Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang

Trải nghiệm du lịch là vấn đề tương đối mới và chỉ trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên

cứu kể từ khi kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) được đề cập như là một lĩnh vực nghiên cứu chính

thống. Thay vì chỉ dừng lại việc đánh giá mối liên hệ giữa một số yếu tố như chất lượng dịch vụ, thuộc tính

của điểm đến với sự hài lòng và ý định hành vi, các nổ lực nghiên cứu trải nghiệm du lịch gần đây đang

hướng đến xác định thang đo lường các thành phần trải nghiệm du lịch, cũng như tác động của nó đến sự

hài lòng của du khách được kiểm định trong các ngữ cảnh dịch vụ khác nhau. Cùng hướng với các nổ lực

này, nghiên cứu này tiến hành khảo sát với 362 du khách tại điểm đến Nha Trang, sử dụng mô hình phương

trình cấu trúc để phân tích ảnh hưởng của trải nghiệm đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách đối với

điểm đến. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về kiểm định thang đo trải

nghiệm du lịch, có thể được vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về trải nghiệm du lịch, cảm xúc và sự

hài lòng của du khách.

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 1

Trang 1

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 2

Trang 2

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 3

Trang 3

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 4

Trang 4

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 5

Trang 5

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 6

Trang 6

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 7

Trang 7

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 8

Trang 8

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 9

Trang 9

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang viethung 11660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang

Tác động của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách - nghiên cứu trường hợp điểm đến Nha Trang
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển 
pISSN: 2588-1205; eISSN: 2615-9716 
Tập 129, Số 5C, 2020, Tr.137–154; DOI: 10.26459/hueunijed.v129i5C.6114 
* Liên hệ: bthitam@hueuni.edu.vn 
Nhận bài: 29-11-2020; Hoàn thành phản biện: 15-12-2020; Ngày nhận đăng: 16-12-2020 
TÁC ĐỘNG CỦA TRẢI NGHIỆM DU LỊCH ĐẾN CẢM XÚC 
VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH – NGHIÊN CỨU 
TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN NHA TRANG 
Bùi Thị Tám*, Trần Ngọc Phước 
Trường Du lịch – Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Trải nghiệm du lịch là vấn đề tương đối mới và chỉ trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên 
cứu kể từ khi kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) được đề cập như là một lĩnh vực nghiên cứu chính 
thống. Thay vì chỉ dừng lại việc đánh giá mối liên hệ giữa một số yếu tố như chất lượng dịch vụ, thuộc tính 
của điểm đến với sự hài lòng và ý định hành vi, các nổ lực nghiên cứu trải nghiệm du lịch gần đây đang 
hướng đến xác định thang đo lường các thành phần trải nghiệm du lịch, cũng như tác động của nó đến sự 
hài lòng của du khách được kiểm định trong các ngữ cảnh dịch vụ khác nhau. Cùng hướng với các nổ lực 
này, nghiên cứu này tiến hành khảo sát với 362 du khách tại điểm đến Nha Trang, sử dụng mô hình phương 
trình cấu trúc để phân tích ảnh hưởng của trải nghiệm đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách đối với 
điểm đến. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về kiểm định thang đo trải 
nghiệm du lịch, có thể được vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về trải nghiệm du lịch, cảm xúc và sự 
hài lòng của du khách. 
Từ khóa: Trải nghiệm du lịch, cảm xúc, sự hài lòng, mô hình phương trình cấu trúc, Nha Trang 
1 Đặt vấn đề 
Nghiên cứu tổng quan các xu hướng thị trường du lịch hiện đại cho thấy sự chuyển đổi rõ 
rệt từ du lịch 3S truyền thống (Sun – Sand – Sea) sang trải nghiệm 3Hs (Head – Heart – Hands) 
kết hợp nhận thức, tình cảm và thực nghiệm. Du khách đi du lịch không chỉ đơn thuần là để 
thưởng thức cảnh đẹp, mà còn là cơ hội để trực tiếp trải nghiệm chuyến đi một cách đầy đủ và 
tiếp nhận trải nghiệm theo cách gia tăng hiểu biết, tình cảm và sự khẳng định mình. Từ góc độ 
nghiên cứu, trải nghiệm du lịch là vấn đề tương đối mới và chỉ trở thành tâm điểm chú ý của các 
nhà nghiên cứu kể từ khi kinh tế trải nghiệm (Experience Economy) được đề cập như là một lĩnh 
vực nghiên cứu chính thống [23]. Ở Việt Nam hiện có quá ít các nghiên cứu đi theo hướng tiếp 
cận này. Hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại đánh giá mối liên hệ giữa một số yếu tố như động 
cơ du lịch (nội tại), khả năng thu hút của điểm đến (ngoại vi) đến sự hài lòng và ý định quay 
trở lại. Thiếu các nghiên cứu có tính hệ thống và mối liên hệ giữa trải nghiệm – nhận thức 
Bùi Thị Tám, Trần Ngọc Phước Tập 129, Số 5C, 2020 
138 
(cảm xúc và lý trí) và sự hài lòng của du khách, trên cơ sở đó để có những giải pháp quản trị hợp 
lý nhằm gia tăng sự hài lòng cho du khách. 
Với mục đích cung cấp trường hợp điển hình về vận dụng mô hình trải nghiệm của Pine 
and Gilmore [23], nghiên cứu này tiến hành khảo sát với 362 du khách tại điểm đến Nha Trang 
và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để phân tích ảnh hưởng của trải nghiệm đến cảm xúc 
và sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. 
2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu trải nghiệm du lịch, cảm xúc và sự hài lòng 
của du khách đối với điểm đến 
2.1 Khái niệm kinh tế trải nghiệm 
Có thể nói trong số những học giả đầu tiên đưa ra khái niệm về kinh tế trải nghiệm là Pine 
và Gilmore - hai nhà kinh tế học của Đại học Harvard – Mỹ. Theo các tác giả này, kinh tế trải 
nghiệm (Experience Economy - hay còn gọi kinh tế thể nghiệm) là giai đoạn thứ tư trong tiến 
trình phát triển và chuyển hóa hình thái kinh tế của nhân loại. Kinh tế trải nghiệm là nền kinh tế 
mà đến mức độ phát triển chính thống nào đó sẽ thay thế các hình thái kinh tế hiện tại (hoặc đa 
phần hoặc toàn bộ). Trong nền “kinh tế trải nghiệm”, hệ thống giá trị không nằm ở bản thân sản 
phẩm hay dịch vụ mà nằm ở yếu tố trải nghiệm được tạo ra và được xem như là một quá trình 
tổ chức, dàn dựng và diễn trình (staging) – yếu tố cơ bản để mang đến sự hài lòng cho khách 
hàng với dịch vụ [23]. 
Sự khác biệt đáng chú ý trong kinh tế trải nghiệm là quan điểm của nhà cung cấp sản phẩm 
dịch vụ đối với khách hàng của họ [2], [4], [23], [24]. Nếu từ hình thái kinh tế sản xuất vật phẩm 
đến hàng hóa thông thường, người mua (buyers) được thay bằng khách hàng (customers), thì ở 
kinh tế dịch vụ họ được coi là xem khách hàng quan trọng (clients), được quan tâm phục vụ ngay 
cả sau khi họ mua hàng hóa, dịch vụ. Trong kinh tế thể nghiệm, khách hàng lại được xem trọng 
hơn như là những người khách (guest). Lấy tâm điểm phân tích là cá nhân hóa dịch vụ 
(customization), Pine và Gilmore [23, tr. 70] lập luận rằng ‘cá nhân hóa là con đường chắc chắn 
để tổ chức và cung cấp trải nghiệm tích cực cho khách hàng’. Trên thực tế, quan điểm này rõ ràng 
là không phải quá mới mà trên thực tế đã hiện hữu trong tiến trình cung cấp dịch vụ. Khác biệt 
ở đây chỉ là sự khái quát về tiến trình chuyển đổi sáng tạo các giá trị kinh tế theo hướng mang 
đến trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng. Như vậy, dù về mặt thuật ngữ có vẻ là sự thay đổi 
đơn thuần là các tên gọi khác nhau của người mua/khách hàng, nhưng từ góc độ marketing thì 
đây là sự thay đổi cơ bản trong triết lý quản trị marketing nhằm chuyển tải và gia tăng giá trị trải 
nghiệm cho khách hàng của họ. 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
139 
Đặc trưng chính của kinh tế trải nghiệm đó chính là các nhà cung cấp tập trung vào việc 
tạo ra những trải nghiệm khó quên cho khách hàng bằng cách gia tăng giá trị cho các dịch vụ của 
mình [4], [9], [27]. Đặc trưng này được ‘cha đẻ’ của khái niệm này nhấn mạnh “trong khi công 
việc của nhà cung cấp trải nghiệm kết thúc ngay sau khi thực hiện thì giá trị của trải nghiệm lại 
được lưu giữ trong trí nhớ của bất cứ ai tham gia vào sự kiện... Trong khi trải nghiệm chính nó là 
thiếu ... gồm trải nghiệm 
thẩm mỹ (TNTHMY), trải nghiệm thoát ly (TNTHLY), trải nghiệm giải trí (TNGTRI) và trải 
Bảng 2. Hệ số tương quan của các khái niệm đa hướng và đơn hướng 
Mối quan hệ 
Hệ số 
tương quan 
Sai lệch 
chuẩn 
C.R Giá trị P 
Cảm xúc ↔ Trải nghiệm du lịch 0,1843 0,0087 1,9882 0.003 
Trải nghiệm 
du lịch 
↔ Sự hài lòng 0,2442 0,0077 2,3182 0.002 
Cảm xúc ↔ Sự hài lòng 0,9432 0,018 5,8484 0.000 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, tháng 9–12/2019 
Bùi Thị Tám, Trần Ngọc Phước Tập 129, Số 5C, 2020 
148 
Bảng 3. Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích bình quân của các khái niệm 
Khái niệm Khái niệm/Thành phần 
Độ tin cậy tổng hợp 
(ComR) 
Phương sai trích 
(AVE) 
Trải nghiệm 
du lịch 
(EXPERI) 
Trải nghiệm thẩm mỹ (TNTHMY) 0,813 0.710 
Trải nghiệm thoát ly (TNTHLY) 0,787 0.646 
Trải nghiệm giải trí (TNGTRI) 0,762 0.663 
Trải nghiệm giáo dục (TNHHOC) 0,781 0.731 
Cảm xúc (EMO) 0,785 0.689 
Sự hài lòng (SAT) 0,583 0.561 
Nguồn: Xử lý số liệu điều tra, tháng 9–12/2019 
nghiệm giáo dục (TNHHOC) đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích 
(Bảng 3). 
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 
Kiểm định mô hình nghiên cứu 
Mô hình nghiên cứu có 214 bậc tự do. Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình nghiên cứu 
này đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2[214] = 574.1774 (p = 0.000); 
CMIN/df = 2,683; CFI = 0.905; GFI = 0.885; và RMSEA = 0.097. 
Sơ đồ 3. Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình nghiên cứu 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
149 
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 
Kết quả ước lượng chuẩn hóa của các tham số chính trong mô hình nghiên cứu được trình 
bày ở Bảng 4. Các kết quả này cho thấy các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05), 
nghĩa là các giả thuyết (H1 đến H3) về mối quan hệ của các khái niệm đề ra trong mô hình nghiên 
cứu đều được chấp nhận. 
Bảng 4. Hệ số ước lượng chuẩn hóa từ phân tích mô hình SEM 
Giả 
thuyết 
Mối quan hệ 
Ước lượng 
chuẩn hóa (𝜷) 
Giá trị P 
Kiểm định giả 
thuyết 
H1 Trải nghiệm du lịch → Cảm xúc 0,1843 0.039 Chấp nhận 
H2 Trải nghiệm du lịch → Sự hài lòng 0,0728 0.000 Chấp nhận 
H3 Cảm xúc → Sự hài lòng 0,9298 0.000 Chấp nhận 
R2 = 89,4 % (giải thích bởi trải nghiệm du lịch, cảm xúc, sự hài lòng) 
Giả thuyết H1: Những dạng trải nghiệm du lịch có tác động tích cực đến cảm xúc của chuyến đi. 
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0.1843, p < 0.05). Kết quả của 
nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của trải nghiệm du lịch đối với những cảm xúc và ấn 
tượng tích cực của du khách về điểm đến. 
Giả thuyết H2: Những trải nghiệm du lịch có tác động tích cực đến sự hài lòng của du khách đối với 
điểm đến du lịch Nha Trang. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0.0728, 
p < 0.000). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trải nghiệm du lịch có tác động tích cực đến sự 
hài lòng của du khách. 
Giả thuyết H3: Cảm xúc tích cực của khách du lịch đối với điểm đến có tác động tích cực đến sự hài 
lòng của du khách đối với điểm đến. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận 
(β =.9298 p < 0.000). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của cảm xúc về điểm 
đến đối với sự hài lòng của du khách đối với điểm đến Nha Trang. 
Để đánh giá vai trò trung gian bán phần hay toàn phần của biến trung gian cảm xúc đối 
với điểm đến, nghiên cứu này tiếp tục xem xét bổ sung mô hình cấu trúc SEM chỉ bao gồm tác 
động trực tiếp của trải nghiệm du lịch và sự hài lòng của du khách. Kết quả SEM cho thấy mô 
hình nghiên cứu đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2[156] = 414.323 (p = 0.000); GFI 
= 0.859; và RMSEA = 0.096. Kết quả Bảng 5 cho thấy trải nghiệm du lịch tác động trực tiếp 
(p < 0.05) đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. Như vậy, kết hợp với Bảng 4, có thể kết 
luận tồn tại song song tác động trực tiếp và gián tiếp của trải nghiệm du lịch đến sự hài lòng. 
Theo đó, cảm xúc đóng vai trò trung gian bán phần giữa trải nghiệm du lịch với sự hài lòng của 
du khách đối với điểm đến. 
Bùi Thị Tám, Trần Ngọc Phước Tập 129, Số 5C, 2020 
150 
Bảng 5. Tác động trực tiếp của trải nghiệm du lịch đến sự hài lòng và ý định hành vi 
Giả 
thuyết 
Mối quan hệ giữa khái niệm 
Ước lượng 
chuẩn hóa (𝜷) 
Giá trị P 
Kiểm định 
giả thuyết 
H4 Trải nghiệm du lịch → 
Sự hài 
lòng 
0.2452 0.017 Chấp nhận 
Sơ đồ 4. Kết quả SEM mô hình phân tích tác động trung gian 
Kết quả kiểm định cho thấy trải nghiệm du lịch tác động tích cực đến cảm xúc và sự hài 
lòng của du khách đối với điểm đến Nha Trang. Với mỗi hành trình, mỗi điểm đến du khách sẽ 
có nhiều cơ hội trải nghiệm khác nhau và mang những cảm xúc khác nhau. Sự hài lòng của du 
khách sẽ được gia tăng nếu như những trải nghiệm du lịch thật sự ấn tượng và tạo dựng cảm xúc 
tích cực đối với điểm đến. 
Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm để củng cố thêm các phát hiện về 
các yếu tố cấu thành trải nghiệm du lịch dựa trên cơ sở mô hình của Pine and Gilmore [23] cũng 
như ảnh hưởng của trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng của du khách. Cùng với các 
nghiên cứu trước đây được thực hiện trong những ngữ cảnh dịch vụ khác nhau (ví dụ Oh và các 
cộng sự [20], Ali và các cộng sự [1]) đã xác định bốn thành phần của thang đo trải nghiệm du lịch 
trong ngữ cảnh của dịch vụ lưu trú, kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy cả bốn thành phần đo 
lường trải nghiệm du lịch đều đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp, tính đơn nguyên, giá trị hội tụ 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
151 
và giá trị phân biệt. Kết quả này cung cấp bằng chứng kiểm định thực nghiệm về các thành tố 
cấu thành trải nghiệm du lịch ở phạm vi điểm đến, khi mà gần như chưa có một nghiên cứu có 
tính hệ thống nào được thực hiện. Hơn thế, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về ảnh 
hưởng trải nghiệm du lịch đến cảm xúc và sự hài lòng đối với điểm đến du lịch của nghiên cứu 
này giúp bổ sung thêm bằng chứng để làm rõ quan hệ tương tác giữa trải nghiệm du lịch với cảm 
xúc và sự hài lòng của du khách như đề xuất của một số nghiên cứu trước đây [5], [13], [1]. 
5 Kết luận 
 Được khởi xướng khá muộn màng nhưng mô hình 4 thành phần trải nghiệm của Pine and 
Gilmore [24] đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong nghiên cứu sự hài lòng của 
khách hàng, nhất là trong lĩnh vực du lịch dịch vụ. Tổng lược các nghiên cứu liên quan trong 20 
năm qua cho thấy về cơ bản các nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch đang tập trung kiểm định mô 
hình 4 thành phần trải nghiệm trong các ngữ cảnh dịch vụ khác nhau nhằm xác định thang đo 
trải nghiệm du lịch. Đồng thời, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng và tương tác giữa các yếu tố thang 
đo trải nghiệm du lịch với các biến số như cảm xúc, trải nghiệm đáng nhớ và sự hài lòng. 
Cùng hướng với các nổ lực này, nghiên cứu này đã tiến hành phân tích và xác định bốn 
yếu tố cấu thành trải nghiệm du lịch của du khách khi đến với điểm đến Nha Trang, gồm trải 
nghiệm thẩm mỹ, trải nghiệm thoát ly, trải nghiệm giải trí và trải nghiệm giáo dục. Kết quả này 
là nhất quán với các nghiên cứu trước đó mặc dù khác ngữ cảnh dịch vụ. Theo đó, kết quả này 
sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm kiểm định thang đo trải nghiệm du lịch, có thể được 
vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về trải nghiệm du lịch, cảm xúc và sự hài lòng của du 
khách. 
Mặt khác, kết quả kiểm định cho phép chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu đã chỉ ra mối 
liên hệ và các tác động trực tiếp, gián tiếp với ý nghĩa thống kê cao giữa trải nghiệm du lịch, cảm 
xúc và sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. Theo đó, cho phép khẳng định vai trò quan 
trọng của trải nghiệm du lịch và cảm xúc đối với sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. Đây 
chính là cơ sở để các nhà quản lý có thể xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm sáng tạo và 
cung cấp các trải nghiệm đa chiều cho du khách, góp phần củng cố các cảm xúc tích và nâng cao 
sự hài lòng của du khách đối với điểm đến. 
Bùi Thị Tám, Trần Ngọc Phước Tập 129, Số 5C, 2020 
152 
Tài liệu tham khảo 
1. Ali, F., Ryu, K., & Hussain, K. (2016), Influence of experiences on memories, satisfaction and 
behavioral intentions: A study of creative tourism, Journal of Travel & Tourism Marketing, 
33(1), 85–100. 
2. Andersson, T. D. (2007), The tourist in the experience economy, Scandinavian Journal of 
hospitality and tourism, 7(1), 46–58. 
3. Bagozzi, R., Gopinath, M. and Nyer, P. (1999), The role of emotions in marketing, Academy of 
Marketing Science, 27(2), 184–206. 
4. Berry, L., Carbone, L. and Haeckel, S., (2002), Managing the total customer experience, MIT 
Sloan Management Review, 43(3), 85–89. 
5. Burns, D. and Neisner, L. (2006), Customer satisfaction in a retail setting: The contribution of 
emotion, International Journal of Retail and Distribution Management, 34(1), 49–66. 
6. Chang, S. (2018), Experience economy in the hospitality and tourism context. Tourism 
Management Perspectives, 27, 83–90. 
7. Chen, C. F., & Chen, F. S. (2010), Experience quality, perceived value, satisfaction and 
behavioral intentions for heritage tourists, Tourism Management, 31, 29–35. 
8. Field, A. (2009), Discovering Statistics Using SPSS, 3rd Edition. 
9. Galvagno, M., & Dalli, D. (2014), Theory of value co-creation: a systematic literature review, 
Managing Service Quality: An International Journal, 24(6), 643–683. 
10. Gentile, C., Spiller, N. and Noci, G. (2007), How to sustain the customer experience: An 
overview of experience components that co-create value with the customer, European 
Management Journal, 25(5), 395–410. 
11. Gerbing, D. W., & Anderson, J. C. (1988), An updated paradigm for scale development 
incorporating unidimensionality and its assessment, Journal of marketing research, 186–192. 
12. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2014), Structural Equations Modeling 
Overview, Trong Multivariate Data Analysis (7 Edition), 541–598, Englewood Cliffs, NJ: 
Pearson Education Limited. 
13. Hosany, S., & Witham, M. (2010), Dimensions of cruisers’ experiences, satisfaction, and 
intention to recommend, Journal of Travel Research, 49(3), 351–364. 
14. Jurowski, C. (2009), An Examination of the Four Realms of Tourism Experience Theory 
(2009), International CHRIE Conference. 
15. Kim, J. H. (2010), Development of a scale to measure memorable tourism experiences, 
European Journal of Tourism Research, 3(2), 123–126. 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
153 
16. Koler, P., Bowen, J. and Makens, J. (2006), Marketing for Hospitality and Tourism, Third Edition, 
Prentice Hall. 
17. Ladhari, R. (2009), Service quality, emotional satisfaction, and behavioural intentions: A 
study in the hotel industry, Managing Service Quality, 19(3), 308–331. 
18. Lin, J. and Liang, H. (2011), The influence of service environments on customer emotion and 
service outcomes, Managing Service Quality, 21(4), 350–372. 
19. Mehmetoglu, M. and Engen, M. (2011), Pine and Gilmore’s concept of experience economy 
and its dimensions: An empirical examination in tourism, Journal of Quality Assurance in 
Hospitality & Tourism, 12(4), 237–255. 
20. Oh, H., Fiore, A., & Jeong, M. (2007), Measuring experience economy concepts: Tourism 
applications, Journal of Travel Research, 46, 119–132. 
21. Oke, A. E., Ogunsami, D.R. and S. Ogunlana. (2012), Establishing a common ground for the 
use of structural equation modelling for construction related research studies, Australasian 
Journal of Construction Economics and Building, 12 (3), 89–94. 
22. Oliver, R.L. (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Consumer, McGrawHill, New 
York, NY. 
23. Pine, B. J., & Gilmore, J. H. (1999), The experience economy: Work is theater and every business a 
stage, Boston: Harvard Business School Press. 
24. Pine, B. J., & Gilmore, J.H. (2011), The experience economy (Updated edition), Boston: Harvard 
Business School Press. 
25. Smit, B. and Melissen, F. (2018), Sustainable Customer Experience Design. Co-creating Experiences 
in Events, Tourism and Hospitality, Routledge. 
26. Walls, A., Okumus, F., Wang, Y. and Kwun, D. J. W. (2011), Understanding the consumer 
experience: An exploratory study of luxury hotels, Journal of Hospitality Marketing & 
Management, 20(2), 166–197. 
27. Wong, I. A. and Dioko, A. N. (2013), Understanding the mediated moderating role of 
customer expectations in the customer satisfaction model: The case of casinos, Tourism 
Management, 36(3), 188–199. 
Bùi Thị Tám, Trần Ngọc Phước Tập 129, Số 5C, 2020 
154 
IMPACTS OF TOURIST EXPERIENCES ON TOURISTS’ 
EMOTION AND SATISFACTION – THE CASE OF NHA 
TRANG TOURISM DESTINATION 
Bui Thi Tam*, Tran Ngoc Phuoc 
School of Hospitality and Tourism – Hue University, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract: Tourist experience is a relatively new concept that has drawn keen interest from researchers since 
the concept of the experience economy was introduced in late 1990s. Instead of examining the relationship 
between such the factors as service quality, destination attributes and tourist satisfaction and behavioral 
intention, the recent research efforts on tourist experiences move towards developing a scale for measuring 
the tourist experiences and examining the impacts on tourist satisfaction in different service contexts. In this 
direction, this study carried out a survey on 362 tourists in Nha Trang destination, and applied the structural 
equation modelling to test the impacts of tourist experiences on tourist emotion and satisfaction with 
destination. The results from this study add empirical evidences for testing the measurement scale of tourist 
experiences, which can be replicated in future studies on tourist experience, emotion and satisfaction. 
Keywords: tourist experiences, emotion, satisfaction, structural equation modelling, Nha Trang 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_trai_nghiem_du_lich_den_cam_xuc_va_su_hai_long.pdf