Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên

Hiện tại, đối với sinh viên Địa lý ở trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm -

Đại học Đà Nẵng nói riêng, việc xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy (bản đồ analog) phục vụ cho

việc học tập và nghiên cứu đang gặp khó khăn. Phương pháp đang được sử dụng thường là phương

pháp thủ công truyền thống, tốn nhiều công sức nhưng chất lượng rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng

trên, chúng ta có thể sử dụng các tính năng của phần mềm Adobe Photoshop và sự hỗ trợ của máy tính

để tạo ra các lát cắt như mong muốn, đảm bảo tính chuẩn xác về nội dung và tinh xảo về kỹ thuật; tạo

điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm bài tập, thực hành xây dựng lát cắt, đồng thời, đem đến cho sinh

viên sự hứng thú, tích cực và sáng tạo hơn nữa trong học tập. Phương pháp này cần trải qua 9 bước cơ

bản với 18 thao tác kỹ thuật khá đơn giản.

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 1

Trang 1

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 2

Trang 2

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 3

Trang 3

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 4

Trang 4

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 5

Trang 5

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 6

Trang 6

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 8520
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên

Sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy, phục vụ việc học tập và nghiên cứu Địa lý tự nhiên
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
100 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015), 100-106 
* Liên hệ tác giả 
Hồ Phong 
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
Email: hophongdl.dn@gmail.com 
Điện thoại: 0978045079 
Nhận bài: 
 10 – 01 – 2015 
Chấp nhận đăng: 
 25 – 03 – 2015 
SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PHOTOSHOP ĐỂ XÂY DỰNG LÁT CẮT 
ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ GIẤY, PHỤC VỤ VIỆC HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU 
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 
Hồ Phong 
Tóm tắt: Hiện tại, đối với sinh viên Địa lý ở trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm - 
Đại học Đà Nẵng nói riêng, việc xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ giấy (bản đồ analog) phục vụ cho 
việc học tập và nghiên cứu đang gặp khó khăn. Phương pháp đang được sử dụng thường là phương 
pháp thủ công truyền thống, tốn nhiều công sức nhưng chất lượng rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng 
trên, chúng ta có thể sử dụng các tính năng của phần mềm Adobe Photoshop và sự hỗ trợ của máy tính 
để tạo ra các lát cắt như mong muốn, đảm bảo tính chuẩn xác về nội dung và tinh xảo về kỹ thuật; tạo 
điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm bài tập, thực hành xây dựng lát cắt, đồng thời, đem đến cho sinh 
viên sự hứng thú, tích cực và sáng tạo hơn nữa trong học tập. Phương pháp này cần trải qua 9 bước cơ 
bản với 18 thao tác kỹ thuật khá đơn giản. 
Từ khóa: lát cắt địa hình; xây dựng lát cắt; Adobe Photoshop; bản đồ giấy; địa lý tự nhiên. 
1. Đặt vấn đề 
Lát cắt các thành phần tự nhiên nói chung và lát cắt 
địa hình nói riêng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong 
việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành Địa lý. 
Xây dựng lát cắt địa hình trên bản đồ địa hình được số 
hóa khá đơn giản và thuận tiện nhờ tính năng tích hợp 
trong phần mềm Mapinfo. Tuy nhiên, bản đồ số hiện 
chưa phổ biến đối với nhiều loại bản đồ, đặc biệt đối với 
bản đồ các lãnh thổ rộng lớn như bản đồ quốc gia, bản 
đồ khu vực và bản đồ các châu lục. Trong khi đó, việc 
xây dựng lát cắt địa hình bằng phương pháp thủ công 
truyền thống đòi hỏi phải có kỹ năng cao về bản đồ, đồ 
họa và điều quan trọng hơn là tốn nhiều thời gian, công 
sức, tuy nhiên, chất lượng thường rất hạn chế. Cũng 
chính vì vậy, sinh viên thường e ngại, ít chịu khó và gặp 
nhiều khó khăn trong công việc này. 
Trên thực tế, khi sinh viên được giao bài tập xây 
dựng lát cắt các thành phần tự nhiên nói chung và lát cắt 
địa hình nói riêng, thì kết quả nhìn chung là chưa đạt 
yêu cầu và có nhiều sai sót. Lỗi sai sót thường gặp ở tất 
cả các yếu tố, đặc biệt là về tỷ lệ. Các ký hiệu, chữ viết, 
trình bày không đúng quy cách; các giá trị tọa độ (theo 
phương nằm ngang và phương thẳng đứng) của các 
phần tử thiếu chính xác; tỷ lệ theo chiều đứng quá lớn, 
làm cho địa hình quá dốc và khác xa với thực địa. 
Để giúp sinh viên khắc phục các tồn tại trên, làm 
tốt các bài tập thực hành, phục vụ việc học tập và 
nghiên cứu có kết quả, chúng tôi đã thử tìm kiếm, thử 
nghiệm một số các phương pháp kỹ thuật để trợ giúp 
công việc xây dựng lát cắt địa hình và kết quả cho thấy 
phương pháp xây dựng lát cắt địa hình bằng sử dụng các 
công cụ phần mềm Adobe Photoshop là phù hợp nhất. 
2. Nội dung 
2.1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Adobe 
Photoshop 
Adobe Photoshop (PS) là một chương trình phần 
mềm đồ họa của hãng Adobe System, ra đời vào năm 
1988 trên hệ máy Macintosh. PS hiện là phần mềm đồ 
họa hàng đầu trên thị trường thế giới, và được coi là tiêu 
chuẩn của các nhà đồ họa chuyên nghiệp. 
Photoshop có các chức năng chính: retouching, 
composing, restoration (tút, ghép, phục chế, tô màu hình 
ảnh, bản đồ). Ngoài ra, Adobe Photoshop còn phối 
hợp rất tốt với các phần mềm khác của hãng Adobe, 
như: phần mềm vẽ tạo hình (illustration software) 
Adobe Illustrator CS4, phần mềm sắp chữ và trình bày 
(typesetting and layout software) Adobe In Design CS4, 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015), 100-106 
 101 
phần mềm tạo hình ảnh động (animation software) 
Adobe Flash CS4, phần mềm thiết kế trang Web (web 
design software) Adobe Dreamweaver CS4. Ngoài ra, 
Adobe Photoshop còn được sử dụng để thiết kế đồ họa, 
vẽ tranh, vẽ texture... 
Phiên bản mới nhất hiện tại là Adobe Photoshop 
CS6. Trên thị trường Việt Nam đang thông dụng phiên 
bản Adobe Photoshop CS2 và Adobe Photoshop CS3. 
2.2. Thực trạng về thực hành xây dựng lát cắt 
địa hình của sinh viên Khoa Địa lý, Trường Đại 
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, vào học kỳ 2, 
năm học 2014-2015, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 
trên 120 sinh viên thuộc các lớp 12CDMT, 13SDL, 
13CDDL. Kết quả khảo sát về khả năng thực hành xây 
dựng lát cắt địa hình được tổng hợp dưới đây: 
Bảng 1. Thực trạng khả năng xây dựng lát cắt địa hình của sinh viên 
Số người có khả năng thực hành xây dựng được lát cắt địa hình 
Số người chưa có khả năng 
xây dựng được lát cắt địa hình 
93 77,5% 27 22,5% 
Số người sử dụng các phương pháp để xây dựng lát cắt địa hình 
Phương pháp thủ công Phần mềm Mapinfo Các phần mềm khác 
70 75,5% 16 17% 7 7,5% 
Kết quả phân tích các số liệu trên cho thấy số sinh viên 
chưa có khả năng xây dựng lát cắt địa hình là khá lớn so với 
yêu cầu đặt ra cho sinh viên nghành Địa lý. Mặt khác, trong 
số sinh viên có khả năng xây dựng được lát cắt thì chủ yếu 
sử dụng phương pháp thủ công (vẽ bằng tay và công cụ thô 
sơ), số sinh viên sử dụng được các phần mềm rất ít và số 
người sử dụng Adobe Photoshop hầu như chưa có. 
 Khảo sát cảm nhận về độ khó của sinh viên đối với 
việc thực hành xây dựng lát cắt địa hình cho ra kết quả 
tổng hợp dưới đây: 
Bảng 2. Cảm nhận về độ khó đối với thực hành xây dựng lát cắt địa hình của sinh viên 
Rất khó Khó Không khó lắm Dễ 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
48 40 54 45 14 11,5 4 3,5 
Bảng 3. Thời gian trung bình dự kiến dành cho xây dựng một lát cắt địa hình của sinh viên 
Một vài giờ Hơn vài giờ Một buổi Hơn một buổi 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
Số SV chọn 
(người) 
Tỷ lệ 
(%) 
17 14 36 30 29 24 38 32 
Số liệu trên cho thấy sinh viên phải cố gắng lớn 
mới xây dựng được một lát cắt địa hình. Có tới 40% 
trong tổng số 120 sinh viên được khảo sát cho rằng 
rất khó. Điều này cũng có nghĩa rằng sẽ có 40% số 
sinh viên có thể không hoàn thành được việc xây 
dựng lát cắt. 
Thời gian tiêu tốn để xây dựng một lát cắt cũng là 
một chỉ tiêu cần được đánh giá, cho thấy mức độ phức 
tạp của công việc cũng như kỹ năng thực hành của 
sinh viên. 
Để xây dựng một lát cắt địa hình, đối với sinh viên 
có kỹ năng tốt hoặc bình thường, nếu sử dụng phần mềm 
và sự hỗ trợ của máy tính chỉ cần chưa đến một giờ để 
hoàn thành. Nếu chỉ bằng phương pháp thủ công thì thời 
gian sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể tới trên dưới 1 buổi. Với 
số liệu điều tra có tới 56% số sinh viên sử dụng từ 1 buổi 
trở lên cho công việc này đã phản ánh một tỷ lệ cao số 
sinh viên hiện đang dựa vào phương pháp truyền thống là 
làm bằng tay. Và như vậy thì việc thực hành xây dựng lát 
Hồ Phong 
102 
cắt địa hình nói riêng và lát cắt tự nhiên nói chung sẽ là 
một gánh nặng đối với sinh viên. 
Tựu trung lại, hiệu quả học tập sẽ không cao, do đó, 
rất cần một phương pháp mang tính kỹ thuật, với các ưu 
điểm vượt trội để trang bị cho sinh viên vận dụng trong 
thực hành xây dựng lát cắt địa hình. 
2.3. Phương pháp xây dựng lát cắt địa hình 
bằng phần mềm Adobe Photoshop 
2.3.1. Cơ sở của phương pháp xây dựng lát cắt 
địa hình 
 Xây dựng lát cắt địa hình là phương pháp dựa vào 
hệ thống đường bình độ trên bản đồ để khôi phục lại địa 
hình theo chiều thẳng đứng. Gồm các bước chính: 
 Bước 1: Chọn lát cắt trên bản đồ. Lát cắt phải mang 
tính điển hình và đặc trưng cho khu vực. Tuy nhiên điều 
này còn tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu. 
 Bước 2: Lấy dấu điểm giao nhau giữa các đường 
bình độ với lát cắt. 
 Bước 3: Ghi chú các đối tượng quan trọng và độ 
cao của địa hình trên các điểm giao nhau trên lát cắt. 
 Bước 4: Chọn tỷ lệ ngang cho lát cắt. Lát cắt trên 
bản đồ mặc nhiên có tỷ lệ ngang trùng với tỷ lệ của bản 
đồ. Tùy thuộc vào yêu cầu về kích thước cần có của lát 
cắt, chúng ta có thể chọn lại tỷ lệ và thu, phóng chiều 
dài lát cắt bằng phương pháp hình học. 
 Bước 5: Đặt lát cắt vào bản vẽ theo trục hoành. 
 Bước 6: Tạo trục tung và chọn tỷ lệ đứng cho lát 
cắt. Thông thường, nếu ta giữ tỷ lệ đứng đồng nhất với 
tỷ lệ ngang thì rất khó thể hiện được sự khác biệt độ cao 
trên lát cắt. Vì vậy, tỷ lệ đứng bao giờ cũng phải phóng 
đại (lớn hơn) so với tỷ lệ ngang. Tuy nhiên, tỷ lệ đứng 
phải đảm bảo đồng thời hai yêu cầu là vừa phải phân 
hóa được độ cao rõ ràng, vừa phải đảm bảo độ trung 
thực một cách tương đối. Đầu tiên, căn cứ vào chiều dài 
của lát cắt để xác định biên độ của chiều cao địa hình 
trên lát cắt. Có nghĩa rằng, phải xác định Hmin và 
Hmax trên lát cắt. Chú ý là chọn tỷ lệ ngang và tỷ lệ 
đứng trên lát cắt cũng phải theo nguyên tắc chung của 
bản đồ học. 
Bước 7: Đánh dấu các điểm độ cao dựa vào tọa độ 
vuông góc trên bản vẽ. 
Bước 8: Nối các điểm độ cao bằng đường cong 
mềm (bằng phương pháp nội suy) để có được hình dạng 
thực của lát cắt địa hình. 
 Bước 9: Hoàn chỉnh bản vẽ lát cắt. 
 Trên đây là 9 bước căn bản để xây dựng lát cắt địa 
hình bằng phương pháp thủ công. Phương pháp xây 
dựng lát cắt bằng phần mềm Adobe Photoshop cũng dựa 
trên tuần tự các bước này nhưng đảm bảo chính xác cao, 
nhanh chóng, đơn giản, dễ chỉnh sửa, bổ sung, lưu trữ 
dưới dạng file mềm. Việc phân tích, so sánh, tính toán 
trên lát cắt dạng file mềm rất thuận lợi. Đặc biệt có thể 
tái sử dụng nó để xây dựng lát cắt các thành phần tự 
nhiên khác, hoặc lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp phục 
vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. 
 Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là ở bước 6. 
Khó khăn nhất của phương pháp truyền thống cũng là 
bước chọn tỷ lệ đứng này như thế nào cho hợp lý. Nhưng 
đối với phương pháp bằng Adobe Photoshop thì bước này 
lại hết sức thuận lợi nhờ công cụ co, kéo đơn giản. 
2.3.2. Các bước thực hành xây dựng lát cắt địa 
hình bằng phần mềm Adobe Photoshop 
 Trước khi tiến hành các bước trên cửa sổ Photoshop, 
ta cần lưu bản đồ dưới dạng file ảnh có đuôi jpg. 
 Bước 1: Khởi động Photoshop, vào đường dẫn đến 
địa chỉ lưu bản đồ để mở bản đồ. Nếu chưa có, ta phải 
qua bước scan bản đồ, sau đó lưu vào thư mục riêng. Ví 
dụ bản đồ lục địa Bắc Mĩ. 
Bước 2: Chọn tuyến cắt trên bản đồ. 
Bước 3: Mở lưới ô vuông. 
Hình 1. Bước 3 
Bước 4: Chọn kích thước cho lưới ô vuông 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015), 100-106 
 103 
Hình 2. Bước 4 
Bước 5: Lưới ô vuông được mở ra. 
Hình 3. Bước 5 
Bước 6: Căn chỉnh bản đồ cho tuyến cắt trùng với 
trục hoành của lưới. 
Hình 4. Bước 6 
Bước 7: Cắt và tạo khuôn cho bản vẽ. 
Hình 5. Bước 7 
Bước 8: Đánh dấu các điểm giao cắt của các đường 
bình độ với trục hoành của bản vẽ, kèm theo các giá trị. 
Hình 6. Bước 8 
Bước 9: Tạo lớp mới cho bản vẽ, cắt bỏ phần trên 
trục hoành của bản đồ. Chọn tỷ lệ đứng cho bản vẽ. 
Chọn hệ tọa độ cho lát cắt. 
Hình 7. Bước 9 
Bước 10: Chọn lớp hệ trục, đánh dấu các điểm độ 
cao trên lưới tọa độ. 
Hồ Phong 
104 
Hình 8. Bước 10 
Bước 11: Chọn công cụ Pen tool trên thanh công 
cụ, nối điểm độ cao đầu tiên với điểm độ cao cuối cùng. 
Hình 9. Bước 11 
Bước 12: Nối các điểm độ cao thành đường cong 
mềm. 
Hình 10. Bước 12 
Bước 13: Chọn công cụ Rectangular Marquee 
tool→Stroke. 
Hình 11. Bước 13 
Bước 14: Chọn bề rộng và màu sắc của đường 
nét→Ok. 
Hình 12. Bước 14 
Bước 15: Đường cắt được hiển thị. 
Hình 13. Bước 15 
 Bước 16: Bỏ lớp Background (lớp bản đồ). 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 1 (2015), 100-106 
 105 
Hình 14. Bước 16 
 Bước 17: Vào Menu → Edit → Preferences → Guides, 
Grid & Slices → Cancel để bỏ lớp lưới ô vuông. 
Hình 15. Bước 17 
Bước 18: Hoàn chỉnh bản vẽ. 
Bước 19: Kết thúc bản vẽ. 
Hình 16. Bước 18 
Bước hoàn chỉnh lát cắt: đặt tiêu đề, các số liệu của 
lát cắt, chọn kích thước cho bản vẽ, xuất sản phẩm bản 
vẽ qua thiết bị ngoại vi. 
Hình 17. Lát cắt địa hình hoàn chỉnh 
3. Kết quả nghiên cứu và bình luận 
- Mặc dù phần mềm Adobe Photoshop có tính năng 
có thể sử dụng tốt cho việc xây dựng lát cắt địa hình, 
tuy nhiên, trước đây, chưa từng có một nghiên cứu nào 
về phương pháp này được công bố. 
- Vì vậy, nội dung về Phương pháp xây dựng lát cắt 
địa hình bằng phần mềm Adobe Photoshop này là một 
kết quả nghiên cứu hoàn toàn mới. 
- Phần mềm Adobe Photoshop không chỉ là một 
phần mềm đồ họa chuyên nghiệp mà nó còn là một 
phầm mềm đa năng có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, 
đặc biệt là xây dựng bản đồ và lát cắt Địa lý tự nhiên. 
- Kết quả nghiên cứu: Qui trình xây dựng lát cắt địa 
hình bằng sử dụng phần mềm Adobe Photoshop. 
4. Kết luận 
- Vẽ lát cắt địa hình nói riêng và lát cắt các thành 
phần tự nhiên nói chung luôn là một nhiệm vụ của sinh 
viên Địa lý trong học tập và nghiên cứu các học phần 
Địa lý tự nhiên. 
- Đây là một phương pháp khá đơn giản, thuận tiện 
nhưng rất hiệu quả. Đặc biệt, trên bản đồ nền là loại bản 
đồ giấy chẳng hạn, thì đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. 
- Tuy nhiên, khi đã được trang bị phần mềm 
Mapinfo, ArcGIS, sinh viên cũng có thể chuyển qua số 
hóa bản đồ từ nguồn bản đồ giấy, sau đó sử dụng phần 
mềm Mapinfo hoặc ArcGIS để dựng lát cắt cũng đạt 
được kết quả như mong muốn. 
- Mặc dù phải trải qua 18 bước kỹ thuật, nhưng so 
với phương pháp thủ công thì đây vẫn là một phương 
pháp tốn ít công sức và gọn nhẹ hơn. Vì thế, việc áp 
dụng nó sẽ rất thực tế và khả thi. Rất mong được các 
bạn sinh viên quan tâm. 
Hồ Phong 
106 
Tài liệu tham khảo 
[1] Phạm Ngọc Đĩnh (chủ biên), Hoàng Xuân Linh, 
Đỗ Thị Minh Tính (1995), Thực hành bản đồ và 
đo vẽ địa phương, NXB ĐHSP Hà Nội 1. 
[2] Lê Đức Hùng (2002), Photoshop 7.0 toàn tập, 
NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh. 
[3] Lê Huỳnh (1999), Bản đồ học đại cương, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
[4]  Thủ thuật 
Photoshop: Cách sử dụng Pentool. 
BUILDING A TOPOGRAPHIC TRANSECT ON THE HARD MAP WITH THE ADOBE 
PHOTOSHOP SOFTWARE FOR THE STUDY OF PHYSICAL GEOGRAPHY 
Abstract: Currently, Geography Faculty students at universities in general and University of Education – The University of Da 
Nang in particular are faced with difficulties in constructing a topographic transect on the hard map (analog map) for the purpose of 
learning and doing researching. The method in use at present is the traditional handicraft method which consumes a lot of effort but 
brings back very limited quality. To improve this situation, we can use the features of the Adobe Photoshop software and computer 
support to create good transects as expected, which ensure content accuracy and engineering sophistication; helping students to do 
their homework, practise transectbuilding, and at the same time making them excited, positive and creative in their learning. This 
method includes nine basic steps with 18 simple technical operations. 
Key words: topographic transect; transect construction; Adobe Photoshop; hard map, physical geography. 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_phan_mem_adobe_photoshop_de_xay_dung_lat_cat_dia_hin.pdf