SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học mỹ thuật
Thời điểm hiện tại, mỗi chúng ta đều biết toàn cầu hoá là một xu thế
khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội
của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra
cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần
nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trước
nhiều thách thức to lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa, một dân tộc nào đó sẽ không
còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Thực tế cho thấy,
trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, đặc biệt là ở tầng
lớp thanh, thiếu niên, học sinh đã có những biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan
tâm đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang gây hại đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc
Chúng ta hiểu và mong muốn phải đảm bảo được yêu cầu: hòa nhập nhưng
không hòa tan. Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, hiện đại nhưng dù ở bất kỳ nơi
đâu chúng ta cũng phải giữ được cái gốc gác, hồn cốt, nét văn hóa riêng của dân
tộc mình. Yêu cầu ấy đặt ra cho ai? Xin thưa là cho mỗi công dân đất Việt và
trong đó có chúng ta: đội ngũ các nhà giáo.
Vấn đề giáo dục để thế hệ trẻ có nhận thức sâu sắc và có ý thức trách nhiệm
trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa có thể được tích hợp, lồng
ghép ở các môn học. Đối với Mỹ thuật, đây là môn học giúp các em học sinh
biết thường thức cái đẹp, yêu cái đẹp. Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông
không phải nhất thiết để đào tạo các em thành những họa sĩ hay sau này lớn lên
làm trong ngành nghệ thuật. Học môn này sẽ giúp các em làm quen với ngôn
ngữ tạo hình, các yếu tố thẩm mỹ về nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa như
trang phục, tạo hình , qua đó nhận thức và cảm thụ được cái đẹp, từ đó chắc
chắn sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học mỹ thuật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ, GIỮ GÌN NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG TRONG GIỜ HỌC MỸ THUẬT Lĩnh vực : Mỹ thuật Cấp học : Trung học cơ sở NĂM HỌC 2017- 2018 MÃ SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 1/19 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 2 I. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2 II. Mục đích của đề tài: ................................................................................. 3 III. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm : .......................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu : ....................................................................... 3 B. NỘI DUNG ................................................................................................... 4 I. Cơ sở thực tiễn và lý luận : ....................................................................... 4 I.1.Tâm lý học sinh: ..................................................................................... 4 I.2.Đặc trưng bộ môn và thực trạng giảng dạy : ........................................... 4 II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu : ............................................................... 4 III. Các biện pháp tiến hành ........................................................................ 5 Biện pháp 1: Chuẩn bị ..................................................................................... 5 Biện pháp 2 : Tiến trình lên lớp ....................................................................... 6 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét ....................................... 7 Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ ................................................................... 9 Hoạt động 3: Thực hành ................................................................................ 13 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá kết quả học tập ........................................... 14 Hoạt động 5: Dặn dò ..................................................................................... 16 IV. Kết quả thực hiện ................................................................................. 16 SÁCH THAM KHẢO .................................................................................... 17 Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 2/19 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Thời điểm hiện tại, mỗi chúng ta đều biết toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Trong xu thế toàn cầu hóa, một dân tộc nào đó sẽ không còn là chính mình nếu đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, đặc biệt là ở tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh đã có những biểu hiện coi nhẹ hoặc không quan tâm đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Chúng ta hiểu và mong muốn phải đảm bảo được yêu cầu: hòa nhập nhưng không hòa tan. Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, hiện đại nhưng dù ở bất kỳ nơi đâu chúng ta cũng phải giữ được cái gốc gác, hồn cốt, nét văn hóa riêng của dân tộc mình. Yêu cầu ấy đặt ra cho ai? Xin thưa là cho mỗi công dân đất Việt và trong đó có chúng ta: đội ngũ các nhà giáo. Vấn đề giáo dục để thế hệ trẻ có nhận thức sâu sắc và có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa có thể được tích hợp, lồng ghép ở các môn học. Đối với Mỹ thuật, đây là môn học giúp các em học sinh biết thường thức cái đẹp, yêu cái đẹp. Dạy học Mỹ thuật ở trường phổ thông không phải nhất thiết để đào tạo các em thành những họa sĩ hay sau này lớn lên làm trong ngành nghệ thuật. Học môn này sẽ giúp các em làm quen với ngôn ngữ tạo hình, các yếu tố thẩm mỹ về nhiều yếu tố liên quan đến văn hóa như trang phục, tạo hình, qua đó nhận thức và cảm thụ được cái đẹp, từ đó chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Như chúng ta đều biết ở trường THCS cần đảm bảo 5 yếu tố để hình thành con người phát triển toàn diện: đức, trí, văn, thể, mỹ. Như vậy Mỹ thuật góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho các em. Trong những năm học gần đây, ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục. Cùng với các môn học khác, môn Mỹ thuật trong trường THCS đã góp phần làm tăng nhận thức của học sinh.Kết hợp Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 3/19 với sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy cô giáo cùng những nét sáng tạo riêng của bản thân, các em còn hiểu được những vẻ đẹp ẩn chứa trong các tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt tiết Mỹ thuật là tiết học giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức từ lý thuyết để hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu. Không chỉ có vậy mà ở khá nhiều bài qua cách tiếp cận với nội dung kiến thức, hình ảnh minh họa.....chúng ta còn có thể lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật” II. Mục đích của đề tài: Giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn ... ật , đây là môn học giúp các em học sinh biết thưởng thức cái đẹp yêu cái đẹp.Dạy học mĩ thuật ở trường THCS không phải nhất thiết để đào tạo các em trở thành hoạ sĩ . Vậy làm thế nào để vẫn đảm bảo kiến thức mà lại tạo được sự hứng thú trong học sinh ? Tôi đã thay đổi hình thức bằng một vài cách như sau: Với bài vẽ trang trí đầu báo tường: thay vì đưa minh họa từng phần, từng bước thì tôi lại cho học và ngay trong bước 1 là chọn nội dung đề tài, tôi đã thay đổi hình thức bằng cách dùng hình ảnh chụp chính học sinh trường mình để tạo tình huống trong giờ học. Từ đó tạo hứng thú hơn trong việc suy nghĩ chọn nội dung, giúp giáo viên sau đó tổng hợp lại kiến thức một cách hiệu quả. Còn với bài vẽ trang trí lều trại lớp 9, tôi sử dụng mô hình lắp ráp từng phần cổng trại, lều trại riêng để học sinh có thể tham gia, hay xé dán giấy với hình thức Học sinh được trải nghiệm thực tế “học mà chơi” rất hiệu quả. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 10/19 Bài trang trí mặt nạ Với sự hướng dẫn của GV, HS được trải nghiệm trong phần tạo dáng mặt nạ bằng nhiều cách khác nhau như: Các em tận dụng những nguyên liệu tái chế như bìa cứng. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 11/19 Trong bài minh họa truyện cổ tích GV cho HS sáng tạo câu truyện theo hướng hiện đại . tuy nhiên vẫn phải giữ được những nét cơ bản của cốt truyện và hướng dẫn các em thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau, như vậy mới tạo được hứng thú \ Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 12/19 Với đối tượng học sinh khối 6 thì giáo viên nên vẽ minh họa một số hình đơn lẻ, gợi ý, rồi xóa ngay. Khi minh họa giáo viên phải hết sức chú ý đến hình ảnh chính, hình ảnh phụ, cách bố cục của bức tranh có thể cho học sinh quan sát một số bố cục hợp lý, chưa hợp lý để học sinh rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Trong phần vẽ màu giáo viên nên để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích. Giáo viên nên khuyến khích, khen ngợi những bài vẽ có màu đậm nhạt, tươi sáng phù hợp với đề tài và rõ trọng tâm. Ngoài ra để việc hướng dẫn cách làm có hiệu quả cao, thì người Giáo viên biết linh hoạt khéo léo kết hợp với GVCN trong các phong trào của nhà trường, để họ thấy được ý nghĩa của việc làm này và từ đó sẽ tạo điều kiện đôn đốc Học sinh của mình tham gia nhiệt tình hơn, hiệu quả hơn. Với bài tạo dáng và trang trí thời trang, học sinh lại thấy bất ngờ với một màn trình diễn thời trang thật đặc sắc do chính các bạn mình biểu diễn với những bộ trang phục rất đa dạng, phong phú mang tính dân tộc đến hiện đại Qua quan sát từ hình dáng đến cách phối hợp màu sắc của các bộ trang phục, học sinh đã thực hiện tốt các bước vẽ một cách hiệu quả và hứng thú. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 13/19 Với những bài thường thức Mỹ thuật đây là những bài học lý thuyết. Tuy nhiên Giaó viên có thể tổ chức thay đổi theo nhiều hình thức khác nhau như : Cho Học sinh chuẩn bị theo hình thức sân khấu hóa. Học sinh có thể hóa thân thành những nhân vật trong nội dung bài học hoặc GV hướng dẫn Học sinh theo hình thức thám tử. HS sẽ được trải nghiệm vẽ lại một phần tác phẩm mà mình yêu thích tùy theo sức của mình.v.v.. Qua một số cách làm như trên tôi nhận thấy sự hứng thú trong mỗi bài học của Học sinh thể hiện rõ rệt. Hoạt động 3: Thực hành Với suy nghĩ làm thế nào để có được giờ học thực hành vẽ trang trí đạt hiệu quả cao nhất và phát huy được tính tích cực trong học sinh tôi đã tiến hành một số những biện pháp nhỏ trong phần thực hành vẽ trang trí cụ thể như sau: Trước tiên giáo viên phải biết định hướng, phân bố được thời gian một cách và hợp lý. Cách tổ chức linh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau: như vẽ cá nhân, vẽ nhóm hay thậm chí lồng ghép các trò chơi ghép hình theo nội dung bài học. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 14/19 Tôi xin được minh họa cách làm đó bằng phần thực hành vẽ trang trí ở một số bài như sau: Trong thời gian thực hành người giáo viên cần đến từng bàn theo dõi , gợi ý, có thể cung cấp những thông tin cần thiết hoặc bổ sung những kiến thức cho các em học sinh còn lúng túng, học sinh tự làm bài, giúp học sinh nhận ra những gì là hợp lý, chưa hợp lý để động viên, hay điều chỉnh làm cho bài vẽ rõ nội dung, sinh động hơn đồng thời góp ý cho học sinh thấy được độ đậm nhạt trong tranh thế nào là hợp lý. Tóm lại: Giáo viên dựa và thực tế mà nhận xét, góp ý hay gợi mở một cách cụ thể cho phù hợp, để từ đó phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Động viên học sinh tự suy nghĩ tìm tòi là chủ yếu, không nên gò bó các em làm theo ý giáo viên . Tạo điều kiện cho các em vui vẻ học tập thì các bài vẽ sẽ sinh động hơn, có những nét đẹp sáng tạo riêng của mỗi cá nhân. Kết luận: Với cách làm như trên, tôi nhận thấy có rất nhiều giờ thực hành vẽ trang trí có kết quả tốt, ngoài kiến thức bài học các em còn hiểu thêm về những kiến thức di sản văn hóa của dân tộc. Nhiều học sinh đã phát huy được những khả năng của mình, tạo ra được những bức tranh đẹp có ý nghĩa. Không chỉ vậy, ngay cả những học sinh vốn nhút nhát, ngại vẽ, cho rằng mình không có năng khiếu, cũng đã mạnh dạn hơn và đạt được những kết quả tương đối khả quan. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá kết quả học tập Nhận xét, đánh giá kết quả học tập là khâu rất cần thiết để thấy được kết quả về sự nỗ lực của giáo viên trong suốt quá trình chuẩn bị cũng như giảng dạy, đồng thời biết được kết quả học tập của học sinh. Vậy việc đánh giá cần tiến hành như thế nào để thông qua đó học sinh biết được những nguyên nhân thiếu sót và tìm cách bổ sung, thúc đẩy tinh thần học tập của mình trong các bài vẽ sau. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 15/19 Theo tôi nghĩ việc đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập vì vậy cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả của bản thân và của bạn theo nhiều hình thức Ví dụ: Trong các bài vẽ tạo dáng và trang trí thời trang, trang trí mặt nạ Thì việc tổ chức cho học sinh tự trình bày ý tưởng cụ thể để tạo ra sản phẩm của chính mình là cần thiết. Từ đó các em có thể tự đánh giá được kết quả bài vẽ của mình, với chủ đề đó thì mình đã thực hiện tốt được phần nào, còn phần nào cần bổ sung. Sau đó học sinh khác nhận xét bổ sung về ý tưởng, nội dung, bố cục, đường nét, màu sắc. . Với cách làm như vậy thì bản thân mỗi học sinh đều có sự cố gắng trong việc thực hành trong bài vẽ của mình . Với một số bài vẽ trang trí khác tôi đã chọn cách đánh giá kết quả bằng hình thức tổ chức trò chơi “tập làm ban giám khảo” Cụ thể như sau: Tôi đã chọn một số bài vẽ của học sinh và đính sẵn lên bảng rồi gọi 3 học sinh khác xung phong làm ban giám khảo. Giáo viên hướng dẫn và nêu tiêu chí đánh giá cụ thể về ý tưởng, bố cục, hình vẽ, đường nét, màu sắc . Giáo viên yêu cầu BGK thống nhất chấm điểm theo tiêu chí trên. Sau đó đại diện BGK nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo thứ tự từ 1 đến 10. Học sinh ở dưới bổ sung và giáo viên sẽ là người tổng hợp, phát hiện, động viên, khen ngợi khích lệ để qua đó học sinh hiểu hơn về kiến thức bài học. Với hình thức đánh giá KQHT như trên học sinh có khả năng quan sát độc lập, không còn phụ thuộc vào giáo viên và từ đó nâng cao khả năng về hội họa. Ngoài ra còn còn rèn khả năng tự tin và cách trình bày một vấn đề trước tập thể . Qua thực tế áp dụng các hình thức đánh giá kết quả trên. Tôi thấy việc tổ chức cho học trình bày sản phẩm của cá nhân, hay của nhóm trong các giờ thực hành vẽ trang trí là rất cần thiết, vì nó phát huy tính tích cực và giúp cho các em có khả năng tương tác tốt, đạt hiệu quả hơn và điều quan trọng là không bị nhàm chán từ đó cũng tạo được hứng thú trong mỗi học sinh . Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 16/19 Việc triển lãm tranh theo chủ đề tháng cũng cần được chú trọng trong các trường THCS bởi cách đó có thể khuyến khích học sinh, và làm được công tác tuyên truyền. Nếu làm tốt các khâu như trên thì tôi nghĩ rằng việc “Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức về di sản văn hóa trong các bài thực hành vẽ trang trí” hoàn toàn có thể thực hiện được. Thậm chí GV Mỹ thuật của các trường có thể tư vấn với nhà trường tổ chức cuộc thi báo tường với chủ đề: “Em yêu di sản văn hóa” nếu được như vậy, đây sẽ là một hoạt động rất hữu ích, nó tích hợp được nhiều môn họa khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lý... Với hoạt động này, chúng ta có thể phát huy được sự tích cực, sáng tạo của HS, vận dụng kiến thức được học để hoàn thiện các tờ báo theo chủ đề đồng thời khắc sâu kiến thức về dic sản văn hóa. Như vậy có thể coi như “ Lợi cả đôi đường” Hoạt động 5: Dặn dò Để học sinh khắc sâu được kiến thức bài học, và giờ học tiếp theo đạt được hiệu quả thì phần dặn dò cũng nên được coi trọng, quan tâm đúng mức bởi với mỗi bài học nói chung và các giờ thực hành mỹ thuật nói riêng, việc chuẩn bị đồ dùng học tập và sưu tầm tư liệu hết sức quan trọng, góp phần cho sự thành công của bài dạy. IV. Kết quả thực hiện Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật” Tôi nhận thấy sự hứng thú, sáng tạo của học sinh trong giờ thực hành vẽ trang trí đã tăng lên, cảm nhận vẻ đẹp của đa số học sinh được cải thiện rõ rệt. Theo điều tra kết quả bài của học sinh tôi thấy chất lượng được nâng cao, các em có hứng thú tích cực sưu tầm tranh ảnh, tài liệu và có thói quen trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập, 98 % học sinh có đủ bộ vở thực hành và các loại màu vẽ. Trong các tiết thực hành, học sinh tích cực, hứng thú, tinh thần thoải mái, vui vẻ học tập vì vậy kết quả đã tốt hơn. Có rất nhiều bài vẽ sinh động và nội dung cũng phong phú hơn. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 17/19 HS thích vẽ HS vẽ tốt HS vẽ khá HS vẽ TB HSvẽ kém Trước khi thực hiện đề tài 22 % 7 % 15% 45 % 35 % Sau khi thực hiện đề tài 98% 30% 47% 20% 3% Để cho giờ thực hành vẽ trang trí thực sự đạt được kết quả tốt không phải việc dễ. Tuy vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi nhận thấy nếu mỗi giáo viên dạy môn mỹ thuật hiểu và nắm chắc được những kiến thức cơ bản của từng giờ dạy, để từ đó có những biện pháp phù hợp thì việc “Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật”. Sẽ đem lại những kết qủa tốt hơn tạo được hứng thú, sáng tạo với đa số học sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 18/19 C. KẾT LUẬN Những biện pháp cơ bản được rút ra sau khi thực hiện đề tài 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập để tạo thói quen trong học tập. Đây là khâu quan trọng để học sinh đạt được kết quả và có hứng thú trong các giờ thực hành vẽ trang trí . 2. Phân bố thời gian hợp lý, thiết kế câu hỏi phù để định hướng cho học sinh . 3. Chủ động thiết kế và thực hiện tốt các bước tiến hành để từ đó biết phát huy sự sáng tạo của học sinh trong bài vẽ. Đây có thể coi là yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy. 4. Việc tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của cá nhân, hay cña nhóm trong các giờ thực hành vẽ trang trí là rất cần thiết, vì nó phát huy tính tích cực cña học sinh, giúp cho các em có khả năng tương tác tốt, đạt hiệu quả cao hơn, tránh bị nhàm chán, từ đó tạo được hứng thú trong mỗi học sinh . 5. Linh hoạt trong các bước để lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống một cách phù hợp, hiệu quả. Tóm lại : Người giáo viên dạy môn mỹ thuật trong trường THCS cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, và phải có con mắt tinh tường biết định hướng bài dạy với từng nội dung cụ thể, để “Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật”. là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học, là một giáo viên dạy mỹ thuật trong trường THCS, khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy tính tích cực của các em đã được phát huy một cách rõ rệt, và hiệu quả. Sự tích cực thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh .và đặc biệt là qua các bước, các phần của tiến trình lên lớp. Các em hoàn toàn tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức và thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc. Tôi nghĩ rằng đó chính là điều mà tất cả mọi giáo viên đều mong muốn. Giúp cho học sinh hình thành tính tích cực, sự chủ động sáng tạo cũng chính là mục tiêu giáo dục . Trên đây là những suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy, rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và lãnh đạo các cấp, các ngành có liên quan. Tôi xin chân thành cảm ơn . Phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn nét đẹp truyền thống trong giờ học Mỹ thuật 19/19 PHỤ LỤC SGK: Lớp 6,7,8,9- Nxb GD VN Chủ biên Ngô Thanh Hương SGV: Lớp 6,7,8,9- Nxb GD VN SÁCH THAM KHẢO SÁCH THAM KHẢO Tài liệu hướng dẫn GV các hoạt động giáo dụclớp 6,7,8,9 - chương trình phát triển giáo dục trung học- Nxb GD VN Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, GV triển khai mô hình trường học mới VN 6,7,8,9 – HN tháng 7/2015. Học MT theo định hướng phát triển năng lực năng lực - vận dụng phương pháp Đan Mạch- Chủ biên Nguyễn Thị Nhung
File đính kèm:
- skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_va_giao_duc_y_thuc.pdf