Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Hành vi tự làm tổn thương (HVTLTT) bao gồm nhiều hành vi tự gây thương tích lên cơ thể

chính mình. HVTLTT có thể gây ảnh hưởng trước mắt và lâu dài cho người thực hiện. Tuy nhiên, hiện có rất ít

nghiên cứu về vấn đề này ở vị thành niên tại Việt Nam.

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tần suất của các loại hành vi và các mục đích của hành vi tự làm

tổn thương ở học sinh trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM).

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 36 lớp trong 6 trường tại 6

quận/huyện TP.HCM vào tháng 5 năm 2019 với sự tham gia của 1316 học sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu. Học sinh

trả lời bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn gồm thông tin cá nhân, gia đình, môi trường học tập, rối loạn sức khỏe

tâm thần bằng thang đo DASS-21 và hành vi tự làm tổn thương bằng thang đo FASM.

Kết quả: Trong số 1316 học sinh tham gia nghiên cứu thì nữ chiếm đa số (63,3%) và phân bố gần như nhau

ở các khối lớp (35,3% khối 10; 35,3% khối 11 và 29,4% khối 12). Tỉ lệ học sinh có HVTLTT trong nghiên cứu là

46,5%. Các hành vithường được học sinh THPT sử dụng là tự đánh mình, chọc phá vết thương, tự cắn và kéo

giật tóc của mình. Nam có tỉ lệ kéo giật tóc và làm bỏng da cao hơn nữ (p<0,05). Mục đích phổ biến nhất khi thực

hiện hành vi là ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực, để trừng phạt chính mình, kiểm soát tình hình hoặc để thư

giãn. Sự khác biệt về các mục đích giữa nam và nữ, khối lớp cũng được xác định.

Kết luận: Các học sinh sử dụng nhiều phương pháp tự làm tổn thương khác nhau để phục vụ cho các mục

đích khác nhau. Hành vi tự làm bỏng da và kéo giật tóc có sự khác biệt giữa nam và nữ. Một số mục đích thực

hiệnHVTLTT có liên quan đến giới và khối lớp. Kết quả cho thấy cần có sự hỗ trợ can thiệp và quản lí để tránh

những hậu quả từ HVTLTT trên đối tượng học sinh THPT.

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9440
Bạn đang xem tài liệu "Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh

Tần suất và mục đích của hành vi tự làm tổn thương ở học sinh trung học phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 208
TẦN SUẤT VÀ MỤC ĐÍCH CỦA HÀNH VI TỰ LÀM TỔN THƯƠNG 
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 
Phạm Vân Thảo*, Nguyễn Phương Thảo*, Thái Thanh Trúc* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Hành vi tự làm tổn thương (HVTLTT) bao gồm nhiều hành vi tự gây thương tích lên cơ thể 
chính mình. HVTLTT có thể gây ảnh hưởng trước mắt và lâu dài cho người thực hiện. Tuy nhiên, hiện có rất ít 
nghiên cứu về vấn đề này ở vị thành niên tại Việt Nam. 
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tần suất của các loại hành vi và các mục đích của hành vi tự làm 
tổn thương ở học sinh trung học phổ thông (THPT) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 36 lớp trong 6 trường tại 6 
quận/huyện TP.HCM vào tháng 5 năm 2019 với sự tham gia của 1316 học sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu. Học sinh 
trả lời bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn gồm thông tin cá nhân, gia đình, môi trường học tập, rối loạn sức khỏe 
tâm thần bằng thang đo DASS-21 và hành vi tự làm tổn thương bằng thang đo FASM. 
Kết quả: Trong số 1316 học sinh tham gia nghiên cứu thì nữ chiếm đa số (63,3%) và phân bố gần như nhau 
ở các khối lớp (35,3% khối 10; 35,3% khối 11 và 29,4% khối 12). Tỉ lệ học sinh có HVTLTT trong nghiên cứu là 
46,5%. Các hành vithường được học sinh THPT sử dụng là tự đánh mình, chọc phá vết thương, tự cắn và kéo 
giật tóc của mình. Nam có tỉ lệ kéo giật tóc và làm bỏng da cao hơn nữ (p<0,05). Mục đích phổ biến nhất khi thực 
hiện hành vi là ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực, để trừng phạt chính mình, kiểm soát tình hình hoặc để thư 
giãn. Sự khác biệt về các mục đích giữa nam và nữ, khối lớp cũng được xác định. 
Kết luận: Các học sinh sử dụng nhiều phương pháp tự làm tổn thương khác nhau để phục vụ cho các mục 
đích khác nhau. Hành vi tự làm bỏng da và kéo giật tóc có sự khác biệt giữa nam và nữ. Một số mục đích thực 
hiệnHVTLTT có liên quan đến giới và khối lớp. Kết quả cho thấy cần có sự hỗ trợ can thiệp và quản lí để tránh 
những hậu quả từ HVTLTT trên đối tượng học sinh THPT. 
Từ khóa: hành vi tự làm tổn thương, học sinh 
ABSTRACT 
FREQUENCY OF AND REASONS FOR SELF-INJURY BEHAVIOR 
IN HIGH SCHOOL STUDENTS IN HO CHI MINH CITY 
Pham Van Thao, Nguyen Phuong Thao, Thai Thanh Truc 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 208 – 215 
Background: Self-injury behaviors (SIB) include many self-harm activities that cause injury to one’s own 
body. SIB can result in both short term and long term affect on the doers' health. However, little is known about 
this in adolescents in Vietnam. Therefore, this study was to determine the frequency of and reasons for SIB in high 
school students in Ho Chi Minh City. 
Methods: A cross-sectional study was conducted at 36 classes in 6 schools in 6 districts within Ho Chi 
Minh City on May 2019 with the participation of 1316 eligible students. Students completed a self-reported 
questionnaire which included information about demographic characteristics, family environment, school 
environment, mental health measured by the DASS-21 and SIB assessed by the FASM. 
*Khoa Y tế Công Cộng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Vân Thảo ĐT: 0343661112 Email: phamvanthao4394@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 209
Results: Among 1316 students participated in this study, the majority were female (63.3%) and the number 
of participants was approximately equal in each grade (33.5% grade 10; 35.3% grade 11 and 29.4% grade 12). 
The prevalence of self-injury in the students was 46,5%. The most commonly used behaviors were hitting 
yourself, picking at a wound, bitting yourself, pulling your hair out. Males were more likely to involve in pulling 
their hair out and burning their skin as compared to females (p <0.05). The most common reasons for having SIB 
were to stop bad feelings, followed by to punish yourself, to get control of a situation and to feel relaxed. The 
differences in reasons for SIB between males and females, among different grades were found. 
Conclusion: Students use various types of SIB for different reasons. and Behaviors such as self-burning skin 
and pulling out hair were dissimilar between male and female. There were associations between SIB, reasons for 
SIB with sex and grade. The findings revealed the necessity of an intervention strategy and management to avoid 
consequences of SIB in high school students. 
Keyword: self-injury behavior, reason, student 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hành vi tự làm tổn thương (HVTLTT) được 
hiểu là hành động có chủ ý, trực tiếp tự gây 
thương tích lên da thịt trên các bộ phận của cơ 
thể. HVTLTT được ghi nhận tỉ lệ nhiều nước 
trên thế giới từ 7,5 – 46,5% ở vị thành niên, 38,9% 
sinh viên đại học(6). Ở thanh thiếu niên các nước 
như Trung Quốc là 46,4%(2), 33,8% ở Ấn Độ(4), 
16,8% ở Nhật Bản(22), 25,2% ở Hoa Kì(14), tỉ lệ 
chung các nước châu Âu là 27,6%(5). Tại Việt 
Nam, điều tra Quốc gia về vị thành niên và 
thanh niên Việt Nam (SAVY) lần 2 năm 2010 báo 
cáo tỉ lệ HVTLTT là 7,5%(20), của Huỳnh Văn Sơn 
trên đối tượng THCS là 31,6%(10). 
Mỗi cá nhân tham gia vào những hành vi 
này với kỳ vọng rằng tổn thương sẽ gây ra đau 
đớn thể chất để điều chỉnh cảm xúc. Các 
HVTLTT phổ biến thường được báo cáo bao 
gồm cắt tay, rạch da, tự đánh chính mình, đập 
đầu, tự cắn mình, tự xăm mình, làm bỏng da, 
kéo giật tóc, chà sát lên da và một số hành động 
làm tổn thương khác được biểu hiện theo nhiều 
cách khác nhau(11). Mục đích để điều tiết cảm xúc 
là mục đích được sử dụng rộng rãi nhất để ngăn 
chặn những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, 
buồn bã, tức giận(13) hay đơn giản muốn gây sự 
chú ý hoặc gây tổn thương chỉ để cảm thấy được 
thư giãn. Thêm vào đó, những người thực hiện 
HVTLTT có thể vì nhiều mục đích khác  ... 27,8) 101 (27,7) 59 (28,5) 60 (29,0) 39 (25,0) 
Để nhận được nhiều sự chú ý hơn từ cha mẹ hoặc 
bạn bè của bạn 
158 (27,7) 60 (29,3) 98 (26,8) 61 (29,5) 55 (26,6) 42 (26,9) 
Để cố gắng có được phản ứng từ ai đó, thậm chí đó 
là phản ứng tiêu cực 
157 (27,5) 61 (29,8) 96 (26,3) 61 (29,5) 44 (21,3) 52 (33,3)* 
Để người khác biết bạn tuyệt vọng như thế nào 154 (27,1) 55 (26,8) 99 (27,2) 49 (23,7) 62 (30,0) 43 (27,7) 
Để người khác đối xử với bạn khác đi hoặc thay đổi 
cách đối xử trước đó của họ 
135 (23,7) 47 (22,9) 88 (24,2) 45 (21,7) 48 (23,2) 42 (27,1) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 213
Mục đích của HVTLTT 
Chung 
n (%) 
Đặc điểm 
Nam 
n (%) 
Nữ 
n (%) 
Khối 10 
n (%) 
Khối 11 
n (%) 
Khối 12 
n (%) 
Để tránh tiếp xúc với mọi người 122 (21,4) 43 (21,0) 79 (21,7) 45 (21,7) 41 (19,8) 36 (23,2) 
Để nhận được sự giúp đỡ 113 (19,9) 48 (23,4) 65 (17,9) 39 (18,8) 43 (20,8) 31 (20,0) 
Để gây sự chú ý 91 (16,0) 36 (17,6) 55 (15,1) 31 (15,0) 34 (16,4) 26 (16,7) 
Để cảm nhận nhiều hơn mình là một phần của một 
nhóm 
91 (16,0) 35 (17,1) 56 (15,4) 37 (17,9) 33 (15,9) 21 (13,5) 
Để làm người khác tức giận 81 (14,2) 36 (17,6) 45 (12,4) 28 (13,5) 32 (15,5) 21 (13,5) 
Để tránh sự trừng phạt hoặc sự lãnh chịu hậu quả 89 (15,6) 39 (19,0) 50 (13,7) 32 (15,5) 40 (19,3) 17 (11,0) 
Để cho bản thân một việc phải làm khi ở bên người 
khác 
69 (12,1) 32 (15,6) 37 (10,2) 28 (13,5) 25 (12,1) 16 (10,3) 
Để cho giống như một người mà bạn tôn sùng 28 (4,9) 18 (8,8) 10 (2,7)** 11 (5,3) 12 (5,8) 5 (3,2) 
**p<0,01; *p<0,05 
Kết quả từ Bảng 3 cho thấymức độ phổ biến 
và tần suất của mục đích khi thực hiện HVTLTT. 
Mục đích phổ biến nhất là để ngăn chặn những 
cảm xúc tiêu cực, để trừng phạt chính mình, 
kiểm soát tình hình hoặc để thư giãn. Mục đích 
thực hiện HVTLTT có khác biệt theo giới là 
nhằm trừng phạt chính mình (nữ cao hơn nam) 
và nhằm giống một người mà các em tôn sùng 
(nam cao hơn nữ). Có mối liên quan giữa các 
khối lớp và mục đích khi thực hiện HVTLTT. 
Trong đó học sinh khối 12 có tỉ lệ cao hơn về các 
mục đích như để trừng phạt chính mình, hoặc 
để cố gắng có được phản ứng từ ai đó (thậm chí 
đó là phản ứng tiêu cực). Học sinh khối 10 lại có 
tỉ lệ mục đích thực hiện HVTLTT cao nhất so với 
các khối 11 và 12 là nhằm ngăn chặn những cảm 
xúc tiêu cực. 
BÀN LUẬN 
Tại Việt Nam, HVTLTT đang là vấn đề dần 
trở nên phổ biến, thu hút sự chú ý từ xã hội cũng 
như trở thành mối quan tâm từ các nhà nghiên 
cứu. Nghiên cứu này là một trong số ít nghiên 
cứu tại Việt Nam cũng như tại TP. Hồ Chí Minh 
tìm hiểu chi tiết về các loại hành vi và mục đích 
khi thực hiện HVTLTT của học sinh THPT cũng 
như sự phân bố của các tỉ lệ này theo phân 
nhóm giới và khối lớp. Từ tổng mẫu ban đầu 
1707 học sinh tham gia nghiên cứu, nghiên cứu 
loại ra 391 học sinh theo như tiêu chí, tỉ lệ phản 
hồi là 77,1%. Tuy nhiên, trong số này có tới 327 
học sinh không được sự đồng ý của 
PHHS/người giám hộ thuộc tiêu chí loại ra và 
chiếm phần lớn tỉ lệ mất mẫu (19,2%). Các 
nghiên cứu trước đây, hình thức lấy đồng thuận 
được tiến hành chủ yếu dưới dạng “bị động” 
trong đó phụ huynh được thông báo và phụ 
huynh nào không muốn học sinh tham gia thì 
gửi phản hồi cho nhà trường, nếu không phản 
hồi thì xem như đồng ý và khi đó tỉ lệ mất mẫu 
thấp. Trong nghiên cứu hiện tại, theo yêu cầu 
của hội đồng đạo đức, chúng tôi tiến hành lấy 
đồng thuận “chủ động”, trong đó học sinh tham 
gia nghiên cứu phải có chữ ký đồng ý của 
PHHS/người giám hộ trước khi được phép tham 
gia trả lời bộ câu hỏi. Điều này dẫn đến tỉ lệ mất 
mẫu cao hơn và khá tương đồng với nghiên cứu 
có hình thức lấy đồng thuận tương tự(4). 
Từ kết quả phân tích, có thể nhận thấy các 
học sinh sử dụng khá nhiều phương pháp để tự 
làm tổn thương. Tần suất sử dụng các hành vi có 
khác so với trong bài phân tích tổng hợp của 
Cipriano và cộng sự(6) khi các hành vi tự cắt/khắc 
trên da, tự đánh và làm bỏng da mình là nhiều 
nhất.Trong khi đó, kết quả của chúng tôi lại khá 
tương đồng khi so với quốc gia có nền văn hóa 
và điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam 
như Trung Quốc với hành vi tự đánh mình là 
nhiều nhất (16,7), kéo giật tóc (11,2%) và tự cắn 
mình (7,0%).Về các mục đích khi thực hiện 
HVTLTT, tương tự như trong nghiên cứu gộp 
của Taylor và cộng sự(25), những mục đích phổ 
biến nhất là kiểm soát tình hình (63,8%), ngăn 
chặn cảm xúc tiêu cực (62,8%), trừng phạt mình 
(41,6%) hay để thư giãn (30,5%). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 214
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
có một số khác biệt giữa nam và nữvới các loại 
hành vi cũng như mục đích khi thực hiện 
HVTLTT. Thống kê từ nhiều y văn trên các quốc 
gia khác nhau cho thấy(3,6,15,23), giới tính là yếu tố 
không hằng định trong các mối liên quan với 
HVTLTT. Nghiên cứu của Tang và cộng sự(24), 
các loại hành vi đều có sự khác nhau giữa nam 
và nữ nhưng nghiên cứu của Lang và cộng sự(15) 
lại không tìm thấy sự khác biệt trong nghiên cứu 
và ở nghiên cứu của Bresin cũng chỉ ra rằng chỉ 
có một số hành vi là đưa đến sự khác biệt, như 
kéo giật tóc, đập đầu vào tường. Theo Tổ ChứcY 
Tế Thế Giới(27), sự khác biệt giữa giới tính được 
tìm thấy trong các rối loạn tâm thần như trầm 
cảm, lo âu, rối loạn ăn uống có xu hướng thiên 
về nữ giới, tuy nhiên ở nam giới, họ có xu hướng 
gặp nhiều vấn đề dễ gây nên sự tức giận cũng 
như có nhiều hành vi có ý nghĩ nguy hiểm táo 
bạo hơn. Nói cách khác, cả nam và nữ đều có 
nhu cầu điều tiết cảm xúc của mình, nhưng mục 
đích của HVTLTT có thể khác nhau. 
Mặc dù tỉ lệ các HVTLTT là cao ở các khối 
lớp nhưng nghiên cứu của chúng tôi không thấy 
sự khác biệt về các HVTLTT giữa các khối lớp. 
Tuy nhiên, một số mục đích thực hiện HVTLTT 
lại có sự khác nhau giữa các khối lớp. Các 
nghiên cứu trước thường không đề cập đến khối 
lớp nhưng thay vào đó là độ tuổi, trong đó thể 
hiện mối liên hệ giữa độ tuổi và HVTLTT cũng 
như các mục đích của nó là không rõ ràng. Hành 
vi có thể tăng hoặc giảm theođộ tuổi(2) cũng như 
cách nhìn nhận về hành vi sẽ thay đổi theo thời 
gian(1,8). Đồng thời dù ở độ tuổi nào, mọi người 
đều có nhu cầu sử dụng hành vi để điều chỉnh 
những áp lực, căng thẳngvà những người thực 
hiện HVTLTT có thể sử dụng nhiều phương 
pháp tự làm tổn thương khác nhau để phục vụ 
cho các mục đích khác nhau(18). HVTLTT được 
xem là hành vi đối phó không lành mạnh bởi 
mức độ tổn thương thể chất để lại cũng như mối 
liên quan với tự tử vẫn đang là vấn đề tranh cãi 
khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng HVTLTT là 
những bước đầu ở những người có ý định tự tử 
về sau(12,19). Từ kết quả phân tích kết hợp với 
bằng chứng hiện có trên y văn cho thấy cần có 
những chương trình can thiệp, phòng ngừa các 
HVTLTT của học sinh. 
Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi bổ sung 
phần nào những hiểu biết chưa đầy đủ về 
HVTLTT ở học sinh THPT; cung cấp bằng 
chứng khoa học cho nhà trường, các nhà nghiên 
cứu, chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm 
thần hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe tâm 
thần, tâm lí hành vi cho trẻ vị thành niên ngày 
một tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này có một 
số điểm hạn chế cần cân nhắc khi ứng dụng. 
Thứ nhất, đây này là một trong những 
nghiên cứu đầu tiên nên chủ yếu dựa vào thang 
đo đánh giá FASM vốn chỉ được dịch sang tiếng 
Việt mà chưa có nghiên cứu đánh giá tính giá trị 
và tính tin cậy trên vị thành niên Việt Nam. Điều 
này có thể dẫn đến một số sai lệch thông tin. 
Thứ hai, tỉ lệ phụ huynh từ chối tham gia 
nghiên cứu là cao. Có khả năng những học sinh 
mà phụ huynh từ chối cho tham gia nghiên cứu 
là những đối tượng có HVTLTT. Vì vậy, nghiên 
cứu này có thể có sai lệch trong chọn mẫu. Tuy 
nhiên, điều này là không tránh khỏi vì hội đồng 
đạo đức yêu cầu phải có sự đồng ý của phụ 
huynh trước khi học sinh được phép trả lời bộ 
câu hỏi. Trong khi đó các nghiên cứu trước 
thường lấy thông tin trực tiếp từ học sinh và 
đồng ý tham gia hay không là do chính học sinh. 
KẾT LUẬN 
Các học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí 
Minh sử dụng nhiều phương pháp tự làm tổn 
thương khác nhau để phục vụ cho các mục đích 
khác nhau. Một số HVTLTL và lý do của nó có 
liên quan đến giới và khối lớp. Kết quả cho thấy 
cần có sự hỗ trợ can thiệp và quản lí để tránh 
những hậu quả từ HVTLTT trên đối tượng học 
sinh THPT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andrews T, Martin G, Hasking P, Page A (2013). "Predictors of 
continuation and cessation of nonsuicidal self-injury". J Adolesc 
Health, 53(1):40-46. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 215
2. Barrocas AL, Giletta M, Hankin BL, Prinstein M, Abela JRZ 
(2014). "Nonsuicidal Self-Injury in Adolescence: Longitudinal 
Course, Trajectories, and Intrapersonal Predictor". J Abnorm 
Child Psycho, 43(2):369-380. 
3. Barrocas AL, Hankin BL, Young JF, Abela JR (2012). "Rates of 
nonsuicidal self-injury in youth: age, sex, and behavioral 
methods in a community sample". Pediatrics, 130(1):39-45. 
4. Bhola P, Manjula M, Rajappa V, Phillip M (2017). "Predictors of 
non-suicidal and suicidal self−injurious behaviours, among 
adolescents and young adults in urban India". Asian Journal of 
Psychiatry, 29:123-128. 
5. Brunner R, Kaess M, Parzer P, Fischer G, Carli V, Hoven CW, et 
al (2013). "Life-time prevalence and psychosocial correlates of 
adolescent direct self-injurious behavior: A comparative study 
of findings in 11 European countries". Journal of Child Psychology 
and Psychiatry, 55(4):337–348. 
6. Cipriano A, Cella S, Cotrufo P (2017). "Nonsuicidal Self-injury: 
A Systematic Review". Front Psychol, 8:1946. 
7. Dương Thị Thu Hương (2017). Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội 
và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông. Luận án Tiến 
sĩ, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 
8. Hamza C, Willoughby T (2014). "A Longitudinal Person-
Centered Examination of Nonsuicidal Self-injury Among 
University Students". Journal of Youth and Adolescence, 43(3):671–
685. 
9. Hilt LM, Cha CB, Nolen-Hoeksema S (2008). "Nonsuicidal self-
injury in young adolescent girls: moderators of the distress-
function relationship". J Consult Clin Psychol, 76(1):63-71. 
10. Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2018). Hiện tượng tự hủy hoại bản 
thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng 
ngừa. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Viện chiến lược và chính sách 
tài chính, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 24 trang. 
11. International Society for the Study of Self Injury (ISSS) (2018). 
What is Nonsuicidal Self-injury? URL: 
https://itriples.org/category/about-self-injury/. 
12. Klonsky ED, May AM, Glenn CR (2013). "The relationship 
between nonsuicidal self-injury and attempted suicide: 
converging evidence from four samples". J Abnorm Child Psychol, 
122(1):231-237. 
13. Klonsky ED (2007). "The functions of deliberate self-injury: a 
review of the evidence". Clinical Psychology Review, 27(2):226-239. 
14. Klonsky ED, Olino TM (2008). "Identifying clinically distinct 
subgroups of self-injurers among young adults: a latent class 
analysis". J Consult Clin Psychol, 76(1):22-27. 
15. Lang J, Yao YS (2018). "Prevalence of nonsuicidal self-injury in 
chinese middle school and high school students: A meta-
analysis". Medicine (Baltimore), 97(42):e1916. 
16. Lloyd EE, Kelley ML (1997). Self-Mutilation in a Community 
Sample of Adolescents. Ph.D thesis, Psychology, Louisiana State 
University and Agricultural & Mechanical College. 
17. Lloyd-Richardson EE, Perrine N, Dierker L, Kelley ML (2007). 
"Characteristics and functions of non-suicidal self-injury in a 
community sample of adolescents". Psychol Med, 37(8):1183–
1192. 
18. Muehlenkamp JJ, Brausch AM, Quicgley K, Whitlock JL (2013). 
"Interpersonal Features and Functions of Nonsuicidal Self-
injury". Suicide and Life-Threatening Behavior, 43(1):67. 
19. Müller A, Claes L, Smits D, Brähler E, Zwaan M (2016). 
"Prevalence and Correlates of Self-Harm in the German General 
Population". PLoS One, 11(6):e0157928. 
20. Nguyễn Thanh Hương (2010). Điều tra Quốc gia về vị thành 
niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2. Báo cáo chuyên đề Sức 
khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên Việt Nam, pp.26-
30. 
21. Nock MK, Favazza AR (2009). "Nonsuicidal self-injury: 
Definition and classification". Understanding nonsuicidal self-
injury: Origins, assessment, and treatment. American 
Psychological Association, pp.9-18. 
22. Ohira T, Munesue T, Oi M, Suzuki K, Saito D (2018). 
"Investigation of the reliability and validity of the Japanese 
DeliberateSelf-HarmInventory". Journal of Brain Science, 48:14-42. 
23. Swannell SV, Martin GE, Page A, Hasking P, St John NJ (2014). 
"Prevalence of nonsuicidal self-injury in nonclinical samples: 
systematic review, meta-analysis and meta-regression". Suicide 
Life Threat Behav, 44(3):273-303. 
24. Tang J, Li G, Chen B, Huang Z, Zhang Y, Chang H, et al (2018). 
"Prevalence of and risk factors for non-suicidal self-injury in 
rural China: Results from a nationwide survey in China". J Affect 
Disord, 226:188-195. 
25. Taylor PJ, Jomar K, Dhingra K, Forrester R, Shahmalak U, 
Dickson JM (2017). "A meta-analysis of the prevalence of 
different functions of non-suicidal selfinjury". Journal of Affective 
Disorders, 227:759-769. 
26. Tran DT (2013). "Validation of the depression anxiety stress 
scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and 
anxiety in a rural community-based cohort of northern 
Vietnamese women". BMC Psychiatry, doi: 10.1186/1471-244X-
13-24. 
27. WHO (2002). Gender and Mental Health. URL: 
https://www.who.int/gender/other_health/genderMH.pdf. 
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019 

File đính kèm:

  • pdftan_suat_va_muc_dich_cua_hanh_vi_tu_lam_ton_thuong_o_hoc_sin.pdf