Thái độ về giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường đại học Duy Tân
Đánh giá nhận thức và xác
định các yếu tố liên quan đến nhận thức
về giáo dục liên ngành (IPE) và hoạt động
nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe
của sinh viên Y đa khoa và sinh viên điều
dưỡng tại trường Đại học Duy Tân. Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến
hành trên 146 sinh viên điều dưỡng và y
đa khoa năm cuối tại trường Đại học Duy
Tân từ 12/2020 đến 3/2021. Nghiên cứu sử
dụng 02 bộ câu hỏi gồm: Thái độ về giáo
dục liên ngành (0.76) và Thái độ về hoạt
động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức
khỏe (0.84)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ về giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường đại học Duy Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ về giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường đại học Duy Tân
124 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 & Löfmark, A. (2010). Translation of the nursing clinical facilitators questionnaire (NCFQ) to Norwegian language. Nurse education in practice, 10(4), 196-200. 15. Đỗ Thị Ý Như (2013). Ảnh hưởng của môi trường thực hành trên chât lượng đào tạo điều dưỡng trường trung cấp Phương Nam. Luận văn thạc sĩ Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 16. Sedgwick M and Harris S (2012), A critique of the undergraduate nursing preceptorship model. Nursing research and practice, 2012. 17. Manninen K, Henriksson E W, Scheja M, and Silén C (2015), Supervisors’ pedagogical role at a clinical education ward–an ethnographic study. BMC nursing, 14(1): p. 55. 18. Hồ Thị Lan Vi, Dương Thị Ngọc Bích, Phạm Thị Thảo. Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Duy Tân. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Duy Tân; 2020. 19. Haskvitz LM, Koop EC. Students struggling in clinical? A new role for the patient simulator. Journal of Nursing Education. 2004;43(4):181-4. 20. Kim KH, Lee AY, Eudey L, Dea MW. Improving clinical competence and confidence of senior nursing students through clinical preceptorship. International Journal of nursing. 2014;1(2):183-209. 21. Papastavrou E, Dimitriadou M, Tsangari H, Andreou C. Nursing students’ satisfaction of the clinical learning environment: a research study. BMC nursing. 2016;15(1):44. 22. Phạm Thị Hạnh. Thực trạng dạy-học lâm sàng tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng và kết quả áp dụng thử nghiệm một số biện pháp can thiệp. Đại học Y tế công cộng; 2018. THÁI ĐỘ VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM LIÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG VÀ Y ĐA KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN Nguyễn Diệu Hằng1 1Trường Đại học Duy Tân TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá nhận thức và xác định các yếu tố liên quan đến nhận thức về giáo dục liên ngành (IPE) và hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe của sinh viên Y đa khoa và sinh viên điều dưỡng tại trường Đại học Duy Tân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 146 sinh viên điều dưỡng và y đa khoa năm cuối tại trường Đại học Duy Tân từ 12/2020 đến 3/2021. Nghiên cứu sử dụng 02 bộ câu hỏi gồm: Thái độ về giáo dục liên ngành (0.76) và Thái độ về hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe (0.84), điểm tổng thể càng cao thể Người chị trách nhiệm: Nguyễn Diệu Hằng Email: nguyendieuhang@duytan.edu.vn Ngày phản biện: 27/5/2021 Ngày duyệt bài: 01/6/2021 Ngày xuất bản: 28/6/2021 125 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 ATTITUDE OF MEDICAL AND NURSING STUDENTS TOWARD INTERPROFESSIONAL EDUCATION IN DUY TAN UNIVERSITY ABSTRACT Objective: To measure the medical and nursing students’ attitude toward Interprofessional Education (IPE) and Interprofessional health care teamwork in Duy Tan University and examine the related factors. Method: A cross- sectional study survey was distributed to 146 senior medical and nursing students at Duy Tan University from December, 2020 to March, 2021. Attitudes towards Interprofessional Health Care Teams scale (0.84) and Attitudes towards Interprofessional Education (0.76) were used to measure primary outcomes. The higher total scores indicate the more positive attitudes. Results: The mean scores range from 38 to 53 indicating positive attitudes toward IPE and 28 to 40 in regards to interprofessional health care teamwork. Nursing students were found to have significant higher mean scores than medical students in attitude towards IPE and attitude towards interprofessional health care teamwork as well (p < 0.01). Students aged above 25 years reported higher mean scores (p<0.05) on IPE, but there was no relationship between gender and prior experiences to students’ attitude toward IPE and Interprofessional health care teamwork. Conclusion: Study results provided the first baseline to promote attitude toward IPE and interprofessional health care teamwork. The findings also showed that participants were having positive attitudes, however there were low scores on some items of the survey, it was helpful to identify gaps in the understanding of students, that will be valuable evidence for an institution to make decisions on curriculum design and provide IPE in education programs. Keywords: Nursing education, Medical education, Attitude, Interprofessional education, Interprofessional teamwork. hiện sinh viên càng có thái độ tích cực. Kết quả: Cả sinh viên Y đa khoa và sinh viên điều dưỡng đều có nhận thức tích cực về IPE (38 – 53 điểm) và nhận thức về hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe (28-40 điểm). Sinh viên điều dưỡng cho thấy có nhận thức tích cực hơn sinh viên y đa khoa (p<0.01). Nhóm sinh viên > 25 tuổi có nhận thức tích cực hơn các nhóm tuổi còn lại (p<0.05). Không có mối liên quan giữa nhận thức của sinh viên với giới tính và trải nghiệm trước đây về IPE. Kết luận: Kết quả cung cấp dữ liệu đầu tiên giúp góp phần cải thiện nhận thức của sinh viên về IPE và hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có nhận thức khá tích cực, nhưng trong đó vẫn còn một số mục cho điểm số khá thấp, thể hiện những thiếu sót trong nhận thức của sinh viên. Từ đó giúp cho nhà trường có thêm cơ sở để đưa ra quyết định thiết kế và đưa IPE vào chương trình đào tạo. Từ khóa: Điều dưỡng, Y đa khoa, nhận thức, giáo dục liên ngành, hoạt động nhóm liên ngành. 126 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục liên ngành là cách tiếp cận đã được chứng minh là có tiềm năng giúp cải thiện chất lượng chăm sóc và hiệu quả tích cực trên người bệnh. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thiếu hợp tác giữa bá ... trình IPE được duy trì tốt và tạo ra một nền tảng IPE bền vững cho trường đại học ở Châu Á. Ở Indonesia, các nghiên cứu đã cho thấy IPE đã được áp dụng vào chương trình đào tạo khối khoa học sức khỏe, đồng thời kết quả đánh giá cũng đã đưa ra nhiều gợi ý cho việc cải thiện chất lượng đào tạo. Vấn đề chính trong việc thực hiện IPE là thay đổi văn hóa không chuyên nghiệp sang văn hóa đào tạo chuyên nghiệp hơn trong cơ sở giáo dục đại học [2]. Mặc dù trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như khu vực ASEAN đã chỉ ra hiệu quả thiết thực của IPE mang lại cho việc rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên khối khoa học sức khỏe và đồng thời về lâu dài sẽ góp phần cải thiện vấn đề an toàn người bệnh khi sinh viên bước vào quá trình thực tập trên lâm sàng [3][4]. Tuy nhiên việc áp dụng và đánh giá hiệu quả của IPE trong giáo dục y khoa ở Việt Nam còn phần nào hạn chế, thể hiện ở việc có rất ít nguồn thông tin nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này khi được tra cứu. Để góp phần đánh giá về nhận thức ban đầu của người học về IPE và vai trò của IPE vào an toàn người bệnh chính là một khía cạnh quan trọng trong lộ trình lên kế hoạch và triển khai hình thức IPE vào chương trình giáo dục cho sinh viên khối khoa học sức khỏe. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá nhận thức về giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành và xác định các yếu tố liên quan của sinh viên Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học Duy Tân 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chuẩn lựa chọn: Sinh viên năm cuối Y đa khoa (K21YDK) và Điều dưỡng (K23YDD), trường Đại học Duy Tân 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 12/2020 đến 3/2021 tại Trường Đại học Duy Tân. 2.3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu: 146 sinh viên. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ Mẫu cho nghiên cứu pilot: 30 sinh viên Điều dưỡng. 2.5. Công cụ nghiên cứu Bộ công cụ đánh giá về thái độ đối với IPE được tham khảo từ “Interdisciplinary Education Perception Scale”. Gồm 11 mục với mức độ đánh giá từ 1- “rất đồng ý” đến 5- “rất không đồng ý” cho mỗi mục. Tổng điểm đi từ 11- 55 điểm. Điểm số càng cao cho thấy thái độ càng tích cực. Chỉ số Cronbach’s alpha cho bộ câu hỏi sau khi điều chỉnh là 0.76. Bộ công cụ đánh giá về thái độ đối với hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe được tham khảo từ “Attitudes Toward Health Care Teams Scale” [2]. Gồm 127 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 8 mục với mức độ đánh giá từ 1- “rất đồng ý” đến 5- “rất không đồng ý” cho mỗi mục. Tổng điểm đi từ 08 - 40 điểm. Điểm số càng cao cho thấy thái độ càng tích cực. Chỉ số Cronbach’s alpha cho bộ câu hỏi sau khi điều chỉnh là 0.84. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu Nhập dữ iệu và xử lý theo phần mềm SPSS 20.0, sử dụng các test thống kê mô tả và Anova test để mô tả và tìm mối liên quan và so sánh. 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Phân bố về giới tính, nhóm tuổi, ngành học và trải nghiệm liên quan đến IPE của đối tượng nghiên cứu Nội dung SL TL % Giới tính Nam Nữ 49 97 33,6 66,4 Tuổi <=22 23 – 24 >=25 69 56 21 47.3 34.3 14.4 Ngành học Điều dưỡng Y đa khoa 78 68 53.4 46.6 Trải nghiệm liên quan đến IPE Có Không 101 45 60.2 39.8 Trong 146 sinh viên tham gia nghiên cứu có 53.4% là sinh viên năm cuối ngành Điều dưỡng và 46.6% là sinh viên Y đa khoa. Nữ giới chiếm 66,4 % (n=97). Đa số sinh viên tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi < 22 tuổi. Có 69.2% (n=101) sinh viên cho biết đã từng có tham gia các hoạt động điều trị, chăm sóc trong đó có sự phối hợp với các nhân viên y tế khác ngành hoặc được đào tạo về kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành. Bảng 2. Thái độ về giáo dục liên ngành và nhận thức về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh Thang đánh giá Thang đánh giá Thực tế TB Tổng Thái độ về giáo dục liên ngành 11-55 38- 53 42.75 ± 2.97 Thái độ về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh 8-40 28- 40 33.39 ± 2.68 Sinh viên có Thái độ tích cực về IPE với 42.75 ± 2.97 và Thái độ của sinh viên về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh cũng đạt điểm số trung bình 33.39 ± 2.68. 128 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến thái độ về việc giáo dục liên ngành và thái độ về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh. Nội dung IPE TEAM n M±SD F/t M±SD F/t Tuổi ≤ 22 23 - 24 ≥ 25 69 56 21 3.84 ± 0.22 3.96± 0.65 4.08± 0.24 F(2,143)=2.83 p<0.01 4.16 ± 0.32 4.17 ± 0.33 4.22 ± 0.40 F(2,143)= 0.31 p>0.05 Ngành học Điều dưỡng Y đa khoa 78 68 4.11 ± 0.36 3.89 ± 0.41 = 3.406 p< 0.01 4.39 ± 0.47 4.15 ± 0.42 = 143.833 p< 0.01 Đã phối hợp hoạt động với nvyt khác ngành hoặc được trải nghiệm về IPE Có Không 101 45 4.02± 0.39 3.96± 0.41 = -0.652 p>0.05 4.25 ± 0.46 4.34 ± 0.46 = 1.094 p>0.05 Những yếu tố có sự liên quan đến thái độ của sinh viên khối khoa học sức khỏe về IPE là nhóm tuổi (F(2,143)=2.83, p<0.01) và ngành học = 3.406, p= 0.001). Có sự tăng dần về điểm số trung bình theo nhóm tuổi, điểm trung bình thái độ về giáo dục liên ngành của sinh viên điều dưỡng cao hơn sinh viên y đa khoa. Mặt khác, chỉ có sự liên quan giữa ngành học và thái độ của sinh viên về hoạt động nhóm y tế liên ngành trong đó sinh viên điều dưỡng cũng có điểm trung bình cao hơn sinh viên y đa khoa (p<0.01). Bảng 4. So sánh điểm trung bình thành phần thái độ về IPE Nội dung Y đa khoa Điều dưỡng M±SD M±SD IPE giúp có cơ hội rèn luyện để trở thành một thành viên đắc lực trong nhóm chăm sóc sức khỏe. 4.04 ± 0.63 4.35 ± 0.66 IPE giúp hiểu sâu hơn các vấn đề trên lâm sàng 4.22 ± 0.67 4.44 ± 0.52 IPE nên được đưa vào chương trình giảng dạy 3.96 ± 0.66 4.28 ± 0.68 Việc đào tạo kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. 4.16 ± 0.61 4.47 ± 0.57 IPE giúp người học hiểu hơn về những mặt còn hạn chế của mình. 4.09 ± 0.62 4.41 ± 0.52 IPE giúp sinh viên hiểu và có suy nghĩ tích cực hơn về ngành khác 4.12 ± 0.59 4.35 ± 0.55 Để học tập và làm việc nhóm, mỗi thành viên cần tôn trọng và tin tưởng những thành viên khác. 4.19 ± 0.68 4.51 ± 0.55 Những vấn đề trên lâm sàng chỉ có thể được xử lý hiệu quả bởi những sinh viên cùng ngành.* 3.42 ± 1.11 3.67 ± 0.97 IPE sẽ giúp người học có thêm nhiệt tình và hứng thú với công việc 4.07 ± 0.65 4.14 ± 0.63 Để tham gia vào hoạt động nhóm liên ngành, cần phải có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn những sinh viên khác.* 2.50 ± 0.89 2.42 ± 0.93 Sẵn sàng tham gia những dự án theo nhóm nhỏ với những sinh viên/ chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngành KHSK khác 4.03 ± 0.49 4.10 ± 0.34 Trung bình chung 3.89 ± 0.41 4.11 ± 0.36 129 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 Đa số sinh viên điều dưỡng và y đa khoa đều có điểm trung bình thành phần thái độ về IPE tương đối tích cực. Trong đó các lựa chọn thuộc nhóm có điểm số trung bình cao nhất lần lượt là “IPE giúp hiểu sâu hơn các vấn đề trên lâm sàng” “Việc đào tạo kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng đối với tất cả sinh viên/ nhân viên y tế” và “Để học tập và làm việc nhóm, mỗi thành viên cần tôn trọng và tin tưởng những thành viên khác”. Ngoài ra việc cân nhắc nên đưa IPE vào chương trình giảng dạy lại có điểm đánh giá khá thấp ở sinh viên y đa khoa (M=3.96, SD=0.66) nhưng cao hơn ở sinh viên điều dưỡng (M=4.28, SD=0.68). 4. BÀN LUẬN Nghiên cứu có sự tham gia của 68 sinh viên Y đa khoa (46.6%) và 78 sinh viên điều dưỡng (53.4%). Trong đó có 69.2% sinh viên đã từng trải nghiệm về các hoạt động điều trị, chăm sóc trong đó có sự phối hợp với các nhân viên y tế khác ngành trong quá trình thực tập trên lâm sàng. Hầu hết sinh viên có phản hồi đã trải nghiệm hoặc kiến tập hình thức này thông qua việc phối hợp hoạt động cùng các nhân viên y tế hay các sinh viên khác ngành cũng đang trong quá trình được đi thực tập, thực tế trên lâm sàng. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Curran và cộng sự (2008) trên 1359 với 46.6% sinh viên cho biết đã từng trải qua ít nhất một lần được trải nghiệm IPE [5]. Tuy vậy nghiên cứu của Yune và cộng sự (2020) trên 1084 sinh viên khối khoa học sức khỏe cho thấy 89,6% sinh viên không biết đến khái niệm IPE [6]. Sinh viên có thái độ tích cực về vấn đề giáo dục liên ngành với điểm trung bình tổng (M=42.75, SD=2.97) và trung bình chung các mục lựa chọn (M=4.00, SD=0.66) khá cao, trung bình điểm thái độ về IPE trong nghiên cứu của Curran và cộng sự (2008) (M=3.99, SD=0.49) [5]. Trong một nghiên cứu định tính của Fawaz và cộng sự (2019) cũng cho thấy một thái độ tích cực của sinh viên điều dưỡng về IPE [7]. Thái độ về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh đạt điểm số trung bình tổng (M=33.39, SD=2.68) và trung bình chung các mục lựa chọn (M=4.26, SD=0.48) ở mức tương đối cao, cao hơn so với bệnh trong nghiên cứu của Curran và cộng sự (M=3.98, SD=0.43) [5]. Tuy vậy theo June và cộng sự (2020) cho thấy mức độ nhận thức về IPE của sinh viên trong nghiên cứu của tác giả trên thực tế thấp hơn mức yêu cầu năng lực mỗi chuyên ngành. [6]. Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác nhau trong cả thái độ về IPE (=-1.660, p>0.05) và thái độ về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh =-0.923, p>0.05) giữa sinh viên nam và nữ, tuy vậy kết quả cũng cho thấy sinh viên nữ có điểm số trung bình thái độ cao hơn nam. Trong nghiên cứu của June và cộng sự (2020) thì điểm thái độ về IPE của sinh viên nữ (M = 3.53, SD = 0.75) cao hơn sinh viên nam (M = 3.79, SD = 0.74), (t = -5.457 p < 0.001) [6]. Tương tự trong nghiên cứu của Curran và cộng sự (2008) lại cho thấy giới tính có liên quan đến nhận thức về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh (F1,1168 = 12.686, p = 0.000), trong đó sinh viên nữ (M = 3.96, SD = 0.446) có điểm trung bình cao hơn nam (M = 3.83, SD = 0.398) và nhận thức về IPE của sinh viên nữ (M = 4.03, SD = 0.470) cao hơn sinh viên nam (M = 3.79, SD = 0.561), (F1,1165 = 39.730, P = 0.000) [7]. Thái độ về IPE của sinh viên điều dưỡng (M=4.11, SD = 0.36) có điểm trung bình cao hơn sinh viên y đa khoa (M=3.89, SD = 0.41) (= 3.406, p<0.01). Điều này cũng được đề cập đến ở các kết quả nghiên cứu khác với điểm số đánh giá thái độ của sinh viên y đa khoa thấp hơn sinh viên các 130 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học Điều dưỡng - Tập 04 - Số 02 ngành còn lại [6], [8], [9]. Theo Van và cộng sự (2012) thì sinh viên y đa khoa dường như còn hoài nghi về IPE hơn những sinh viên thuộc khối khoa học sức khỏe khác và có xu hướng xem nhẹ IPE hơn. Sinh viên y khoa coi IPE là một sự lãng phí thời gian do chương trình học chặt chẽ và gánh nặng học tập quá mức và có xu hướng ít quan tâm và đam mê hơn đối với việc triển khai IPE trong chương trình học [10]. Tương tự như điểm trung bình thái độ về IPE thì điểm trung bình thái độ về thực hành hoạt động nhóm liên ngành trong an toàn người bệnh trong nghiên cứu của sinh viên điều dưỡng (M=4.39, SD=0.47) cao hơn sinh viên y đa khoa (M=4.15, SD=0.42), = 143.833, p< 0.01). Thêm một lần nữa lại có sự tương đồng giữa nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Curran và cộng sự (2008) [7]. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy sinh viên được biết đến IPE thông qua các hoạt động không thuộc chính khóa hay các hoạt động trải nghiệm trên lâm sàng nhưng nhận thức của sinh viên về IPE đều khá tích cực. Mặc dù vậy vẫn tồn tại các quan điểm thành kiến về ngành nghề tạo nên rào cản cho việc tiếp thu và sẵn sàng cho triển khai IPE hiệu quả. Kết quả cung cấp dữ liệu đầu tiên giúp góp phần cải thiện nhận thức của sinh viên về IPE và hoạt động nhóm liên ngành trong chăm sóc sức khỏe. Từ đó giúp cho nhà trường có thêm cơ sở để đưa ra quyết định thiết kế và đưa IPE vào chương trình đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Friman A., Edström D.W., Edelbring S (2017). Attitudes and perceptions from nursing and medical students towards the other profession in relation to wound care, Journal of Interprofessional Care; 31(3):1-8 2. IPEC (2016). Core Competencies for Interprofessional Collaborative Practice: Report of an Expert Panel. Washing- ton, DC: Interprofessional Education Collaborative;11: 1351. 3. Mladenovic J., Tilden V.P. (2017). Strategies for overcoming barriers to IPE at a health sciences university. Journal of Interprofessional Education & Practice; 8: 10-13. 4. Gordon MA., Lasater K., Brunett P et al (2015). Interprofessional education: finding a place to start. Nurse Educ; 40: 249–53. 5. Curran V.R., Sharpe D., Forristall J et al (2008). Attitudes of health sciences students towards interprofessional teamwork and education. Learning in Health and Social Care; 7 (3): 146–156. 6. Yune S.J., Park K.H., Min Y.H et al (2020). Perception of interprofessional education and educational needs of students in South Korea: A comparative study. PLoS ONE; 15(12). 7. Fawaz M., Anshasi H.A (2019). Senior nursing student’s perceptions of an interprofessional simulation-based education (IPSE): A qualitative study. Elsevier Ltd; 5: 2405-8440. 8. Maeno T et al (2019) Interprofessional education in medical schools in Japan, PLoS ONE; 14(1). 9. Curran V.R., Sharpe D., Forristall J (2007). Attitudes of health sciences faculty members towards interprofessional teamwork and education, Medical Education; 41: 892–896. 10. Winkle L.J.V et al (2012). Interprofessional Workshop to Improve Mutual Understanding Between Pharmacy and Medical Students. American Journal of Pharmaceutical Education; 76 (8).
File đính kèm:
- thai_do_ve_giao_duc_ky_nang_hoat_dong_nhom_lien_nganh_cua_si.pdf