Sử dụng phuơng pháp Q - Sort trong nghiên cứu quan điểm và nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý nghề cá
Mỗi người có quan điểm chủ quan khác nhau về thế giới khách quan, và phương pháp QưSort được sử dụng để phát hiện các loại hình nhận thức chủ quan của nhóm người tham dự trong các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng. Phương pháp Qưsort cung cấp cho chúng ta một công cụ nghiên cứu chính xác và hệ thống để khảo sát quan điểm chủ quan của con người. Phương pháp này thường được sử dụng để: (1) phát hiện và phân loại quan điểm/nhận thức của người tham dự, (2) cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề mà họ đã đưa ra, (3) nhận diện các tiêu chuẩn quan trọng đối với các nhóm, và (4) khảo sát các nội dung thống nhất và tranh luận trong nhóm người tham dự (Brown, M. 2004)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phuơng pháp Q - Sort trong nghiên cứu quan điểm và nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý nghề cá
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Địa lí – Tr−ờng ĐHSP Hà Nội, 5/2005 Sử dụng phuơng pháp Q-sort trong nghiên cứu quan điểm và nhận thức của cộng đồng địa ph−ơng về quản lý nghề cá GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Đỗ Thị Minh Đức, Th.S Nguyễn T−ờng Huy Khoa Địa lí - Tr−ờng ĐHSP Hà Nội I. Tổng quan về ph−ơng pháp Q-sort Mỗi ng−ời có quan điểm chủ quan khác nhau về thế giới khách quan, và ph−ơng pháp Q-sort đ−ợc sử dụng để phát hiện các loại hình nhận thức chủ quan của nhóm ng−ời tham dự trong các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng. Ph−ơng pháp Q-sort cung cấp cho chúng ta một công cụ nghiên cứu chính xác và hệ thống để khảo sát quan điểm chủ quan của con ng−ời. Ph−ơng pháp này th−ờng đ−ợc sử dụng để: (1) phát hiện và phân loại quan điểm/nhận thức của ng−ời tham dự, (2) cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề mà họ đã đ−a ra, (3) nhận diện các tiêu chuẩn quan trọng đối với các nhóm, và (4) khảo sát các nội dung thống nhất và tranh luận trong nhóm ng−ời tham dự (Brown, M. 2004). Stephenson là ng−ời đầu tiên đ−a ra ph−ơng pháp Q-sort vào năm 1935. Sau đó, ph−ơng pháp này đã đ−ợc phát triển liên tục qua nhiều thập kỉ. Ph−ơng pháp Q-sort sử dụng kết hợp thống nhất các ph−ơng pháp nghiên cứu định tính và định l−ợng. Khía cạnh định l−ợng của ph−ơng pháp Q-sort sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố (factor analysis) để gộp nhóm những ng−ời có ý kiến giống nhau, từ đó tạo ra các giả thuyết cho các nghiên cứu tiếp theo. Khía cạnh định tính của ph−ơng pháp Q-sort cho phép ng−ời tham dự bày tỏ ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Ph−ơng pháp Q-sort nhấn mạnh nội dung định tính là con ng−ời suy nghĩ nh− thế nào và tại sao, nh−ng không chỉ ra bao nhiêu ng−ời suy nghĩ giống nhau (Annette L.V. and Ulrike W. 1997). Mục đích tr−ớc hết và quan trọng nhất của ph−ơng pháp Q-sort là phát hiện các mẫu hình nhận thức, ý kiến hay quan điểm khác nhau, chứ không phải là sự phân bố về số của chúng trong một tập hợp rộng hơn. Các nghiên cứu sử dụng ph−ơng pháp Q-sort th−ờng dùng các mẫu nhỏ hơn so với các nghiên cứu sử dụng ph−ơng pháp điều tra. Kết quả của những nghiên cứu này ít chịu ảnh h−ởng bởi số l−ợng mẫu nhỏ so với kết quả của các nghiên cứu điều tra. 37 Hiện nay, ph−ơng pháp Q- sort đã đ−ợc sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác nhau, bao gồm tâm lý học, xã hội học, chính trị học, y học, giáo dục và ngày cả trong các nghiên cứu tham dự cộng đồng của Ngân hàng Thế giới, FAO (Donner, J.C. 2001; Annette L.V. and Ulrike W. 1997). Tuy nhiên, ph−ơng pháp này còn ít đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội nói chung, đặc biệt là trong nghiên cứu về quan điểm, nhận thức và ý kiến của ng−ời dân đối với các vấn đề liên quan đến việc hoạch định chính sách và các biện quản lý, phát triển. II. Các b−ớc thực hiện ph−ơng pháp Q-sort Ph−ơng pháp Q-sort bao gồm ba b−ớc chính: xây dựng mẫu Q (Q- sample), thực hiện sắp xếp mẫu Q (Q-sort), tính toán và phân tích dữ liệu Q- sort. Chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt ba b−ớc tiến hành này trong nghiên cứu nhận thức của cộng đồng địa ph−ơng về quản lý nghề cá ở Việt Nam – tr−ờng hợp nghiên cứu tại Nam Định và Thanh Hoá. 1. Xây dựng mẫu Q Mẫu Q th−ờng là tập hợp những lời trình bày (statements) tiêu biểu, thể hiện ý kiến hay nhận thức chủ quan của ng−ời tham dự về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Những lời trình bày này đ−ợc lựa chọn từ các cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc thảo luận nhóm tr−ớc đó. Trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng địa ph−ơng trong quản lý nguồn lợi thuỷ sản”1, 43 cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm ng− dân và cán bộ quản lý nghề cá đã đ−ợc thực hiện tại các xã Giao Lâm, Giao Long (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) và xã Ng− Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) trong tháng 1/2003. Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi liên quan đến nhận thức của ng− dân và cán bộ quản lý về hiện trạng môi tr−ờng, nguồn lợi thuỷ sản và việc quản lý chúng. Toàn bộ nội dung phỏng vấn đ−ợc ghi lại bằng máy ghi âm để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin do ng−ời tham dự cung cấp. Sau đó, toàn bộ nội dung ghi âm đ−ợc nhóm nghiên cứu khoa Địa lý chép lại d−ới dạng văn bản. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã chọn ra hơn 400 lời trình bày của ng− dân và các cán bộ quản lý, trong đó có nhiều nội dung trùng nhau. Dựa trên những 1 Dự án hợp tác giữa khoa Địa lý - ĐHSP Hà Nội với NIBR (Na Uy) và Viện Nghiên cứu Hải sản - Bộ Thuỷ sản với sự tài trợ của EU, do PGS. TS Đỗ Thị Minh Đức làm chủ nhiệm. 38 lời trình bày này, các nhà nghiên cứu xã hội học đã thảo luận với các nhà sinh học để lựa chọn ra 20 lời trình bày tiêu biểu liên quan đến bốn nội dung nghiên cứu chính là hệ sinh thái, sức ép của nghề cá, quyền và các biện pháp quản lý. Mỗi lời trình bày đ−ợc in ra một tấm thẻ riêng biệt để ng−ời tham dự thực hiện việc sắp xếp mẫu Q theo quan điểm chủ quan cá nhân. 2. Thực hiện Q-sort Trong b−ớc này, nghiên cứu viên yêu cầu ng−ời tham dự sắp xếp các nội dung trong mẫu Q, từ đó thu thập dữ liệu về quan điểm chủ quan của họ. Trong khi thực hiện Q-sort, ng−ời tham dự đ−ợc đ−a cho một phiếu trả lời để sắp xếp các nội dung trong mẫu Q theo một sự phân bố bắt buộc. Thêm vào đó, phiếu trả lời này còn yêu cầu ng−ời tham dự đ−a ra lý do giải thích vì sao họ lại sắp xếp nh− vậy, đặc biệt là đối với các nội dung mà họ cho là quan trọng hay không quan trọng nhất, hoặc đồng ý hay không đồng ý nhất.Trong nghiên cứu này, 44 cuộc phỏng vấn Q-sort với ng− dân và cán bộ quản lý nghề cá đã đ−ợc thực hiện tại xã Giao Lâm (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) và xã Ng− Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) trong tháng 11/2003. Trong số 44 ng−ời thực hiện sắp xếp mẫu Q, một số ng−ời đã tham gia các cuộc phỏng vấn sâu đ−ợc thực hiện trong tháng 1/2003. Nghiên cứu viên yêu cầu ng−ời tham dự sắp xếp 20 lời trình bày trong mẫu Q theo một sự phân bố bắt buộc giống nh− mẫu phiếu trả lời d−ới đây (xem H ... m PQMethod tính toán các trị số nhân tố. Các trị số này là cơ sở cho việc phân tích sự t−ơng đồng và khác biệt trong quan điểm/nhận thức về các vấn đề liên quan đến quản lý nghề cá hiện diện trong số ng−ời tham dự. III. Phân tích kết quả Trong nghiên cứu này, kết quả tính toán các trị số nhân tố đ−ợc giải thích thông qua việc so sánh trị số của các lời trình bày trong cùng một nhóm và giữa các nhóm ý kiến khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý tới các nội dung có cực trị (ví dụ +4, +3, -3, -4) và các nội dung khác biệt gữa các nhóm. Mức độ t−ơng quan giữa các nhân tố/nhóm cũng đ−ợc xem xét để đánh giá những điểm t−ơng đồng và khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm. Thông qua việc thực hiện ph−ơng pháp phân tích nhân tố, ph−ơng pháp xoay varimax và tính toán các trị số nhân tố, ba nhóm ý kiến khác nhau về các vấn đề liên quan đến quản lý nghề cá đã đ−ợc nhận diện (xem Bảng 1). Tr−ớc hết, 16 ng−ời tham dự trong nhóm 1 (có ph−ơng sai lớn nhất, 21%) đặc biệt quan tâm đến các biện pháp quản lý nghề cá, trong đó nhấn mạnh đến việc Chính phủ nên cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt (lời trình bày số 4 với giá trị +4) mà cụ thể là việc cấm các ng− cụ nh− te hớt, lới rùng và giã điện (lời trình bày số 15 với giá trị +3). Nhóm này cũng quan tâm đến vấn đề quyền quản lý, trong đó nhấn mạnh sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng− (lời trình bày số 10 với giá trị +3). Vì thế, họ cho rằng việc quản lý nguồn lợi trên cơ sở cộng đồng là có thể thực hiện đ−ợc (lời trình bày số 7 và 8 với giá trị -3). Đặc biệt, những ng−ời tham dự thuộc nhóm 1 đã rất không đồng ý với ý kiến cho rằng sản l−ợng đánh bắt suy giảm là do sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền đánh cá (lời trình bày số 18 với giá trị -4). Theo họ, sức ép lớn nhất của nghề cá chính là việc sử dụng các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt chứ không phải là sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền. ở điểm này, chúng ta dễ nhận thấy sự thống nhất giữa nhận thức về sức ép của nghề cá và ý kiến về biện pháp quản lý mà họ đã đ−a ra (lời trình bày số 18 với giá trị -4 và lời trình bày 12 với giá trị +4). 3 01 ng−ời không đ−ợc lựa chọn vào bất cứ nhóm nào để phân tích vì có trị số ph−ơng sai rất thấp cho cả 3 nhóm. 42 Bảng 1: Trị số của các lời trình bày theo các nhóm/nhân tố STT Lời trình bày tiêu biểu* Nhóm 1 (n=16) Nhóm 2 (n=16) Nhóm 3 (n=11) 1 Chính phủ nên cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt. 4 3 4 2 Nên cấm te hớt, l−ới rùng và giã điện để ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi. 3 3 2 3 Nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt do sử dụng kích điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng. 1 4 3 4 Ng− dân không thể quản lý lẫn nhau vì giữa họ luôn có mâu thuẫn. -3 0 1 5 Rất khó khăn để bắt những ng−ời sử dụng các ng− cụ huỷ diệt vì họ sẽ chống lại ng− dân và nh− vậy thì rất nguy hiểm. -3 0 -1 6 Nguồn lợi ven bờ suy giảm nhanh vì tàu xa bờ cũng đánh ở gần bờ. 0 1 -3 7 Chính phủ không nên giảm bớt số l−ợng tàu thuyền. -1 -3 1 8 Sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền là nguyên nhân suy giảm sản l−ợng đánh bắt. -4 1 -3 9 Chỉ có Quân đội mới có thể hạn chế ng− dân sử dụng các ng− cụ huỷ diệt. 0 -4 3 10 Khi lực l−ợng kiểm ng− bắt đ−ợc những ng−ời sử dụng kích điện, họ chỉ phạt tiền, thu tôm cá và sau đó lại thả đi. 3 -3 -4 * Lời trình bày có trị số cao đối với bất cứ nhóm nào trong ba nhóm Tiếp theo, 16 ng−ời thuộc nhóm 2 (chiếm 12% tổng ph−ơng sai) lại đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạn kiệt của nguồn lợi ven bờ. Họ cho rằng, nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt là do sử dụng kích điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng (lời trình bày số 1 với giá trị +4). Và do vậy, t−ơng tự nh− nhóm 1, những ng−ời thuộc nhóm 2 chú ý đến các vấn đề về quyền và các biện pháp quản lý nghề cá. Trong đó, họ đã nhấn mạnh đến việc cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt (lời trình bày số 12 với giá trị +3) mà cụ thể là te hớt, l−ới rùng và giã điện (lời trình bày số 15 với giá trị +3). Việc giảm bớt số l−ợng tàu thuyền cũng đ−ợc họ đề cập đến nh− là một biện pháp quản lý cần thiết (lời trình bày số 11 với giá trị -3). Tuy nhiên, nhóm 2 đã rất không đồng ý với vai trò duy nhất của quân đội trong việc hạn chế ng− dân sử dụng ng− cụ huỷ diệt (lời trình bày số 6 với giá trị - 4). Theo họ, hiện nay quân đội chỉ có thể phối hợp với các lực l−ợng khác (ví dụ nh− lực l−ợng kiểm ng−, chính quyền địa ph−ơng và cộng đồng ng− dân) trong việc hạn chế ng− dân sử dụng ng− cụ huỷ diệt. Thêm vào đó, nhóm 2 cũng không đồng ý với ý kiến chỉ sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng− (lời trình bày số 10 với giá trị -3). 43 T−ơng tự nhóm 1 và nhóm 2, 11 ng−ời thuộc nhóm 3 (chiếm 9% tổng ph−ơng sai) đặc biệt nhấn mạnh đến việc Chính phủ nên cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt (lời trình bày 12 với giá trị +4). Nh−ng khác với nhóm 1 và nhóm 2, nhóm 3 lại quan tâm và đồng ý với vai trò duy nhất của quân đội trong việc hạn chế ng− dân sử dụng các ng− cụ huỷ diệt (lời trình bày số 6 với giá trị +3). Theo họ, cùng với truyền thống, bản chất tốt đẹp và sự sẵn có về ph−ơng tiện và con ng−ời (nhất là bộ đội biên phòng), lực l−ợng quân đội có thể làm tốt nhiệm vụ hạn chế ng− dân sử dụng ng− cụ huỷ diệt. Tuy nhiên, những ng−ời thuộc nhóm 3 lại rất không đồng ý với ý kiến chỉ sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng− (lời trình bày số 10 với giá trị -4). Cuối cùng, nhóm 3 dành sự quan tâm tiếp theo cho các vấn đề liên quan đến sức ép của nghề cá. Họ phủ nhận ý kiến cho rằng sự suy giảm sản l−ợng đánh bắt là do sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền và do tàu xa bờ cũng đánh ở gần bờ (lời trình bày số 18 và 20 với giá trị –3). Theo họ, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi ven bờ là do sử dụng kích điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng (lời trình bày số 1 với giá trị +3). Bên cạnh việc phân loại ba nhóm ý kiến tiêu biểu, các nội dung t−ơng đồng và khác biệt trong nhận thức về các vấn đề liên quan đến quản lý nghề cá giữa các nhóm cũng đ−ợc nhận diện trong nghiên cứu này (xem Bảng 1 và Bảng 2). Tr−ớc hết, dễ nhận thấy cả ba nhóm đều quan tâm và nhất trí cao với ý kiến cho rằng Chính phủ nên cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh huỷ diệt, cụ thể là nên cấm te hớt, l−ới rùng và giã điện để ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi (lời trình bày số 12 và 15). Thêm vào đó, cả ba nhóm cũng đồng ý với ý kiến cho rằng nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt là do sử dụng điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng (lời trình bày số 1). Dựa trên những nội dung thống nhất này, các nhà hoạch định chính sách có thể đ−a ra những chính sách và biện pháp quản lý nguồn lợi cần thiết, phù hợp với mong đợi của ng−ời dân. Bảng 1 và Bảng 2 cũng chỉ ra những nội dung khác biệt trong quan điểm/nhận thức của ng−ời tham dự về các vấn đề liên quan đến quản lý nghề cá giữa các nhóm khác nhau. Tr−ớc hết, trong khi nhóm 1 xác nhận ý kiến phản ánh sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng−, nhóm 2 và nhóm 3 lại hoàn toàn phủ nhận vấn đề này. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc tiếp tục khảo sát quan điểm/ý kiến của ng− dân và các nhà quản lý về thực trạng hoạt động bảo vệ nguồn lợi của lực l−ợng kiểm ng− để từ đó có biện pháp củng cố, nâng cao năng lực của lực l−ợng này. 44 Bảng 2: Tóm tắt kết quả phân tích Q-sort trong các nhóm Nhóm 1 (21%) Nhóm 2 (12%) Nhóm 3 (9%) Rất đồng ý - cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt - sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng−* - cấm te hớt, lới rùng và giã điện - nguồn lợi ven bờ cạn kiệt do sử dụng điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng - cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt - cấm te hớt, lới rùng và giã điện - cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt - nguồn lợi ven bờ cạn kiệt do sử dụng điện, l−ới mắt nhỏ, xăm, đăng - chỉ có quân đội mới hạn chế đ−ợc việc sử dụng ng− cụ huỷ diệt* Rất không đồng ý - số l−ợng tàu thuyền tăng là nguyên nhân giảm sản l−ợng - ng− dân không dám bắt ng−ời dùng ng− cụ huỷ diệt* - ng− dân không thể quản lý lẫn nhau đ−ợc* - chỉ có quân đội mới hạn chế đ−ợc việc sử dụng ng− cụ huỷ diệt* - không nên giảm bớt số l−ợng tàu thuyền* - sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng−* - sự yếu kém của lực l−ọng kiểm ng−* - nguồn lợi ven bờ suy giảm nhanh vì tàu xa bờ cũng đánh ở gần bờ* - số l−ợng tàu thuyền tăng là nguyên nhân giảm sản l−ợng - Giá trị trong dấu ngoặc đơn của mỗi nhóm thể hiện tỷ lệ % tổng ph−ơng sai giải thích cho nhóm đó - Nội dung in nghiêng là những lời trình bày khác biệt cho nhóm (p<0.05, dấu (*) chỉ p<0.01) Vấn đề gây nên sự tranh luận tiếp theo giữa các nhóm là vai trò duy nhất của quân đội trong việc hạn chế ng− dân sử dụng ng− cụ huỷ diệt (lời trình bày số 6). Nh− đã đề cập ở trên, trong khi nhóm 3 xác nhận chỉ có quân đội mới làm đ−ợc điều này (giá trị +3), thì nhóm 2 lại phủ nhận hoàn toàn (giá trị -4) và nhóm 1 lại không quan tâm (giá trị 0). L−u ý rằng, vấn đề này không chỉ gây ra sự tranh luận giữa các nhóm mà còn giữa những ng−ời tham dự trong cùng một nhóm (có trị số ph−ơng sai lớn nhất). Tiếp theo, trong khi nhóm 1 và nhóm 3 không đồng ý với ý kiến cho rằng sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền là nguyên nhân suy giảm sản l−ợng đánh bắt (lời trình bày 18 với giá trị -4, -3), thì nhóm 2 lại tỏ ra đồng ý với điều này (tuy có giá trị nhỏ, +1). Theo nhóm 1 và nhóm 3, sự suy giảm sản l−ợng đánh bắt là hệ quả của việc khai thác nguồn lợi không hợp lý, trong đó việc sử dụng các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt nh− là một sức ép lớn nhất đối với nghề cá. Còn theo nhóm 2, sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền cũng đồng nghĩa với tăng sức ép lên nguồn lợi. Và vì vậy, nhóm này (và nhóm 1) đã phủ nhận ý kiến cho rằng Chính phủ không nên giảm bớt số l−ợng tàu thuyền (lời trình bày số 11 với giá trị -3 và -1). Trong khi nhóm 3 lại tỏ ra đồng ý với biện pháp này. Nh− vậy, việc xác định các nhân tố gây 45 ra sức ép lớn đối với nghề cá cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách quản lý nghề cá. Vì chỉ có nh− vậy chúng ta mới đ−a ra đ−ợc những giải pháp quản lý phù hợp. Cuối cùng, những vấn đề liên quan đến khái niệm đồng quản lý cũng cần đ−ợc xem xét trong việc xác định quyền trong quản lý nghề cá. Trong khi nhóm 2 và nhóm 3 tỏ ra không quan tâm nhiều tới vấn đề này, nhóm 1 cho rằng cộng đồng ng− dân có thể tham gia vào việc quản lý nguồn lợi nếu có chính sách phân vùng khai thác hợp lý và họ đ−ợc giao cho quyền quản lý vùng khai thác này. IV. Kết luận Trong nghiên cứu của chúng tôi, ph−ơng pháp Q-sort đã đ−ợc sử dụng để phát hiện và phân loại quan điểm/nhận thức chủ quan của cộng đồng địa ph−ơng về các vấn đề liên quan tới quản lý nghề cá. Thông qua việc thực hiện ph−ơng pháp phân tích nhân tố, xoay varimax và tính toán các trị số nhân tố, ba nhóm quan điểm/nhận thức khác nhau về quản lý nghề cá đã đ−ợc nhận diện. Dễ nhận thấy, kết quả phân tích đã chỉ ra những điểm t−ơng đồng trong nhận thức về quản lý nghề cá giữa các nhóm ng−ời tham dự. Đó là việc nên cấm triệt để các ph−ơng pháp đánh bắt huỷ diệt, trong đó nhấn mạnh việc cấm te hớt, lới rùng và giã điện. Thêm vào đó, những nội dung gây tranh luận giữa các nhóm cũng đ−ợc xác định trong quá trình phân tích nhân tố. Những vấn đề gây tranh luận chính là sức ép của nghề cá và quyền/biện pháp quản lý nghề cá. Cụ thể là: (1) sự yếu kém của lực l−ợng kiểm ng−, (2) vai trò của quân đội trong hạn chế sử dụng ng− cụ huỷ diệt, (3) sự gia tăng số l−ợng tàu thuyền làm giảm sản l−ợng đánh bắt, (4) không nên giảm bớt số l−ợng tàu thuyền, (5) tàu xa bờ cũng đánh bắt ở gần bờ và (6) quản lý nguồn lợi trên cơ sở cộng đồng. Những kết quả nghiên cứu trên cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục nghiên cứu để đ−a ra những chính sách và biện pháp quản lý nghề cá phù hợp với mong đợi của ng−ời dân. Nghiên cứu này cũng cho thấy độ tin cậy và khả năng ứng dụng rộng rãi của ph−ơng pháp Q-sort trong các nghiên cứu về quan điểm, nhận thức và ý kiến chủ quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá lợi ích của ph−ơng pháp này để mở rộng khả năng ứng dụng của nó trong các nghiên cứu địa lý kinh tế – xã hội. 46 Tài liệu tham khảo 1. Annette L.V. and Ulrike W. 1997. Q-methodology: Definition and application in health care informatics. J Am Med Inform Assoc. 1997;4:501-510. 2. Brown, M. 2004. Illuminating patterns of perception: An overview of Q methodology. Technical Note, CMU/SEI-2004-TN-026. 3. Brown, S.R. 1996. Q methodology and qualitative research. Qualitative Health Research, 1996 (Nov.), 6(4):561-567. 4. Donner, J.C. 2001. Using Q-sorts in participatory processes: An introduction to the methodology. In “Scial analysis: Selected tools and techniques”, Paper 36, June 2001. World Bank, 2001; 24:49. 5. Delnero J., Montgomery D. 2001. Perceptions of work among California agriculture teachers. Jounal of Agriculture Education. Vol. 42, Issue2, 2001;56:67. 6. Prasad R.S. 2001. Development of the HIV/AIDS Q-sort instrument to measure physician attitudes. Fam Med 2002;33(10):772-8. Summary Using Q-sort methodology to study community attitudes and perceptions in fishery management Nguyen Viet Thinh, Do Thi Minh Duc, Nguyen Tuong Huy This paper demonstrates how Q-sort methodology, a technique for systematically and rigorously revealing subjective perspectives, can be used for studying community attitudes and perceptions in fishery management (a case study in Nam Dinh and Thanh Hoa province). The Q factor analysis and varimax rotation revealed three factors that represented three deferent perceptions regarding issues of fishery management. The Q factor analysis also outlined areas of consensus and contention among three groups by investigating the factor scores across factors. These results have implications for advancing suitable policies and measures for fishery management, and provided hypotheses for follow-up studies. 47
File đính kèm:
- su_dung_phuong_phap_q_sort_trong_nghien_cuu_quan_diem_va_nha.pdf