Tài liệu Nghệ thuật sống

Nghệ thuật sống là tình yêu của Thầy và

tình thương của mạ. Nhờ phước đức của ông bà,

tổ tiên và ba mạ; nhờ thừa hưởng sự thương

tưởng và giúp đỡ những người nghèo khó của ba

mạ cho nên con đã có duyên may gặp được Thầy

Làng Mai và đã xuất gia tu học với Người. Sau

khi xuất gia tu học, mạ đã hết lòng yểm trợ và có

niềm tin nơi sự tu học của con. Có lần mạ nói:

“Khi mô Thầy lớn lên, mạ sẽ xuất gia với Thầy.”

Mạ có biết không? Câu nói ấy đã đem lại cho con

rất nhiều năng lượng và niềm tin cũng như đã

giúp cho con đi qua nhiều khó khăn và chướng

ngại của mình. Thầy là một vị thầy có nhiều

thương yêu và hiểu biết nhất trên đời. Thầy cũng

là người mẹ kiên nhẫn và hiền từ. Thầy đã thấy

rõ về những chỗ kẹt và vướng mắc trong con và

đã giúp cho con đi qua nhiều chướng ngại để con

thấy được đâu là nguồn gốc khổ đau và đâu là

con người chân thật của mình.

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 1

Trang 1

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 2

Trang 2

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 3

Trang 3

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 4

Trang 4

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 5

Trang 5

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 6

Trang 6

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 7

Trang 7

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 8

Trang 8

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 9

Trang 9

Tài liệu Nghệ thuật sống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 240 trang minhkhanh 10000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Nghệ thuật sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Nghệ thuật sống

Tài liệu Nghệ thuật sống
Nghệ Thuật Sống 
Nghệ Thuật Sống 
Chân Pháp Đăng 
Nghệ Thuật Sống 
Cảm Tạ 
 Nghệ thuật sống là tình yêu của Thầy và 
tình thương của mạ. Nhờ phước đức của ông bà, 
tổ tiên và ba mạ; nhờ thừa hưởng sự thương 
tưởng và giúp đỡ những người nghèo khó của ba 
mạ cho nên con đã có duyên may gặp được Thầy 
Làng Mai và đã xuất gia tu học với Người. Sau 
khi xuất gia tu học, mạ đã hết lòng yểm trợ và có 
niềm tin nơi sự tu học của con. Có lần mạ nói: 
“Khi mô Thầy lớn lên, mạ sẽ xuất gia với Thầy.” 
Mạ có biết không? Câu nói ấy đã đem lại cho con 
rất nhiều năng lượng và niềm tin cũng như đã 
giúp cho con đi qua nhiều khó khăn và chướng 
ngại của mình. Thầy là một vị thầy có nhiều 
thương yêu và hiểu biết nhất trên đời. Thầy cũng 
là người mẹ kiên nhẫn và hiền từ. Thầy đã thấy 
rõ về những chỗ kẹt và vướng mắc trong con và 
đã giúp cho con đi qua nhiều chướng ngại để con 
thấy được đâu là nguồn gốc khổ đau và đâu là 
con người chân thật của mình. Tuy sự tu tập của 
con vẫn còn non kém và thô thiển nhưng để tỏ 
lòng biết ơn bậc Thầy thương kính và người mẹ 
thân yêu cũng như để chia sẻ với những người 
bạn mới tu hoặc chưa có duyên tu tập, con đã 
không ngần ngại viết lại những hiểu biết và kinh 
nghiệm tu tập của mình; và tất cả những gì con 
Nghệ Thuật Sống 
chia sẻ trong tập sách nhỏ bé này đều do Thầy 
trao truyền lại. 
Nghệ Thuật Sống 
Nghệ Thuật Sống 
 Nghệ thuật sống là cuốn sách về thiền chứa 
đựng những phương pháp thiền tập rất cụ thể 
trong đời sống hằng ngày. Thiền là thở, là đi, là 
ăn, là uống, là nói, là cười, là thương, là nhớ. 
Thiền là tình yêu, là hiểu biết, là tha thứ... Thiền 
là sự sống. Thiền là sống. Sự sống chỉ có mặt 
trong giây phút hiện tại, và ta chỉ có thể sống 
trong giây phút ấy. Cho nên nghệ thuật sống là 
ta hãy đưa tâm trở về với thân để thiết lập sự ‘có 
mặt’ thật sự trong giây phút hiện tại. Lúc đó ta là 
người đang sống, đang có mặt, đang tập thiền. 
Về với hiện tại ta khôi phục lại con người toàn 
vẹn của ta. Một thây ma không thể sống được; 
một con người không ‘có mặt’ trong hiện tại 
cũng không thể sống được. Sống trong âu lo, 
buồn tủi, giận hờn và thất niệm thì không phải là 
sống mà chỉ là đốt cháy đời mình trong những 
tháng năm sầu khổ, cô đơn và tuyệt vọng mà 
thôi. Sống từng giây phút trong hiện tại ta có khả 
năng tiếp xúc với tất cả những mầu nhiệm và tình 
thương của sự sống. Ta sẽ biết thưởng thức 
hương vị thơm ngon của một ly trà nóng. Ta sẽ 
biết tiếp xúc với bầu trời xanh thẳm bao la. Ta sẽ 
hưởng được không khí trong lành mát mẻ của núi 
rừng. Ta sẽ có mặt toàn vẹn cho người ta thương 
mến để săn sóc và thương yêu... Và như thế ta sẽ 
nếm được thật nhiều chất liệu an lạc, hạnh phúc 
Nghệ Thuật Sống 
và tự do trong ta, chung quanh ta để nuôi dưỡng 
thân tâm và làm ra sức mạnh mà rong chơi trong 
cuộc đời. Những niềm vui và hạnh phúc này 
cũng sẽ chữa lành những thương tích, tuyệt vọng 
và khổ đau trong ta. 
 Nghệ thuật sống giúp cho ta khám phá ra 
rằng an lạc, hạnh phúc và tự do là khả năng sống 
dậy để thấy rằng cuộc đời vẫn luôn luôn tươi 
sáng, chứa đầy những yếu tố lành mạnh, tươi mát 
và yêu thương. Đó là mục đích ra đời của cuốn 
sách nhỏ bé này. Mong sao những kinh nghiệm 
khiêm tốn trong sự tu tập và hiểu biết về thiền 
học ở đây sẽ đem lại chút nào an lạc, hạnh phúc 
và tươi vui cho mọi người. 
Nghệ Thuật Sống 1 
Con Đường Tâm Linh 
 Trong một xã hội xô bồ, bất an và bận rộn 
như thời đại của chúng ta bây giờ, thiền tập ở 
ngay trong đời sống hằng ngày là một nghệ thuật 
sống, là một lối thoát cho chúng ta ra khỏi những 
khổ đau và tuyệt vọng. Chúng ta đang sống trên 
hố than hồng của sự bất an. Chúng ta đang sống 
trong ngục tù của lo âu, sợ hãi và buồn giận. 
Chúng ta đang sống bấp bênh trên ngọn sóng của 
hận thù, chiến tranh và sự mất quân bình của 
kinh tế thị trường và chính trị. Thiền tập ở ngay 
trong cuộc đời là cửa ngõ tâm linh mở ra con 
đường trong sáng của sự bình an, là hải đảo tự 
thân che chở cho ta, là chiếc thuyền vượt qua 
biển lo âu và sợ hãi. Thiền tập ở ngay trong cuộc 
đời đã có mặt từ thời đức Thế Tôn. Tất cả những 
phương pháp căn bản như thiền đi, thiền ngồi, 
thiền thở, thiền ăn cơm... đều dựa vào những 
kinh điển căn bản trong truyền thống nguyên 
thủy, đặc biệt là Kinh Tứ Niệm Xứ và Kinh An 
Ban Thủ Ý. Thiền là nếp sống tỉnh thức trong đời 
sống hàng ngày. Ta biết ta đang sống và biết 
những gì đang xảy ra trong hiện tại. Năng lượng 
ánh sáng có khả năng biết và tỉnh thức ấy gọi là 
chánh niệm. Chánh niệm là một chi phần trong 
Bát chánh đạo và cũng là một chi phần trong Ngũ 
căn, Ngũ lực và Bảy yếu tố giác ngộ. Khi năng 
lượng ấy có mặt thì thân và tâm của ta hợp nhất, 
và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại để 
Nghệ Thuật Sống 2 
sống sâu sắc mỗi giây phút của đời sống hằng 
ngày. Tâm ta không bị lôi kéo bởi những tiếc 
nuối về quá khứ hoặc những lo lắng về tương lai. 
Ta có thể tiếp xúc được với những gì mầu nhiệm 
của sự sống có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu 
ta. Năng lượng ấy giúp ta nhận diện, ôm ấp và 
chuyển hóa những khổ đau trong ta. Ánh sáng 
chánh niệm có thể nuôi dưỡng bằng hơi thở, 
bước chân và nụ cười. Chánh niệm cũng chính là 
ánh sáng của thiền định và trí tuệ. Chánh niệm, 
thiền định và trí tuệ là ánh sáng của tự tâm giúp 
ta có mặt đích thực trong hiện tại để tiếp xúc và 
khám phá ra kho tàng châu báu của bản thể 
nhiệm mầu. 
Nghệ Thuật Sống 3 
Giây Phút Hiện Tại 
 Hiện tại chỉ là ước lượng thời gian do con 
người tạo ra trong một không gian nào đó. Trong 
khi đó sự sống là dòng sinh mạng đang trôi chảy 
một cách linh động từ ngàn xưa cho đến ngàn 
sau. Ta không thể khái niệm, nghĩ bàn và nói 
được gì về sự sống trong đó có ý niệm về thời 
gian và không gian. Nhưng ta có thể sống và tiếp 
xúc trực tiếp với sự sống linh động ấy. Một đám 
mây đang bay thong dong là sự sống, và ta có thể 
xúc chạm với đám mây ấy bằng tất cả con người 
toàn vẹn. M ... ự quán 
niệm về bảy yếu tố của sự ngộ đạo như là đối 
tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức; hoặc 
quán niệm bên trong, hoặc quán niệm bên ngoài, 
hoặc quán niệm cả bên trong lẫn bên ngoài đối 
tượng tâm thức ấy. Vị ấy an trú trong sự thường 
trực quán niệm quá trình sanh khởi nơi đối tượng 
tâm thức ấy, hoặc quá trình hủy diệt nơi đối 
tượng tâm thức, hoặc cả quá trình sanh khởi lẫn 
quá trình hủy diệt nơi đối tượng tâm thức ấy. 
Hoặc vị ấy quán niệm: "Có bảy yếu tố của sự ngộ 
Nghệ Thuật Sống 225 
đạo đây", đủ để quán chiếu và ý thức được sự có 
mặt của đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm 
thức đó, và như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, 
không bị bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm 
vướng bận. Quán niệm về bảy yếu tố của sự ngộ 
đạo như là đối tượng tâm thức nơi đối tượng tâm 
thức là như thế đó, thưa quý vị. 
 Tiếp đó, vị khất sĩ quán niệm về bốn sự thật 
cao quý như đối tượng tâm thức nơi đối tượng 
tâm thức. 
 Quán niệm như thế nào? 
 Khi sự kiện là khổ đau, vị khất sĩ quán 
niệm: "Đây là khổ đau." 
 Khi sự kiện là nguyên nhân tạo thành khổ 
đau, vị khất sĩ quán niệm: "Đây là nguyên nhân 
tạo thành khổ đau." 
 Khi sự kiện là khổ đau có thể được chấm 
dứt, vị ấy quán chiếu: "Khổ đau có thể được 
chấm dứt." 
 Khi sự kiện là có con đường dẫn đến sự 
chấm dứt khổ đau, vị ấy quán niệm: "Có con 
đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau." 
 Cứ như thế, vị khất sĩ an trú trong sự quán 
niệm về bốn sự thật cao quý như là đối tượng 
tâm thức nơi đối tượng tâm thức; hoặc quán niệm 
bên trong, hoặc quán niệm bên ngoài, hoặc quán 
niệm cả bên trong lẫn bên ngoài đối tượng tâm 
thức ấy. Vị ấy an trú trong sự quán niệm quá 
trình sanh khởi nơi đối tượng tâm thức ấy, hoặc 
quá trình hủy diệt nơi đối tượng tâm thức ấy, 
Nghệ Thuật Sống 226 
hoặc quán niệm cả quá trình sanh khởi lẫn quá 
trình hủy diệt nơi đối tượng tâm thức ấy. Hoặc vị 
ấy quán niệm: "Có bốn sự thật cao quý đây", đủ 
để quán chiếu và ý thức được sự có mặt của đối 
tượng tâm thức nơi đối tượng tâm thức đó, và 
như vậy, vị ấy an trú một cách tự do, không bị 
bất cứ một thứ gì trong cuộc đời làm vướng bận. 
Quán niệm về bốn sự thật cao quý như đối tượng 
tâm thức nơi đối tượng tâm thức là như thế đó, 
thưa quý vị. 
 Này quý vị khất sĩ! Vị khất sĩ nào thực 
hành bốn phép quán niệm như trên trong bảy 
năm, người ấy có thể có khả năng đạt được quả 
vị chánh trí ngay ở đây và trong kiếp này, hoặc 
nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không 
còn trở lại. 
 Này quý vị khất sĩ! Đừng nói gì tới bảy 
năm. Kẻ nào thực hành bốn phép quán niệm này 
trong sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai 
năm, một năm, thì cũng có thể đạt được quả vị 
chánh trí, ngay ở đây và trong kiếp này, hoặc nếu 
còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn 
trở lại. 
 Này quý vị khất sĩ! Đừng nói gì tới một 
năm. Kẻ nào thực hành bốn phép quán niệm này 
trong bảy tháng, hoặc sáu tháng, hoặc năm tháng, 
hoặc bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng 
hay nửa tháng, thì cũng có thể đạt được quả vị 
chánh trí ngay ở đây và trong kiếp này, hoặc nếu 
Nghệ Thuật Sống 227 
còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn 
trở lại. 
 Này quý vị khất sĩ! Đừng nói gì đến nửa 
tháng. Kẻ nào thực hành bốn phép quán niệm 
như thế trong một tuần, kẻ ấy cũng có thể đạt 
được quả vị chánh trí, ngay ở đây và trong kiếp 
này, hoặc nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả 
vị không còn trở lại. 
 Chính vì lý do đó mà tôi đã nói rằng: "đây 
là con đường duy nhất để có thể giúp chúng sanh 
thực hiện thanh tịnh, vượt thắng phiền não, tiêu 
diệt khổ ưu, đạt tới chánh đạo và chứng nhập 
Niết Bàn, con đường của bốn phép an trú trong 
chánh niệm." 
 Đức Thế Tôn đã dạy như thế. Các vị khất sĩ 
hoan hỷ ghi nhận và làm theo lời Người. 
Nghệ Thuật Sống 228 
Kinh Quán Niệm Hơi Thở 
 Tôi nghe như sau: Hồi đó, Bụt còn ở tại 
nước Xá Vệ, cư trú trong vườn Kỳ Thọ với nhiều 
vị đại đệ tử nổi tiếng như Xá Lợi Phất, Mục Kiền 
Liên, Ca Diếp, Ca Chiên Diên, Câu Thi La, A 
Nậu Lâu Đà, Ưu Bà Đa, A Nan Đà, v.v... Trong 
cọng đồng các vị khất sĩ, những vị trưởng thượng 
lo chăm sóc dạy dỗ các vị khất sĩ tân học, có vị 
chăm dạy mười người, có vị hai mươi người, có 
vị ba mươi người, có vị bốn mươi người... Các vị 
khất sĩ tân học được chăm sóc và dạy dỗ như thế 
dần dần thực hiện được nhiều tiến bộ... 
Bây giờ đây, đã đến ngày trăng tròn tháng 
tư và Bụt đang ngồi ngoài trời với các vị khất sĩ. 
Người đưa mắt lặng lẽ quán sát đại chúng một 
hồi rồi lên tiếng: 
 "Quý vị khất sĩ! Tăng đoàn chúng ta đây 
quả là thanh tịnh và có thực chất tu học, không 
mang tính chất phù phiếm và ba hoa, xứng đáng 
được cúng dường, xứng đáng được gọi là phước 
điền, xứng đáng được kính nể. 
 "Này quý vị, trong đại chúng đây có những 
vị khất sĩ đã chứng quả La Hán, đã trừ hết mọi 
phiền não, đã trút bỏ được mọi gánh nặng, đã 
thành tựu được trí tuệ và giải thoát. Lại có những 
vị đã cắt được năm sợi dây ràng buộc đầu, chứng 
được quả Bất Hoàn, sẽ không còn trở lại luân 
hồi; có những vị đã cắt bỏ được ba sợi dây ràng 
Nghệ Thuật Sống 229 
buộc đầu, chứng quả Nhất Hoàn, hàng phục được 
phần thô của các phiền não tham, sân và si, và 
chỉ cần trở lại một lần; có những vị đã cắt bỏ 
được ba sợi dây ràng buộc đầu, chứng quả Dự 
Lưu, đang vững chãi đi về quả vị giác ngộ; có vị 
đang thực tập tứ niệm xứ, có vị đang thực tập tứ 
chánh cần, có vị đang thực tập tứ như ý túc, có vị 
đang thực tập ngũ căn, có vị đang thực tập ngũ 
lực, có vị đang thực tập thất bồ đề phần, có vị 
đang thực tập bát chánh đạo, có vị đang thực tập 
từ, có vị đang thực tập bi, có vị đang thực tập hỷ, 
có vị đang thực tập xả, có vị đang thực tập cửu 
tưởng quán, có vị đang thực tập vô thường quán. 
Lại có những vị khác đang thực tập quán niệm 
hơi thở." 
 "Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, 
nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem 
lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm 
thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực 
quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên 
tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy 
yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập 
liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát. 
 "Làm thế nào để phát triển và thực tập liên 
tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang 
lại những thành quả và lợi lạc lớn? 
 "Này đây, quý vị khất sĩ! Người hành giả đi 
vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi 
xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và 
đặt vững chánh niệm trước mặt mình. Thở vào, 
Nghệ Thuật Sống 230 
người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy 
biết rằng mình thở ra. 
1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta 
đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, 
người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài. 
2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta 
đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, 
người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn. 
3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân 
ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. 
Người ấy thực tập như thế. 
4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an 
tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. 
Người ấy thực tập như thế. 
5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. 
Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy 
thực tập như thế. 
6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta 
đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực 
tập như thế. 
7. Ta đang thở vào và có ý thức về những 
hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý 
thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người 
ấy thực tập như thế. 
8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt 
động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra 
và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được 
an tịnh. Người ấy thực tập như thế. 
Nghệ Thuật Sống 231 
9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. 
Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người 
ấy thực tập như thế. 
10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta 
hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta 
hoan lạc. Người ấy thực tập như thế. 
11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta 
vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta 
vào định. Người ấy thực tập như thế. 
12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta 
được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở 
cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực 
tập như thế. 
13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô 
thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán 
chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy 
thực tập như thế. 
14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính 
không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn 
pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không 
đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. 
Người ấy thực tập như thế. 
15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản 
chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở 
ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của 
vạn pháp. Người ấy thực tập như thế. 
16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự 
buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự 
buông bỏ. Người ấy thực tập như thế. 
Nghệ Thuật Sống 232 
 Phép quán niệm hơi thở, theo những chỉ 
dẫn trên, nếu được phát triển và thực tập liên tục, 
sẽ đem đến những thành quả và lợi lạc lớn. 
 Phát triển và thực tập liên tục như thế nào 
để phép quán niệm hơi thở có thể thành tựu được 
bốn lĩnh vực quán niệm? 
 Khi hành giả thở vào hoặc thở ra một hơi 
dài hay một hơi ngắn mà có ý thức về hơi thở và 
về toàn thân mình, hoặc có ý thức là đang làm 
cho toàn thân mình an tịnh, thì khi ấy hành giả 
đang an trú trong phép quán thân trong thân, tinh 
tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi 
tham đắm cũng như mọi chán ghét đối với cuộc 
đời. Hơi thở vào và hơi thở ra có ý thức ở đây 
thuộc lĩnh vực quán niệm thứ nhất là thân thể. 
 Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý 
thức về sự vui thích hoặc về sự an lạc, về những 
hoạt động của tâm ý, hoặc để làm cho những 
hoạt động của tâm ý an tịnh thì khi ấy hành giả 
đang an trú trong phép quán cảm thọ trong cảm 
thọ, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt 
khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối 
với cuộc đời. Những cảm thọ được chứng 
nghiệm trong hơi thở có ý thức ấy thuộc lĩnh vực 
quán niệm thứ hai là cảm thọ. 
 Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà có ý 
thức về tâm ý, làm cho tâm ý an tịnh, thu nhiếp 
tâm ý vào định hoặc cởi mở cho tâm ý được giải 
thoát tự do, thì khi ấy hành giả đang an trú trong 
pháp quán niệm tâm ý trong tâm ý, tinh tiến, tỉnh 
Nghệ Thuật Sống 233 
thức, biết rõ tình trạng, vượt khỏi mọi tham đắm 
cũng như mọi chán ghét đối với cuộc đời. Không 
quán niệm về hơi thở thì sẽ không phát triển 
được chánh niệm và sự hiểu biết. 
 Khi hành giả thở vào hoặc thở ra mà quán 
chiếu về tính cách vô thường hoặc về tính cách 
không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn 
pháp, về bản chất không sinh diệt và về sự buông 
bỏ, thì khi ấy hành giả đang an trú trong pháp 
quán niệm đối tượng tâm ý trong đối tượng tâm 
ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình trạng, vượt 
khỏi mọi tham đắm cũng như mọi chán ghét đối 
với cuộc đời. 
 Phép quán niệm hơi thở nếu được phát triển 
và thực tập liên tục, sẽ đưa bốn lĩnh vực quán 
niệm đến chỗ thành tựu viên mãn. 
Nhưng nếu được phát triển và thực tập liên 
tục, bốn lĩnh vực quán niệm sẽ đưa bảy yếu tố 
giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn. Bằng cách 
nào? 
 Khi hành giả an trú trong phép quán thân 
trong thân, quán cảm thọ trong cảm thọ, quán 
tâm ý trong tâm ý, quán đối tượng tâm ý trong 
đối tượng tâm ý, tinh tiến, tỉnh thức, biết rõ tình 
trạng, vượt khỏi mọi tham đắm cũng như mọi 
chán ghét đối với cuộc đời, thì lúc ấy chánh niệm 
của hành giả được duy trì vững chãi và bền bỉ; và 
hành giả đạt được yếu tố giác ngộ thứ nhất là 
niệm. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu 
viên mãn. 
Nghệ Thuật Sống 234 
 Khi hành giả an trú trong chánh niệm để 
quán chiếu và quyết trạch về các pháp, đối tượng 
của tâm ý, thì yếu tố giác ngộ thứ hai được sinh 
khởi và phát triển, đó là yếu tố trạch pháp. Yếu tố 
này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn. 
 Khi hành giả an trú trong quán chiếu và 
quyết trạch về các pháp một cách bền bỉ, tinh 
cần, vững chãi thì yếu tố giác ngộ thứ ba được 
sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố tinh tấn. Yếu 
tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn. 
 Khi hành giả đã an trú vững chãi và bền bỉ 
trong sự hành trì tinh tiến thì yếu tố giải thoát thứ 
tư được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố hỷ 
lạc xuất thế. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành 
tựu viên mãn. 
 Khi được an trú trong trạng thái hỷ lạc rồi, 
hành giả cảm thấy thân và tâm của mình nhẹ 
nhàng và an tịnh, đó là yếu tố giải thoát thứ năm 
được sinh khởi và phát triển, đó là yếu tố khinh 
an. Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên 
mãn. 
 Khi thân và tâm mình đã nhẹ nhàng và 
thanh tịnh, hành giả có thể đi vào định một cách 
dễ dàng. Lúc đó yếu tố giải thoát thứ sáu được 
sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố định. Yếu tố 
này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên mãn. 
 Khi đã thực sự an trú trong định, hành giả 
không còn duy trì sự phân biệt và so đo nữa. Khi 
đó yếu tố giải thoát thứ bảy là buông thả được 
sinh khởi và phát triển. Đó là yếu tố hành xả. 
Nghệ Thuật Sống 235 
Yếu tố này sẽ tiến dần đến sự thành tựu viên 
mãn. 
 Bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát 
triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác 
ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn như thế. Nhưng 
bảy yếu tố giác ngộ, nếu được phát triển và thực 
tập liên tục, làm thế nào để có thể đưa đến sự 
thành tựu viên mãn của trí tuệ và giải thoát? 
 Nếu hành giả tu tập theo bảy yếu tố giác 
ngộ, một mình tĩnh cư, chuyên quán chiếu về 
tính cách không sinh diệt của vạn pháp, quán 
chiếu về sự tự do, thì sẽ đạt tới khả năng buông 
bỏ. Đó là do tu tập bảy yếu tố giác ngộ mà thành 
tựu viên mãn được trí tuệ và giải thoát." 
 Đó là những điều đức Thế Tôn nói. Đại 
chúng ai nấy đều tỏ vẻ vui mừng được nghe 
Người dạy. 
(Anapanasati sutta, M.118. Tham khảo các 
kinh 815,803 và 810 của bộ Tạp A Hàm, 99 Tạng 
Kinh Đại Chánh) 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nghe_thuat_song.pdf