The “differance” of meanings in haruki murakami’s the super – frog saves tokyo
“Différance” is the philosophical concept of language introduced by Jacques
Derrida. Accordingly, every word (or writing) is resisted or made differently in the
context of communication. In which, subjective and objective imprints are always
in dialogue. We apply the "différance" to the study of expressions through images
in Murakami's short story The Super-Frog Saves Tokyo, to show the layers of
meaning hidden in the work.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "The “differance” of meanings in haruki murakami’s the super – frog saves tokyo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: The “differance” of meanings in haruki murakami’s the super – frog saves tokyo
No.20_Mar 2021|p.70-75 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 THE “ DIFFERANCE” OF MEANINGS IN HARUKI MURAKAMI’S THE SUPER –FROG SAVES TOKYO Hoang Thi My 1,* 1 TH School * Email address: hoangmy0311@gmail.com https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/421 Article info Abstract Recieved: 20/01/2021 Accepted: 22/02/2021 “Différance” is the philosophical concept of language introduced by Jacques Derrida. Accordingly, every word (or writing) is resisted or made differently in the context of communication. In which, subjective and objective imprints are always in dialogue. We apply the "différance" to the study of expressions through images in Murakami's short story The Super-Frog Saves Tokyo, to show the layers of meaning hidden in the work. Keywords: “Différance”, “Super- Frog Saves Tokyo”, Derrida, Murakami No.20_Mar 2021|p.70-75 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 “TRÌ BIỆT” NGHĨA TRONG CẬU ẾCH CỨU TOKYO CỦA HARUKI MURAKAMI Hoàng Thị My1,* 1Trường TH School *Địa chỉ email: hoangmy0311@gmail.com https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/421 Thông tin bài viết Tóm tắt Ngày nhận bài: 20/01/2021 Ngày duyệt đăng: 22/02/2021 “Trì biệt” là khái niệm triết học về ngôn ngữ do Jacques Derrida đưa ra. Theo đó, mọi lời nói (hoặc viết) đều bị cưỡng lại hoặc làm cho khác đi về mặt nghĩa trong bối cảnh giao tiếp. Trong đó, dấu ấn chủ quan và khách quan luôn đối thoại nhau. Chúng tôi vận dụng vào nghiên cứu cách biểu nghĩa qua các hình tượng trong truyện ngắn Cậu ếch cứu Tokyo của Murakami, để cho thấy các lớp nghĩa ẩn trong tác phẩm. Từ khóa: Trì biệt, “Super-Frog Saves Tokyo”, Derrida, Murakami 1. Mở đầu Jacques Derrida tạo ra sự kết hợp trong khái niệm “trì biệt” (Différance). Ông sử dụng “ance” thay vì kí tự chuẩn để chỉ ra một sự hợp nhất nghĩa của hai động từ tiếng Pháp: “différer”: trở nên khác biệt, và “to defer”: bị hoãn lại. Nghĩa kép này chỉ ra nguồn gốc nghĩa của một văn bản: vì đó là sản phẩm đến từ sự khác biệt trong hệ thống của nó (người đọc/nghe biết sự vật là như vậy, “trâu là trâu vì không phải là trầu”). Thông qua sự khác biệt này người đọc/nghe có thể hiểu nghĩa của bất cứ lời phát biểu bằng văn bản hoặc lời nói nào. Mặt khác, “bởi nghĩa vẫy gọi này (trừu tượng như Derrida đã gọi) có thể không bao giờ xuất hiện trong sự hiện diện thực sự, đặc điểm đã định rõ của nó được hoãn lại từ việc giải nghĩa ngôn ngữ trước một động thái hoặc trò chơi khác”1 hoặc khác đi là như Derrida đặt nó trong một sự thoái lui vô tận. Derrida đã thấy ở ngôn ngữ một sự vận động song trùng về nghĩa. Điều này dẫn tính vô hạn về lí giải nghĩa trong tác phẩm văn học. Về nghĩa trong trì biệt, Derrida từng nói “nghĩa của bất cứ lời phát biểu bằng văn bản hay lời nói nào, bằng hành động của việc đối chọi lại các tác động ngôn ngữ nội bộ, được phổ biến một cách chắc chắn – một thuật ngữ bao gồm, giữa những đặc điểm mâu thuẫn cố tình của nó”2. Sự tác động của nghĩa (một “nghĩa” có hiệu lực) sẽ phân tán các nghĩa giữa vô số những lựa chọn có thể thay thế, và phủ nhận bất kì nghĩa cụ thể nào xuất hiện. Trong trò chơi không ngừng của “cái khác” như vậy, không có căn cứ tạo ra bất cứ ngôn ngữ nào cố định, bởi việc gán cho một nghĩa xác định, hoặc thậm chí một tập hợp hữu hạn nhiều nghĩa rõ ràng cho bất cứ lời phát biểu nào mà chúng ta nói hoặc viết ra là hoàn toàn không thể. Theo Lê Huy Bắc trong Kí hiệu và liên kí hiệu3, nghiên cứu trì biệt chính là tiếp cận việc xử lí cách nghĩa của kí hiệu trượt khỏi các nghĩa thông thường của nó trong việc tạo nên các nghĩa-có-thể trong quá trình sử dụng và tiếp nhận. Từ đây, chúng tôi sẽ khảo sát trì biệt trong truyện ngắn Cậu Ếch cứu Tokyo trên ba phạm vi trì biệt nghĩa của Cậu Ếch, Katagiri và Tokyo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Trì biệt nghĩa của “Tokyo” Khi nói đến trì biệt nghĩa trong sáng tạo ngôn từ, không thể không nhắc đến Kafka. Nếu Kafka được coi là người có ảnh hưởng sâu rộng đến văn H.T.My/ No.20_Mar 2021|p.70-75 học hậu hiện đại thì Murakami lại được biết đến như một trong những bậc thầy của văn chương hậu hiện đại. Trong sáng tác của mình, cả Kafka và Murakami đều thể hiện được những cách tân nghệ thuật mới mẻ. Đối với Kafka, ông đã làm nên một cuộc cách mạng để phá vỡ lối viết truyền thống. Các tác phẩm của Kafka đã thể hiện những hướng tiếp cận, phản ánh hiện thực mới mẻ. Kafka đã nhại những vấn đề lỗi thời thuộc về con người như cuộc sống gian trá, sự băng hoại đạo đức và đức tin. Trong khi đó, với lối viết giả trinh thám, “trò chơi truy tìm bản thể” ở các tác phẩm của Murakami hiện lên những hành trình tìm kiếm vô vọng, vì mỗi con người đều bị giăng mắc trong những mê lộ không lối thoát. Cuối cùng chỉ còn đó nỗi cô đơn hoặc cái chết chờ đón họ. Việc tổ chức tác phẩm theo lối trò chơi trì biệt đã giúp Murakami khám phá một cách toàn diện và sâu sắc vấn đề thân phận con người đồng thời phá bỏ nó, khiến mỗi tác phẩm thành công của Murakami trở nên đa âm, trùng điệp ý nghĩa, không dễ lí giải, mở ra khả năng giao tiếp vô hạn với độc giả. Riêng đối với truyện ngắn, Murakami không đi theo lối mòn truyền thống như cách thức trần thuật liên tục, tính chặt chẽ theo chủ đề hay tính thống nhất của nhân vật. Có lẽ đặc điểm nổi bật nhất của truyện ngắn Murakami là số lượng những điều ẩn giấu mà năng lực hư cấu của ông tạo nên một cách vô thức. Trong thế giới giả tưởng đó, hầu như hoàn toàn không có những niềm tin mang tính thống trị hoặc định hình, những kinh nghiệm vật lí quan trọng, những ý tưởng hoặc gợi ý siêu nghiệm, cảm giác về nơi chốn hoặc cộng đồng, nhận thức về một phần của nhân vật trong bất kì lịch sử cá nhân hay bối cảnh nghề nghiệp hoặc gia đình; hầu như không một nhân vật nào được tạo ra theo nghĩa thông thường của từ này. Đấy là sự khác biệt trong nghệ thuật hư cấu của ... ồn tại một sự trống rỗng hão huyền hay nó chỉ là một ảo tưởng trống rỗng? Dù trong bóng tối, Katagiri nhận thức rõ ràng về nơi mình đang sống. Thật vậy, nếu không thì tại sao anh lại trăn trở về việc mình có phối hợp với hình ảnh hư ảo Cậu Ếch kia để cứu Tokyo? Có thể thấy Tokyo ngay từ đầu đã là mục tiêu cơ bản trong nhiệm vụ của Cậu Ếch và Katagiri vô tình bị kéo theo khi hai người gặp gỡ nhau, đúng hơn là Cậu Ếch tìm đến nhà gặp Katagiri để thương lượng việc chống lại vụ động đất kì lạ kia. Cậu Ếch cứu Tokyo mô tả cuộc giao tranh độc đáo đầy màu sắc huyền thoại thoại giữa Cậu Ếch khổng lồ, hiện thân cho công lý, biết nói tiếng người, với một con Trùn khổng lồ, hiện thân cho cái xấu. Cậu Ếch xuất hiện tại nhà Katagiri “Phụ tá Chủ nhiệm ban Quản Lý Tiền Nợ của chi nhánh Shinjuku, ngân hàng Tín Dụng An Toàn Tokyo” – một cái nghề rất gần với Josef K. trọng Vụ án của Kafka. Katagiri là một người đàn ông chưa vợ con, có cuộc sống công chức bình thường, một người không hề biết đến năng lực kì bí của chính mình, nhưng do sống có trách nhiệm và hoài bão cao đẹp nên được Cậu Ếch lựa chọn và thuyết phục để trợ giúp trong trận đấu cam go chống lại Trùn mà theo lời Cậu Ếch: “Cậu Trùn là con trùn khổng lồ sống ở trong lòng đất đấy mà. Hễ nó giận lên là gây ra động đất”6. Như thế, Tokyo có những con người tích cực và tiêu cực. Điều quan trọng hơn là Tokyo đã tác động đến hành vi của các nhân vật đó như thế nào? Qua lối kể của Murakami, ta thấy thành phố hiện lên với đầy đủ các sắc thái tốt xấu và luôn bị trì biệt để vừa cho thấy Tokyo là Tokyo những đồng thời cũng vừa là một thực thể gì đó khác với Tokyo, một biểu tượng về cái đẹp chẳng hạn... Thành phố luôn bị kẻ thù đe dọa hủy diệt, nhưng đấy cũng là thành phố mà nhiều người sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ. Bên cạnh các nghĩa đó, Tokyo còn là hiện thân của một quyền lực, chi phối đời sống con người. Nó có những chuẩn mực ứng xử thông qua các cơ quan hành chính và có cả những cách ứng xử phi chuẩn mực. Đó là các thế lực xã hội đen và đám quan chức hủ hóa của chính quyền. Những kẻ xấu này gây không ít phiền thoái cho cộng đồng dân sinh. Đặc biệt là việc vay nợ mà không chịu trả đã khiến nhân viên thu hồi nợ như Katagiri gặp khốn khó, hay là vụ một kẻ gangster nã đạn vào Katagiri. Mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi Cậu Ếch ra tay theo lối xã hội đen để đòi lại công bằng cho Katagiri, rồi sau đó kết hợp với “tinh thần” của Katagiri để chống lại Trùn. Với tất cả những biểu hiện trên, Tokyo vừa mong manh, vừa vững chãi; vừa là nạn nhân của Trùn, nhưng đồng thời vừa là tội nhân của không ít thành viên thuộc cơ cấu tổ chức của nó. 2.2. Trì biệt nghĩa của “Katagiri” Katagiri không phải là mẫu người hùng đúng nghĩa. Nhưng anh là người tận tâm với công việc và không bao giờ chịu lùi bước trước hiểm nguy. Công việc thu hồi nợ của anh không chỉ là việc làm vất vả chẳng ai muốn nhận mà còn luôn thường trực hiểm nguy: “Khu Kabukicho của quận Shinjuku giống như mê cung của các băng đảng tội ác. Băng đảng lâu đời cũng có, mà băng đảng bạo lực có tổ chức của dân Hàn Quốc, rồi dân Trung Quốc, cũng trà trộn ở đấy. Súng đạn, ma túy đầy rẫy. Những lượng tiền khổng lồ không phải ló lên bề mặt, mà chảy ngầm, trong bóng tối. Chuyện người ta tiêu tán như hơi khói cũng chẳng lạ lùng gì ở đấy. Ðã có những lần Katagiri đi thúc nợ bị bọn băng đảng bao quanh, dọa giết. Nhưng anh cũng chẳng sợ. Anh nghĩ chúng giết nhân viên quèn đi đòi nợ cho ngân hàng mà làm gì. Muốn đâm cứ đâm, muốn bắn cứ bắn”7. Thái độ dũng cảm có phần liều lĩnh đó của Katagiri đã khiến kẻ xấu chùn bước. Katagiri luôn hành động với ý thức trách nhiệm và anh luôn tôn trọng người khác, và phớt lờ đi công danh hão huyền. Cậu Ếch đánh giá cao anh: “Tôi vẫn hằng kính H.T.My/ No.20_Mar 2021|p.70-75 phục người như anh. 16 năm nay, anh âm thầm chấp nhận và làm trọn công việc vừa tầm thường vừa nguy hiểm mà ai cũng tránh. Ðiều đó khó khăn như thế nào, tôi rất thấu hiểu. Tiếc là cấp trên và đồng liêu đã không đánh giá xứng đáng công lao của anh. Bọn họ có mắt như mù. Vậy mà, dù không được khen thưởng, không được lên chức, anh vẫn không than trách một lời nào. Chẳng phải chuyện việc làm mà thôi”8. Không chỉ ngợi khen, Cậu Ếch còn chỉ rõ những hạn chế ở Katagiri: “Nói thật với anh, anh không có phong mạo lắm đâu, mà cũng không giỏi môi mép. Cho nên người chung quanh mới khi dễ. Tuy nhiên tôi hiểu anh rất rõ. Anh là người biết giữ đạo lý, và can đảm. Tokyo đành là rộng lớn, nhưng người đáng tin cậy được như anh thì không có ai khác đâu”9. Chúng ta cùng chú ý đến những phẩm chất của Katagiri. Anh này có một cái tên cụ thể những vẫn bắt đầu bằng một chữ cái “K”, giống Josef K. của Kafka. Sự giống đó đã tạo nên sự trì biệt giữa hai con người và hai văn bản. Đọc Murakami, ta thấy Kafka thường hiện diện nơi trang sách của ông. Katagiri không chỉ giống về “ý thức tận tâm với công việc”, giống về “sự đương đầu với cái phi lí” mà còn giống về cái nghề ngân hàng anh đang theo đuổi. Một hình ảnh vừa giống vừa khác đã tạo nên một sự trì biệt thú vị. Trong Katagiri có cả Murakami lẫn Kafka, có cả hình ảnh của chàng hiệp sĩ Josef K. trên hành trình đi tìm chân lí và có cả sự nhại lại hình ảnh đó, cốt để tạo nên diện mạo của riêng mình. Murakami qua hình tượng Katagiri đã trì biệt cả hành động anh hùng: “Anh Katagiri ạ, chuyện đấm đá thì tôi lo cả, nhưng chỉ một mình tôi thì không đấu được. Quan trọng nhất là điều nầy: tôi cần có dũng khí và chính nghĩa của anh. Tôi cần có anh sau lưng yểm trợ, thanh viện tôi: Gắng lên Cậu Ếch. Không lo. Cậu sẽ thắng. Cậu có chính nghĩa”10. Cậu Ếch khẳng định: “Chỉ có người như anh mới cứu được Tokyo. Và chính vì những người như anh mà tôi mới định cứu Tokyo đấy”11. Như thế, Katagiri là hiện thân của tinh thần Tokyo. Sức mạnh của Katagiri nằm ở phẩm chất và lương tri con người. Katagiri là một người lao động, một người dấn thân vì lẽ phải. “Nghĩa” của Katagiri trong mối quan hệ với Cậu Ếch và Tokyo là phần phẩm tính cao đẹp, cái rất cần cho sự tồn vong của loài người. Nhiều truyện ngắn thành công khác của Murakami cũng có cách trì biệt tương tự như thế. Ta có thể kể là Tấm gương, Quỷ hút máu trên xe taxi, Chuyện quái đản trong thư viện Những tác phẩm này đan xen các sự kiện thực ảo và khai thác “cái vắng mặt” hoặc “cái song trùng” để tạo nên các lớp nghĩa độc đáo theo cách của trì biệt. 2.3. Trì biệt nghĩa của “Cậu Ếch” Trì biệt trong Cậu Ếch cứu Tokyo được triển khai đa hướng. Xét cụ thể thì mỗi một kí hiệu hay hình tượng đều có khả năng trì biệt đa lớp nghĩa. Trùn là đối thủ cần chiến đấu của Cậu Ếch, mang mối nguy cơ đe dọa sự an lành Tokyo, nhưng trong Trùn cũng có những phẩm chất có thể chấp nhận. Theo lời cậu Ếch, “Thế giới này giống như một chiếc áo khoác vĩ đại, cần có thêm nhiều cái túi hình dạng khác nhau. Thế nhưng bây giờ thì Cậu Trùn trở nên nguy hiểm đến nỗi không thể để mặc cậu ấy được nữa. Thân thể bụng dạ Cậu Trùn, sau bao nhiêu năm thu hút tích lũy nhiều căm giận như thế, đã phình to hơn bao giờ hết”12. Như thế, nguyên nhân khiến Trùn quyết định gây động đất là có điều gì đó khiến Trùn “giận”, một yếu tố tác động bên ngoài chứ tự thân Trùn ngay từ đầu đã chưa hề có ý định gây hấn với Tokyo hay với con người. Nhận xét này gợi chúng ta nghĩa trì biệt đến mối quan hệ giữa con người với môi trường. Ở đây, Trùn là hiện thân của môi trường: Tokyo được xây dựng trên vương quốc của Trùn. Bình thường Trùn nằm yên, Tokyo hưởng thái bình. Nhưng vì lí do nào đó, việc xây dựng hay khai thác tài nguyên quá mức chẳng hạn, thì Trùn “tức giận” cựa mình gây nên động đất. Lối tư duy này mang đậm tính chất thần thoại, chỉ có khác là nguyên nhân gây ra hủy diệt là tại con người tham lam quá mức đã tác động xấu đến môi trường. Một “kẻ xấu” như Trùn vẫn có điểm có thể chấp nhận thì sự trì biệt đã được ẩn sâu ở đây rồi. Dù chưa thực sự tin hết lời Cậu Ếch, Katagiri vẫn đồng ý giúp. Cuộc chiến đấu giữa Cậu Ếch với Trùn kết thúc với phần thắng thuộc về Cậu Ếch, với sự hỗ trợ tinh thần của Katagiri: “Tôi và anh Katagiri đã dùng hết mọi thứ vũ khí, trong tầm tay với, và dùng hết dũng khí của mình. Bóng tối đã đứng về phe Cậu Trùn. Anh Katagiri đã mang máy- phát-điện-đạp-chân xuống đấy, dùng hết sức lực của anh để rọi ánh sáng vào nơi tối tăm ấy. Cậu Trùn rắp tâm lợi dụng những cảnh huyễn hoặc trong bóng tối để xua đuổi anh đi, nhưng anh vẫn cố ghìm chân nán lại. Bóng tối và ánh sáng công phá nhau kịch liệt”13. Cuộc chiến đấu đó diễn ra song song với một cơn ác mộng mà Katagiri phải trải qua. Trong cuộc chiến không cân sức với kẻ mang súng nã thẳng vào mình, Katagiri ngã xuống. Anh nghĩ điều đó là thực. Nhưng khi hồi tỉnh trong bệnh viện thì anh được giải thích là anh chỉ bị ngất đi thôi. Như thế cuộc ám sát Katagiri với Katagiri là thật nhưng với những người khác thì đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Người đọc khó phân biệt đâu là thật và đâu là ảo. H.T.My/ No.20_Mar 2021|p.70-75 Tuy nhiên sự móc nối các mảnh vỡ của Murakami trong tự sự lại càng khiến cho câu chuyện tắm đẫm màu sắc hoang đường. Ấy là trong lúc Katagiri đang vật lộn chống lại kẻ ám sát mình thì Cậu Ếch cũng đang chiến đấu quyết liệt với Trùn. Dường như “tinh thần chiến đấu” của Katagiri với kẻ mang súng chính là sự tiếp thêm sức mạnh cho Cậu Ếch chinh phục Trùn. Sau cuộc chiến, Cậu Ếch quay về bệnh viện (theo Katagiri là thật, còn theo các nhân viên bệnh viện thì việc xuất hiện của Cậu Ếch ở bệnh viện chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của Katagiri mà thôi), kể tường tận cuộc chiến cho Katagiri rồi qua đời. Tuy không chiến thắng được Trùn nhưng nhờ sự chống trả quyết liệt của Cậu Ếch mà Trùn không thể gây ra được trận động đất hủy hoại Tokyo. Khi Ếch chết, giòi bọ từ trong cơ thể Ếch nổ tung ra, chui cả vào mắt mũi của Katagiri. Anh thét lên và choàng tỉnh từ một giấc mơ khủng khiếp, một mình, trên một chiếc giường bệnh viện. Bên tai anh còn nguyên lời Cậu Ếch: “Dù sao, tất cả các cuộc chiến đấu khốc liệt đều thực hiện do sức tưởng tượng. Ðấy mới chính là chiến trường của mình đấy anh. Ta thắng ở đấy, mà ta bại cũng ở đấy. Tất nhiên, chúng ta chỉ là những hiện hữu có giới hạn, cuối cùng thì ai cũng bại và mất đi”14. Và đây là thông điệp cuối cùng của Cậu Ếch: “Cái gì thấy trước mắt chưa hẳn đã là thật. Kẻ địch của tôi cũng là chính tôi bên trong tôi”15. Câu chuyện kết thúc trong sự phân vân khó lí giải của Katagiri về tính thực hư của những gì anh vừa trải qua. Đặc biệt là với ngôn từ của Cậu Ếch, người đọc chẳng thể nào ngay lập tức hiểu hết nghĩa của những câu triết lí có vẻ rất sâu sắc kia. 3. Kết luận Hiểu theo cách nào đó thì bản chất của trì biệt được xem xét trong tính đa nghĩa của kí hiệu và quá trình hình thành cũng như xác định nghĩa đó. Những lời kể của Cậu Ếch xen kẽ với lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất đã thâu tóm được cuộc đấu tranh mà các nhân vật của Murakami phải đối mặt. Dẫu đơn độc và cô biệt, họ phải đấu tranh để rèn nên bản nguyên đích thực của mình trong một thế giới phi ảo tưởng. Nhân vật của ông là những người bình thường, nhưng họ có thể làm những việc phi thường nếu họ biết sống có ý nghĩa, biết sử dụng tri thức với ý thức trách nhiệm, và luôn cẩn trọng không mù quáng nghe theo những lời lẽ hư ngụy đáng ngờ của kẻ khác. Trên hết, họ phải lựa chọn hành động nhưng cũng phải chấp nhận rằng trong một số tình huống họ có thể là kẻ thù tệ hại nhất của chính mình. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của Murakami, phần thứ hai ẩn chìm trong thông điệp của ông ngày càng mạnh mẽ hơn. Ông đã bắt đầu tạo ra những nhân vật mà cuộc đấu tranh của họ dẫu đơn độc nhưng không hề vô ích. Sự thực, các nhân vật của ông cố gắng tạo ra những liên kết có ý nghĩa giữa cuộc đời mình với những người xung quanh. Trong quá trình khám phá ý nghĩa trong một văn bản, các nhà giải cấu trúc tuyên bố rằng sự phê bình của một văn bản cũng có giá trị như đọc văn bản. Do đó, định nghĩa về sự trì biệt cũng được giải cấu trúc bởi những quy luật ngôn ngữ bên trong, được phê bình bởi cách đọc giải cấu trúc. Khái niệm trì biệt ở đây vừa là cái biểu đạt vừa là cái được biểu đạt, bản thân nó vẫn còn mơ hồ và không xác định. Nó bị kẹt giữa hai khái niệm để khác biệt (to differ) và để hoãn lại (to defer). Sự trì biệt rơi vào vị trí của một quyết định không thể có ngữ pháp. Đó là vị trí mà hầu hết ý nghĩa và sự không xác định diễn ra trong khái niệm différance. CHÚ THÍCH 1.2. Jacques Derrida (1978), Writing and Difference, trans. Alan Bass. London– New York, Routledge, p. 57. 3. Lê Huy Bắc (2019), ý hiệu v i n ký hiệu, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 4.5.6.7.8.9.10.11.12.13.14.15. Haruki Murakami (2006), Sau cơn động đất, Phạm Vũ Thịnh dịch, Nxb Đà Nẵng, tr. 148, 148, 151, 150, 153, 154, 155, 155, 152, 170.169.172. REFERENCES 1. John Wray (2004), “Haruki Murakami - The Art of Fiction”, No.182. (Summer), The Paris Review. 2. Virginia Yeung (2011), A Narratological Study of Murakami Haruki’s “Norwegian Wood” and “Sputnik Sweetheart” – Time, Voice and Focalisation, Transnational Literature, May, Vol. 3, No. 2. 3. Virginia Yeung (2013), “Equivocal Endings and the Theme of Love in Murakami Haruki’s Love Stories”, Journal Japanene studies Vol. 33, p.279- 295. 4. Lois Parkinson Zamora and Wendy B. Faris (Eds) (1995), Magical Realism: Theory, History, Community, Duke University Press, Durham & London. 5. L. Jacquelyn Zuromsk (2004), Getting to the Pu p of Haruki Murakami’s Norwegian Wood: Translatability and the Role of Popular Culture, Orlando, Florida, USA, B.S. University of Central Florida. H.T.My/ No.20_Mar 2021|p.70-75
File đính kèm:
- the_differance_of_meanings_in_haruki_murakamis_the_super_fro.pdf