Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại

Phức hệ Nhân biến chất Kon Tum (PNBK) là một cấu trúc đặc biệt lộ ra ở rìa đông của miền

trung Đông Dương được hình thành bởi sự chồng lấn của nhiều giai đoạn tạo vỏ khác nhau. Mặc dù

trước đây phần nhân của PNBK được xem là các thành tạo biến chất cao tuổi ArcheanPaleoproterozoi, xong các kết quả nghiên cứu mới cho thấy ít nhất một phần các thành tạo cổ nhất

chỉ có tuổi ca. 1,5 tỷ năm, ứng với Mesoproterozoi. Từ cuối Proterozoi đến Paleozoi giữa là giai

đoạn tạo vỏ quan trọng với việc bồi đắp lượng lớn vật liệu trầm tích và magma liên quan tới sự tiến

hóa bồn Tam Kỳ - Phước Sơn theo sau là ghép nối địa mảng và tạo núi, tạo nên lục địa Đông

Dương nguyên thủy. Tuy nhiên, những hạn chế trong nghiên cứu bản chất, nguồn gốc và chế độ

kiến tạo liên quan đến các thành tạo cổ nhất trong PNBK cho thấy cần có những nghiên cứu tổng

hợp và định lượng trong thời gian tới.

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 1

Trang 1

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 2

Trang 2

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 3

Trang 3

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 4

Trang 4

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 5

Trang 5

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 6

Trang 6

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 2980
Bạn đang xem tài liệu "Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại

Sự tạo vỏ tiền Cambri trong phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK): bằng chứng và tồn tại cho một mô hình kiến tạo hiện đại
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 
DOI: 10.15625/vap.2019.00094 
85 
SỰ TẠO VỎ TIỀN CAMBRI TRONG PHỨC HỆ NHÂN BIẾN CHẤT KON 
TUM (PNBK): BẰNG CHỨNG VÀ TỒN TẠI CHO MỘT MÔ HÌNH KIẾN 
TẠO HIỆN ĐẠI 
 Trần Thanh Hải1, Khin Zaw2, Jacquiline Halpin2, Bùi Vinh Hậu1, 
Ngô Xuân Thành
1
, Ngô Thị Kim Chi1, Nguyễn Hữu Hiệp1, 
Andrew Carter
3
1Bộ môn Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam; 
Email: tranthanhhai@humg.edu.vn 
2
ARC Centre of Excellence in Ore Deposits (CODES), University of Tasmania, Hobart, Tasmania, 
Australia 
3
Department of Earth and Planetary Sciences, Birkbeck University of London, Malet Street, London 
WC1E 7HX, U.K. 
TÓM TẮT 
Phức hệ Nhân biến chất Kon Tum (PNBK) là một cấu trúc đặc biệt lộ ra ở rìa đông của miền 
trung Đông Dương được hình thành bởi sự chồng lấn của nhiều giai đoạn tạo vỏ khác nhau. Mặc dù 
trước đây phần nhân của PNBK được xem là các thành tạo biến chất cao tuổi Archean-
Paleoproterozoi, xong các kết quả nghiên cứu mới cho thấy ít nhất một phần các thành tạo cổ nhất 
chỉ có tuổi ca. 1,5 tỷ năm, ứng với Mesoproterozoi. Từ cuối Proterozoi đến Paleozoi giữa là giai 
đoạn tạo vỏ quan trọng với việc bồi đắp lượng lớn vật liệu trầm tích và magma liên quan tới sự tiến 
hóa bồn Tam Kỳ - Phước Sơn theo sau là ghép nối địa mảng và tạo núi, tạo nên lục địa Đông 
Dương nguyên thủy. Tuy nhiên, những hạn chế trong nghiên cứu bản chất, nguồn gốc và chế độ 
kiến tạo liên quan đến các thành tạo cổ nhất trong PNBK cho thấy cần có những nghiên cứu tổng 
hợp và định lượng trong thời gian tới. 
Keywords: Đông Dương, phức hệ nhân biến chất Kon Tum, biến chất cao, biến dạng, trồi lộ. 
1. KHÁI QUÁT VỀ KHUNG KIẾN TẠO KHU VỰC 
Phân bố ở phần rìa đông của bán đảo Đông Dương, Phức hệ Nhân biến chất Kon Tum (Kon 
Tum Metamorphic Core Complex)- một cấu trúc lộ ra các thành tạo địa chất cổ bị biến chất cao ở 
phần trung tâm (Hình 1), trước đây thường được xem là phần nhân của vỏ lục địa Đông Dương. Về 
phía đông, phức hệ này chìm xuống dưới đáy biển Đông, trong khi đó rìa phía bắc và tây của địa 
khối này phân cách với Đai tạo núi uốn nếp Trường Sơn (Gardner et al., 2017) bởi một cấu trúc đặc 
biệt mang đặc điểm của 1 đới khâu kiến tạo - Đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn (Tran et al, 2014). 
Ranh giới phía nam của địa khối này không rõ ràng và bị xóa nhòa bởi sự xâm nhập hoặc phủ 
chồng của các thành tạo xâm nhập và/hoặc trầm tích Mesozoi. 
Phức hệ nhân biến chất Kon Tum (PNBK) được cấu thành chủ yếu bởi các thành tạo trầm tích 
hoặc magma biến chất cao mà thành phần và nguồn gốc nguyên thủy của chúng hiện vẫn chưa được 
xác định một cách đầy đủ. Chúng bị xuyên cắt hoặc chồng phủ bởi một khối lượng lớn magma xâm 
nhập, phun trào hoặc trầm tích có nhiều tuổi và môi trường khác nhau. Bên cạnh đó, biến dạng kiến 
tạo nhiều giai đoạn và biến chất cao đi cùng đã dẫn đến sự đảo lộn hoặc xóa nhòa vị trí nguyên 
thủy, trật tự và quan hệ của các thành tạo địa chất.Dựa trên những tài liệu hiện có (xem Trần Thanh 
Hải, 2017), có thể chia phức hệ này ra thành một số địa khối nhỏ hơn dựa trên đặc điểm thành phần 
vật chất, mức độ biến dạng và biến chất như sau. 
Địa khối Pleiku - Quy Nhơn (I) tạo nên phần trung tâm của phức hệ kéo dài từ vùng bờ biển 
tỉnh Bình Định đến biên giới Việt - Lào (Hình 1), trùng một phần của các á địa khu Kan Nack và 
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 
86 
Ngọc Linh của Trần Văn Trị và Vũ Khúc (2009). Đặc trưng của khối này là các tổ hợp thạch kiến 
tạo bị biến chất tới tướng granunit và đôi nơi bị siêu biến chất (Tran Ngoc Nam et al., 2001, Trần 
Ngọc Nam, 2009; Osanai et al., 2008; Nakano et al., 2013), bị xâm nhập bởi nhiều thành tạo magma 
có tuổi và nguồn gốc khác nhau nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể và định lượng về tuổi và nguồn 
gốc. 
Hình 1. Sơ đồ kiến tạo dựa trên tuổi hình 
thành của vỏ lục địa và các sự kiện biến 
dạng chồng xác định được trong khu vực 
miền Trung Việt Nam. Xây dựng dựa trên 
việc tổng hợp các tài liệu hiện có. Đường 
màu nâu trong hình là giới hạn khu vực 
thảo luận chi tiết trong công trình này. 
Các khu vực đánh số I-V là các địa khối 
cấu trúc vỏ trong đó I: Pleiku-Quy Nhơn, 
II1: Kon Tum - Quảng Ngãi, II2: Buôn Mê 
Thuột - Tuy Hòa; III: Trường Sơn; IV: 
Tam Kỳ - Phước Sơn, V: Đà Lạt – Tây 
Ninh. Theo Trần Thanh Hải (2017). 
Địa khối Kon Tum - Quảng Ngãi (II1) và Buôn Mê Thuột - Tuy Hòa (II2) bao gồm những diện 
tích lộ ra đá biến chất cao nhưng có mức độ biến chất thấp hơn (tới tướng amphibolit) và vây quanh 
Địa khối I nói trên (Hình 1). Chúng bao gồm một phần diện tích các á địa khu Kan Nack và Ngọc 
Linh (Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009). Các đá cấu thành khối này bị biến dạng và biến chất cao 
tuổi từ Proterozoi giữa - muộn đến Cambri sớm và các thể nêm kiến tạo biến chất thấp tuổi Paleozoi 
hoặc bị xâm nhập bởi các thành tạo magma Phanezozoi (Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 
1982; Tống Duy Thanh và Vũ Khúc, 2005; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009). 
Địa khối Trường Sơn (III) Địa khối Trường Sơn nằm ở phía bắc của PHNK (Hình 1) được mô 
tả là Đai tạo núi Paleozoi giữa Đà Nẵng - Sê Kông và Paleozoi muộn - Meozoi sớm Trường Sơn 
thuộc Phân hệ tạo núi đa kỳ Paleozoi giữa - Mesozoi sớm Đông Dương (Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 
2009). Cấu tạo của khối này gồm các tổ hợp thạch kiến tạo đa nguồn gốc tuổi Proterozoi muộn đến 
Mesozoi sớm, bị biến dạng đa kỳ trong tạo núi Paleozoi giữavà tạo núi Indosinia và bị phủ chồng 
bởi các tổ hợp đồng tới sau tạo núi Mesozoi giữa đến Kainozoi. 
Địa khối Tam Kỳ - Phước Sơn (IV) là một cấu trúc đặc biệt, mang đặc điểm của đới khâu kiến 
tạo ở miền trung Đông Dương (Hình 1) kéo dài hàng trăm kilomet từ biên giới Việt - Lào về phía 
đông, tạo thành ranh giới phía tây và bắc của các địa khối Kon Tum - Quảng Ngãi (II1) và Buôn Mê 
Thuột - Tuy Hòa (II2) với chiều dày hàng chục km. Đới này đã được nhiều nhà địa chất gọi nhiều 
tên khác nhau (xem tóm tắt trong Trần Thanh Hải, 2017) và ... i và bị xâm nhập mạnh mẽ của nhiều loại magma Paleozoi giữa đến Mesozoi. 
Địa khối Đà Lạt - Tây Ninh (V) tạo nên rìa phía nam của Địa khối Buôn Mê Thuột - Tuy Hòa 
(Hình 1) và bao gồm diện tích của Đai tạo núi Indosini Srepok - Tây Nam bộ và rìa lục địa tích cực 
Mesozoi muộn Đà Lạt của Trần Văn Trị và Vũ Khúc (2009). Trong địa khối này lộ ra các thành tạo 
xâm nhập và ít hơn là phun trào và trầm tích tuổi Mesozoi muộn thuộc bối cảnh của một rìa lục địa 
tích cực (Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009) phát triển rộng rãi dẫn tới sự xuyên cắt, phủ chồng, làm 
phức tạp và xóa nhòa các thành tạo địa chất cổ hơn trong đó có phần móng PNBK. 
2. SỰ TẠO VỎ TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN CAMBRI VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG 
NGHIÊN CỨU 
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm thành phần vật chất, cấu trúc và các mô hình 
kiến tạo của PHBK và lân cận đã được tiến hành trong suốt Thế kỷ 20 và đầu Thế kỷ 21 được tiến 
hành với nhiều số liệu địa chất được công bố (xem tóm tắt trong Tống Duy Thanh và Vũ Khúc, 
2005;Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009; Tran et al., 2014; Trần Thanh Hải, 2017; Gardner et al., 
2017; Faure et al., 2018; Nguyen et al., 2019), cho đến nay tuổi, nguồn gốc và sự tiến hóa kiến tạo 
của của các thành tạo được cho là nhân của phức hệ này vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ, gây nhiều tranh 
luận. Do mức độ biến chất chồng kém hơn nên di chỉ của các thành tạo cổ cũng như các biến dạng 
biến chất cổ tác động lên chúng còn bảo tồn ở dọc phần rìa bắc của PNBK và đã được một số 
nghiên cứu gần đây nhận dạng và luận giải (Usuki et al., 2009; Tran et al., 2014; Gardner et al., 
2017; Nguyen et al., 2019). Ngược lại, sự tác động mạnh mẽ của sự kiện nhiệt-kiến tạoMesozoi 
sớm vào phần nhân của PNBK (Nakano et al., 2013; Faure et al., 2018) với sự xâm nhập của một 
lượng lớn magma và nóng chảy tại chỗ đã dẫn tới sự biến vị và phá hủy phần lớn các cấu trúc cổ 
hơn và việc nhận dạng đúng bản chất kiến tạo của các thành tạo này đòi hỏi nhiều nghiên cứu 
chuyên sâu. 
Trên cơ sở những tài liệu hiện có, có thể xem xét tiến trình địa chất tạo vỏ nguyên thủy của 
PNBK cũng như những tồn tại trong việc xác định bản chất tiến hóa kiến tạo của PHBK như sau. 
2.1. Giai đoạn tạo vỏ Archean-Mesoproterozoi 
Trước đây phần lõi biến chất cao của PNBK được xem một nhân biến chất cổ tuổi Archean 
đến Proterozoi sớm (xem tổng hợp trong Tống Duy Thanh và Vũ Khúc, 2005; Trần Văn Trị và Vũ 
Khúc, 2009). Tuy nhiên, khoảng tuổi Archean chỉ là tuổi tương đối có được từ sự đối sánh và suy 
đoán dựa trên sự tương đồng về thành phần vật chất và đặc điểm biến chất của PNBK với các thành 
tạo granunit cổ tương tự trên thế giới.Ngược lại, các bằng chứng ít ỏi về tuổi U-Pb và K-Ar của các 
đá biến chất cao ở đây cho những bằng chứng trái ngược về tuổi và nguồn gốc với rất nhiều khoảng 
tuổi khác nhau từ Paleoproterozoi đến Mesozoi được nhận dạng. Hơn thế nữa, cho đến nay, việc 
cho rằng các thành tạo biến chất cao trong PNBK có tuổi Archean chưa thể chứng minh được. 
Để góp phần làm rõ tuổi của các thành tạo cổ nói trên, nhóm tác giả đã thu thập các mẫu biến 
chất cao thuộc một phần Phức hệ Kannack từ khu vực Phù Mỹ (Bình Định) để định tuổi bằng 2 kỹ 
thuật SHRIMP và LA-ICP-MS. Mẫu được lấy từ các đá gneiss sáng màu, xen kẹp với các thể tù 
hoặc boudin amphibolit. Đá bị biến dạng và biến chất mạnh mẽ, tạo phiến mylonit và cấu tạo dải lit-
par-lit, đi cùng là các nếp uốn đẳng nghiêng (Pha 1). Các cấu tạo này bị biến dạng bởi 2 pha uốn 
nếp trong đó pha 2 tạo nên các phức nếp uốn recumbent với mặt trục nếp uốn đổ thoải về phía đông, 
pha 3 là các nếp uốn mở với mặt trục gần thẳng đứng, kéo dài á kinh tuyến; tất cả bị cắt qua bởi các 
khe nứt và đứt gãy giòn quy mô khác nhau. 
Zircon trong mẫu được tách, chọn và gắn lament và mài tại Trung tâm phân tích-thí nghiệm 
công nghệ cao, Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hợp phần đã gia công được gửi đi phân tích tuổi U-Pb 
bằng kỹ thuật LA-ICP-MS tại Đại học Birkbeck London (U.K.) và bằng kỹ thuật SRHIMP tại Viện 
Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM). Kết quả định tuổi cho thấy phần lớn zircon được 
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 
88 
phân tích có tuổi phù hợp (concordant; Hình 2) và cho tuổi là ca. 1512.4±4.7 tr. năm (bằng kỹ thuật 
SRHIMP) hoặc 1496±31 tr. năm (bằng kỹ thuật LA-ICP-MS). Hình thái các hạt zircon trong mẫu 
cho thấy sự tự hình với cấu tạo phân đới điển hình cho kết tinh từ magma (Hình 3) với khoảng tuổi 
ở phần nhân và rìa của nhiều hạt zircon tương tự nhau (khoảng 1,5 tỷ năm), phản ánh tuổi kết tinh 
của hạt zircon mà không bị tác động của biến chất chồng muộn hơn. 
Hình 2. Đồ thị phù hợp (Concordia) biểu diễn sự phân bố tuổi của zircon của 1 mẫu đá orthogneiss 
ở vùng Bình Định phân tích bằng kỹ thuật SRHIMP (trái) và LA-ICP-MS (phải). 
Kết qủa phân tích cho thấy có một lượng lớn hạt zircon có tuổi phù hợp và có thể coi là tuổi 
kết tinh của zircon. Kết quả định tuổi bằng kỹ thuật SHRIMP của 16 hạt zircon cho tuổi cổ hơn (ca. 
1512 tr.năm) với sai số nhỏ hơn so với định tuổi của 12 hạt bằng LA-ICP-MS (ca. 1494 Ma) nhưng 
cả 2 phương pháp đều cho tuổi sấp xỉ 1,5 tỷ năm. Như vậy, có thể coi khoảng tuổi ca. 1,5 tỷ năm là 
tuổi kết tinh của mẫu (xem thảo luận trong bài). 
 Những bằng chứng này cho thấy zircon có thể là sản phẩm kết tinh của magma xâm nhập 
hoặc phun trào nguyên thủy trước khi bị biến chất cao tạo gneiss. Như vậy, lần đầu tiên các đá biến 
chất cao ở phần đông của PNBK được xác định tuổi tuyệt đối là 1,5 tỷ năm. Nam et al. (2001) cũng 
công bố kết quả tuổi U-Pb của một phần Phức hệ Kannak là ca. 1,4 tỷ năm từ 1 hạt zircon trong 
trầm tích biến chất (?) thu thập từ phức hệ này. Tuy nhiên, do chỉ có 1 hạt zircon được định tuổi và 
chưa rõ nguồn gốc của nó nên số liệu tuổi này chưa đáng tin cậy và có thể chỉ phản ảnh tuổi của vật 
liệu trầm tích nguyên thủy. 
Kết qủa nghiên cứu này, kết hợp với rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các thành tạo 
được xem là cổ nhất phân bố rải rác ở nhiều khu vực khác nhau trong PNBK cần được nghiên cứu 
một cách định lượng để xác định đúng nguồn gốc nguyên thủy và tuổi chính xác của chúng. 
2.2. Giai đoạn Neoproterozoi – Paleozoi sớm 
Đặc trưng bởi sự hình thành các thành tạo trầm tích và phun trào bị biến chất tới tướng 
amphibolit, nhiều nơi chứa kyanit và sillimanit và các thành tạo trầm tích, phun trào bị biến chất 
thấp hơn lộ ra khá rộng rãi, đặc biệt là phần rìa phía bắc của PNBK. Usuki et al. (2009) và Tran et 
al. (2014) đã chứng minh một phần của các thành tạo trầm tích bị biến chất này (Phức hệ Khâm 
Đức) trong phạm vi Địa khối II1 (Kon Tum - Quảng Ngãi) có tuổi lắng đọng cổ nhất là ca. 750 
tr.năm tương ứng Neoproterozoi. Chúng bị xâm nhập mạnh mẽ bởi các thành tạo xâm nhập cung 
đảo có tuổi từ 518 đến 502 tr.năm (Nguyen et al, 2019) hoặc bao phủ bởi các phun trào tuổi 476-
470 tr.năm (Gardner et al., 2017) và sau đó bị biến dạng khu vực mạnh mẽ và biến chất nhiệt áp 
trung bình điển hình cho chế độ va chạm tạo núi trong khoảng 450 đến 400 tr.năm (Usuki et al., 
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 
89 
2009; Tran et al., 2014), tạo nên Đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn (Tran et al., 2014) và một lục địa 
Đông Dương nguyên thủy mà PNBK là trung tâm. 
Hình 3. Ảnh chụp CL các hạt zircon 
được định tuổi bằng kỹ thuật SRHIMP 
cho thấy hình thái và cấu tạo bên trong 
của chúng. Hầu hết các hạt zircon đều 
có kiến trúc tự hình, với các cấu tạo 
phân đới khá đồng nhất, phản ảnh sự kết 
tinh do magma. Kết quả định tuổi các 
đới nhân và rìa cho một số hạt zircon 
đều cho tuổi khá đồng nhất ở 1,5 tỷ năm, 
chứng tỏ cấu trúc nguyên thủy được bảo 
tồn từ khi kết tinh của hạt zircon và 
không có sự tác động đáng kể của biến 
chất muộn hơn. 
3. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN 
Những thông tin trên đây cho thấy Phức hệ Nhân Biến chất Kon Tum (PNBK) là một cấu trúc 
phức tạp, được thành tạo đa kỳ. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng các thành tạo tuổi cổ nhất tạo 
nên phần nhân của PNBK là các thành tạo được hình thành trong Archean-Paleoproterozoi, chưa 
thể khẳng định một cách định lượng. Thay vào đó, các kết quả nghiên cứu mới nhất chỉ ghi nhận sự 
tồn tại của các thành tạo magma ở khoảng 1,5 tỷ năm trong ít nhất một phần của PNBK cho đến nay 
được xem là giai đoạn tạo vỏ cổ nhất ghi nhận được. Giai đoạn tạo vỏ mạnh mẽ nhất dọc theo rìa 
PNBK diễn ra từ cuối Proterozoi đến Paleozoi giữa với việc lắng đọng rộng rãi các thành tạo trầm 
tích Neoproterozoi, theo sau là các thành tạo xâm nhập và phun trào Paleozoi sớm phân bố chủ yếu 
dọc rìa bắc và tây của PNBK. Sự phá hủy đại dương Tam Kỳ - Phước Sơn (Tran et al., 2014; 
Gardner et al., 2017; Quyen et al., 2019), theo sau là và chạm địa mảng dẫn đến tạo núi Paleozoi 
sớm – giữa (Tran et al., 2014) đã hoàn tất sự ghép mảng và mở rộng vỏ lục địa trong khu vực, tạo 
nên một lục địa Đông Dương nguyên thủy (Proto-Indochina). 
Như vậy, có thể thấy PNBK là hậu quả của quá trình tạo vỏ phức tạp liên quan tới một lịch sử 
kiến tạo đa kỳ ít nhất từ Mesoproterozoi. Tuy nhiên, hiện nay bản chất và nguồn gốc và chế độ kiến 
tạo liên quan đến các thành tạo cổ nhất trong khu vực vẫn chưa được làm rõ và cần có những nghiên 
cứu tổng hợp và định lượng trong thời gian tới. 
Lời cảm ơn 
Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn sự tài trợ của các đề tài cấp Nhà nước BĐKH 13.16/20 trong 
việc khảo sát và thu thập số liệu thực địa. Đề tài cấp Bộ B2019-MDA-562-15 tài trợ việc gia công 
và phân tích mẫu cho nghiên cứu này. Khoa các khoa học Địa chất và Hành tinh, Đại học Birkbeck, 
London và Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) đã giúp đỡ nhiệt tình 
trong việc định tuổi tuyệt đối. 
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 
90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Faure, M., Nguyen, V.V., Luong, T.T.H., Lepvrier, C., (2018). Early Paleozoic or Early-Middle Triassic 
collision between the South China and Indochina Blocks: The controversy resolved? Structural insights 
from the Kon Tum massif (Central Vietnam), J. Asian Earth Sciences166, 162-180. 
[2]. Gardner, C.J., Graham, I.T., Belousova, E., Booth, G.W., Greig, A., (2017). Evidence for 
Ordovician subduction–related magmatism in the Truong Son terrane, SE Laos: implications 
for Gondwana evolution and porphyry Cu exploration potential in SE Asia; Gondwana 
Research, 44, 139–156. 
[3]. Nakano, N., Osanai, Y., Owada, M., Tran, N.N., Charusiri, P., Khamphavong, K., (2013). 
Tectonic evolution of high–grade metamorphic terranes in central Vietnam: constraints from 
large–scale monazite geochronology, J. Asian Earth Sciences, 73(8), 520–539. 
[4]. Nam, T.N., Sano, Y., Terada, K., Toriumi, M., Quynh, P.V. and Dung, L.T., 2001. First Shrimp U–Pb 
zircon dating of granulites from the Kontum massif (Vietnam) and tetonothermal implications, J. Asian 
Earth Sciences, 19, 77–84. 
[5]. Nguyen, Q.M., Feng, Q.L., Zi, J.W.,Zhao,T., Tran, H.T., Ngo, T.X., Tran, D.M., Nguyen, H.Q., (2019). 
Cambrian intra–oceanic arc trondhjemite and tonalite in the Tam Ky–Phuoc Son Suture Zone, central 
Vietnam: Implications for the early Paleozoic assembly of the Indochina Block; Gondwana Research 
70, 151-170. 
[6]. Tống Duy Thanh và Vũ Khúc (chủ biên), 2005. Các phân vị địa tầng Việt Nam; NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[7]. Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao (chủ biên), 1982. Bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500 000; Lưu 
trữ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 
[8]. Trần Thanh Hải, 2017. Kiến tạo hoạt động vùng ven biển miền Trung Việt Nam và tác động tới tai biến 
địa chất; NXB Khoa học và Kỹ thuật. 
[9]. Tran, H.T., Zaw, K., Halpin, J.A., Manaka, T., Meffre, S., Lai, C.K., Lee, Y., Le, H.V., Dinh, S., 2014. 
The Tam Ky–Phuoc Son shear zone in Central Vietnam: tectonic andmetallogenic implications, 
Gondwana Research, 26(1), 144–164. 
[10]. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (chủ biên), 2009. Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên 
và Công nghệ. 
[11]. Usuki T., Lan, C.Y., Yui, T.F., Iizuka, Y., van Vu, T., Tran, T.A., Okamoto, K., Wooden, J.L., Liou, 
J.G., (2009). Early Paleozoic medium–pressure metamorphism in central Vietnam: evidence from 
SHRIMP U–Pb zircon ages, Geosciences Journal, 13(3), 245–256. 
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 
91 
THE PRECAMBRIAN CRUSTAL GROWTH IN KON TUM 
METAMORPHIC COMPLEX (PNBK): EVIDENCES AND PROBLEMS FOR 
A MODERN TECTONIC MODEL 
 Hai Thanh Tran
1
, Khin Zaw
2
, Jacquiline Halpin
2
, Hiep Huu Nguyen
1
Andrew Carter
3
, Thanh Ngo Xuan
1
, Hau Vinh Bui
1
1
Department of Geology, Hanoi University of Mining and Geology, Hanoi, Vietnam 
Email: tranthanhhai@humg.edu.vn 
2
ARC Centre of Excellence in Ore Deposits (CODES), University of Tasmania, Hobart, Tasmania, 
Australia 
3
Department of Earth and Planetary Sciences, Birkbeck University of London, Malet Street, London 
WC1E 7HX, U.K 
ABSTRACT 
The Kon Tum Metamorphic Core Complex (PNBK) is a special tectonic entiry in east central 
Indochina that was undergone multi-episides crustal forming processes. Although previous works 
had considered the core portion of the PNBK composes highly metamorphosed Archean-
Paleoproterozoic assemblages, new data has revealed that at least part of the complex were formed 
at ca. 1.5 Ba, which is equivalent to the Mesoproterozoic. Late Proterozoic to Middle Paleozoic 
time is an important period of crustal formation within the PNBK, which involved in the deposition 
of large volumes of sedimentary and magmatic materials that were derived from the evolution of 
Tam Ky - Phuoc Son basin, followed by terrane assembly and collisional orogeny, creating the 
Proto-Indochina continent. However, the limitation of researches on the nature, origin and tectonic 
setting of high-grade assemblages within the PNBK warrants comprehensive and qualitative 
geological works in the coming time. 
Key words: Indochina, Kon Tum Metamorphic Core Complex, High-grade metamorphism, 
Deformation, Uplift. 

File đính kèm:

  • pdfsu_tao_vo_tien_cambri_trong_phuc_he_nhan_bien_chat_kon_tum_p.pdf