So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định

Hệ thống nuôi tôm trong nhà ISPS (Indoor Shrimp Production System) với các hệ thống xử lý nước trong điều kiện nhiệt độ thấp đã được phát triển ở Nhật Bản. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả kỹ thuật của nuôi tôm chân trắng trong hệ thống ISPS trong điều kiện Việt Nam. Hai ao nuôi trong ISPS được so sánh với hai ao nuôi ngoài trời trong vụ đông ở Nam Định. Kết quả cho thấy, nuôi trong ISPS cho năng suất tôm (51,84 ± 1,45 tấn/ha) và tốc độ sinh trưởng (0,175 ± 0,006 g/ngày) tốt hơn tôm nuôi trong ao ngoài trời (39,94 ± 0,27 tấn/ha, 0,135 ± 0,001 g/ngày). Thành phần thực vật phù du đều đa dạng ở các ao nhưng mật độ tảo lam trong nước ao ISPS (< 104 tế bào/ml) thấp hơn ao nuôi ngoài trời (> 104 tế bào/ml). Mẫu nước ao nuôi trong ISPS có mật độ Vibrio parahaemolyticus (từ 0,6 × 101 - 4,4 × 101 CFU/ml) thấp hơn của mẫu nước ao nuôi ngoài trời (1,2 × 103 - 2,1 × 103 CFU/ml) trong 11 tuần theo dõi. Thêm nữa, mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong gan tụy tôm ở ao ISPS (2,3 × 102 - 3,2 × 103 CFU/ml và 1,1 × 102 - 8,9 × 102 CFU/ml, tương ứng) thấp hơn ở ao mở (1,5 × 103 - 1,6 × 104 CFU/ml và từ 8,3 × 103 - 9,8 × 103 CFU/ml, tương ứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ISPS có tiềm năng ứng dụng nuôi tôm tại miền Bắc Việt Nam

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 1

Trang 1

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 2

Trang 2

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 3

Trang 3

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 4

Trang 4

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 5

Trang 5

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 6

Trang 6

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 7

Trang 7

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 8

Trang 8

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 9

Trang 9

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 5760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 901-912 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 901-912 
www.vnua.edu.vn 
901 
SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) VỤ ĐÔNG 
TRONG AO MỞ NGOÀI TRỜI VÀ HỆ THỐNG TRONG NHÀ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 
Nguyễn Hữu Vinh1,2, Đặng Thị Hóa1, Lê Thị Cẩm Vân1, Đoàn Thị Nhinh1, Trần Thị Trinh1, 
Đỗ Hoàng Hiệp3, Trương Đình Hoài1, Kim Văn Vạn1, Phạm Thị Lam Hồng1, Lê Việt Dũng1* 
1
Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
2
Công ty VMC Việt Nam 
3
Trung tâm Giống thủy hải sản Nam Định 
*
Tác giả liên hệ: levietdung@vnua.edu.vn 
Ngày nhận bài: 13.05.2021 Ngày chấp nhận đăng: 03.06.2021 
TÓM TẮT 
Hệ thống nuôi tôm trong nhà ISPS (Indoor Shrimp Production System) với các hệ thống xử lý nước trong điều 
kiện nhiệt độ thấp đã được phát triển ở Nhật Bản. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phù hợp và 
hiệu quả kỹ thuật của nuôi tôm chân trắng trong hệ thống ISPS trong điều kiện Việt Nam. Hai ao nuôi trong ISPS 
được so sánh với hai ao nuôi ngoài trời trong vụ đông ở Nam Định. Kết quả cho thấy, nuôi trong ISPS cho năng suất 
tôm (51,84 ± 1,45 tấn/ha) và tốc độ sinh trưởng (0,175 ± 0,006 g/ngày) tốt hơn tôm nuôi trong ao ngoài trời (39,94 ± 
0,27 tấn/ha, 0,135 ± 0,001 g/ngày). Thành phần thực vật phù du đều đa dạng ở các ao nhưng mật độ tảo lam trong 
nước ao ISPS ( 104 tế bào/ml). Mẫu nước ao nuôi trong ISPS có mật 
độ Vibrio parahaemolyticus (từ 0,6 × 10
1
 - 4,4 × 10
1
 CFU/ml) thấp hơn của mẫu nước ao nuôi ngoài trời (1,2 × 10
3
 - 
2,1 × 10
3
 CFU/ml) trong 11 tuần theo dõi. Thêm nữa, mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong gan tụy tôm 
ở ao ISPS (2,3 × 10
2
 - 3,2 × 10
3
 CFU/ml và 1,1 × 10
2
 - 8,9 × 10
2
 CFU/ml, tương ứng) thấp hơn ở ao mở (1,5 × 10
3
 - 
1,6 × 10
4
 CFU/ml và từ 8,3 × 10
3
 - 9,8 × 10
3
 CFU/ml, tương ứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ISPS có 
tiềm năng ứng dụng nuôi tôm tại miền Bắc Việt Nam. 
 Từ khóa: ISPS, Vibrio, tôm chân trắng. 
Technical Efficiency 
of White-Leg Shrimp (Litopenaeus vannamei) Culture over Winter Crop 
Between Outdoor Ponds and Indoor Shrimp Production System in Nam Dinh Province 
ABSTRACT 
The Indoor Shrimp Production System (ISPS) with the treating water systems at low temperature was developed in 
Japan. This study evaluated the applicability and technical efficiency of growing white-leg shrimp in the ISPS under 
Vietnamese conditions. Two ponds in the ISPS were compared with two outdoor ponds overwinter in Nam Dinh. The 
ISPS ponds showed a better yield (51.84 ± 1.45
ton/ha) and growth of shrimp (0.175 ± 0.006 g/day) compared with the 
outdoor ones. The phytoplankton communities of the two treatments were diverse; however, the cyanobacteria density 
in the ISPS pond water (<10
4
 cell/ml) was lower than the outdoor water (> 10
4
 cell/ml). The density of Vibrio 
parahaemolyticus in the ISPS pond water (0.6 10
1
 - 4.4 10
1
 CFU/ml) was lower than that in the probiotic one (1.2 
10
3
 - 2.1 10
3
 CFU/ml) over 11 weeks. In addition, the total Vibrio and V. parahaemolyticus densities of the shrimp’s 
hepatopancreas in ISPS ponds (2.3 10
2 
- 3.2 10
3
 CFU/ml và 1.1 10
2
 - 8.9 10
2 
CFU/ml, respectively) were lower 
than those in the outdoor ones (1.5 10
3
 - 1.6 10
4
 CFU/ml và 8.3 10
3 
- 9.8 10
3
 CFU/ml, respectively). The results 
demonstrated the potential applicability of the ISPS in culturing shrimp in the North of Vietnam. 
Keywords: ISPS, Vibrio, white-leg shrimp. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nam Định là một trong những tỉnh ở miền 
Bắc có tiềm năng phát triển thâm canh hóa nuôi 
tôm chân trắng. Theo thống kê đến năm 2017, 
diện tích nuôi của Nam Định hơn 810ha, sản 
So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống 
trong nhà tại tỉnh Nam Định 
902 
lượng đạt khoảng 2.654 tấn với năng suất bình 
quân 3-4 tấn/ha/năm (Sở NN&PTNT, 2018). 
Đây là các vùng có cơ sở hạ tầng cơ sở tốt và áp 
dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Một số 
cơ sở áp dụng công nghệ kỹ thuật mới đã mang 
lại năng suất cao 35 tấn/ha/vụ. Mục tiêu tới 
năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 
4.175ha với sản lượng 9.700 tấn, trong khi đến 
năm 2030 diện tích giảm còn 3.680ha nhưng 
sản lượng 11.250 tấn. Xu hướng trong thời gian 
tới về diện tích nuôi là không tăng và có nguy cơ 
giảm do nhiều diện tích đất đã được quy hoạch 
để sử dụng với mục đích khác (UBND tỉnh Nam 
Định, 2018). Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm 
thẻ trong nhà sẽ góp phần giải quyết các nguy 
cơ hiện tại, giúp tăng năng suất và tính bền 
vững, đáp ứng định hướng không tăng diện tích 
nuôi mà sản lượng tăng. 
Ngoài vấn đề diện tích nuôi hạn chế, tình 
hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Nam 
Định cũng diễn biến phức tạp. Tại một số vùng 
nuôi tôm tập trung của huyện Hải Hậu, huyện 
Giao Thủy thường xuyên xuất hiện bệnh đốm 
trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp (Sở 
NN&PTNT, 2018). Hầu hết khi bị bệnh, nước 
thải ao nuôi không được xử lý đều được xả trực 
tiếp ra môi trường, do đó mầm bệnh lây lan 
nhanh. Người nuôi tôm chủ yếu theo các quy 
trình công nghệ thay nước hoặc vi sinh hoặc 
phần lớn dựa vào kinh nghiệm. Việc ứng dụng 
công nghệ thay nước đang gặp khó khăn lớn do 
diện tích đất có hạn và lượng chất thải nhiều. 
Bên cạnh đó với tình hình biến đổi khí hậu thất 
thường cùng với mùa đông nhiệt độ thấp khiến 
công nghệ vi sinh gặp nhiều thách thức. Vì vậy, 
nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới vào 
nuôi tôm vụ đông là rất cấp thiết để giải quyết 
các vấn đề gặp phải, góp phần vào sự phát triển 
bền vững nghề nuôi tôm tại Nam Định. 
Từ những năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu 
Khoa học nông nghiệp quốc tế Nhật Bản đã hợp 
tác với Trung tâm Khuyến ngư quốc gia Nhật 
Bản, Công ty TNHH Công nghệ thủy sản quốc tế 
IMTE và một số doanh nghiệp Nhật Bản nghiên 
cứu hoàn thiện công nghệ nuôi tôm tro ... vi khuẩn có 
khuẩn lạc đặc trưng cũng dương tính và có sản 
phẩm 368bp trùng với sản phẩm của chủng đối 
chứng dương (Hình 4). Như vậy những khuẩn lạc 
vi khuẩn phát triển trên môi trường TCBS có 
hình thái đặc trưng như trên được định danh là 
vi khuẩn V. parahaemolyticus, vì vậy kết quả 
So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống 
trong nhà tại tỉnh Nam Định 
908 
đếm riêng những khuẩn lạc dạng này phát triển 
trên đĩa nuôi cấy từ nước ao hoặc từ gan tụy tôm 
được sử dụng để tính mật độ vi khuẩn 
V. parahaemolyticus. 
Mật độ Vibrio tổng số và 
V. parahaemolyticus (0-1,3 × 103 CFU/ml và 
0-2,0 × 102 CFU/ml, tương ứng) trong mẫu nước 
ao ISPS thấp hơn nhiều so với của ao đối chứng 
trong suốt quá trình thử nghiệm (0-4,4 × 104 
CFU/ml và 0-1,6 × 104 CFU/ml, tương ứng; 
Hình 5). Mật độ Vibrio tổng số và 
V. parahaemolyticus trong mẫu nước ao đối 
chứng có xu hướng tăng dần trong quá trình 
nuôi. Hai ao đối chứng có mật độ Vibrio tổng số 
trong nước tăng mạnh vào ngày nuôi 42 (1,4 × 
104 - 1,6 × 104 CFU/ml) và 56 (3,4 × 104 - 4,4 × 
104 CFU/ml). Tương tự, mật độ vi khuẩn 
V. parahaemolyticus tăng mạnh vào cùng thời 
điểm ngày 42 (2,2 × 103 - 2,5 × 103 CFU/ml) và 
ngày 56 (6,0 × 103 - 1,6 × 104 CFU/ml). Mặc dù 
không tăng mạnh vào sau ngày 56, mật độ 
Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus ở ao đối 
chứng vẫn có xu hướng tăng theo chu kỳ 3 tuần 
tương ứng từ khoảng 0 tới 4,0 × 103 CFU/ml và 0 
tới 2,7 × 103 CFU/ml. Trong khi đó, mật độ vi 
khuẩn Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus 
của nước ao ISPS được kiểm soát liên tục ở mức 
thấp (< 103 CFU/ml và < 102 CFU/ml, tương 
ứng) như khuyến cáo của Tang & cs. (2020) và 
không tăng theo chu kỳ. 
Hình 3. Nuôi cấy vi khuẩn Vibrio tổng số (A) 
và cấy thuần V. parahaemolyticus (B) trên môi trường thạch TCBS 
Ghi chú: M-Marker; 1-5: một số chủng đại diện V. parahaemolyticus phân lập từ mẫu nước và gan tụy tôm; 
6: đối chứng âm; 7: đối chứng dương (chủng VNUA05-19). 
Hình 4. Nhuộm Gram vi khuẩn V. parahaemolyticus sau khi cấy thuần (A) 
và kết quả giám định vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR (B) 
Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thị Hóa, Lê Thị Cẩm Vân, Đoàn Thị Nhinh, Trần Thị Trinh, 
Đỗ Hoàng Hiệp, Trương Đình Hoài, Kim Văn Vạn, Phạm Thị Lam Hồng, Lê Việt Dũng 
909 
Ghi chú: Đường đứt đoạn ngang là mức khuyến cáo theo Tang & cs. (2020). 
Hình 5. Mật độ Vibrio tổng số (A) 
và V. parahaemolyticus (B) trong nước ao giữa hai nghiệm thức ISPS và đối chứng 
Tôm có tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng 
trong nghiệm thức ISPS cao hơn trong nghiệm 
thức đối chứng. Một phần nguyên nhân tỉ lệ 
sống cao hơn có thể là do mật độ Vibrio tổng số 
và V. parahaemolyticus trong nước và gan tụy 
tôm được kiểm soát ở mức thấp hơn trong các 
ao ISPS. Khi cảm nhiễm tôm thẻ chân trắng 
với V. parahaemolyticus ở nồng độ 104 và 105 
CFU/ml, Soto-Rodriguez & cs. (2015) đã quan 
sát thấy tỉ lệ chết tương ứng là 50% và 93% sau 
46 giờ, trong khi mật độ vi khuẩn này ở mức 
dưới 103 CFU/ml thì không gây chết cho tôm 
chân trắng sau 167 giờ. Nước ở 2 ao đối chứng 
có mật độ V. parahaemolyticus lên tới 6 × 103 
và 1,6 × 104 CFU/ml vào ngày 56, có thể là 
nguyên nhân gây chết, giảm tỷ lệ sống của tôm 
So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống 
trong nhà tại tỉnh Nam Định 
910 
trong hệ thống nuôi này. Ngay sau khi có kết 
quả phân tích, chúng tôi đã tiến hành khử 
trùng nước kịp thời để giảm mật độ vi khuẩn 
trong nước ao đối chứng, làm giảm tỷ lệ tôm 
chết. Trong khi đó, nước trong các ao ISPS 
được kiểm soát mật độ khuẩn Vibrio liên tục, 
hầu hết các thời điểm đều thấp hơn 103 CFU/ml 
nhờ khả năng diệt khuẩn của thiết bị điện hóa 
siêu âm. Hiệu suất diệt khuẩn của thiết bị này 
có thể đạt tới 94,4% trong 300 giây với mẫu 
nước ao tôm có mật độ Vibrio 19,7 × 103 
CFU/ml (Nguyễn Văn Cường, 2016). Sóng siêu 
âm tạo ra các vi bọt khí trong nước do áp suất 
tĩnh của chất lỏng giảm dưới mức ấp suất bay 
hơi của nó (Doosti & cs., 2012). Khi các bọt khí 
vỡ, một nguồn năng lượng lớn được giải phóng, 
áp suất có thể đạt tới 500-10.000 atm và nhiệt 
độ lên đến 3.000- 5.000°K các gốc tự do 
hydroxyl (OH°) và hydro (H°) sẽ được hình 
thành (Patil & Pantid, 2007). Sau đó, nhiệt độ 
và áp suất cao cục bộ cùng với các gốc tự do 
giết chết vi khuẩn (Piyasena & cs., 2003). 
Ghi chú: Đường đứt đoạn ngang là mức khuyến cáo theo Tang & cs. (2020). 
Hình 6. Mật độ Vibrio tổng số (A) 
và V. parahaemolyticus (B) trong gan tụy tôm giữa hai nghiệm thức ISPS và đối chứng
Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Thị Hóa, Lê Thị Cẩm Vân, Đoàn Thị Nhinh, Trần Thị Trinh, 
Đỗ Hoàng Hiệp, Trương Đình Hoài, Kim Văn Vạn, Phạm Thị Lam Hồng, Lê Việt Dũng 
911 
Năng suất nuôi tôm trong nhà dao động lớn 
giữa các công bố. Đối với các ao trong nhà có 
diện tích lớn (0,5-0,8ha) ở Trung Quốc, năng 
suất lại chỉ đạt 0,69 kg/m3 (Peng & cs., 2014). So 
với hệ thống nuôi tôm trong các bể 100 L tuần 
hoàn trong nhà ở Indonesia (Suantika & cs., 
2018) hệ thống ISPS hiện tại có năng suất tương 
đương (5 kg/m3). Với công nghệ ISPS đã được tối 
ưu hóa (như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, lọc 
sinh học) ở Nhật Bản, năng suất nuôi tôm dao 
động 6-9 kg/m3 (Wider & Nohara, 2017). Trong 
khi đó, năng suất nuôi tôm trong nhà sử dụng 
các bể 40 và 100m3 ở Mỹ dao động 4-9 kg/m3 
(Samocha, 2019). Như vậy, việc ứng dụng các 
công nghệ tiên tiến trong hệ thống nuôi tôm 
trong nhà đã giúp tăng năng suất nuôi tôm. 
4. KẾT LUẬN 
 Năng suất nuôi tôm của công nghệ ISPS 
lần đầu được thử nghiệm tại Việt Nam ở quy mô 
ao 500m2 cho thấy tiềm năng ứng dụng công 
nghệ này vào thực tiễn sản xuất. Năng suất ước 
tính vào ngày nuôi thứ 112 từ PL12 ở các ao 
ISPS (51 tấn/ha) cao hơn ở các ao đối chứng (39 
tấn/ha). Mặc dù năng suất này chưa bằng kết 
quả thử nghiệm tại Nhật nhưng cơ sở vật chất 
và thiết bị đều được xây dựng và chế tạo trong 
nước. Một số ưu điểm có thể thấy của công nghệ 
ISPS là khả năng kiểm soát môi trường, mật độ 
vi khuẩn và mật độ tảo tốt hơn so với nuôi ao 
ngoài trời. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi “Chương 
trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng 
Nông thôn mới giai đoạn 2018-2020”. Chúng tôi 
xin chân thành cảm ơn các đơn vị phối hợp đã 
đóng góp cơ sở vật chất để thực hiện đề tài này. 
Xin cám ơn sự trợ giúp kỹ thuật của các sinh viên 
Khoa Thủy sản trong việc thu và phân tích mẫu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Aguirre‐Guzmán G., Sánchez‐Martínez J.G., 
Pérez‐Castañeda R., Palacios‐Monzón A., 
Trujillo‐Rodríguez T. & De La Cruz‐Hernández N.I. 
(2010). Pathogenicity and infection route of Vibrio 
parahaemolyticus in American white shrimp, 
Litopenaeus vannamei. Journal of the World 
Aquaculture Society. 41: 464-470. 
https://doi.org/10.1111/j.1749-7345.2010.00388.x 
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995). TCVN 
5998:1995. Tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng 
nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển. 
Bộ Khoa học và Công nghệ (2012). TCVN 8988:2012 
(2012). Tiêu chuẩn quốc gia về Vi sinh vật trong 
thực phẩm, phương pháp định lượng Vibrio 
parahaemolyticus. 
Doosti M.R., Kargar R. & Sayadi M.H. (2012). Water 
treatment using ultrasonic assistance: A review. 
Proceedings of the International Academy of 
Ecology and Environmental Sciences. 14: 96-110. 
Dương Thị Hoàng Oanh, Huỳnh Trường Giang & 
Nguyễn Thị Kim Liên (2014). Mối liên hệ giữa sức 
khỏe tôm và biến động quần thể phytoplankton 
trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus 
vannamei) thâm canh. Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Cần Thơ. 2. 159-168. 
Ebeling J.M., Timmons M.B. & Bisogni J.J. (2006). 
Engineering analysis of the stoichiometry of 
photoautotrophic, autotrophic, and heterotrophic 
removal of ammonia-nitrogen in aquaculture 
systems. Aquaculture. 257: 346-358. 
Gomez-Gil B., Lucia Tron-Mayén, Ana Roque, James 
F. Turnbull, Valerie Inglis & Ana L. Guerra-
Flores, (1998). Species of Vibrio isolated from 
hepatopancreas, haemolymph and digestive tract of 
a population of healthy juvenile Penaeus 
vannamei. Aquaculture. 163(1-2): 1-9. 
Gomez-Gil B., Soto-Rodríguez S., Lozano R. & 
Betancourt-Lozano M. (2014). Draft genome 
sequence of Vibrio parahaemolyticus strain 
M0605, which causes severe mortalities of shrimps 
in Mexico. Genome Announc. 2(2): 14. 
Huang Haocai, Wu Gang, Sheng Chaowu, Wu Jiannan, 
Li Danhua & Wang Hangzhou (2020). Improved 
cyanobacteria removal from harmful algae blooms 
by two-cycle, low-frequency, low-density, and 
short-duration ultrasonic radiation. Water. 
12(9): 2431. 
Kim Y.B., Okuda J., Matsumoto C., Takahashi N., 
Hashimoto S. & Nishibuchi M. (1999). 
Identification of Vibrio parahaemolyticus strains at 
the species level by PCR targeted to the toxR gene. 
J. Clin. Microbiol. 37: 1173-1177. 
Li W.K., McLaughlin F.A., Lovejoy C. & Carmack 
E.C. (2009). Smallest algae thrive as the 
arctic ocean freshens. Science. 326: 539 
Lin Y.C. & Chen J.C. (2001). Acute toxicity of ammonia 
on Litopenaeus vannamei Boone juveniles at 
different salinity levels. Journal of Experimental 
Marine Biology and Ecology. 259: 109-119. 
So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống 
trong nhà tại tỉnh Nam Định 
912 
McIntosh (2019). Modeling a sustainable shrimp 
industry. Shrimp: Modelling for Sustainability, 
INFOFISH, Thailand. 
MELO F.B., Ferreira M.G.P., Braga Í.F.M. & Correia 
E.d.S. (2018). Toxicity of nitrite on shrimp 
Litopenaeus vannamei reared in clear water and 
biofloc systems. Boletim do Instituto de Pesca. 
42(4): 855-865. 
Meng N., Yuan J.L., Liu M. & Gu Z.M. (2018). 
Assessment of water quality and phytoplankton 
community of Litopenaeus vannamei pond in 
intertidal zone of Hangzhou Bay, China. 
Aquaculture Reports. 11: 53-58. 
Nguyễn Văn Cường (2016). Nghiên cứu ứng dụng siêu 
âm xử lý khuẩn và tảo trong môi trường nước. 
Luận văn thạc sĩ. Đại học Khoa học Huế. tr. 58 
Nguyễn Văn Tuyên (2003). Đa dạng sinh học tảo trong 
thủy vực nội địa Việt Nam triển vọng và thử thách. 
Nhà xuất bản Nông Nghiệp. tr. 264-483. 
Paerl H.W. (1988). Nuisance phytoplankton blooms in 
coastal, estuarine and inland waters. Limnology 
and Oceanography. 33: 823-847. 
Patil M.N. & Pandit A.B. (2007). Cavitation - a novel 
technique for making stable nanosuspensions. 
Ultrasonics Sonochemistry. 14: 519-530. 
Peng J., Dong Qiufen, Zhang Song & Yang Yong 
(2014). Shrimp farming in greenhouses: a 
profitable model to culture Penaeus vannamei 
in China. International Aquafeed, January-
February. p. 53. 
Piyasena P., Mohareb E. & McKellar R.C. (2003). 
Inactivation of microbes using ultrasound: a 
review. Int. J. Food Microbiol. 87: 207-216. 
Ray A.J. (2019). Indoor Marine Shrimp Farming. 
SRAC Publication No. 2602: 1-7. 
Samocha T.M. (2019). Sustainable Biofloc Systems 
For Marine Shrimp. Academic Press. ISBN 978-0-
12-818040-2. 
Soto-Rodriguez S.A., Gomez-Gil B., Lozano-Olvera 
R., Betancourt-Lozano M. & Morales-Covarrubias 
M.S. (2015). Field and experimental evidence of 
Vibrio parahaemolyticus as the causative agent of 
acute hepatopancreatic necrosis disease of cultured 
shrimp (Litopenaeus vannamei) in northwestern 
Mexico. Appl. Environ. Microbiol. 81: 1689-1699. 
doi:10.1128/AEM.03610-14. 
Soto-Rodriguez S.A., Gomez Gil B., Lozano R. & 
Roque A. (2010). Density of vibrios in hemolymph 
and hepatopancreas of diseased pacific white 
shrimp, Litopenaeus vannamei, from Northwestern 
Mexico. Journal of the World Aquaculture Society. 
41: 76-83. 
Suantika G., Situmorang M.L., Nurfathurahmi A., 
Taufk I., Aditiawati P., Yusuf, N., Aulia, R. (2018) 
Application of Indoor Recirculation Aquaculture 
System for White Shrimp (Litopenaeus vannamei) 
Growout Super-Intensive Culture at Low Salinity 
Condition. J Aquac Res Development 9: 530. doi: 
10.4172/2155-9546.1000530. 
Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định (2017). Báo cáo Quy 
hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo vệ nguồn 
lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2025, định 
hướng đến năm 2030. tr. 180. 
Tan TohHii, Leaw Chui Pin, Leong Sandric, LIM Lay, 
Chew S.M., Teng Sing Tung & Lim Po Teen 
(2016). Marine micro-phytoplankton of Singapore, 
with a review of harmful microalgae in the region. 
Raffles Bulletin of Zoology. 34: 78-96. 
Tang K.F.J., Bondad-Reantaso M.G., Arthur J.R., 
MacKinnon B., Hao B., Alday-Sanz V., Liang Y. 
& Dong X. (2020). Shrimp acute hepatopancreatic 
necrosis disease strategy manual. FAO Fisheries 
and Aquaculture Circular No. 1190. Rome, FAO. 
Tran L., Nunan L., Redman R.M., Mohney L.L., 
Pantoja C.R., Fitzsimmons K. & Lightner D.V. 
(2013). Determination of the infectious nature of 
the agent of acute hepatopancreatic necrosis 
syndrome affecting penaeid shrimp. Dis. Aquat. 
Organ. 105(1): 45-55. 
UBND tỉnh Nam Định (2018). Quyết định V/v phê 
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản và bảo 
vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 
2025, định hướng đến năm 2030. tr. 14. 
Wu X.G., Eadaoin M. Joyce & Timothy J. Mason 
(2011). The effects of ultrasound on cyanobacteria. 
Harmful Alga., 10(6): 738-743. 
Wilder M.N. & Nohara S. (2017). White 
Shrimp Litopenaeus vannamei. In: Takeuchi T. 
(eds) Application of Recirculating Aquaculture 
Systems in Japan. Fisheries Science Series. 
Springer, Tokyo. pp. 145-173. 
Yusoff F.M., Zubaidah M.S., Matias H.B. & Kwan T.S. 
(2002). Phytoplankton succession in intensive 
marine shrimp culture ponds treated with a 
commercial bacterial product. Aquaculture 
Research. 33: 269-278. 
Zhang P., Zhang X., Li J. & Huang G. (2006). The 
effects of body weight, temperature, salinity, pH, 
light intensity and feeding condition on lethal DO 
levels of whiteleg shrimp, Litopenaeus vannamei 
(Boone, 1931). Aquaculture. 256(1-4): 579-587.

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_hieu_qua_ky_thuat_nuoi_tom_chan_trang_litopenaeus_va.pdf