the concept of human spirituality and the psychological life. This article is limited to the scope of studying symbol in typical novels using legendary elements from 1986 to present, such as: Loi nguyen hai tram nam by Khoi Vu, Manh dat lam nguoi nhieu ma by Nguyen Khac Truong, Gian thieu by Vo Thi Hao, Mau Thuong Ngan by Nguyen Xuan Khanh, Dong song mia by Dao Thang, other works by Nguyen Binh Phuong, etc. Keywords: novel, symbol, Vietnamese literature after 1986. Nguyễn Thị Ái Thoa sinh ngày 28/02/1981 tại Phú Yên. B| nhận bằng cử nh}n chuyên ng|nh Ngữ văn năm 2003 v| nhận bằng thạc sĩ Văn học Việt Nam năm 2007 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. B| hiện đang l| giảng viên tại Trường Đại học Phú Yên v| l| nghiên cứu sinh chuyên ng|nh Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học d}n gian, Văn hóa d}n gian v| Văn học Việt Nam.
File đính kèm:
- the_gioi_bieu_tuong_trong_mot_so_tieu_thuyet_viet_nam_tu_sau.pdf