Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bổ sung sản phẩm tảo cô

đặc Thalassiosira sp. thay thế vi tảo tươi Thalassiosira sp. và Chaetoceros sp. lên sinh trưởng và tỷ

lệ sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn trôi nổi. Ấu trùng được ương trong

các bể composite hình trụ, dung tích 150 lít. Thức ăn mỗi nghiệm thức là hỗn hợp của ba loài vi tảo

Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana kết hợp với Chaetoceros sp. hoặc Thalasssiora sp.

Vi tảo Thalassiosira sp. cô đặc ở dạng nhão hoặc lỏng đậm đặc là sản phẩm khoa học của đề tài.

Hai thông số kích thước và tỷ lệ sống được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát

triển của ấu trùng. Kích thước trung bình của ấu trùng nghêu sau 10 ngày tuổi khi cho ăn bằng tảo

tươi Thalassiosira sp. (194,67±9,51 µm) và Chaetoceros sp. (195,70±11,15 µm) khác biệt không

có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, kích thước trung bình ở nghiệm thức tảo Thalassiosira sp.

dạng lỏng (214,58±11,18 µm ) và dạng nhão (201,54±10,01 µm) cao khác biệt có ý nghĩa thống kê

(p<0,05) so với tảo tươi Thalassiosira sp. và Chaetoceros sp. Ở nghiệm thức tảo tươi Chaetoceros

sp. (52,4±2,91%) đạt tỷ lệ sống cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức tảo

Thalassiosira sp. dạng nhão (50,7±2,05%) và dạng lỏng (47,8 ±2,28%). Tảo cô đặc Thalassiosira

sp. có thể làm thức ăn bổ sung thay thế vi tảo tươi tương ứng trong ương ấu trùng nghêu giai đoạn

trôi nổi.

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 1

Trang 1

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 2

Trang 2

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 3

Trang 3

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 4

Trang 4

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 5

Trang 5

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 6

Trang 6

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 7

Trang 7

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 8

Trang 8

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 9

Trang 9

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 5201
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851)

Sử dụng tảo cô đặc thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến tre (meretrix lyrata sowerby, 1851)
3TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.
* Email: nhungho1625@gmail.com
SỬ DỤNG TẢO CÔ ĐẶC Thalassiosira sp. TRONG ƯƠNG ẤU 
TRÙNG NGHÊU BẾN TRE (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)
Hồ Hồng Nhung1∗, Lại Thị Minh Lê1, Trần Văn Nhiên1, Nguyễn Hữu Thanh1 
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bổ sung sản phẩm tảo cô 
đặc Thalassiosira sp. thay thế vi tảo tươi Thalassiosira sp. và Chaetoceros sp. lên sinh trưởng và tỷ 
lệ sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn trôi nổi. Ấu trùng được ương trong 
các bể composite hình trụ, dung tích 150 lít. Thức ăn mỗi nghiệm thức là hỗn hợp của ba loài vi tảo 
Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana kết hợp với Chaetoceros sp. hoặc Thalasssiora sp. 
Vi tảo Thalassiosira sp. cô đặc ở dạng nhão hoặc lỏng đậm đặc là sản phẩm khoa học của đề tài. 
Hai thông số kích thước và tỷ lệ sống được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát 
triển của ấu trùng. Kích thước trung bình của ấu trùng nghêu sau 10 ngày tuổi khi cho ăn bằng tảo 
tươi Thalassiosira sp. (194,67±9,51 µm) và Chaetoceros sp. (195,70±11,15 µm) khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên, kích thước trung bình ở nghiệm thức tảo Thalassiosira sp. 
dạng lỏng (214,58±11,18 µm ) và dạng nhão (201,54±10,01 µm) cao khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05) so với tảo tươi Thalassiosira sp. và Chaetoceros sp. Ở nghiệm thức tảo tươi Chaetoceros 
sp. (52,4±2,91%) đạt tỷ lệ sống cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức tảo 
Thalassiosira sp. dạng nhão (50,7±2,05%) và dạng lỏng (47,8 ±2,28%). Tảo cô đặc Thalassiosira 
sp. có thể làm thức ăn bổ sung thay thế vi tảo tươi tương ứng trong ương ấu trùng nghêu giai đoạn 
trôi nổi.
Từ khóa: Meretrix lyrata, sinh trưởng, tảo cô đặc, Thalassiosira sp., tỷ lệ sống
I. GIỚI THIỆU
Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) là loài 
nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, thị trường xuất 
khẩu lớn được Hội đồng quản lý biển quốc tế 
(Marine Stewward Councel) cấp chứng nhận 
đạt tiêu chí MSC. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất 
giống nhân tạo và ương nuôi loài nghêu này vẫn 
còn nhiều khó khăn. Vì tỷ lệ sống còn thấp, phụ 
thuộc nhiều vào thức ăn tự nhiên.
Vi tảo là thức ăn chủ yếu được sử dụng 
cho tất cả các giai đoạn tăng trưởng của động 
vật thân mềm hai mảnh. Kích thước tảo tối đa 
ấu trùng lọc được liên quan đến kích thước cơ 
thể ấu trùng (LoraVilchis & Maeda-Martinex, 
1977). Theo Helm và ctv., (2004), chế độ ăn 
thích hợp cho việc ương ấu trùng chữ D - veliger 
và giai đoạn đầu (chiều dài vỏ < 125 µm) của 
các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ là kết hợp một 
trong các loài tảo silic: Chaetoceros calcitrans, 
Thalassiosira sp. ( cho ấu trùng > 55µm) hoặc 
Chaetoceros muelleri (cho ấu trùng >90µm) với 
Isochrysis galbana hoặc Pavlova lutheri với tỷ 
lệ bằng nhau theo số lượng tế bào.
Theo Laing, Lees và ctv., (2004), có 
5 loài tảo silic (C. calcitrans, C.muelleri, 
C.ceratosporum, Thalassiosira sp. và 
Skeletonema costatum) đều chứa hàm lượng 
PUFA cao phù hợp với ấu trùng nhuyễn thể. 
Hai loài có giá trị dinh dưỡng cao nhất là 
C.calcitrans và Thalassiosira sp. He và Wei 
(1984) nghiên cứu thức ăn và tập tính ăn của 
ấu trùng nghêu Nhật hay còn gọi là Nghêu 
Manila (Venerupis philippinarum, Ruditapes 
philippinarum) cho thấy chúng thích ăn tảo 
silic đơn bào sống đáy. Chế độ ăn có sự phối 
trộn hỗn hợp các loại tảo có lợi, hai hoặc ba 
loài có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó có một 
loài tảo silic có kích thước phù hợp góp phần 
4 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
cải thiện tốc độ tăng trưởng và phát triển của 
ấu trùng so với chế độ cho ăn một loài. 
Thalassiosira sp. là loài tảo khuê đơn bào, 
có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là các 
acid béo không no đa nối đôi với hàm lượng 
DHA và EPA đạt 7,2 mg/ml (Li, 1979 & 
Pratoomyot, 2005). Trong điều kiện nuôi nhân 
tạo, Thalassiosira sp. có tốc độ sinh trưởng 
nhanh, thích ứng tốt với sự thay đổi của môi 
trường như: pH, ánh sáng, nhiệt độ (Brown, 
1996). Việc nuôi sinh khối loài vi tảo này để đa 
dạng nguồn thức ăn tự nhiên cho sản xuất giống 
thủy sản là rất cần thiết.
Theo Coutteu và Sorgeloos (1992), sản xuất 
sinh khối vi tảo cho động vật nuôi trồng thủy 
sản rất tốn kém, có thể chiếm 20 – 50% tổng 
chi phí sản xuất của trại giống. Hiện nay, các 
trại sản xuất giống nhuyễn thể ở nước ta, chủ 
yếu nuôi tảo theo các phương pháp truyền thống 
không đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn 
cho ấu trùng vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết, 
trang thiết bị, diện tích trại và trình độ kỹ thuật. 
Hiện tượng tảo tàn lụi đồng loạt vẫn thường 
xuyên xảy ra mà chưa có biện pháp khắc phục 
hiệu quả. Việc có thể thay thế tảo tươi bằng sản 
phẩm tảo cô đặc trong ương ấu trùng nhuyễn 
thể có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng kịp thời nhu 
cầu thức ăn, nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống 
trong ương nuôi ấu trùng nhuyễn thể và đặc biệt 
là loài nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata).
Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu 
thử nghiệm các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm 
được thử nghiệm như nấm men, vi khuẩn, thức 
ăn viên, tảo khô, tảo cô đặc cho nhiều kết quả 
khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng 
và giai đoạn phát triển của các đối tượng nuôi 
(Robert và Trintignac 1997; Sen và ctv., 2005; 
Knauer và Southgae 1999). Nhìn chung, khi sử 
dụng các sản phẩm này thay thế hoàn toàn vi tảo 
tươi thì không phù hợp cho nhu cầu dinh dưỡng 
của ấu trùng và hậu ấu trùng, ngoại trừ tảo cô 
đặc được bảo quản lạnh. Sản phẩm tảo cô đặc 
phải đạt yêu cầu không gây độc cho đối tượng 
nuôi (D’souza và ctv., 2002), dễ dàng phân tách 
trở lại thành từng tế bào và số lượng tế bào hỏng 
<10% (Heasman và ctv., 2000). Hơn nữa, không 
có sự khác biệt đáng kể về giá trị dinh dưỡng 
giữa bảo quản sản phẩm tảo (cô đặc ... 0,05).
Hình 3. Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu khi sử dụng các dạng thức ăn khác nhau sau 10 ngày tuổi.
Sản phẩm Thalassiosira sp. dạng lỏng 
hay dạng nhão của đề tài phù hợp cho ương 
ấu trùng nghêu giai đoạn trôi nổi đến bám đáy. 
Chất lượng sản phẩm sau thời gian bảo quản 4 
tuần đạt tỷ lệ sống (77 ±2%), mùi bình thường, 
không nhiễm khuẩn hay ở mật độ rất thấp (vài 
10 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
khuẩn lạc), mức độ kết dính tế bào <10%, thành 
phần dinh dưỡng trình bày như ở (Bảng 2).
Kết quả nghiên cứu của Chu Chí Thiết 
(2011), khi cho ăn hỗn hợp 3 loài tảo tươi 
(Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana 
và Chaetceros muelleri), với tỷ lệ 1:1:1, ấu 
trùng nghêu ở giai đoạn D-veliger có tỷ lệ sống 
cao nhất ở mật độ ương 5 con/ml (62,18%) và 
10 con/ml không khác biệt.
Đặng Tố Vân Cầm và Võ Minh Sơn (2015) 
cũng đã nghiên cứu sản xuất và ứng dụng sản 
phẩm tảo cô đặc Isochrysis galbana (dạng lỏng 
và nhão) để thử nghiệm ương ấu trùng nghêu 
Meretrix lyrata, cho kết quả kích thước tăng 
trưởng cao hơn so với tảo tươi, tỷ lệ sống không 
khác biệt so với tảo tươi Isochrysis galbana.
Knuckey và ctv., (2006), khi thử nghiệm 
sản phẩm tảo cô đặc loài Thalassiosira 
pseudonana trên hậu ấu trùng hàu Thái Bình 
Dương (Crassostrea gigas) hay kết quả ương ấu 
trùng khi sử dụng tảo cô đặc đạt gần bằng so với 
tươi như Heasman và ctv (2000) đã sử dụng kết 
hợp sản phẩm cô đặc của 2 loài P. lutheri và C. 
calcitrans hoặc S. costatum, sau thời gian bảo 
quản 7–8 tuần cho tốc độ phát triển của ấu trùng 
tôm đạt 85–90% so với tảo tươi tương ứng. Tác 
giả đã kết luận sản phẩm tảo cô đặc khi thu 
hoạch, xử lý và bảo quản thích hợp có khả năng 
thay thế tảo tươi cho ương nuôi ấu trùng và hậu 
ấu trùng hai mảnh vỏ. 
Robert và ctv., (2001) đã chứng tỏ có thể sử 
dụng Tetraselmis suecica tươi hoặc sản phẩm 
cô đặc, bảo quản ở nhiệt độ thấp, trong thành 
phần thức ăn của ấu trùng Hàu Thái bình dương 
(Crassostrea gigas). Brown và Robert (2002) 
thu hoạch 5 loài tảo Chaetoceros calcitrans, 
C. calcitrans, Chaetoceros sp., Skeletonema 
costatum, Isochrysis galbana bằng phương pháp 
kết bông bởi pH, tác giả đã cho thấy các sản 
phẩm này đặc biệt C. calcitrans, Chaetoceros 
sp. dùng làm thức ăn cho ấu trùng hàu cho 
kết quả không khác biệt so với tảo tươi. Tuy 
nhiên, tác giả chỉ thay thế 80% tảo tươi bằng 
sản phẩm cô đặc. Phòng thí nghiệm nhuyễn thể 
của Đại học Auburn (AUSL) đã sử dụng sản 
phẩm thương mại tảo cô đặc (Reed Mariculture 
Inc.’s Shellfish Diet 1800®) kết hợp 4 loài vi 
tảo: Isochrysis sp., Pavlova so., Thalassiosira 
weissflogii và Tetraselmis sp. để nuôi ấu trùng 
hàu (Crassostrea virginica) trong 10 năm và 
hiện đang nghiên cứu để phát triển, sử dụng 
trong trại giống.
Ngoài ra, việc sử dụng tảo cô đặc còn đảm 
bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hỗ trợ sự phát 
triển của ấu trùng, không làm ảnh hưởng chất 
lượng nước mà nguyên nhân là sự phân hủy 
của thức ăn dư thừa (Loosanoff và Davis, 1963; 
Doroudi và ctv., 1999). Cần có sự hiểu biết về 
tương tác giữa lượng cho ăn và mật độ ấu trùng 
để giảm thiểu thức ăn dư thừa, nâng cao hiệu 
quả ương nuôi. Nhiều nhà nghiên cứu nhuyễn 
thể hai mảnh vỏ (Walne, 1965; Schulte, 1975; 
Gerdes, 1983) đã chỉ ra rằng mật độ thức ăn khi 
vượt quá mức tới hạn, tốc độ lọc của ấu trùng 
giảm. Nó đã được chứng minh là có mối quan 
hệ tỷ lệ nghịch giữ tốc độ lọc và mật độ tảo cho 
ăn. Do đó, số lượng tế bào được lọc trong một 
thời gian nhất định không có sự thay đổi. So với 
tảo khô thì tảo cô đặc là sự lựa chọn tốt hơn, dễ 
hòa tan vào nước và chi phí cũng rẻ hơn. Sản 
phẩm thương mại tảo cô đặc đang được sản xuất 
và sử dụng rộng rãi. 
Sự phát triển của sản phẩm tảo cô đặc góp 
phần giảm thiểu vốn và chi phí hoạt động sản 
xuất tảo, đảm bảo kịp thời nhu cầu thức ăn cho 
các trại sản xuất giống động vật thủy hải sản, 
đặc biệt là nhuyễn thể. Giải quyết vấn đề then 
chốt trong sản xuất giống là nâng cao tỷ lệ sống 
và chất lượng ấu trùng.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Tăng trưởng về kích thước của ấu trùng 
nghêu khi cho ăn bằng tảo Thalassiosira sp. 
dạng lỏng (214,58 ±11,18 µm) và dạng nhão 
(201,54 ±10,01 µm) cao khác biệt so với tảo 
tươi Thalassiosira sp. ( 197,42 ±9,51 µm) và 
Chaetoceros sp. (195,70 ±11,15 µm) đối chứng.
Tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu khi cho ăn 
tảo Thalassiosira sp. lỏng (46,9 ±1,26%), nhão 
11TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
(50,7 ±2,05%) cao khác biệt có ý nghĩa so với khi 
cho ăn bằng tảo tươi tương ứng (40,5 ±3,10%), 
và tỷ lệ sống ở nghiệm thức Thalassiosira sp. 
nhão khác biệt không có ý nghĩa so với tảo tươi 
Chaetoceros sp. (52,4 2,91%).
4.2. Đề xuất.
Tiếp tục thử nghiệm đánh giá chất lượng 
sản phẩm ở qui mô trại giống.
Tiếp tục nghiên cứu sử dụng sản phẩm 
trong ương nghêu và hàu giai đoạn ương giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Chu Chí Thiết, 2011. “Ảnh hưởng của mật độ ương 
và cấu trúc nền đáy đến sinh trưởng và tỷ lệ sống 
của ấu trùng nghêu Meretrix lyrata từ giai đoạn 
bơi tụ do đến giai đoạn sau ấu trùng biến thái”, 
Bản tin Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 
Số 4, Quý IV:10-12
Chu Chí Thiết, Martin S. Kumar, 2008. Tài liệu về 
kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix 
lyrata Sowerby, 1851), Chương trình hợp tác 
phát triển nông nghiệp nông thôn (CARD), Dự 
án 027/05 VIE.
Đặng Tố Vân Cầm và Võ Minh Sơn, 2015. Sử dụng 
tảo Isochrysis galbana làm thức ăn cho ấu trùng 
nghêu Meretrix lyrata, Tạp chí Nghề Cá Sông 
Cửu Long. Số 5, 29-37.
Nguyễn Đinh Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn 
Văn Hảo, Trình Trung Phi, Võ Minh Sơn., 2002. 
Nghiên cứu sản xuất giống nghêu (Meretrix 
lyrata Sowerby, 1851). Tuyển tập báo cáo khoa 
học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần 
thứ ba, NXB Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí 
Minh: 100 – 114.
Tài liệu tiếng Anh
Lora-Vichis MC, Maeda-Martine AN, 1977. 
“Ingestion and digestion index of catarina scallop 
Aropecten ventricosus-circularis, Sowerby II, 
1842, veliger larvae with ten microalgae species”, 
Aquacluture Research 28: 905 – 910.
Helm, M.M., Bourne, N. & Lovatelli, A., 2004. 
“Hatchery culture of bivalves. A practical 
manual”, FAO Fisheries Technical Paper. No. 
471, pp. 177, FAO, Rome.
Laing, I.,D.N. Lees, D.J. Page and K. Henshilwood, 
2004. “Research on shellfish cultivation: A 
synopsis of research funded by the Department 
for Environment, Food and Rural Affair 
(DEFRA) between 1990 AND 2003”, Science 
Series Technical Report Number 122; pp. 45-
52; Centre For Environment, Fisheries and 
Aquaculture Science
 Li, W. K. W., 1979. “Cellular composition and 
physiological characteristic of the diatom 
Thalassiosira weissfl ogii adapted to cadmium 
stress”, Mar. Biol., 55: 171 – 180. 15. 
Pratoomyot J., Srivilas P., Noiraksar, T., 2005. “Fatty 
acids composition of 10 microalgal species”, 
Songklanakrin. J. Sci. Technol., 27 (6): 1179 – 
1187.
Brown, R. M., A. G. Dunstan, S. A. Norwood, A. K. 
Miller, 1996. “Effects of harvest stage and light 
on the biochemical composition of the diatom 
Thalassiosira pseudonana, J. Phycol. 32: 64 – 
73.
He J.J. and X.M. Wei, 1984. “A study on food 
and feeding habit of the clam spat.” Journal of 
Fisheries of China, 8:2, 99-106, 7 ref.
Coutteau, P., Sorgeloos, P., 1992. “The use of algal 
substitutes and the requirement for live algae 
in the hatchery and nursery rearing of bivalve 
molluscs: an international survey”, J. Shellfish 
Res. 11, 267–476.
Robert, R., Trintignac, P., 1997. “Substitutes for live 
microalgae in mariculture: a review”, Aquat. 
Living Resour. 10: 315-327.
Sen, B., Alp, M.T., Kocer, M.A.T., 2005a. “Studies 
on growth of marine microalgae in batch cultures: 
II. Isochrysis galbana (Haptophyta)”, Asian J. 
Plant Sci. 6: 639-641.
Knauer, J., Southgate, P.C., 1999. “A review of 
the nutritional requirements of bivalves and the 
development of alternative and artificial diets for 
bivalve aquaculture”, Rev. Fish. Sci. 7: 241-280.
D’Souza, F.M.L., Knuckey, R.M., Hohmann, S. and 
Pendrey, R.C., 2002. “Flocculated microalgae 
concentrates as diets for larvae of the tiger prawn 
Penaeus monodon Fabricius”, Aquacult. Nutr. 8: 
113–120
Heasman, M., Diemar, J., O’Connor, W., Sushames, 
T., Foulkes, L., 2000. “Development of extended 
shelf-life micro-algae concentrate diets harvested 
by centrifugation for bivalve mollusks–a 
summary”, Aquacult. Res. 31: 637–659.
12 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Aji, Ludi P., 2011. “The use of algae concentrates, 
dried algae and algal subtitutes to feed bivalves”, 
Makara, Sains 15(1): 1-8.
D’Souza, F.M.L. and Kelly, G.J. 2000. “Effects of 
a diet of a nitrogen limited alga (Tetraselmis 
suecica) on growth, survival and biochemical 
composition of tiger prawn (Penaeus 
semisulcatus) larvae”, Aquaculture 181: 311–329
Ponis, E., et al., 2003. “Nutritional value of fresh 
and concentrated algal diets for larval and 
juvenile Pacific oysters (Crassostrea gigas)”, 
Aquaculture 221(1-4): 491-505.
Donaldson J., 1991. “Commercial production of 
microalgae at Coast Oyster. Proceedings of 
US- Asia Workshop on Rotifer and Microalgae 
Culture, Honolulu, Hawaii”, The Oceanic 
Institute, HI, USA, pp. 229-236.
Nell, J.A., O’Connor, W.A., 1991. The evaluation 
of fresh algae and stored algal concentrates 
as a food source for Sydney rock oyster, 
Saccostrea commercialis (Iredale and Roughley), 
Aquaculture 99: 277-284.
Knuckey, M., Brown, M.R., 1998. Microalgal 
concentrates as aquaculture feeds, Proceedings 
of Aquaculture 98, Las Vegas, NV, USA, 15-19 
Feb. 1998, p. 301. J. Shellfish Res. 17: 329-330.
McCausland, M.A., Brown, M.R., Barrett, S.M., 
Diemar, J.A., Heasman, M.P., 1999. Evaluation 
of live and pasted microalgae as supplementary 
food for juvenile Pacific oysters (Crassostrea 
gigas), Aquacult. Res. 174: 323-342.
Robert R., Parisi G., Rodolfi L., Poli B.M. and 
Tredici, M.R., 2001. Use of fresh and preserved 
Tetraselmis suecica for feeding Crassostrea 
gigas larvae, Aquaculture 192, 333–346.
Knuckey, R.M., Brown, M.R., Robert R., Frampton 
D.M.F., 2006. Production of microalgal 
concentrates by flocculation and their assessment 
as aquaculture feeds, Aquacult. Eng. 35: 
300-313.
Brown, M., Robert, R., 2002. Preparation and 
assessment of microalgal concentrates as feeds 
for larval and juvenile Pacific oyster (Crassostrea 
gigas), Aquaculture 207: 289–309.
Loosanoff, V.L. and H.C.Davis, 1963. Rearing of 
bivalve molluscs, Adv. Mar.Bio., l, 1-136.
M. Doroudi, P.C. Southgate, R. Mayer,1999. Growth 
and survival of blacklip pearl oyster larvae fed 
different densities of microalgae, Aquacult. 
Int., 7 (1999), pp. 179-187.
Aji, L. P., 2011. The use of algae concentrates, 
dried algae and algal subtitutes to feed bivalves, 
Makara, Sains 15(1): 1-8.
I.Laing, D. N. Lees, D. J. Page and Henshilwood, 
2004. Research on sellfish cultivation: A synopsis 
of research funded by the Department for 
Environment, Food and Rural Affair (DEFRA) 
betwween 1990 AND 2003, Science Series 
Technical Report Number 122: 45 - 52.
Knuckey, R. M., M. R. Brown, R. Robert and D. 
M. F. Frampton, 2006. Production of microalgal 
concentrates by flocculation and their assessment 
as aquaculture feeds, Aquacultural Engineering 
35(3): 300-313.
Ponis, E., R. Robert and G. Parisi, 2003. Nutritional 
value of fresh and concentrated algal diets for 
larval and juvenile Pacific oysters (Crassostrea 
gigas), Aquaculture 221 (1-4): 491-505.
Walne, P.R., 1965. Observations on the influence of 
food supply and temperature on the feeding and 
growth of the larvae of Ostrea edulis L., Fish.
Invest., London, Ser.2, 24: 1-45.
D.Gerdes, 1983. The Pacific oyster Crassostrea 
gigas: Part I. Feeding behaviour of larvae and 
adults, Aquaculture 31 (2-4): 195-219. 
Schelutue, E.H., 1975. Influence of algal 
concentration and temperature on the filtration 
rate of Mytilus edulis, Mar.Biol.,30:331-341
13TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 14 - THÁNG 10/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
1 Research Institute for Aquculture No.2
* Email: nhungho1625@gmail.com
THE USE OF CONCENTRATED MICROALGAE Thalassiosira sp. 
TO FEED LARVAE OF CLAM (Meretrix lyrata, Sowerby, 1851)
Ho Hong Nhung1∗, Lai Thi Minh Le1, Tran Van Nhien1, Nguyen Huu Thanh1
ABSTRACT
This study was conducted to test the effective of modifying concentrated Thalassiosira sp. in 
replacing of fresh Thalassiosira sp. and Chaetoceros sp. on growth rate and survival of larval 
clams Meretrix lyrata. Larvae were reared in compostie cylinder tanks, volume of 150 litres. Mix 
of microalgae Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros sp. or Thalassiosira sp. 
were fed to the larvae. The size and survival rate were used for evaluating of feeding on larval 
development. Ten day old larvae used live microalage Thalassiosisra sp. as feed had average 
size (214.6±11.18 µm) and significantly higher than that of concentrated Thalassiosisra sp., live 
Thalassiosira sp. and Chaetoceros sp. (p<0.05) . The survival in paste form (50.7±2.05 %) and 
concentrated form (47.8 ±2.28%) was not significant different (p>0.05) comparing to use of live 
Chaetoceros sp. (52.4±20.91 %). In conclusion, concentrated Thalassiosira sp. product can be used 
in replacement of fresh microalge in feeding bivalves.
Keywords: concentrated microalgae, growth, Meretrix lyrata, survival, Thalassiosira sp.
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh
Ngày nhận bài: 03/9/2019
Ngày thông qua phản biện: 23/09/2019
Ngày duyệt đăng: 27/10/2019
Người phản biện: TS. Trần Sương Ngọc
Ngày nhận bài: 03/9/2019
Ngày thông qua phản biện: 23/09/2019
Ngày duyệt đăng: 27/10/2019

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_tao_co_dac_thalassiosira_sp_trong_uong_au_trung_nghe.pdf