Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ

Bài viết tập trung phân tích về tác động của sự thích ứng

tổ chức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt

động tại Thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu

thập từ việc điều tra 249 nhân viên đang làm việc tại các doanh

nghiệp với quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các phương

pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, kiểm

định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA),

phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính

(SEM), và phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu cho

thấy sự thích ứng tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt

động của doanh nghiệp, trong đó việc ra quyết định có ảnh

hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động, khi so sánh với sự

cảm nhận và hành động. Kết quả cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp

vừa và lớn có sự thích ứng tổ chức tốt hơn so với doanh nghiệp

nhỏ. Qua đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị

khả thi nhằm nâng cao sự thích ứng tổ chức và hiệu quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 6580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ

Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ
148 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 
Tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt động 
của doanh nghiệp - Trường hợp các doanh nghiệp tại 
Thành phố Cần Thơ 
The impact of organizational agility to the business 
performance - The case of enterprises in Can Tho City 
Nguyễn Thu Nha Trang1*, Nguyễn Văn Hồng2, Vũ Thị Minh Hiền3, Lưu Tiến Thuận4 
1Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam 
2Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Cần Thơ, Việt Nam 
3Kiểm toán Nhà nước KV5, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ, Email: ntntrang@ctu.edu.vn 
THÔNG TIN TÓM TẮT 
DOI:10.46223/HCMCOUJS.
soci.vi.15.1.602.2020 
Ngày nhận: 13/03/2020 
Ngày nhận lại: 15/04/2020 
Duyệt đăng: 07/07/2020 
Từ khóa: 
doanh nghiệp, hiệu quả hoạt 
động, sự thích ứng tổ chức 
Bài viết tập trung phân tích về tác động của sự thích ứng 
tổ chức đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt 
động tại Thành phố Cần Thơ. Số liệu của nghiên cứu được thu 
thập từ việc điều tra 249 nhân viên đang làm việc tại các doanh 
nghiệp với quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các phương 
pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, kiểm 
định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), 
phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính 
(SEM), và phân tích cấu trúc đa nhóm. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy sự thích ứng tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp, trong đó việc ra quyết định có ảnh 
hưởng mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động, khi so sánh với sự 
cảm nhận và hành động. Kết quả cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp 
vừa và lớn có sự thích ứng tổ chức tốt hơn so với doanh nghiệp 
nhỏ. Qua đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị 
khả thi nhằm nâng cao sự thích ứng tổ chức và hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp. 
ABSTRACT 
This paper focuses on the analysis of the impact of 
organizational agility on organization performance at 
enterprises located in Can Tho City. The data of the study were 
collected from 249 employees at enterprises with a variety of 
sizes and businesses. The descriptive statistics, Cronbach's 
Alpha tests, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory 
factor analysis (CFA), structural equation modeling (SEM), and 
multigroup SEM analysis methods were used in this research. 
The results show that organizational agility has a positive effect 
 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 149 
Keywords: 
enterprise, organizational 
agility, organization 
performance 
on organization performance, in which the strongest impact is a 
decision-making factor compared with sensing and acting 
factors. The results also illustrate that medium and large scale 
enterprises have better organizational agility than small scale 
enterprises. Thereby, the paper gives some recommendations on 
improving organizational agility and organization performance 
as well. 
1. Đặt vấn đề 
Khi khoa học và công nghệ không ngừng thay đổi thì môi trường kinh doanh của các 
doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ và hậu quả là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong 
việc đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (D’Aveni, 1994). Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh 
tế thị trường, khi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn biến đổi và bị tác động bởi nhiều yếu 
tố thì các doanh nghiệp không những buộc phải nâng cao sự linh hoạt thích ứng cho tổ chức, 
mà còn phải nâng cao việc chủ động trong việc dự đoán những thay đổi trước khi chúng làm 
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy để tồn tại được trong 
môi trường có nhiều sự thay đổi thì các doanh nghiệp phải trở nên nhanh nhẹn hơn, thích nghi 
tốt hơn không những ở mọi khía cạnh của môi trường bên ngoài (chính trị, kinh tế, xã hội và 
công nghệ, ) mà còn giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến môi trường bên trong của doanh 
nghiệp (chiến lược nội bộ, cơ cấu tổ chức, ) (Oosterhout, Waarts, & Van Hillegersberg, 2006; 
Sharifi & Zhang, 1999). 
Tác giả Sambamurthy, Bharadwaj, và Grover (2003) cho rằng sự thích ứng tổ chức 
(organizational agility - OA) liên quan đến khả năng của doanh nghiệp hay tổ chức có thể phát 
hiện và nắm bắt các cơ hội cũng như giải quyết các mối đe dọa trong môi trường kinh doanh 
bất ổn. Mặt khác, Ganguly, Nilchiani, và Farr (2009), và Mathiassen và Pries-Heje (2006) nhấn 
mạnh đến sự thích ứng tổ chức được xem như một yếu tố kinh doanh chủ yếu và là yếu tổ thúc 
đẩy năng lực cạnh tranh cho tổ chức. Minh chứng cho ý kiến trên, trong nghiên cứu của Sull 
(2009) đã chỉ ra rằng 9 trên 10 giám đốc điều hành xếp hạng sự thích ứng tổ chức như một yếu 
tố then chốt quyết định sự thành công và phát triển trong kinh doanh cho tổ chức. Ngoài ra, tác 
giả Cascio (1989) cho rằng sự thích ứng tổ chức sẽ thúc đẩy khả năng cung ứng hàng hóa và 
dịch vụ chất lượng cao cho doanh nghiệp và đó là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt 
động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến sự thích ứng tổ chức nói chung cũng như sự tác động 
của nó đến hiệu quả hoạt động nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và thực 
hiện. Tuy nhiên, vấn đề này lại khá mới mẻ đối với Việt Nam. Các tác giả thường nghiên cứu 
ở các doanh nghiệp hoạt động tại các thành phố lớn vì các doanh nghiệp này năng động và nhạy 
bén đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Mặc dù Thành phố Cần Thơ (TPCT) là 
trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được 
xây mới, nâng cấp và mở rộng mang tính chất liên kết vùng, quốc gia, tạo điều kiện cho các 
hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi hơn, nhưng các nghiên cứu ở các 
150 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 
doanh nghiệp tại đây còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu “Tác động của sự thích ứng 
tổ chức đến hiệu  ... h nghiệp vừa và lớn có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động khi so sánh với doanh 
nghiệp nhỏ. Điều này có được là do doanh nghiệp lớn có nguồn lực thích hợp để phân tích vả 
cảm nhận được thị trường tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa 
và lớn có sự tác động của việc ra quyết định đến hiệu quả hoạt động thấp hơn so với loại doanh 
nghiệp nhỏ. Sự khác biệt này không lớn lắm. Điều này có thể do các doanh nghiệp lớn ở TPCT, 
chủ yếu là chi nhánh trong một tập đoàn doanh nghiệp lớn (Vingroup, các công ty bảo hiểm 
nhân thọ, các ngân hàng thương mại), chịu sự chi phối không nhỏ từ các công ty mẹ, từ hội 
sở chính nên việc ra quyết định không được nhanh như các doanh nghiệp nhỏ. Tuy quá trình ra 
quyết định không tác động nhiều nhưng hành động của các doanh nghiệp vừa và lớn lại ảnh 
hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của họ. 
Bảng 7 
Các trọng số chuẩn hóa trong mô hình khả biến 
Mối quan hệ 
Ước lượng 
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa và lớn 
Sự cảm nhận hiệu quả hoạt động 0,294 0,577 
Ra quyết định hiệu quả hoạt động 0,642 0,531 
Hành động hiệu quả hoạt động 0,184 0,618 
Nguồn: Kết quả khảo sát 249 doanh nghiệp (2019) 
4. Kết luận và hàm ý quản trị 
Bài nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 249 doanh nghiệp ở TPCT bằng phương pháp chọn 
mẫu phi xác suất theo kiểu hạn mức nhằm phân tích tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu 
quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, có tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự 
thích ứng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố liên quan đến sự ra quyết 
định có tác động mạnh nhất, kế tiếp là sự cảm nhận và hành động của tổ chức. Mặt khác, nghiên 
cứu cũng cho thấy có sự khác biệt lớn về tác động của sự thích ứng tổ chức đến hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp giữa doanh nghiệp quy mô nhỏ, và doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. 
Kết quả nghiên cứu không chỉ đóng góp trong việc làm giàu minh chứng học thuật về 
mối quan hệ giữa sự thích ứng tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn là thông tin 
khoa học quan trọng giúp các nhà quản trị có định hướng tốt hơn trong việc nâng cao sự thích 
ứng tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể một số hàm ý quản trị được đề xuất như 
sau: (1) Các doanh nghiệp nên sử dụng nhiều phương tiện, công nghệ khác nhau để cập nhật tin 
tức sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ phát hiện được xu hướng thay đổi 
trong thị hiếu của khách hàng ở từng vùng miền khác nhau. Doanh nghiệp có thể chú trọng đến 
công nghệ số trong khâu bán hàng (bán hàng online, ứng dụng quảng cáo, ) và chú ý đến tính 
hấp dẫn, khiến khách hàng ngạc nhiên khi nghĩ tới sản phẩm/dịch vụ của mình. Làm được điều 
này, các doanh nghiệp không những nâng cao khả năng cảm nhận của mình mà còn ảnh hưởng 
đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. (2) Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến 
việc thường xuyên phân tích các sự kiện, xác định cơ hội và thách thức, thực hiện các kế hoạch 
đúng thời điểm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả cho việc ra quyết định, đồng 
thời sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. (3) Nhà quản trị cũng cần 
 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 161 
định hình lại các nguồn lực của mình, cũng như xem xét quy trình kinh doanh nhằm cung cấp 
những sản phẩm/dịch vụ mới phục vụ khách hàng đúng thời điểm. Doanh nghiệp có thể thiết 
kế cửa hàng, sản phẩm của mình kết hợp những hoạt động mang lại trải nghiệm độc đáo cho 
người tiêu dùng. Những hành động đó sẽ tác động đến sự thích ứng (khía cạnh hành động) của 
doanh nghiệp. 
Bài nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ giữa sự thích ứng và hiệu quả hoạt động của 
doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố trung gian khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động thông qua sự thích ứng tổ chức mà bài nghiên cứu chưa đề cập. Đó có thể là ảnh hưởng 
của sự thích ứng tổ chức đến sự phát triển của tính sáng tạo trong nhân viên/sự gắn kết trong 
công việc, và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là những gợi mở cho những hướng 
nghiên cứu mới trong tương lai. 
Tài liệu tham khảo 
Abolfazl, J. M., & Mehrdad, K. (2016). The mediating role of organizational agility in the 
relationship between organizational learning and organizational performance (Case 
study: The subsidiaries of Isfahan City general tax office). International Business 
Management, 10(16), 3530-3535. 
Alegre, J., & Sard, M. (2015). When demand drops and prices rise. Tourist packages in the 
Balearic Islands during the economic crisis. Tourism Management, 46, 375-385. 
doi:10.1016/j.tourman.2014.07.016 
Anas, Y. A. (2016). The effect of organizational agility on organization performance. 
International Review of Management and Business Research, 5(1), 273-278. 
Balaji, M., Elmurugan, V., Sivabalan, G., Ilayaraja, V. S., Prapa, M., & Mythily, V. (2014). 
ASCTM approach for enterprise agility. Procedia Engineering, 97, 2222-2231. 
Barney, J. B. (1997). Gaining and sustaining competitive advantage. Boston: Addison-Wesley 
Publishing Company. 
Cascio, W. F. (1989). Human resources: Productivity, quality of work life (2nd ed.). New York, 
NY: McGraw-Hill Education. 
Chung, R. G., & Lo, C. L. (2007). The relationship between leadership behavior and 
organizational performance in non-profit organizations, using social welfare charity 
foundations as an example. The Journal of American Academy of Business, Cambridge, 
12(1), 83-87. 
D’Aveni, R. A. (1994). Hypercompetition: Managing the dynamics of strategic maneuvering. 
New York, NY: Free Press. 
Daft, R. L. (2000). Essentials of organization theory and design. Mason, OH: South-Western 
College Pub. 
Ganguly, A., Nilchiani, R., & Farr, J. V. (2009). Evaluating agility in corporate enterprises. 
International Journal of Production Economics, 118(2), 410-423. 
doi:10.1016/j.ijpe.2008.12.009 
162 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 
Gerbing, D. W., & Anderson, J. C. (1988). An updated Paradigm for scale development 
incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research, 
25(2), 186-192. doi:10.1177/002224378802500207 
Gimeno, J. (2002). The performance effects of unintended purposive multimarket contact. 
Managerial and Decision Economics, 23(4/5), 209-224. doi:10.1002/mde.1062 
Goldman, S. L., Nagel, R. N., & Preiss, K. (1995). Agile competitors and virtual organizations: 
Strategies for enriching the customer. New York, NY: Van Nostrand Reinhold. 
Griffin, K. (2003). Economic globalization and institutions of global governance. Development 
and Change 34(5), 789-808. doi:10.1111/j.1467-7660.2003.00329.x 
Gunasekaran, A. (1999). Agile manufacturing: a framework for research and development. 
International Journal of Production Economics, 62, 87-105. doi:10.1016/S0925-
5273(98)00222-9 
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2006). Multivariate 
data analysis (6th ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall. 
Heffernan, M., & Flood, P. C. (2000). An exploration of the relationships between the adoption 
of managerial competencies, organisational characteristics, human resource 
sophistication and performance in Irish organisations. Journal of European Industrial 
Training, 24(2/3/4), 128-136. doi:10.1108/03090590010321098. 
Highsmith, J. (2004). Agile project management: Creating innovative products. Boston, MA: 
Addison-Wesley. 
Ho, L. A. (2008). What affects organizational performance? The linking of learning and 
knowledge management. Industrial Management & Data Systems, 108, 1234-1254. 
Hoang, T., & Chu, N. M. N. (2008). Thống kê ứng dụng [Statistics application]. Hanoi, 
Vietnam: Nhà xuất bản Thống kê. 
Hoyle, R. H. (1995). Structural equation modeling: Concepts, issues, and applications. 
Thousand Oaks, CA: Sage Publications. 
Iaccoca Institute. (1991). 21st century manufacturing enterprise strategy: An industry led view. 
Bethlehem, PA: Lehigh University. 
Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (1996). The balanced scorecard. Boston, MA: Harvard Business 
School Press. 
Lagos, R. (2001). A model of TFP. The Review of Economic Studies, 73(4), 983-1007. 
doi:10.1111/j.1467-937X.2006.00405.x 
Maltz, A. C., Shenhar, A. J., & Reilly, R. R. (2003). Beyond the Balanced Scorecard: Refining 
the Search for Organizational Success Measures. Long Range Planning, 36(2), 187-204. 
doi:10.1016/S0024-6301(02)00165-6. 
March, J. G. (1991). Exploration and exploitation in organizational learning. Organization 
Science, 2(1), 71-87. 
 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 163 
Mathiassen, L., & Pries-Heje, J. (2006). Business agility and diffusion of information 
technology. European Journal of Information Systems, 15(2), 116-119. 
McGaughey, R. E. (1999). Internet technology: Contributing to agility in the twenty-first 
century. Int, J, Agil, Manag, Syst, 1, 7-13. 
Meredith, S., & Francis, D. (2000). Innovation and strategy journey towards agility: The agile 
wheel explored. TQM Mag, 12, 137-143. 
Najmi, M., Zakuan, N., Rezaei, G., Gholami, H., Shaharou, A. B. M., & Saman, M. Z. M. 
(2016). Relationship among culture of excellence, organisational performance and 
knowledge sharing: Proposed conceptual framework. International Journal of 
Productivity and Quality Management, 19(4), 446-465. 
doi:10.1504/IJPQM.2016.10000350 
Narasimhan, R., Swink, M., & Kim, S. W. (2006). Disentangling leanness and agility: An 
empirical investigation. Journal of Operations Management, 24, 440-457. 
Nguyen, D. T., & Nguyen, T. M. T. (2008). Nghiên cứu khoa học marketing - Ứng dụng mô 
hình cấu trúc tuyến tính SEM [Marketing science research - Applying SEM linear 
structure model]. Ho Chi Minh, Vietnam: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Nguyen, D. K. (2009). Bài giảng: Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm 
AMOS [Lecture: Practice linear structure model (SEM) with AMOS software]. Trường 
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 
Nunnally, J., & Berstein, I. H. (1994). Pschychometric theory (3rd ed.). New York, NY: 
McGraw-Hill. 
Oosterhout, M. V., Waarts, E., & Van Hillegersberg, J. (2006). Change factors requiring agility 
and implications for IT. European Journal of Information Systems, 15(2), 132-145. 
Park, Y. (2011). The dynamics of opportunity and threat management in turbulent 
environments: The role information technologies. (Doctoral dissertation, University of 
Southern California, Los Angeles, CA). Retrived January 20, 2020, from 
Pavlou, P. A., & Sawy, O. A. E. (2010). The “Third hand”: IT-enabled competitive advantage 
in turbulence through improvisational capabilities. Journal Information Systems 
Research, 21(3), 443-471. 
Raykov, T., & Widaman, K. T. (1995). Issues in applied structural equation modelling research. 
Structural Equation Modelling, 2(4), 289-318. 
Richards, C.W. (1996). Agile manufacturing: Beyond lean? Production Inventory Management 
Journal, 37(2), 60-64. 
Rigby, C. M., Day, P., & Forrester, J. B. (2000). Agile supply: Rethinking systems thinking. 
International Journal Of Agile Management Systems, 2, 534-548. 
Sambamurthy, V., Bharadwaj, A., & Grover, V. (2003). Shaping agility through digital options: 
Reconceptualizing the role of information technology in contemporary firm. MIS 
Quarterly, 27(2), 237-263. 
164 Nguyễn Thu Nha Trang và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 148-164 
Sanchez, L. M., & Nagi, R. (2001). A review of agile manufacturing systems. International 
Journal of Production Research, 39(16), 3561-3600. 
Shahrabi, B. (2012). The role of organizational learning and agility in change management in 
state enterprises: A customer-oriented approach. International Research Journal of 
Applied and Basic Sciences, 3(12), 2540-2547. 
Sharifi, H., & Zhang, Z. (1999). A methodology for achieving agility in manufacturing 
organizations: An introduction. International Journal of Production Economics, 62(1/2), 
7-22. 
Sharifi, H., & Zhang, Z. (2001). Agile manufacturing in practice ‐ Application of a 
methodology. International Journal of Operations & Production Management, 21(5/6), 
772-794. doi:10,1108/01443570110390462 
Shenhar, A. J., & Dvir, D. (1996). Long term success dimensions in technology-based 
organizations. In Handbook of Technology Management. New York, NY: McGraw Hill. 
Su, G. (2011). Exploring requirements of agility for knowledge management. In Wissens 
management (pp. 371-380). 
Sull, D. (2009). How to thrive in turbulent market. Harvard Business Review, 87(2), 78-88. 
Tallon, P., & Pinsonneault, A. (2011). Competing perspectives on the link between strategic 
information technology alignment and organizational agility: Insights from a mediation 
model. MIS Quarterly, 35(2), 463-486. doi:10.2307/23044052 
Upton, D. M. (1995). What really makes factories flexible? Harvard Business Review, 73(4), 
74-84. 
Vokurka, R. J., & Fliedner, G. (1998). The journey toward agility. Industrial Management & 
Data Systems, 98, 165-171. 
Wadhwa, S., & Rao, K. S. (2003). Enterprise modeling of supply chains involving multiple 
entity flows: Role of flexibility in enhancing lead time performance. SIC Journal, 12(1), 
5-20. 
Wageeh, N. (2016). Organizational agility: The key to improve organizational performance. 
International Business Research, 9(3), 97-111. 
Wageeh, N. (2016). The effect of organizational agility on quality of work life: A study on 
commercial banks in Egypt. International Journal of Business and Management, 11(6), 
270-285. 
Zhang, Z., & Sharifi, H. (2000). A methodology for achieving agility in manufacturing 
organizations. International Journal of Operations and Production Management, 20, 
496-512. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_su_thich_ung_to_chuc_den_hieu_qua_hoat_dong_cua.pdf