So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng

Đặt vấn đề: So sánh kết quả tỷ lệ thành công và biến chứng giữa hai phương pháp thông đường mật

qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt phễu bằng dao kim (Needle Knife Infundibulotomy - NKI) và

thông nhú thông thường (Standard Papillary Cannulation - SPC).

Phương pháp nghiên cứu: Từ 6/2018 - 6/2020, tại BVTƯ Huế, có 208 bệnh nhân (72 nam, 136 nữ,

tuổi trung bình 56.4) được chẩn đoán và can thiệp bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Bệnh nhân được chia

làm 2 nhóm: nhóm A gồm 106 bệnh được thông đường mật theo phương pháp cắt phễu bằng dao kim

(NKI), nhóm B gồm 102 bệnh theo phương pháp thông nhú thông thường (SPC). Các bệnh nhân đều chưa

có tiền sử phẫu thuật, cắt cơ vòng. Chỉ định làm ERCP gồm có: sỏi đường mật, bệnh lý tắc nghẽn đường

mật khác và rò mật sau phẫu thuật. Thủ thuật can thiệp tùy trường hợp như: thông nhú, cắt cơ vòng, nong

đường mật, lấy - tán sỏi, đặt stent mật. Bệnh nhân sau ERCP được theo dõi qua mức men tụy (amylaselipase) trước và sau thủ thuật, những tai biến và biến chứng: viêm tụy cấp, xuất huyết, thủng, nhiễm trùng

đường mật đều được ghi nhận.

Kết quả: Tỷ lệ thành công thông nhú vào ống mật chủ (OMC): nhóm A 94.3% (100/106 ca), nhóm B

79.4% (81/102 ca). Trong nhóm B, 20ca (19.6%) thất bại với phương pháp thông nhú thông thường (SPC)

được chuyển sang phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI), thì đạt thành công thêm 14 ca (13.7%).

Biến chứng chung: của nhóm A 5.7% (6/106 ca), nhóm B 22.5% (23/102 ca). Nhóm A: 1 ca thủng, 1 ca

chảy máu và 4 ca viêm tụy cấp nhẹ. Nhóm B: 1 ca thủng, 3 ca chảy máu và 19 ca viêm tụy cấp nhẹ, vừa

và nặng.

Kết luận: Phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI) đạt được tỷ lệ thành công thông đường mật cao

và gây biến chứng viêm tụy cấp sau ERCP thấp hơn nhiều so với phương pháp thông nhú thông thường

(SPC). Phương pháp này cho phép lựa chọn hoặc sử dụng ngay từ đầu, hoặc sử dụng thay thế để giải cứu

khi thông nhú thông thường (SPC) gặp khó khăn.

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 1

Trang 1

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 2

Trang 2

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 3

Trang 3

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 4

Trang 4

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 5

Trang 5

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 6

Trang 6

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 7

Trang 7

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 8

Trang 8

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 9

Trang 9

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 10280
Bạn đang xem tài liệu "So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng

So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim và thông nhú thông thường trong nội soi mật - Tụy ngược dòng
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 41
Nghiên cứu
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP CẮT PHỄU 
BẰNG DAO KIM VÀ THÔNG NHÚ THÔNG THƯỜNG 
TRONG NỘI SOI MẬT - TỤY NGƯỢC DÒNG
Trần Như Nguyên Phương1*, Nguyễn Văn Trường1, 
Hồ Ngọc Sang1, Nguyễn Văn Duy1, Lê Phước Anh1, Trần Hiếu1, Phan Nhật Tân1
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.6
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: So sánh kết quả tỷ lệ thành công và biến chứng giữa hai phương pháp thông đường mật 
qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt phễu bằng dao kim (Needle Knife Infundibulotomy - NKI) và 
thông nhú thông thường (Standard Papillary Cannulation - SPC).
Phương pháp nghiên cứu: Từ 6/2018 - 6/2020, tại BVTƯ Huế, có 208 bệnh nhân (72 nam, 136 nữ, 
tuổi trung bình 56.4) được chẩn đoán và can thiệp bằng nội soi mật tụy ngược dòng. Bệnh nhân được chia 
làm 2 nhóm: nhóm A gồm 106 bệnh được thông đường mật theo phương pháp cắt phễu bằng dao kim 
(NKI), nhóm B gồm 102 bệnh theo phương pháp thông nhú thông thường (SPC). Các bệnh nhân đều chưa 
có tiền sử phẫu thuật, cắt cơ vòng. Chỉ định làm ERCP gồm có: sỏi đường mật, bệnh lý tắc nghẽn đường 
mật khác và rò mật sau phẫu thuật. Thủ thuật can thiệp tùy trường hợp như: thông nhú, cắt cơ vòng, nong 
đường mật, lấy - tán sỏi, đặt stent mật. Bệnh nhân sau ERCP được theo dõi qua mức men tụy (amylase-
lipase) trước và sau thủ thuật, những tai biến và biến chứng: viêm tụy cấp, xuất huyết, thủng, nhiễm trùng 
đường mật đều được ghi nhận.
Kết quả: Tỷ lệ thành công thông nhú vào ống mật chủ (OMC): nhóm A 94.3% (100/106 ca), nhóm B 
79.4% (81/102 ca). Trong nhóm B, 20ca (19.6%) thất bại với phương pháp thông nhú thông thường (SPC) 
được chuyển sang phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI), thì đạt thành công thêm 14 ca (13.7%).
Biến chứng chung: của nhóm A 5.7% (6/106 ca), nhóm B 22.5% (23/102 ca). Nhóm A: 1 ca thủng, 1 ca 
chảy máu và 4 ca viêm tụy cấp nhẹ. Nhóm B: 1 ca thủng, 3 ca chảy máu và 19 ca viêm tụy cấp nhẹ, vừa 
và nặng.
Kết luận: Phương pháp cắt phễu bằng dao kim (NKI) đạt được tỷ lệ thành công thông đường mật cao 
và gây biến chứng viêm tụy cấp sau ERCP thấp hơn nhiều so với phương pháp thông nhú thông thường 
(SPC). Phương pháp này cho phép lựa chọn hoặc sử dụng ngay từ đầu, hoặc sử dụng thay thế để giải cứu 
khi thông nhú thông thường (SPC) gặp khó khăn.
Từ khóa: Nội soi mật - tụy ngược dòng can thiệp, Cắt phễu bằng dao kim, thông nhú thông thường, 
Ống mật chủ, tai biến, viêm tụy.
1Khoa Nội Soi - Bệnh Viện Trung Ương Huế - Ngày nhận bài (Received): 11/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 03/6/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021
- Người phản hồi (Corresponding author): Trần Như Nguyên Phương
- Email: trannhunguyenphuong@yahoo.com; SĐT: 0913493404
Bệnh viện Trung ương Huế 
42 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim...
ABSTRACT
A COMPARISON BETWEEN NEEDLE KNIFE INFUNDIBULOTOMY
AND STANDARD PAPILLARY CANNULATION OF BILE DUCT IN ERCP
Tran Nhu Nguyen Phuong1*, Nguyen Van Truong1, 
Ho Ngoc Sang1, Nguyen Van Duy1, Le Phuoc Anh1, Tran Hieu1, Phan Nhat Tan1
Introduction: This study aims to compare two methods of biliary cannulation in ERCP, needle knife 
infundibulotomy (NKI) and standard papillary cannulation (SPC), in terms of their respective cannulation 
success and complications rates.
Materials and methods: From June 2018 to June 2020, in Hue Central Hospital, interventional 
ERCP was performed in 208 consecutive patients (72 males and 136 females atthe mean age of 56.4 
years), who divided into two groups: namely Group A including 106 patients, cannulated by suprapapillary 
infundibulotomy with needle-knife (NKI); Group B including 102 patients, cannulated by standard papillary 
cannulation (SPC). No patient had previous sphincterotomy. Indications for the procedure consisted of 
biliary stones, other biliary obstruction diseases and post-surgical bile leakage Interventional procedures 
were normally: sphincterotomy, balloon dilation, stone extraction, lithotripsy, biliary stent. The patients who 
had experienced ERCP were measured by amylase-lipase before and after intervention; Follow-up and 
complications such as bleeding, perforation, cholangitis and so forth were also noticed. 
Results: Success rates of bile duct cannulation inGroup A and Group B were 94.3% (100/106 cases) 
and79.4% (81/102 cases) respectively. In Group B, 20 attempts in cannulation (19.6%) failed and were 
shifted to needle knife infundibulotomy (NKI), with 14 successes (13.7%). Complications inGroup A were 6 
out of 106 cases, taking up 5.7%; and those in Group B were 23 out of 102 cases, accounting for 22.5%. 
There is 1 perforation, 1 bleeding and 4 mild acute pancreatitis in the former group (Group A) and 1 
perforation, 3 bleedings and 19 mild-moderate-severe acute pancreatitis in the latter one (Group B).
Conclusion: Needle knife infundibulotomy (NKI) was more successful in bile duct cannulation than 
standard papillary cannulation (SPC) and had a much lower profile of acute pancreatitis as complication. 
This method may be chosen as the first approach to cannulationor used as the rescue one in case of 
unsuccessful standard papillary cannulation (SPC).
Keywords: Endoscopic retrograde cholangiopancreatography (ERCP), Needle Knife Infundibulotomy 
(NKI), Standard Papillary Cannulation (SPC), Common bile duct (CBD), complications, pancreatitis. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1978, Caletti cùng cộng sự - đã báo cáo lần 
đầu tiên về các phương pháp cắt trước miệng nhú 
bằng dao kim - Precut Fistulotomy PF [1].
Năm 1980, Siegel cùng cộng sự [1] có báo cáo 
đầu tiên về các phương pháp cắt trước bằng dao 
cung (precut papillotomy) trong những trường hợp 
thông nhú gặp khó khăn.
Đã có những thống kê của Huibregtse [1] về sử 
dụng dao kim cắt qua nhú vào đường mật năm 1986.
Đến năm 2005, tác giả Freeman & Guda đã nghiên 
cứu tổng hợp các phương pháp cắt trước cho những 
ca thông nhú thông thường (SPC) thất bại và kết luận 
 ... hải cắt 
phễu sâu thêm 1 - 2mm do lần đầu phễu chưa đủ sâu 
hoặc không đúng vị trí vào ống mật chủ thì thường 
dễ thất bại khi tiếp tục thông nhú. Ngoài ra, ERCP 
lần II thông nhú qua phễu có sẵn nếu thất bại đôi khi 
thử lại qua miệng lỗ nhú có thể thành công.
Sau khi thông nhú thành công, một vài trường 
hợp đoạn cuối ống mật chủ hẹp - ngoằn nghèo, túi 
thừa cạnh - quanh nhú, kích thước sỏi lớn (không 
tương ứng với kết quả chẩn đoán hình ảnh trước đó) 
khả năng lấy hết sỏi khó, thì đặt 01 stent nhựa dẫn 
lưu mật. Những bệnh nhân này có thể được phẫu 
thuật sau đó hoặc có thể làm ERCP lần sau từ 2 - 3 
tuần khi đánh giá được kích thước sỏi nhỏ hơn (do 
stent làm sỏi vỡ ra thành mảnh nhỏ hơn).
Biến chứng:
Viêm tụy:
ERCP là thủ thuật phức tạp đôi khi gặp phải tình 
huống khó, dù bác sĩ nội soi nhiều kinh nghiệm can 
thiệp mật - tụy cũng không tránh khỏi xảy ra tai 
biến, báo cáo chung trên thế giới ghi nhận viêm tụy 
là biến chứng hay gặp nhất [1,3,18,20], mặc dù tỷ 
lệ viêm tụy nặng thấp, nhưng phát hiện chậm xử trí 
không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu phản ứng tụy, viêm tụy thường xuất 
hiện sau ERCP. Nguyên nhân do: cấu trúc giải phẫu
ống mật chủ và ống tụy đi chung đoạn cuối trước 
khi đỗ vào tá tràng DII qua nhú. Cùng với các thao 
tác thông nhú vào ống mật chủ, dây dẫn vào ống tụy 
ngoài ý muốn, phẫu trường hẹp trong quá trình can 
thiệp làm gia tăng nguy cơ viêm tụy.
 Nhóm A “cắt phễu dao kim”: Tỷ lệ viêm tụy 
là 3.7% tương đối thấp do cắt phễu trên đỉnh nhú, 
nên hướng thông nhú trực tiếp vào ống mật chủ, ít 
vào ống tụy, không trực tiếp tác động lên cơ thắt 
vòng tụy làm giảm các yếu tố nguy cơ gây viêm tụy.
 Nhóm B “dao cung - dây dẫn”: Tỷ lệ viêm tụy 
là 18,6%, tăng tương ứng theo số lần dây dẫn vào 
ống tụy (2-3-4-5 lần) ngoài ý muốn. Nhóm thông 
nhú bằng dao cung - dây dẫn sau 5 lần thất bại, phải 
chuyển sang cắt phễu thì yếu tố nguy cơ viêm tụy 
càng tăng cao, do thời gian thủ thuật kéo dài gây tổn 
thương chung đường mật - tụy, đặc biệt là cơ thắt 
vòng tụy. Nguyên nhân tăng cao nguy cơ còn có thể 
do bơm nhiều cản quang lên đường tụy hoặc nhiệt 
cắt đốt nóng trực tiếp trên cơ vòng tụy khi cắt rộng 
cơ vòng Oddi hoặc cắt phễu giải cứu. Mặc khác, 
viêm tụy xảy ra còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi bệnh 
nhân và dụng cụ tái sử dụng.
 ERCP lần II: Nghiên cứu chúng tôi không ghi 
nhận viêm tụy sau lần II vì trên cả hai nhóm đã cắt 
phễu sẵn trước nên không đánh giá.
Chảy máu
Phương pháp cắt phễu bằng dao kim (1%) có 
tỷ lệ chảy máu thấp hơn so với thông nhú thông 
thường (3%), có thể do nhiều lần lên dây dẫn tác 
động gây thương tổn cơ học lên mạch máu quanh 
nhú, làm phù nề nên khi cắt bằng dao cung dễ chảy 
máu, ngoài ra đường cắt dài hơn từ miệng nhú lên 
đỉnh nhú nên làm tăng nguy cơ.
Thủng tá tràng có tỷ lệ (1%) tương đương giữa 
cả hai nhóm. Phương pháp cắt phễu dao kim thường 
do cắt sâu, còn thông nhú thông thường do đường 
cắt từ miệng nhú lên đỉnh nhú quá mức. Biến chứng 
thủng thường do kinh nghiệm của bác sĩ nội soi 
hoặc do giải phẫu bất thường của nhú và đoạn cuối 
ống mật chủ [4,9,14].
Tử vong chưa gặp trong nghiên cứu của chúng 
tôi, có lẽ do số lượng mẫu còn thấp.
Ưu điểm thông nhú cắt phễu bằng dao kim
Thông nhú thông thường qua nhú là phương 
pháp đầu tiên tiến hành bắt buộc trên bệnh nhân làm 
ERCP, nhiều nghiên cứu trên thế giới báo cáo tỷ lệ 
thất bại là không thể tránh khỏi, dao động 5-20% 
dù được bác sĩ nội soi nhiều năm kinh nghiệm thực 
hiện. [4,9,17]
Do đó cần một phương pháp hiệu quả để giải 
cứu thông nhú khi phương pháp thông thường thất 
bại. Nhiều tác giả đã đưa ra một số phương pháp 
cắt trước và hỗ trợ như: cắt trước vách bằng dao 
cung (TPS), cắt trước miệng nhú bằng dao kim (PF-
NKP), cắt phễu bằng dao kim (NKI), cắt trước bằng 
dao kim qua stent tụy (PS), dùng 2 dây dẫn (DG), 
rendezvous,[4,9,21-23]. Trong quá trình nghiên 
Bệnh viện Trung ương Huế 
48 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim...
cứu tổng hợp thì Freeman & Guda 2005 [2] đã ghi 
nhận tất cả các kỹ thuật cắt trước và hỗ trợ nêu trên 
đều giúp cải thiện tỷ lệ thành công khi thông nhú 
thông thường thất bại. Caslos Kiyoshi Furuya 2018 
[4] và Mohammad Ayoubi 2012 [9] đã cho rằng “cắt 
phễu bằng dao kim” - NKI là phương pháp tối ưu 
nhất để giải cứu và có thể ưu tiên lựa chọn từ đầu để 
thông nhú thành công ngay.
Trước đây ở bệnh viện chúng tôi phương pháp 
“cắt phễu bằng dao kim” chỉ dùng cho trường hợp 
nhú căng phồng có sỏi kẹt ở miệng nhú, u sùi bóng 
Vater căng phồng ở đỉnh nhú [10]. Những năm gần 
đây phương pháp này được áp dụng nhiều cho cả 
những trường hợp thông nhú khó. Qua nghiên cứu 
thực nghiệm lần này, chúng tôi nhận thấy “cắt phễu 
ngay từ đầu” trên đỉnh nhú bằng dao kim không chỉ 
cho nhú căng phồng mà có thể áp dụng cả nhú bình 
thường, thuận lợi với những nhú dài, cân nhắc với 
những nhú nhỏ, mang lại tỷ lệ thành công thông nhú 
cao và giảm nhẹ các biến chứng. [4,9,13,19].
Cắt phễu đạt tỷ lệ thành công thông nhú cao khi 
được thực hiện sớm giúp rút ngắn thời gian thông 
nhú, thời gian can thiệp, [4,11]. Hiện nay phương 
pháp này ưu tiên được lựa chọn ngay từ đầu khi có 
đánh giá bất thường về đường đi của đoạn cuối ống 
mật chủ (đánh giá qua siêu âm nội soi trước đó), về 
hình thái cấu trúc nhú (đánh giá qua nội soi tá tràng 
ống nghiêng khi đang can thiệp) [9,12,23].
Phương pháp cắt phễu - NKI thường đường cắt 
ngắn, hướng cắt lên trên đỉnh nhú dễ vào ống mật 
chủ nên ít tổn thương lên ống tụy làm giảm nguy 
cơ viêm tụy. Đường cắt phễu chuẩn là theo trục nhú 
đoạn 1/3 trên, mở dần xuống đoạn 1/3 giữa dưới, 
tùy theo hình thái, kích thước và độ căng phồng của 
nhú mà quyết định chiều dài, độ sâu cắt phễu cho 
phù hợp mục đích can thiệp. [4,5].
Trong trường hợp lấy sỏi nhỏ kt <10mm, hoặc 
đặt stent nhựa - kim loại thì sau khi cắt phễu bằng 
dao kim thông nhú thành công, tiếp tục chỉ cắt thêm 
đoạn 1/3 trên vừa đủ để dịch mật chảy ra, giới hạn 
đường cắt đến nếp gấp ngang niêm mạc. Nếu để 
lấy sỏi lớn kt >10mm, đối với bác sĩ mới bắt đầu 
làm ERCP thì nên cắt vừa phải theo hướng trục nhú 
11h, rồi tiếp tục nong rộng miệng cắt bằng bóng 
nong đường mật kích thước bóng nong tương ứng 
với kích thước sỏi. Với bác sĩ nội soi lâu năm kinh 
nghiệm thì có thể cắt lên vượt qua nếp gấp ngang 
theo đúng trục nhú và trục ống mật chủ, tiên lượng 
tạo đường cắt vừa đủ lấy sỏi thuận lợi. [4,9,24].
Mặc khác, khi đường cắt chưa đủ sâu để thông 
nhú vào ống mật chủ thì có thể tiếp tục dùng dao kim 
cắt sâu thêm trên đỉnh nhú khoảng 1-2mm (tùy vào 
kinh nghiệm bác sĩ nội soi), điều này khá nguy hiểm 
vì dễ xảy ra tai biến thủng. Do vậy trong nghiên cứu 
của chúng tôi, có một tỷ lệ bệnh nhân phải tạm dừng 
thủ thuật, để làm ERCP lần II. [3,4,9].
Phương pháp cắt phễu bằng dao kim - NKI 
đường cắt thường ngắn hơn so với phương pháp 
thông thường - SPC nên giảm nguy cơ xảy ra chảy 
máu do tránh các mạch máu ở miệng nhú. Một số 
tác giả khác cho rằng đường cắt ngắn thường khó 
lấy hết sỏi dễ gây sỏi tái phát, nhưng trong nghiên 
cứu chúng tôi thì tỷ lệ lấy hết sỏi vẫn đạt thành công 
cao vì những trường hợp sỏi khó như kích thước lớn 
hoặc nhiều sỏi chúng tôi thường bổ sung bằng bóng 
nong đường mật kích thước đủ lớn để thuận lợi cho 
việc lấy hết sỏi. [11]
V. KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp cắt phễu bằng dao kim 
trên đỉnh nhú để thông nhú vào đường mật là thủ 
thuật an toàn hiệu quả và đạt được tỷ lệ thành 
công cao hơn so với phương pháp thông nhú thông 
thường. Phương pháp này không cắt trực tiếp qua 
miệng nhú, hạn chế tác động cơ vòng tụy, làm giảm 
tần suất viêm tụy sau ERCP.
Hiện nay cắt phễu là lựa chọn đầu tay trong tiếp 
cận đường mật để chẩn đoán và can thiệp, đồng thời 
là phương án dự phòng hỗ trợ tích cực khi thông nhú 
thông thường gặp khó khăn.
Phương pháp cắt phễu bằng dao kim có nhiều 
ưu điểm hơn so với các phương pháp cắt trước giải 
cứu khác, do đường cắt ngắn hơn nên ít chảy máu 
khi cắt. Vị trí cắt phễu nằm trên đỉnh nhú tương ứng 
lỗ đỗ ra đoạn cuối ống mật chủ nên thông nhú dễ 
thành công hơn. Cắt phễu dễ thành công hơn so với 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 49
thông nhú thông thường, nên thời gian thông nhú, 
thủ thuật thường được rút ngắn hơn.
Tuy nhiên, “cắt phễu bằng dao kim” đòi hỏi bác 
sĩ nội soi cần có nhiều năm kinh nghiệm với ERCP 
thực hiện thì mới hạn chế nguy cơ tai biến, biến 
chứng và mang lại tỷ lệ thành công cao. [4,9,17].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carr-Locke TBRKD, ERCP. 1st ed. 2007: 
Elsevier.
2. Freeman ML , Guda NM. ERCP cannulation: 
a review of reported techniques. Gastrointest 
Endosc. 2005. 61: 112-25.
3. Testoni PA, Mariani A, Aabakken L, Arvanitakis 
M, Bories E, Costamagna G, et al. Papillary 
cannulation and sphincterotomy techniques at 
ERCP: European Society of Gastrointestinal 
Endoscopy (ESGE) Clinical Guideline. 
Endoscopy. 2016. 48: 657-83.
4. Furuya CK, Sakai P, Marinho FRT, Otoch 
JP, Cheng S, Prudencio LL, et al. Papillary 
fistulotomy vs conventional cannulation for 
endoscopic biliary access: A prospective 
randomized trial. World J Gastroenterol. 2018. 
24: 1803-1811.
5. Mavrogiannis C, Liatsos C, Romanos A, 
Petoumenos C, Nakos A, Karvountzis G. Needle-
knife fistulotomy versus needle-knife precut 
papillotomy for the treatment of common bile duct 
stones. Gastrointest Endosc. 1999. 50: 334-9.
6. Artifon EL, Sakai P, Ishioka S, Hondo FY, Raju 
GS. Suprapapillary puncture of the common 
bile duct for selective biliary access: a novel 
technique (with videos). Gastrointest Endosc. 
2007. 65: 124-31.
7. Lee YJ, Park YK, Lee MJ, Lee KT, Lee KH, 
Lee JK. Different Strategies for Transpancreatic 
Septotomy and Needle Knife Infundibulotomy 
Due to the Presence of Unintended Pancreatic 
Cannulation in Difficult Biliary Cannulation. 
Gut Liver. 2015. 9: 534-9.
8. Lopes L, Dinis-Ribeiro M, Rolanda C. Safety 
and efficacy of precut needle-knife fistulotomy. 
Scand J Gastroenterol. 2014. 49: 759-65.
9. Ayoubi M, Sansoè G, Leone N, Castellino F. 
Comparison between needle-knife fistulotomy 
and standard cannulation in ERCP. World journal 
of gastrointestinal endoscopy. 2012. 4: 398-404.
10. Ayoubi M, Castellino F, Rosina F, Chiriotto M, Pace 
L. PA.232 SELECTIVE COMMON BILE DUCT 
CANNULATION THROUGH NEEDLE-KNIFE 
FISTULOTOMY OF AMPULLA INSTEAD OF 
STANDARD CANNULATION. 2008.
11. Kawakami H, Kubota Y, Kawahata S, Kubo K, 
Kawakubo K, Kuwatani M, et al. Transpapillary 
selective bile duct cannulation technique: 
Bệnh viện Trung ương Huế 
50 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
So sánh phương pháp cắt phễu bằng dao kim...
Review of Japanese randomized controlled trials 
since 2010 and an overview of clinical results in 
precut sphincterotomy since 2004. Dig Endosc. 
2016. 28 Suppl 1: 77-95.
12. Watanabe M, Okuwaki K, Kida M, Imaizumi 
H, Yamauchi H, Kaneko T, et al. Transpapillary 
Biliary Cannulation is Difficult in Cases with 
Large Oral Protrusion of the Duodenal Papilla. 
Dig Dis Sci. 2019. 64: 2291-2299.
13. Ramsey WH, Zakko S, Ramsby G, Siegel JH. 
Choledocho-duodenal fistula: tailoring the 
fistulotomy using a needle knife papillotome. 
Gastrointest Endosc. 1992. 38: 190-2.
14. Berry R, Han JY, Tabibian JH. Difficult biliary 
cannulation: Historical perspective, practical 
updates, and guide for the endoscopist. World J 
Gastrointest Endosc. 2019. 11: 5-21.
15. Davee T, Garcia JA, Baron TH. Precut 
sphincterotomy for selective biliary duct 
cannulation during endoscopic retrograde 
cholangiopancreatography. Annals of 
gastroenterology. 2012. 25: 291-302.
16. Burdick JS, London A, Thompson DR. 
Intramural incision technique. Gastrointest 
Endosc. 2002. 55: 425-7.
17. Sundaralingam P, Masson P, Bourke MJ. 
Early Precut Sphincterotomy Does Not 
Increase Risk During Endoscopic Retrograde 
Cholangiopancreatography in Patients With 
Difficult Biliary Access: A Meta-analysis 
of Randomized Controlled Trials. Clin 
Gastroenterol Hepatol. 2015. 13: 1722-1729.e2.
18. Park YG, Kim JH, Kim HJ, Lee KH, Lee 
KT, Lee JK. Su1341 Evaluation of Different 
Strategies Using Needle Knife Infundibulotomy 
and Transpancreatic Septotomy in Difficult Biliary 
Cannulation. Gastrointestinal Endoscopy. 2013. 77: 
AB290.
19. Hashiba K, D’Assuncao MA, Moribe D, Armellini 
ST, Cappellanes CA, Brasil HA, et al. 7240 
Is the opening of the biliary duct without 
electrocoagulation, in infundibulotomy, 
important to avoid complications? 
Gastrointestinal Endoscopy. 2000. 51: AB303.
20. Lee TH, Bang BW, Park S-H, Jeong S, Lee 
CK, Lee S-H, et al. S1435: The Usefulness 
and Safety of Infundibulotomy for 
Difficult Biliary Cannulation: Is It a Risky 
Preference in Relation to the Experience of 
an Endoscopist? A Multicenter, Prospective 
Study. Gastrointestinal Endoscopy. 2010. 71: 
AB161.
21. Archibugi L, Mariani A, Capurso G, Traini 
M, Petrone MC, Rossi G, et al. Needle-knife 
fistulotomy vs. standard biliary sphincterotomy 
for choledocholithiasis: common bile duct stone 
recurrence and complication rate. Endosc Int 
Open. 2019. 7: E1733-e1741.
22. Akashi R, Kiyozumi T, Jinnouchi K, Yoshida 
M, Adachi Y, Sagara K. Pancreatic sphincter 
precutting to gain selective access to the common 
bile duct: a series of 172 patients. Endoscopy. 
2004. 36: 405-10.
23. Jin YJ, Jeong S, Lee DH. Utility of needle-
knife fistulotomy as an initial method of biliary 
cannulation to prevent post-ERCP pancreatitis 
in a highly selected at-risk group: a single-
arm prospective feasibility study. Gastrointest 
Endosc. 2016. 84: 808-813.
24. DeBenedet AT, Elmunzer BJ, McCarthy ST, Elta 
GH, Schoenfeld PS. Intraprocedural quality in 
endoscopic retrograde cholangiopancreatography: 
a meta-analysis. Am J Gastroenterol. 2013. 108: 
1696-704; quiz 1705.

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_phuong_phap_cat_pheu_bang_dao_kim_va_thong_nhu_thong.pdf