Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Li của Nguyễn Xuân Thành
Với ba cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên
chùa, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều trong các
cuộc hội thảo, nghiên cứu về sự phát triển, đổi mới của văn học nói chung, tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại nói riêng những năm gần đây. Bài báo này góp bàn thêm về
mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong việc xây dựng, khắc họa các
nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Li của Nguyễn Xuân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Li của Nguyễn Xuân Thành
22 TRNG I HC TH H NI S3 TH4T L5CH S6 V7 H+ C&U NGH THU4T TRONG TI%U THUY.T H8 QU: LY CA NGUY;N XU=N KHNH Lê Thị Huệ1 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Từ Sơn – Bắc Ninh) Tóm tắt: Với ba cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều trong các cuộc hội thảo, nghiên cứu về sự phát triển, đổi mới của văn học nói chung, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nói riêng những năm gần đây. Bài báo này góp bàn thêm về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong việc xây dựng, khắc họa các nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly, tiểu thuyết lịch sử, tính chân thực, hư cấu nghệ thuật. 1. MỞ ĐẦU Mặc dù “trình làng” truyện ngắn Một đêm (đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959, tác phẩm này được tặng giải Nhì (đợt 1, 1958, không có giải Nhất) trong cuộc thi viết về “đời sống bộ đội trong hòa bình” do Tạp chí Văn nghệ quân đội thời kì này tổ chức) và các truyện trong tập Rừng sâu (Nxb Văn học, 1963) đã bước đầu định hình một lối viết, song có vẻ Nguyễn Xuân Khánh lại thích “lang thang trong chữ” (tên một tập tiểu luận của Hồ Anh Thái, Nxb Trẻ ấn hành năm 2016) để thể nghiệm, kiếm tìm một cách thức diễn giải mới cho những khám phá về lịch sử, văn hóa, con người... của riêng mình. Những “tai nạn nghề nghiệp” nhà văn gặp phải trong cuộc đời sáng tác cũng giống những thăng trầm của các giai đoạn/thời đại lịch sử được ông lấy làm bối cảnh cho các tác phẩm. Sau sự bứt phá “không thành công” của Miền hoang tưởng (Nxb Đà Nẵng, 1990) và Trư cuồng (chưa ấn hành, chỉ công bố trên mạng internet), Nguyễn Xuân Khánh đã lặng im suốt mười năm để ngẫm nghĩ, điều chỉnh và rồi mười năm sau, liên tiếp cho ra đời các cuốn tiểu thuyết lịch sử có tiếng vang lớn: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa. 1 Nhận bài ngày 12.7.2017; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.7.2017 Liên hệ tác giả: Lê Thị Huệ; Email: huele9986@gmail.com TP CH KHOA HC − S 17/2017 23 Dường như ngay lập tức, sự trở lại đầy ấn tượng của Nguyễn Xuân Khánh đã thu hút sự chú ý, quan tâm của giới nghiên cứu phê bình và đông đảo độc giả. Sáng tác của ông, đặc biệt, bộ ba tiểu thuyết lịch sử này đã trở thành một trong các chủ đề trung tâm trong các cuộc hội thảo, trao đổi về các khuynh hướng, xu thế khai thác, diễn giải các vấn đề lịch sử, văn hóa, con người trong văn học đương đại. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn trao đổi thêm về quan điểm cũng như sự kết hợp hài hòa giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật của nhà tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử và người viết tiểu thuyết lịch sử Trong bài viết “Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu” [2], Nguyễn Xuân Khánh bày tỏ: “Tôi quan niệm tiểu thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử lại dựng lại bối cảnh không khí của thời đại. Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ tình. Trong khi đó, kí sự lịch sử chỉ là bám chắc vào các văn bản sử để viết”. Người viết tiểu thuyết lịch sử cần hội tụ đủ hai yếu tố: am hiểu sâu sắc lịch sử, có trí tưởng tượng phong phú; và một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn phải kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu nghệ thuật, bởi “Trong tiểu thuyết, tất cả là giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”. Theo Nguyễn Xuân Khánh, nhà tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo được tính chính xác về “cái đã có”, “đã xảy ra” vừa phải nói lên được “cái có thể có”, “có thể xảy ra” của lịch sử trong diễn trình, xu thế của nó. Ông khẳng định: “Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy phải đề cập đến những điều mà họ quan tâm”. Do vậy, những vấn đề lịch sử nhà văn đặt ra trong tác phẩm thực chất là sự đối thoại với độc giả về quá khứ, đồng thời cũng là những gợi mở, trao đổi về hiện tại và tương lai. Tôn trọng cảm thức và tính chân thực lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh cũng đồng thời nhìn nhận lịch sử trong “trạng thái động”, trên tinh thần mạnh dạn “nhận thức lại” của một nhà tiểu thuyết và thái độ hoài nghi khoa học cần thiết của một người nghiên cứu. Nhà văn cho rằng: “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lí hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại 24 TRNG I HC TH H NI khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo”. Nhà văn có thể tái tạo, nhào nặn lại lịch sử, tưởng tượng, hư cấu, bổ sung những chi tiết, sự kiện mà lịch sử không nói đến hoặc chưa sáng tỏ. Mượn “bức tranh lịch sử”, coi “lịch sử chỉ là cái đinh treo” các sự kiện, nhân vật, bài học quá khứ, nhà văn đồng thời chuyển tải những quan niệm, nhận thức, suy ngẫm và triết lí của mình. Đây cũng là xu thế chung mà các nhà viết tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại như Nguyễn Mộng Giác, Nam Dao, Võ Thị Hảo, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Quang Thân... hướng tới. Trong văn học, con người luôn là đích đến, là trung tâm trong cảm hứng sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi nhà văn đều có một quan niệm riêng về thế giới và con người, điều này không chỉ xác định tư tưởng, thái độ, cảm hứng, cái nhìn của họ đối với hiện thực, mà còn chi phối nghệ thuật xây dựng ... thật trong lịch sử đến các nhân vật hư cấu, từ những người dân thường vô danh đến những kẻ quyền thế bị kẹt giữa tình thế buộc phải chọn lựa của lịch sử, bị va đập mạnh, nỗ lực làm thay đổi lịch sử và rốt cuộc cũng lại là nạn nhân của chính cỗ xe lịch sử đó. Tôn trọng diễn trình vận động và sự thật lịch sử, song Nguyễn Xuân Khánh không dễ dàng chấp nhận sự sùng kính tôn thờ một chiều cũng như sự bài bác, xuyên tạc hay phủ nhận đóng góp của các nhân vật lịch sử. Như đã nói, trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã lựa chọn và tái hiện giai đoạn cuối Trần đầu Hồ thế kỉ XIV, XV đầy biến động và phức tạp. Viết về nhà Trần, một trong những triều đại hưng thịnh nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà văn không chọn những thời điểm vàng son, chói lọi, cũng không chọn để tôn vinh những nhân vật anh hùng, hào kiệt mà ông lại khắc sâu vào thời điểm suy tàn, khủng hoảng nhất của một triều đại; tập trung quan tâm đến một trong những nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch sử - Hồ Quý Ly. Nhiệm vụ của nhà văn lúc này là phải nhìn xoáy sâu vào những cơn sóng khủng hoảng để truy tìm, suy ngẫm và giải mã những vấn đề trong quá khứ, ráo riết tìm lời giải đáp cho các câu hỏi thiết thực của hiện tại. Cách nhìn của Nguyễn Xuân Khánh về Hồ Quý Ly và công cuộc canh tân đất nước có tính phản biện, đối thoại lại cách nhìn/diễn ngôn của sử sách chính thống và kinh nghiệm cộng đồng bấy lâu nay. Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết là một nhân vật lịch sử có thật, người được lựa chọn đương đầu với giông bão thời cuộc, người chèo lái con thuyền lịch sử của dân tộc vượt qua cơn biến loạn để rẽ sang một hướng mới. Tính cách, tài năng, sự đa nghi, tư tưởng canh tân... cũng như một loạt hành động, sự kiện tàn bạo của ông: giết Nguyễn Đa Phương, bức tử Thuận Tôn, dời đô về Thanh Hóa, trong hội thề Đống Sơn bắt và giết cả thảy 370 người... đã được ghi chép trong chính sử, nhiều người đã biết. Song trong bối cảnh đương thời, triều Trần mạt vận, chính sự nhiễu nhương, quan lại tham nhũng đục khoét, ngoại xâm dòm ngó, nội xâm dấy loạn..., nếu không thực hiện các chính sách quyết liệt, mạnh tay, liệu rằng con người “kiêu ngạo mà giản dị, cứng rắn mà dịu dàng” [3, tr.93] như cái bản tính vốn dĩ của ông có thể giữ được bản thân mình huống chi cả một đất nước. Con người Hồ Quý Ly chất chứa cả một khối mâu thuẫn lớn, tham vọng quyền lực và khát vọng cải cách, thay đổi thể chế cùng những xung đột đạo đức luôn giày vò, giằng xé trong ông. Hơn ai hết, nhà văn, khi truy tìm về căn nguyên của những xung đột và bi kịch cá nhân của các nhân vật lịch sử, đã thấu hiểu điều này. Bởi thế, khác với chính sử vốn chỉ ghi chép sự kiện, Nguyễn Xuân Khánh có thể “ghi lại”, “ghi được” cảnh “hằng đêm ông vẫn đến trước bàn thời công chúa Huy Ninh, ngồi dưới chân pho tượng đá trắng để nói chuyện với bà bằng những thì thầm trong tâm tưởng” hay những giằng xé, dằn vặt nội tâm khi ông buộc 26 TRNG I HC TH H NI phải giết Nguyễn Đa Phương - con đẻ thầy dạy học của mình, bức tử vua Thuận Tôn khiến con gái mình thành bà góa... Những gì mà chính sử không ghi chép hoặc không thể nói về Hồ Quý Ly được Nguyễn Xuân Khánh chú ý khai thác, “nói hộ” bằng suy ngẫm và tâm tư của một con người. Trong tiểu thuyết, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa diện, khác với Hồ Quý Ly trong Đại Việt sử kí toàn thư. Đằng sau gương mặt sắt đá và những tính toán duy trì sự ổn định, quyền uy của Hồ Quý Ly là cả một thế giới nội tâm phức tạp, đầy trăn trở. Ông ý thức rõ về tình thế, về cái lợi cũng như hậu quả của những việc mình đã hay sẽ làm. Dám đương đầu với lịch sử dù bị chống đối từ nhiều phía, nhưng để hướng tới một sự đổi thay có lợi cho nước, cho dân, ông vẫn quyết làm. Nhận thức rõ về thời cuộc, chấp nhận thực tế và tìm cách biến đổi nó là mục đích xuyên suốt của ông. Điều này được thể hiện rõ qua sự bộc bạch của Hồ Nguyên Trừng: “Sự tranh giành ấy cha tôi bảo là điều lành mạnh, ông bảo những người sinh ra nơi cửa quyền quý phải hiểu điều đó, ta đâu có thoát được số phận của mình, nên đón nhận nó bằng lòng cam chịu can đảm, để điều khiển nó” [3, tr.58-59]. Cũng chính Hồ Quý Ly đã nói với Hồ Nguyên Trừng những điều mà trong lòng ông cảm thấy bắt buộc và vô cùng đau xót: “Đất nước ta quá ư hỗn loạn, cần có một thay đổi, cần có một sự đảo lộn. Lẽ dĩ nhiên, tàn nhẫn đấy, đau thương đấy, nhưng ta sẽ cố gắng cho bớt cảnh đầu rơi máu chảy” [3, tr.486]... Khắc phục tính sơ lược, một chiều trong ghi chép sự kiện, nhân vật của chính sử, Nguyễn Xuân Khánh đã đặt nhân vật của ông trong nhiều mối quan hệ, dưới cái nhìn đa chiều. Dẫu biết rằng “phàm cái gì là mới thì người ta hay chống lại”, nên Hồ Quý Ly rất cần đến các “đồng minh”, nhưng chính sách cải cách của ông động chạm đến quyền lợi của cả giới quý tộc nhà Trần lẫn muôn dân trăm họ đói nghèo và thiển cận, nên ông buộc phải thực hiện các chính sách trấn áp tàn bạo hà khắc nhất. Song Hồ Quý Ly tuyệt nhiên không phải là kẻ độc tài, khát máu. Đứng trước các mối quan hệ mâu thuẫn và đối nghịch: quân - thần, phụ - tử, quyền lực - đạo đức, trách nhiệm - lương tâm...; áp lực của tình thế không cho phép ông dùng dằng hay tính toán quá lâu, bởi thế, càng đẩy mạnh canh tân, ông càng phải trấn áp mạnh mẽ. Đánh giá về ông rất khác nhau: “Người đời bảo ông táo bạo, cương nghị, sắc sảo, cả gan làm đất trời rung chuyển. Có kẻ chê ông tàn nhẫn, gian hùng, xảo quyệt và lắm tham vọng” [3, tr.524]. Nhà chép sử Văn Hoa nhận xét: “Chí của cha con họ thật rõ ràng như vậy. Một người thì muốn làm mây làm mưa để thấm nhuần cho toàn thiên hạ. Một người ngay từ lúc trẻ đã dự định làm rường cột cho nước non” [3, tr.538]. Ở một chỗ khác, khi Thượng tướng Trần Khát Chân giao cho Văn Hoa viết một cuốn sách về Hồ Quý Ly, ông ta cũng nhấn mạnh một khía cạnh khác: “Quý Ly là một người đầy táo bạo. Một kẻ cướp phải có gan: trên đầu nào biết có ai. Ông ta là một người dám trên đầu chẳng có ai” [3, tr.661]. TP CH KHOA HC − S 17/2017 27 Để củng cố quyền lực, để đạt được mục đích canh tân, Hồ Quý Ly buộc phải thanh trừng những kẻ chống đối. Cuộc tàn sát những hoàng thân quốc thích nhà Trần, diệt trừ mầm mống hậu họa khiến người ta kinh hoàng: “Hỡi ôi! Kẻ làm quan làm vua có thể chẳng ác nhưng phải làm ác. Cái ác gắn với vua quan. Cái ác là món ăn của vua quan. Cái ác là đôi cánh của vua quan. Thiếu cái ác một ngày, ngai vàng buồn rầu. Thiếu cái ác vài tuần trăng, ngai vàng rung rinh. Thiếu cái các một năm, ngai vàng sụp đổ. Cái ác là nguồn sống của vua quan. Điều đó đã ghi rành rành trong sách sử” [3, tr.772]. Cái giá mà Hồ Quý Ly phải trả cho cuộc “bứt phá” không chỉ của riêng ông mà còn cho sự “thoát xác” của cả một thể chế đã suy tàn quá đắt, song âu cũng là vạn bất đắc dĩ. Ông càng ra sức gỡ rối thì tình hình càng rối thêm. Ông đã không thể làm khác, cho dù thực tâm, ông đâu muốn như vậy. Còn nhớ khi Sử Văn Hoa viết “Minh Đạo luận” chống đối chủ trương canh tân, Hồ Quý Ly đương nhiên phải bắt và tra tấn, song chính ông đã mở ra một con đường sống cho kẻ “lầm lạc” này bằng việc ngầm lệnh cho Hồ Nguyên Trừng: “Hãy giam hắn vào hầm xử chém, đeo gông cổ thật nặng, cùm chân tay, mồm đóng hàm thiếc, bỏ đói, bỏ rét... Sau đó một sáng sớm, mang ra pháp trường. Hãy cho hắn sợ đến vãi đái, vãi cứt ra..., đến lúc đó, con hay mang lệnh của ta đến, ân xá cho hắn, rồi đuổi về thôn quê” [3, tr.551]. Như thế, Hồ Quý Ly đâu phải một tên bạo chúa, một kẻ bị ám ảnh, thôi thúc bởi tham vọng quyền lực mà xa rời những căn cốt của Phật đạo hay lòng thiện tâm. Như thế, càng đi sâu khai thác các khía cạnh tâm tư trong cảm giác cô đơn, trống rỗng thẳm sâu của nhân vật, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh càng gần gũi với một con người của đời thường. Có thể nói, các nhân vật lịch sử khác trong tác phẩm như Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương, Thánh Ngẫu, công chúa Huy Ninh, Nghệ Hoàng, Thuận Tôn, Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Nguyễn Cẩn, Phạm Sư Ôn, Chế Bồng Nga... cũng được nhà văn xây dựng theo hướng này. Trong tiểu thuyết, duy nhất khung cảnh quá khứ với các cuộc tranh giành quyền lực; sự rối ren phức tạp của tình hình chính sự với các thủ đoạn, âm mưu; các tập tục, lễ hội; các địa điểm xảy ra sự kiện..., nghĩa là các sự kiện, nội dung đòi hỏi tính xác thực, “tuyệt đối trung thành” với lịch sử là được tái hiện, tuân thủ nghiêm ngặt. Còn lại, trong mỗi trường đoạn hay phân cảnh, đặc biệt, các tình tiết tâm lí, tâm trạng, nhà văn luôn để các nhân vật “tự thể hiện” hoặc đưa ra nhiều điểm nhìn soi chiếu, nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nhờ đó, các sự kiện, ẩn tích lịch sử và lớp sương mù quá khứ được vén mở; chân dung của các nhân vật hiện lên rõ nét, chân thực và sống động. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn đã xây dựng tới hơn ba mươi nhân vật hư cấu. Trong đó, những nhân vật được dụng công khắc họa có cá tính, có đời sống nội tâm như Phạm Sinh, Sử Văn Hoa, Thanh Mai, cô Sáo; có những nhân vật chỉ xuất hiện trong chốc 28 TRNG I HC TH H NI lát như ông già Lặc, cô Hạnh con gái Sử Văn Hoa... Đây là những nhân vật không hề có trong lịch sử, nhưng lại hoàn toàn ăn nhập với guồng chuyển động của tâm lý và tính cách các nhân vật chính. Nếu không có những nhân vật hoàn toàn hư cấu như Phạm Sinh, Sử Văn Hoa, sự soi chiếu về nhân vật chính Hồ Quý Ly sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn đi rất nhiều; không có Thanh Mai, đời sống nội tâm của Hồ Nguyên Trừng với những hạnh phúc, đau khổ, dằn vặt... cũng sẽ kém phần phong phú, sinh động. Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhân vật hư cấu và các nhân vật có thật trong lịch sử. Số phận, cuộc đời các nhân vật đều được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử, đều chứa một phần lịch sử, nên mỗi nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đều phản ánh các dòng chảy khác nhau của lịch sử. Nhà văn thông qua các nhân vật để dựng lại không khí lịch sử một giai đoạn, một thời kì lịch sử để người đọc hiểu hơn về một thời kì lịch sử đã qua, đồng thời lý giải lịch sử bằng con mắt hiện tại. Đồng thời, “Ngược lại nỗi tiếc thương người vợ quá cố, quận chúa Quỳnh Hoa của Hồ Nguyên Trừng; cuộc tình trăng gió của Thiên Nhiên tăng với cô gái quê cắt cỏ trên đồng; tình yêu của Hồ Nguyên Trừng với Thanh Mai, Phạm Sinh với Thị Hạnh... thực sự là những trang viết về những mối tình vừa mãnh liệt vừa lãng mạn, đầy chất thơ và cũng không thiếu những giọt nước mắt. Ở những trang này dường như Nguyễn Xuân Khánh muốn qua đó để bạn đọc được sống lại thời trai trẻ của mình một cách vô thức, tạo nên sự đam mê và ma lực cuốn hút lòng người. Điều đó chứng tỏ bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đa dạng mà cao kiến, thanh tao mà tục lụy biết nhường nào” [dẫn bài của Đỗ Ngọc Yên, 1, tr.294]. Là nhà tiểu thuyết hiện đại, Nguyễn Xuân Khánh đồng tình với quan điểm của Millan Kundera khi cho rằng: “tiểu thuyết gia không phải là thằng hầu của những sử gia. Anh không thể kể hay bàn về lịch sử, nhưng khám phá ra những khía cạnh chưa biết tới của hiện hữu con người, những biến động lớn lao của lịch sử đối với anh ta giống như cái đèn rọi bất thình lình làm sáng tỏ những khía cạnh ẩn giấu và vạch trần chúng ra”. Nguyễn Xuân Khánh chọn lịch sử làm đích đến nên nhà văn không “tái hiện” lịch sử mà ông đã sáng tạo lịch sử theo cách riêng, với ông, tiểu thuyết lịch sử là “sự sáng tạo thứ hai, nó là tác phẩm của con người. Bởi vì chỉ có con người mới có thể còn chơi được với quá khứ, làm cho nó sống lại trước mắt chúng ta và phục sinh nó bằng nghệ thuật”. Goncourt cho rằng “lịch sử là cuốn tiểu thuyết đã viết xong, tiểu thuyết lịch sử có thể diễn ra như thế. Thượng đế chẳng làm gì được với lịch sử nữa nhưng con người thì còn có thể viết lịch sử và làm thay hình, đổi dạng nó”. 3. KẾT LUẬN Tựu trung, viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh không nhằm tái hiện sự thật lịch sử mà hướng tới việc khắc họa, diễn giải thân phận con người trước những biến động TP CH KHOA HC − S 17/2017 29 lớn lao của lịch sử. Sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật đã mang đến cho Hồ Quý Ly nói riêng cũng như Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa nói chung sự rộng mở các chiều kích, khả năng phản ánh cũng như những yêu cầu mới đối với việc thể hiện các vấn đề phức tạp, bí ẩn của lịch sử. Đặc điểm trên khiến việc đọc và hiểu tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh không dễ dàng. Song, xin mượn ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử sau đây để làm lời kết: “Tiểu thuyết lịch sử nào cũng trong mình mang hai lần lịch sử: lịch sử thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống. Chỉ quan tâm thời đã qua mà không nếu được vấn đề quan tâm của người hiện tại thì tiểu thuyết cũng khó hấp dẫn. Chỉ nêu quan tâm hiện tại mà bỏ mất lịch sử thì không có tiểu thuyết lịch sử nữa” [1, tr.472]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Đoàn Ánh Dương, Đỗ Hải Ninh, Lịch sử và văn hóa – Cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh, - Nxb Phụ nữ - Viện Văn học, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Khánh, “Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu”, nguồn: 3. Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, - Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 4. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng ngàn, - Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 5. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, - Nxb Phụ nữ, Hà Nội. THE TRUTH OF HISTORY AND THE FICTITIOUS ART IN THE NOVEL NAMED “HO QUY LY” BY NGUYEN XUAN KHANH Abstract: Regarding to the three literary novels “Ho Quy Ly”, “Mau thuong ngan” and “Doi gao len chua”, in the recent years, the author Nguyen Xuan Khanh was mentioned in many seminars, studies on the development and renewal of literature and contemporary Vietnamese historical novels. The article more discusses on the relationship between the truth of history and the fictitious art to built and create historical figures in the work named Ho Quy Ly. Keywords: Nguyen Xuan Khanh, Ho Quy Ly, historical novel, realistic, fictitious art.
File đính kèm:
- su_that_lich_su_va_hu_cau_nghe_thuat_trong_tieu_thuyet_ho_qu.pdf