Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng, kiến thức thực hành về tầm soát ung thư vú ở sinh viên khối ngành

khoa học sức khỏe tại Thái Nguyên. Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành

của sinh viên về tầm soát ung thư vú.

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 156 sinh viên Điều dưỡng đang học tại Cao

đẳng Y tế và đại học Y Dược Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang. Được tiến hành trường Cao đẳng

Y tế Thái Nguyên và Đại học Y Dược Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. Sinh viên

được trả lời câu hỏi phỏng vấn qua bảng khảo sát google form xây dựng sẵn.

Kết quả: Có 156 sinh viên đã hoàn thành câu hỏi phỏng vấn về tầm soát ung thư vú. Tuổi trung bình

của sinh viên là 22,26 ± 3,98. Dân tộc kinh chiếm đa số 99 (63,46). Tiền sử gia đình có người mắc ung thư

là 88(56,4%). Thu nhập, trợ cấp hàng tháng từ gia đình nhỏ hơn 5 triệu 129 (82,6%)

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 1

Trang 1

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 2

Trang 2

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 3

Trang 3

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 4

Trang 4

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 5

Trang 5

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 8600
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh viên ngành khoa học sức khỏe tại Thái nguyên năm 2020
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
514 
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH 
UNG THƯ VÚ Ở SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC SỨC KHỎE 
TẠI THÁI NGUYÊN NĂM 2020 
NGUYỄN ĐỨC THÀNH1, NGUYỄN CÔNG HOÀNG2, TRẦN BẢO NGỌC3, 
ĐẶNG HOÀNG NGA4,, LA VĂN LUÂN5 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đức Thành 
Email: thanhnguyenducubtn@gmail.com 
Ngày nhận bài: 05/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 ThS.ĐD - Điều dưỡng Trưởng Khoa Khám bệnh, Chuyên viên TTĐT&CĐT - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 
2 PGS.TS.BS. Giám đốc - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 
3 PGS.TS.BS. Phó Giám đốc Trung tâm Ung Bướu- Trưởng Bộ môn Ung thư ĐHYDTN 
4 BSCKII. Trưởng Phòng QLCL - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 
5 ThS.ĐD - Bộ môn điều dưỡng - Đại học Y Dược Thái Nguyên 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào sinh ung 
thư, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, 
tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức 
không theo các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ 
thể[1]. Ung thư vú là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ 
các nước đang phát triển trên thế giới và căn bệnh 
này là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất 
ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới[1]. Trên thế giới có 
trên 1,15 triệu trường hợp ung thư vú chẩn đoán mỗi 
năm. Ước tính có 502,000 phụ nữ chết vì căn bệnh 
này và đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi[2],[3]. 
Tỷ lệ mắc ung thư vú đang gia tăng không chỉ ở 
Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên thế giới. 
Ở Việt Nam ung thư vú là loại ung thư thường gặp 
nhất theo ghi nhận quần thể ung thư trong những 
năm gần đây. Theo ghi nhận ung thư quần thể ở 
Thái Nguyên năm 2011 - 2012, ung thư vú đứng 
hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 
14,3/100.000 dân[4][5]. Có khá nhiều nghiên cứu liên 
quan đến bệnh về ung thư vú, phần lớn tập trung 
vào dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán, lâm sàng, 
giải phẫu bệnh và điều trị. Kết quả nghiên cứu của 
một số tác giả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân ung thư vú đi 
khám là khá muộn dẫn đến hậu quả tình trạng bệnh 
đã tiến triển nặng, do đó làm giảm khả năng chữa 
bệnh khỏi đi rất nhiều. Thế nhưng việc tầm soát 
chữa trị kịp thời ung thư vú đến nay vẫn chưa có 
những giải pháp hữu hiệu đặc biệt là kiến thức, thái 
độ, thực hành của phụ nữ trong việc tự khám vú, 
đi khám vú định kỳ để kịp thời phát hiện sớm bệnh 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng, kiến thức thực hành về tầm soát ung thư vú ở sinh viên khối ngành 
khoa học sức khỏe tại Thái Nguyên. Tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành 
của sinh viên về tầm soát ung thư vú. 
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 156 sinh viên Điều dưỡng đang học tại Cao 
đẳng Y tế và đại học Y Dược Thái Nguyên. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả, cắt ngang. Được tiến hành trường Cao đẳng 
Y tế Thái Nguyên và Đại học Y Dược Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020. Sinh viên 
được trả lời câu hỏi phỏng vấn qua bảng khảo sát google form xây dựng sẵn. 
Kết quả: Có 156 sinh viên đã hoàn thành câu hỏi phỏng vấn về tầm soát ung thư vú. Tuổi trung bình 
của sinh viên là 22,26 ± 3,98. Dân tộc kinh chiếm đa số 99 (63,46). Tiền sử gia đình có người mắc ung thư 
là 88(56,4%). Thu nhập, trợ cấp hàng tháng từ gia đình nhỏ hơn 5 triệu 129 (82,6%). 
Từ khóa: Kiến thức, thái độ, thực hành, tầm soát, ung thư vú. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 515 
ung thư vú[6], [7]. Phương pháp tầm soát ung thư vú 
bao gồm: Tự khám vú và chụp nhũ ảnh vú, trong 
những phương pháp đó chụp nhũ ảnh vú là phương 
pháp tối ưu và chính xác để phát hiện và tầm soát 
ung thư vú tuy nhiên nó không thể áp dụng rộng rãi 
ở cộng đồng và đôi khi giá thành cao chỉ có thể áp 
dụng rộng rãi ở các nước có nền y tế phát triển[5]. 
Kiến thức, thái độ và thực hành cũng như tự khám 
vú ở một khía cạnh nào đó có thể thực hiện dễ dàng 
hơn tại cộng đồng và những nước chưa phát triển 
và đang phát triển [8]. Mục đích của nghiên cứu này 
là đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành BSE ở 
sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe chưa tốt 
nghiệp với mục đích cung cấp kiến thức cho sinh 
viên cũng như mang lại cảnh báo sớm về căn bệnh 
này đối với cộng đồng. Để tìm hiểu vấn đề này 
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: Kiến thức, thái 
độ, thực hành phòng chống bệnh ung thư vú và một 
số yếu tố liên quan ở sinh viên hệ trung học, cao 
đẳng, đại học chuyên ngành khoa học sức khỏe tuổi 
từ 20 - 25 với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, 
thực hành phòng chống bệnh ung thư vú ở sinh 
viên điều dưỡng. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên nữ khối ngành khoa học sức khỏe. 
Tiêu chuẩn lựa chọn 
Tất cả các sinh viên nữ từ năm thứ hai trở đi 
đến năm thứ 4 đi thực tập lâm sàng tại TTUB - Bệnh 
viện Trung ương Thái Nguyên được lựa chọn vào 
trong nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Loại trừ những sinh viên năm thứ nhất, loại trừ 
những sinh viên đã mắc bệnh ung thư. 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2020 đến 
tháng 5 năm 2020. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang tại một thời điểm 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Phương pháp nghiên cứu 
Cỡ mẫu trong nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện. 
Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu 
Tất cả sinh viên được gửi link nghiên cứu trên 
bộ nghiên câu hỏi nghiên cứu có sẵn và dược thiết 
kế trên google form, sinh viên có thể down load 
đường link và trả lời trên bộ câu hỏi được thiết kế. 
-Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. 
Phương pháp đánh giá 
Bộ câu hỏi nhân khẩu học, các câu hỏi từ 1 đến 
7 và 8, 11, 12, 13 đánh giá Đúng, Sai, Không biết. 
Các câu hỏi từ 14 đến 28 đánh giá theo thang điểm 
1 đến 5 với 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn 
toàn đồng ý. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Đặc điểm Số s ... hác 35 22,44 
Dự kiến có con đầu lòng 20 - 30 tuổi 137 87,8 
Dự kiến có con đầu lòng trên 30 tuổi 19 12,2 
Nhận xét: Tuổi trung bình quần thể nghiên cứu 
là (22,26 ± 3,98). Dân tộc kinh chiếm đa số quần thể 
nghiên cứu 99 (63,46%), dân tộc Tày 22 (14,1%), 
dân tộc khác 35 (13,5%). Có 137 sinh viên dự kiến 
sinh con đầu lòng 20 - 30 tuổi 87,8%. 
Bảng 1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu (t) 
Đặc điểm Sinh viên Tỷ lệ % 
Đã kết hôn 19 12,2 
Chưa kết hôn 137 87,8 
Cao đẳng 45 28,84 
Đại học 111 71,16 
Thu nhập trợ cấp hàng tháng 
< 5 triệu 129 82,6 
5 - 10 triệu 10 6,4 
Trên 10 triệu 17 11 
Chu kì & tiền sử kinh nguyệt 
Kinh nguyệt đều 76 48,7 
Thỉnh thoảng không đều 56 35,8 
Không đều 24 15,5 
Xuất hiện kinh nguyệt >15 109 69,8 
Xuất hiện kinh nguyệt <15 47 30,2 
Nhận xét: Nhóm sinh viên chưa kết hôn 137 
(87,8%). Đa số quần thể nghiên cứu là các sinh viên 
đại học 111 (71,16%). Trợ cấp hàng tháng của gia 
đình nhỏ hơn 5 triệu 129 (82,6%). Kinh nguyệt thỉnh 
thoảng không đều 56 (35,8%), không đều 24 (15,5); 
xuất hiện kinh nguyệt > 15 tuổi 109 (69,8%). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
516 
Bảng 2. Đặc điểm nhóm nghiên cứu về tiền sử gia đình 
Tiền sử gia đình Số bệnh nhân Tỷ lệ % 
Có mắc ung thư 88 56,4 
Không mắc ung thư 68 43,6 
Nhận xét: Sinh viên mà tiền sử gia đình có mắc 
ung thư là 88(56,4%) cao hơn nhóm không mắc ung 
thư 68 (43,6%). 
Bảng 3. Kiến thức của sinh viên về thực hành tầm soát ung thư vú (số sinh viên trả lời đúng các câu hỏi tầm 
soát ung thư vú từ 1 đến 13) 
TT Câu hỏi Đánh giá theo thang điểm Đúng Sai Không biết 
1 Các kích thích liên tục của một chiếc áo ngực chặt chẽ thời gian dài có thể gây ra ung 
thư vú? 88 (56,4) 22 (14,1) 46 (29,4) 
2 Cứ một trong mười phụ nữ ở Việt Nam sẽ bị ung thư vú trong suốt cuộc đời mình? 31 (19,9) 49 (31,4) 76 (48,7) 
3 Ở một số phụ nữ, béo phì làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú? 69 (44,2) 26 (16,7) 61 (39,1) 
4 Một phụ nữ mang thai đứa con đầu lòng sau tuổi 30 có nhiều khả năng phát triển ung 
thư vú hơn so với một phụ nữ mang thai đứa con đầu lòng trước tuổi 30? 
86 (55,1) 15 (9,6) 55 (35,3) 
5 Phụ nữ không có yếu tố nguy cơ ung thư vú hiếm khi mắc bệnh ung thư vú? 32 (20,5) 72 (46,2) 52 (33,3) 
6 Một số loại bệnh vú lành tính như nang xơ, u vú không phải ung thư làm tăng nguy cơ 
mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ đó? 
76 (48,7) 32 (20,5) 48 (31,7) 
7 Phụ nữ ở Việt Nam có nguy cơ cao bị ung thư vú so với phụ nữ ở các nước Ả Rập? 31 (19,9) 38 (24,4) 87 (55,7) 
8 Hầu hết các khối u ở vú đều là ung thư? 20 (12,8) 111 (71,2) 25 (16) 
11 Ung thư vú là bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ trên 65 tuổi so với nữ hơn 40 tuổi 32 (20,5) 72 (46,2) 52 (33,3) 
12 Chụp x quang tuyến vú được khuyến cáo hàng năm cho phụ nữ trên 40 tuổi 94 (60,3) 22 (14,1) 40 (25,6) 
13 Chụp x quang tuyến vú có thể phát hiện khối u mà không thể cảm nhận được bằng tay 108 (69,2) 22 (14,1) 26 (16,7) 
Nhận xét: Sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe trả lời đúng câu 1: 88 (56,4%), không biết 46 (29,4%). 
Chụp X-Quang tuyến vú khuyến cáo hàng năm cho phụ nữ trên 40 tuổi trả lời đúng 94 (60,3%), sai 40 (25,6%). 
Sinh viên trả lời không biết chiếm tỉ lệ dao động 16,7% đến 55,7%. Các câu mà sinh viên trả lời sai cũng có tỉ 
lệ khá cao như câu 11 72 (46,2%). 
Bảng 4. Kiến thức chung của sinh viên điều dưỡng về thực hành tầm soát ung thư vú 
TT Câu hỏi Đánh giá theo thang điểm 
9 Các khối u vú được phát hiện bằng? Tự khám vú 
Bác sĩ chuyên 
khoa Chụp XQ 
24 (15,4) 44 (28,2) 88 (56,4) 
10 Có sự khác biệt bao nhiêu trong thực hiện tầm soát ung thư vú thường xuyên với các cơ hội chữa khỏi bệnh ung thư vú? 
Khác biệt lớn Khác biệt ít Không khác biệt 
104 (66,7) 36 (23,1) 16 (10,2) 
Nhận xét: Quan điểm tỉ lệ phát hiện ung thư vú bằng cách tự khám vú là tương đối thấp trong quần thể 
sinh viên Điều dưỡng 24 (15,4%) đa số cho rằng chụp X quang là phương pháp tối ưu phát hiện căn bệnh này 
88 (56,4%). 
Bảng 5. Kiến thức, quan điểm, thực hành tầm soát ung thư tuyến vú của sinh viên Điều dưỡng 
TT Câu hỏi Đánh giá theo thang điểm 1 2 3 4 5 
14 Khi chụp xquang vú mà không phát hiện gì đặc biệt, tôi sẽ 
không phải lo lắng nhiều về ung thư vú? 22 (14,1) 37 (23,7) 54 (34,6) 3 (24,4) 4 (1,9) 
15 Có một hình ảnh xquang tuyến vú sẽ giúp tôi tìm thấy khối u 32 (20,5) 72 (46,2) 40 (25,6) 8 (5,1) 4 (2,6) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 517 
ở vú một cách dễ dàng? 
16 Nếu tôi phát hiện u vú qua chụp xquang thường xuyên thì tôi 
nghĩ rằng sẽ được điều trị ung thư vú sớm và có thể không tệ 
như những người không chụp xquang vú thường xuyên? 
39 (25) 57 (36,5) 43 (27,6) 13 (8,3) 4 (2,5) 
17 Chụp xquang tuyến vú là cách tốt nhất để tôi phát hiện một 
khối u rất nhỏ trong vú của mình? 38 (24,4) 62 (39,7) 41 (26,3) 8 (5,1) 7 (4,4) 
18 Nếu bạn có phim chụp xquang tuyến vú sẽ có hồ sơ đầy đủ 
theo dõi sức khỏe toàn diện của bạn 23 (14,7) 53 (34) 55 (35,3) 13 (8,3) 12 (7,6) 
19 Tôi đã chụp xquang tuyến vú, chụp X-ray của mỗi vú, để phát 
hiện ung thư vú? 
Có Không 
28 (17,9) 128 (82,1) 
20 Tôi sợ chụp xquang tuyến vú bởi vì tôi có thể đoán biết có gì 
đó không đúng? 14 (9) 15 (9,6) 55 (35,3) 54 (34,6) 18 (11,5) 
21 Tôi sợ chụp vú vì tôi không hiểu những thủ tục nào liên quan 
đến việc chụp xquang tuyến vú? 4 (2,56) 29 (18,59) 59 (37,82) 53 (33,97) 11 (7,05) 
22 Tôi không biết làm thế nào để có thể tiếp cận dịch vụ chụp 
xquang tuyến vú? 8 (5,1) 22 (14,1) 64 (41,1) 52 (33,3) 10 (6,4) 
23 Chụp xquang tuyến vú là một phương pháp khiến tôi ngượng 
ngùng, xấu hổ? 10 (6,4) 20 (12,8) 67 (42,9) 50 (32,05) 9 (5,85) 
24 Mất quá nhiều thời gian để có một phim chụp xquang tuyến 
vú? 12 (7,69) 38 (24,35) 62 (39,74) 31 (19,8) 13 (8,42) 
25 Chụp xquang tuyến vú là phương pháp gây đau đớn nhiều? 9 (5,76) 19 (12,17) 68 (43,58) 48 (30,76) 12 (7,73) 
26 Chụp xquang tuyến vú khiến tôi có thể nhiễm bức xạ không 
cần thiết? 11 (7,05) 10 (6,41) 67 (42,9) 52 (33,3) 16 (10,34) 
27 Tôi không có thời gian xếp lịch đi chụp xquang tuyến vú? 10 (6,41) 35 (22,4) 70 (44,87) 33 (21,15) 8 (4,82) 
28 Tôi có những vấn đề sức khỏe khác quan trọng hơn chụp vú? 11 (7,05) 19 (12,17) 80 (51,28) 39 (25) 9 (4,5) 
TT Câu hỏi Có Không 
29 Tôi đã nhận được khuyến cáo từ bác sĩ về việc tôi nên được chụp vú? 101 (64,74) 75 (35,26) 
30 Nếu bạn đã chụp xquang tuyến vú, lần cuối cùng được chụp: 2 năm 8 (5,1) 145 (92,9) 2 (1,28) 1 (0,72) 
31 Lý do tôi chụp xquang tuyến vú: Kiểm tra định kì Theo dõi 82 (52,56) 74 (47,44) 
32 Bạn đã từng tự khám vú của mình chưa? Có Không 76 (48,7) 67 (42,9) 
33 Nếu có, bạn nên tự kiểm tra vú của mình: Mỗi 3 tháng/lần Hàng tháng Thỉnh thoảng 31 (19,9) 15 (9,6) 110 (70,5) 
35 Nếu có, bạn được ai khám: BSCKUB BS khác Điều dưỡng Khác 42 (26,9) 8 (5,1) 72 (46,1) 34 (21,8) 
1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung gian, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý. 
Nhận xét: Dựa vào bảng 5 ta nhận thấy thái độ của sinh viên Điều dưỡng về chụp X quang để tầm soát 
ung thư tuyến vú tỉ lệ trả lời không biết (trung gian) chiếm từ 25,6% đến 51,28%. Quan điểm của sinh viên về 
thực hành tầm soát ung thư vú cũng như chụp x quang để phát hiện sớm ung thư vú tỉ lệ trả lời trung gian mức 
3 chiếm đa số cho thấy sinh viên chưa có quan điểm mạnh mẽ và quyết liệt để tìm hiểu và tầm soát căn bệnh 
này. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
518 
BÀN LUẬN 
Như số liệu đã trình bày đặc điểm quần thể 
nghiên cứu là sinh viên nữ khối ngành khoa học 
sức khỏe có độ tuổi trung bình là (22, 26 ± 3,98). 
Phân bố theo dân tộc dân tộc Kinh 99 (63, 46%), 
Tày 22 (14, 1%), khác 35 (22,44%). Chưa kết hôn 
137 (87,8%), Đại học 111 (71,16%), cao đẳng 45 
(28,84%). Tỉ lệ mắc ung thư vú là liên tục gia tăng 
không những ở quốc gia kém phát triển như châu 
phi mà ngay cả các quốc gia đang phát triển và các 
quốc gia phát triển. Tuy vậy, ung thư vú có thể ngăn 
chặn và phát triển nếu có thể phát hiện sớm và đầy 
đủ. Ung thư vú được ngăn chặn nếu phát hiện sớm 
và đầy đủ cũng như có kiến thức và thái độ thực 
hành để tầm soát loại ung thư này[1].Trong nghiên 
cứu ta nhận thấy kiến thức và thái độ để tầm soát 
ung thư vú dường như vẫn thiếu hụt trong cộng 
đồng và ngay cả sinh viên khối ngành khoa học sức 
khỏe như Điều dưỡng. Cung cấp nhiều hơn các 
chương trình giáo dục sức khỏe và hướng dẫn thực 
hành tầm soát ung thư vú trong từng nhóm nhỏ 
ngoại khóa, trong hoạt động cộng đồng khám sức 
khỏe ở vùng sâu, vùng xa hay các cuộc họp hội 
đồng người bệnh là phương pháp để ngăn chặn ung 
thư vú. Sợ hãi phát hiện ra bệnh đôi khi cũng là yếu 
tố rào cản mà sinh viên không tham gia thực hành 
tầm soát. Nghiên cứu cũng chỉ ra thiếu hụt kiến thức 
cũng như thái độ trong tầm soát ung thư vú ở những 
sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tỉ lệ trả lời 
không biết (trung gian) về thái độ và kiến thức thực 
hành tầm soát chiếm từ chiếm từ 25,6% đến 51,28% 
là một tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ trả lời sai (không đồng ý) 
chiếm từ 9,6% đến 46,2%. Điều này khẳng định cần 
thay đổi các chương trình đào tạo y tế công cộng 
cho các sinh viên có kiến thức tốt hơn trong lĩnh vực 
này, tăng cường kiến thức, quan điểm, thái độ sau 
đó là hướng dẫn thực hành và cuối cùng nhận ra 
tầm quan trọng của chương trình dự phòng, tầm 
soát ung thư vú nhằm giáo dục sức khỏe cho cộng 
đồng khi sinh viên tốt nghiệp có thể độc lập 
TVGDSK cho các đồng bào miền núi vùng sâu, vùng 
xa nơi mà các sinh viên có thể sẽ làm việc trong 
tương lai khi tốt nghiệp. 
KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ, kiến 
thức và thực hành tầm soát ung thư vú có điểm số là 
tương đối thấp. Đa số sinh viên Điều dưỡng đại học 
và cao đẳng không tự thực hành tầm soát ung thư 
vú sớm. Điểm số thái độ và kiến thức ở mức độ 
trung bình. Những chương trình giáo dục sức khỏe 
thông qua chương trình học y tế công cộng đặc biệt 
là học phần thực tế ở cộng đồng cần cung cấp nhiều 
hơn kiến thức tầm soát ung thư vú qua đó mỗi sinh 
viên có thể tuyên truyền kiến thức thái độ và thực 
hành cho người dân miền núi đặc biệt là vùng sâu, 
vùng xa giúp họ có kiến thức phòng chống và ngăn 
chặn bệnh ung thư vú sớm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. World Health Organisation. Breast cancer: 
prevention and control. Geneva, Switzerland: 
WHO; 2013. 
r/en/. 
2. Burke K, LeMone P, Mohn-Brown E. Medical-
surgical nursing care. 2nd ed. Pearson: Prentice 
Hall; 2007. 
3. Suh M, Julius A, Fuh E, Eta V. Breast self-
examination and breast cancer awareness in 
women in developing countries: a survey of 
women in Buea, Cameroon. BMC Res Notes 
2012. 2012;9 Suppl 5:627–32. 
4. Wiredu EK, Armah HB. Cancer mortality patterns 
in Ghana: a 10 - year review of autopsies and 
hospital mortality. BMC Public Health. 2006; 
6:159 - 65. 
5. IARC. Globocan 2012: estimated cancer 
incidence, mortality and prevalence worldwide in 
2012. 2014. 
6. Anderson BO, Shyyan R, Eniu A, Smith RA, Yip 
CH, Bese NS, et al. Breast cancer in limited-
resource countries: an overview of the Breast 
Health Global Initiative 2005 guidelines. Breast 
J. 2006;12 Suppl 1:S3 - 15 
7. American Cancer Society. Breast cancer facts 
and figures 2013 - 2014. 
arch/documents/document/acspc-042725.pdf. 
8. Collaborative Group on Hormonal Factors in 
Breast Cancer. Familial breast cancer: 
collaborative reanalysis of individual data from 
52 epidemiological studies including 58,209 
women with breast cancer and 101,986 women 
without the disease. Lancet. 2001; 358:1389 - 
99. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 519 
ABSTRACT 
Knowledge, attitude and practice prevention breast cancer among female 
undergraduated students in Thai Nguyên Medical Colleague 
Objectives: The incidence of breast cancer is on the rise in many parts of ASIA. Breast cancer is the most 
common genital cancer and of the leading causes of death among female population. The incidence of breast 
cancer is one the rise in many parts of the wrold. The awareness of breast cancer preventive methods is 
therefore critical in reduction of breast cancer morbidity and mortality. Fortunately, this cancer is preventable by 
screening for premalignant lesions but this is rarely provided and hardly utilized. In Camaron, there were an 
estimated 2625 case per 100,000 in 2012. The awareness of breast cancer preventive methods is therefore 
critical in the reduction of breast cancer morbidity and mortality. This study evaluated the knowledge, attitude 
and practice of breast cancer among female undergraduate student in Thai Nguyen medical colleague. 
We assessed the knowledge, attitude, practice and utilization of breast cancer screening among female 
undergraduate nursing student in Thai Nguyen medical colleage and Thai Nguyen medical & Pharmarcy 
University. 
Materials and method: This was a cross-sectional study to evaluate the knowledge, attitude and practice 
of breast cancer screening female’s student who study at Thai Nguyen medical colleage, Thai Nguyen medical 
and Pharmarcy University. A total of 156 female’s student (mean = 22,6 ± 3,98) completed google form 
interview online. 
Results: Overall, 156 particicipants, average age is 22, 26, 137 (87,8%) student singer, 129 (82,8%) 
student had income less than 5 milion VNĐ. Nearly more than 50 of respondents had priviously hear of BSE. 
Conclusion: These findings highlight the curent knowledge gap that exist in the practice of BSE in the 
prevention of breast cancer in the study population. Sensitization campaigns and educational programmers 
ought to be intensified in order to adress this issue. 
Keywords: Breast cancer, Breast self - examination, knowledge, attituade, practice, undergraduate 
students, Thai Nguyen Medical & Pharmarcy University. 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_thuc_hanh_phong_chong_benh_ung_thu_vu_o_si.pdf