Sinh lý học người và động vật Tập 2

Nội tiết, hormon, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục, sinh dục, sinh sản, sinh lý, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, máu, hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nhóm máu, tuần hoàn, hệ tuần hòa, tim mạch, động mạch, tĩnh mạch, bạch huyết, hô hấp, hệ hô hấp, phổi, mô

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 1

Trang 1

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 2

Trang 2

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 3

Trang 3

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 4

Trang 4

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 5

Trang 5

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 6

Trang 6

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 7

Trang 7

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 8

Trang 8

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 9

Trang 9

Sinh lý học người và động vật Tập 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 220 trang Danh Thịnh 08/01/2024 3620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sinh lý học người và động vật Tập 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh lý học người và động vật Tập 2

Sinh lý học người và động vật Tập 2
1
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2007. 222 tr. 
Từ khoá: Nội tiết, hormon, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục, sinh dục, sinh sản, 
sinh lý, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, máu, hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu 
cầu, nhóm máu, tuần hoàn, hệ tuần hòa, tim mạch, động mạch, tĩnh mạch, bạch huyết, 
hô hấp, hệ hô hấp, phổi, mô. 
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục 
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục 
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. 
Mục lục 
Lời nói đầu ................................................................................................................................ 6 
Chương 7 SINH LÝ NỘI TIẾT ............................................................................................. 8 
7.1 Ý nghĩa và quá trình phát triển................................................................................... 8 
7.1.1 Ý nghĩa ............................................................................................................... 8 
7.1.2 Quá trình phát triển ............................................................................................ 8 
7.2 Các hormon và tác dụng của chúng ......................................................................... 10 
12.1.1 Các hormon ...................................................................................................... 10 
12.1.2 Tác dụng của hormon....................................................................................... 11 
12.1.3 Cơ chế tác dụng của hormon............................................................................ 12 
12.1.4 Điều hoà sự tiết hormon của các tuyến nội tiết ................................................ 16 
12.1.5 Các tuyến nội tiết chính và các hormon của chúng trong cơ thể...................... 19 
12.1.6 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 20 
7.3 Tuyến yên................................................................................................................. 21 
7.3.1 Thuỳ trước tuyến yên ....................................................................................... 22 
7.3.2 Thuỳ sau tuyến yên (neurohypophysis) ........................................................... 27 
7.4 Tuyến giáp (Thyroid Gland) .................................................................................... 28 
7.4.1 Cấu tạo.............................................................................................................. 28 
7.4.2 Ưu năng tuyến .................................................................................................. 29 
Sinh lý học người và động vật 
 Tập 2 
Trịnh Hữu Hằng 
Đỗ Công Huỳnh 
2
7.4.3 Nhược năng tuyến ............................................................................................ 29 
7.4.4 Hormon tuyến giáp........................................................................................... 29 
7.5 Tuyến cận giáp (Parathyroid Gland) ........................................................................ 32 
7.5.1 Hormon tuyến cận giáp .................................................................................... 32 
7.5.2 Trường hợp ưu năng tuyến............................................................................... 33 
7.5.3 Trường hợp nhược năng tuyến......................................................................... 33 
7.5.4 Cơ chế tác dụng của parathormon.................................................................... 33 
7.6 Tuyến tuỵ nội tiết ..................................................................................................... 33 
7.6.1 Hormon tuyến tuỵ............................................................................................. 33 
7.6.2 Tác dụng của insulin ........................................................................................ 34 
7.6.3 Tác dụng của glucagon..................................................................................... 36 
7.6.4 Các hormon khác.............................................................................................. 36 
7.6.5 Sự điều hoà tiết hormon ................................................................................... 37 
7.7 Tuyến trên thận......................................................................................................... 37 
7.7.1 Phần vỏ tuyến trên thận.................................................................................... 37 
7.7.2 Phần tuỷ tuyến trên thận (medulla) .................................................................. 40 
7.8 Tuyến sinh dục ......................................................................................................... 41 
7.8.1 Tuyến sinh dục đực (Testis) ............................................................................. 41 
7.8.2 Tuyến sinh dục cái (Ovary).............................................................................. 43 
Chương 8 SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN............................................................... 45 
8.1 Ý nghĩa và quá trình phát triển................................................................................. 45 
8.1.1 Ý nghĩa của sự sinh sản.................................................................................... 45 
8.1.2 Quá trình phát triển .......................................................................................... 46 
8.2 Sinh lý sinh dục đực ................................................................................................. 47 
8.2.1 Cấu tạo hệ sinh dục đực ................................................................................... 47 
8.2.2 Sinh lý sinh dục đực ......................................................................................... 49 
8.3 Sinh lý sinh dục cái .............. ... n trọng có tính chất quyết định của nội môi là dịch thể. Dịch thể bao gồm tổng 
khối lượng của các dịch nội bào và ngoại bào (dịch ngoại bào gồm huyết tương và dịch gian 
bào). 
215
215
Sự điều hoà dịch thể bên trong cơ thể (nội dịch) nhằm đảm bảo cho thể tích và các chất 
hoà tan trong đó luôn luôn hằng định. Vì vậy, điều hoà nội dịch chính là sự kiểm tra khối 
lượng nước và muối khoáng được cơ thể thu nhận và thải ra hàng ngày (bảng 14.2). 
Bảng 14.2. 
Sự trao đổi nước và muối khoáng ở cơ thể người trưởng thành 
 Vào cơ thể Ra khỏi cơ thể 
Uống 
2500 
Trong thức ăn 500 
Khí thở ra 400 
Mồ hôi 900 
Phân 200 
Nước tiểu 1500 
Nước 
(ml/ngày) 
Tổng số 
3000 
Tổng số 3000 
Thức ăn 10,5 
Mồ hôi 0,25 
Phân 0,25 
Nước tiểu 10,00 
Muối 
(g/ngày) 
Tổng số 10,5 Tổng số 10,50 
Ở trạng thái sinh lý bình thường, người và động vật thông qua khẩu phần ăn, nước uống 
tiếp nhận vào cơ thể một khối lượng nước và muối khoáng nhất định trong ngày. Khối lượng 
này cân bằng với khối lượng mà cơ thể thải ra ngoài qua các con đường bài tiết khác nhau. 
Ở người và động vật bậc cao (thú) điều hoà khối lượng nước và muối khoáng được thực 
hiện chủ yếu qua quá trình tạo nước tiểu và thành phần các chất hoà tan trong nước tiểu, nghĩa 
là thông qua chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết của thận. 
14.2.3.2 Sự điều hoà nước 
Hai yếu tố chủ yếu tham gia điều hoà nước trong cơ thể là áp suất thẩm thấu và áp lực 
thủy tĩnh của máu. 
a) Sự giảm khối lượng nước nội dịch 
Thường xuyên cơ thể mất nước qua không khí thở ra, bốc mồ hôi, phân và nước tiểu. 
Điều đó làm giảm khối lượng nước của nội dịch. Sự giảm khối lượng nước sẽ dẫn đến: 
- Sự giảm áp lực thủy tĩnh. 
- Sự tăng áp suất thẩm thấu. 
Áp suất thẩm thấu tăng là nguyên nhân kích thích vào các thụ quan nhận cảm nằm ở 
hypothalamus thuộc não trung gian của não bộ. Các thụ quan này một mặt làm tăng cảm giác 
khát đòi hỏi tăng cường uống nước, mặt khác kích thích thùy sau tuyến yên làm tăng cường 
giải phóng hormon chống bài niệu (ADH hay vasopressin). Đến lượt mình ADH kích thích 
ống thận làm tăng sự tái hấp thu nước của chúng. 
Áp lực thủy tĩnh giảm là nguyên nhân kích thích các thụ quan áp lực nằm rải rác ở hệ 
mạch máu. Các thụ quan áp lực bị kích thích, một mặt tham gia kích thích làm tăng cường 
giải phóng hormon ADH, mặt khác lại gây co động mạch thận làm giảm lưu lượng máu đến 
thận nghĩa là làm giảm quá trình lọc của thận. 
Kết quả là cơ thể tăng cường uống nước, đồng thời là số lượng nước tiểu hình thành ít và 
đặc. 
Chứng đái tháo nhạt xuất hiện khi do nguyên nhân nào đó làm giảm sự bài tiết ADH của 
các tế bào thần kinh tiết ở hypothalamus, do đó thiếu hormon này giải phóng ra từ thùy sau 
tuyến yên. Bệnh nhân có thể tiểu tiện tới 20 lít trong một ngày. 
b) Sự tăng khối lượng nước nội dịch 
216
216
Khi khối lượng nước tăng trong nội dịch sẽ làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng áp lực 
thủy tĩnh. 
Sự giảm áp suất thẩm thấu là nguyên nhân kích thích các thụ quan nhận cảm ở 
hypothalamus. Các thụ quan này một mặt làm giảm cảm giác khát, do đó cơ thể giảm uống 
nước; mặt khác lại kích thích làm giảm sự bài tiết hormon ADH, dẫn đến làm giảm sự tái hấp 
thu nước ở ống thận. 
Sự tăng áp lực thủy tĩnh là nguyên nhân kích thích các thụ quan áp lực ở hệ mạch làm 
giãn mạch đến ở thận do đó tăng cường quá trình lọc của thận. Mặt khác cũng có tác dụng làm 
giảm bài tiết hormon ADH. 
Kết quả là cơ thể giảm yêu cầu uống nước và số lượng nước tiểu nhiều, loãng được hình 
thành. 
Cả hai trường hợp trên làm cho khối lượng nước trong cơ thể luôn được ổn định, cân 
bằng. 
14.2.3.3 Sự điều hoà muối 
Muối ăn NaCl là thành phần chủ yếu tạo thành áp suất thẩm thấu của máu. Do vậy sự 
điều hoà muối thực chất là sự điều hoà hàm lượng của ion Na. 
Trường hợp khối lượng của nước nội dịch giảm cũng đồng thời làm tăng hàm lượng ion 
Na của nó (tăng áp suất thẩm thấu). 
Ngược lại, khi khối lượng nước tăng sẽ làm giảm hàm lượng ion Na. Sự điều hoà muối 
trong dịch thể không thông qua tác dụng trực tiếp của ADH, mà chịu sự kiểm tra của hormon 
phần vỏ tuyến trên thận là aldosteron. Hormon được tiết ra khi hàm lượng muối giảm. Nó có 
tác dụng kích thích sự tái hấp thu ion Na của các ống thận. Khi thiếu aldosteron sẽ làm giảm 
sự tái hấp thu ion Na. 
Các yếu tố có tác dụng làm tăng bài tiết aldosteron được bắt đầu khi thể tích huyết tương 
giảm và gây thiếu muối. Ở thận, lớp tế bào vùng động mạch cầu thận phản ứng lại sự giảm đó 
bằng cách giải phóng ra enzym Rennin đổ vào máu. Enzym Rennin có tác dụng hoạt hóa một 
số protein của máu là Angiotensinogen chuyển sang dạng hoạt động Angiotensin. Sự có mặt 
của Angiotensin trong máu kích thích sự giải phóng aldosteron từ phần vỏ tuyến trên thận. 
Angiotensin cũng còn có tác dụng làm co mạch, tăng huyết áp (tác dụng này mạnh hơn của 
noradrenalin từ 10-30 lần). Đồng thời thông qua não gây ra cảm giác khát. 
Khi cơ thể bị mất muối kéo dài, các thụ quan nhận cảm không bị kích thích, tuyến yên 
không giải phóng ra ADH, và một thể tích lớn nước tiểu loãng được hình thành. Qua cách 
này, cơ thể tự giảm khối lượng nội dịch để tăng áp suất thẩm thấu. Trong mồ hôi thiếu cả 
nước và muối, thường chỉ có nước. Hậu quả là cơ bị co cứng (chuột rút). 
Sự lấy vào quá mức của nước hoặc muối là nguyên nhân làm tăng lượng nước tiểu thải ra 
theo nguyên tắc loại thải chất dư thừa. Tuy nhiên, cơ thể người có khả năng chịu đựng sự tăng 
khối lượng nước rất lớn. Nhưng điều đó không giống với sự tăng muối bởi vì muối phải di 
chuyển trở lại trong dịch thể do nước tiểu của người chỉ có khả năng chứa đựng 5g muối trong 
một lít, ngay cả khi nồng độ muối rất cao. Điều đó giải thích tại sao những lính thủy bị tai nạn 
trên biển không thể uống nước biển được. Nước biển chứa khoảng 10g muối mỗi lít, như vậy 
nếu uống một lít nước biển sẽ phải thải ra 2 lít nước tiểu để loại thải muối thừa. 
Tóm lại, thông qua sự điều hoà muối và nước, thận đã tham gia quá trình điều hoà nhằm 
duy trì các hằng số của nội dịch: 
217
217
+ Điều hoà áp suất thẩm thấu 
+ Điều hoà độ pH 
+ Điều hoà huyết áp 
+ Điều hoà khối lượng máu 
+ Điều hoà cảm giác khát 
14.3 Cấu tạo và chức năng của da 
14.3.1 Cấu tạo chung 
Da (cutis) là phần bao bọc phía ngoài cơ thể. ở người trưởng thành tổng diện tích da 
khoảng 1,5m2; độ dày thay đổi từ 0,5mm-3mm tuỳ vị trí khác nhau trên cơ thể. 
Cấu tạo chung: da gồm 3 lớp là lớp biểu bì, lớp da chính thức và lớp dưới da. Ngoài ra 
còn các cấu trúc đặc biệt dẫn xuất từ da (hình 14.6). 
14.3.1.1 Lớp biểu bì (epidermis) 
Là lớp mặt ngoài cùng của da, được cấu tạo bởi mô thượng bì có nhiều tầng tế bào. 
Những tầng trên thường bị hóa sừng, bong ra và được thay thế các tầng phía dưới. ở những 
chỗ cơ thể bị ma sát nhiều, tầng trên dầy lên như lớp sừng gọi là chai da. Tầng sâu nhất của 
biểu bì có khả năng sinh sản tế bào mới gọi là tầng sinh trưởng (hay tầng Malpighi). Các tế 
bào ở tầng này có chứa sắc tố melanin, tạo mầu cho da. ở những vùng da có mầu thẫm như 
vành thâm vú, sắc tố có cả trong tế bào và ngoài gian bào. 
Lớp biểu bì dày mỏng khác nhau tuỳ từng vùng. Dầy nhất là lòng bàn tay, lòng bàn chân. 
Mỏng nhất là vùng da mi, da môi. 
Hình 14.6. 
218
218
Cấu tạo của da 
1. Các cuộn mao mạch; 2. ống mồ hôi; 3. Nang lông; 4. Tuyến mồ hôi; 5. Các tế bào mỡ; 
6. Động mạch; 7. Tĩnh mạch; 8. Biểu bì; 9. Lớp da chính thức; 10. Paccini; 11. Thần kinh 
cảm giác; 
12. Lớp dưới da; 13. Thần kinh vận động 
14.3.1.2 Lớp da chính thức (corium) 
Lớp này bắt nguồn từ lớp trung phôi bì. Là lớp mô liên kết, trong đó gồm các sợi sinh 
chất nhờn, sợi đàn hồi và sợi cơ trơn. Người ta chia thành hai tầng: 
Tầng gai ở trên tiếp giáp biểu bì. Trên bề mặt có các lồi gai, bên trong có mạch máu, 
mạch bạch huyết và đầu mút thần kinh (ở phần đầu mặt là đầu mút các nhánh thần kinh dây 
số V, ở thân và ở chi là đầu mút các nhánh thần kinh tủy sống). Các lồi gai nổi lên ở cả trong 
lớp biểu bì tạo ra những đường gờ và rãnh hẹp. Các tuyến mồ hôi đều mở ra trên các đường 
gờ này. ở lòng bàn tay và chân, đường gờ và các rãnh tạo thành vân đặc trưng cho từng người 
(nhất là các đầu ngón). Chủng người da đen, sắc tố melanin có cả ở tầng này. 
Tầng lưới được cấu tạo bởi mô liên kết sợi chắc, dầy hơn tầng trên. 
14.3.1.3 Lớp dưới da (tela subcutanea) 
Lớp này nằm sâu và phủ lên các cơ quan bên trong cơ thể. Là lớp mô liên kết sợi xốp có 
xen kẽ các tế bào mỡ tạo thành lớp mỡ dưới da. Độ dày lớp mỡ thay đổi theo vị trí trong cơ 
thể, theo lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng, giới tính. Ví dụ da vành tai không có lớp mỡ, da trán, 
mũi lớp mỡ mỏng, ở bụng, mông lớp mỡ dày. Lớp mỡ dưới da của nữ dày hơn nam. Lớp mỡ 
này là một phần kho dự trữ chất dinh dưỡng của cơ thể. 
14.3.1.4 Các cấu trúc đặc biệt của da 
a) Lông (pili) 
Lông là một sản phẩm của biểu bì, mọc từ tầng dưới của lớp da chính thức. Mỗi lông có 
các cấu tạo gồm chân lông nằm trong một túi thượng bì; thân lông mọc lên trên mặt da. ở gốc 
chân lông có một phần phình gọi là hành lông, nơi phát triển của lông về chiều dài. Cắt ngang 
một lông thấy rõ có 3 phần: ngoài là màng lọc, giữa là vỏ, trong cùng là tủy lông. Phần vỏ 
chứa sắc tố melanin tạo mầu sắc của lông. Lượng không khí ở trong ống lông cũng góp phần 
tạo màu (tóc bạc khi mất dần sắc tố và tăng dần bọt khí). 
Lông mọc xiên trên da. Phần chân lông có cơ dựng lông là các sợi cơ trơn. Trên bề mặt 
cơ thể lông phân bố không đều. ở lòng bàn tay và chân, mặt trong các ngón, đầu ngọc hành ở 
nam, âm hành ở nữ, môi bé, mặt trong môi lớn không có lông. 
Ở giai đoạn bào thai đã mọc lông và được thay nhiều lần. Lông có loại dài như tóc, râu; 
có loại ngắn như lông mi, lông mũi. Lông có loại mảnh như ở mặt, thân. Lông có loại mọc 
sớm; có loại đến tuổi dậy thì mới mọc (lông nách, lông mu, râu). 
Chức năng của lông là giữ nhiệt và bảo vệ. 
b) Móng (ungues) 
Móng là sản phẩm của biểu bì dưới dạng một tấm chất sừng phủ lên mặt sau (hay trên) 
các đốt ngón tay và chân cuối cùng. Móng được giữ ở ba phía vào thịt bởi một nếp da bì, cấu 
tạo bằng mô liên kết, và lớp thượng bì có khả năng sinh trưởng làm cho móng phát triển chiều 
dài. 
c) Tuyến da (glandulae cutis) 
219
219
Tuyến da gồm tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và tuyến sữa (ở vú). 
Tuyến nhờn (glandulae sebaceae) là tuyến nang nằm trong lớp da chính thức. Tuyến mở 
ra ở phần chân lông tiết chất nhờn vào túi thượng bì ở gốc lông. Chỗ nào không có lông thì 
tuyến nhờn đổ ra mặt da. Tác dụng của chất nhờn là làm cho da mềm mại, tránh khô nứt nẻ và 
tránh thấm nước. 
Tuyến nhờn không có ở lòng bàn tay, bàn chân. Dáy tai ở tai ngoài do tuyến nhờn ở đây 
tiết ra. 
Tuyến mồ hôi (glandulae sudoriferae) là tuyến ống. Đầu phía dưới cuộn lại thành búi nằm 
trong tầng lưới của lớp da chính thức. Đầu phía trên vòng xoắn ốc xuyên qua biểu bì và đổ ra 
ngoài mặt da. Trên toàn thân người có khoảng 2,5 triệu tuyến. Tuyến phân bố không đều, mật 
độ cao nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, hốc nách đạt mức từ 350-450 tuyến/cm2; các nơi khác là 
(tuyến/cm2): cổ tay 290, cổ 180, trán 170, lưng phía trên và bả vai 155, đùi 80, mông 60. ở 
phần môi da mỏng, đầu ngọc hành không có tuyến. 
Tuyến tiết mồ hôi nhằm tham gia quá trình điều nhiệt và nước của cơ thể. 
14.3.2 Chức năng của da 
Da có nhiều chức năng rất quan trọng: 
Là cơ quan cảm giác xúc giác. 
Là cơ quan cảm giác nhiệt. 
Là cơ quan cảm giác đau. 
Da bảo vệ cơ thể chống lại các tác động cơ học vừa và nhẹ, chống lại sự xâm nhập của vi 
khuẩn và chất độc. 
Da tham gia sự điều hoà thân nhiệt. 
Da tham gia chức năng hô hấp. 
Da thực hiện chức năng bài tiết nước, muối khoáng và chất nhờn. 
Mỗi chức năng nói trên sẽ được trình bày trong từng phần riêng biệt. ở phần này chỉ đề 
cập đến chức năng bài tiết nước, muối khoáng và chất nhờn. 
14.3.2.1 Sự bài tiết mồ hôi và muối khoáng 
Tuyến mồ hôi được phân bố trên khắp bề mặt da, tuy mật độ giữa các vùng không đồng 
đều. ở động vật có lông phủ thì không có tuyến mồ hôi, trừ một phần nhỏ như lòng bàn tay, 
bàn chân của khỉ. 
Trong một ngày đêm, da người tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi. Số lượng này thay đổi theo 
nhiệt độ môi trường bên ngoài. 
Mồ hôi là dịch trong, trọng lượng riêng là 1,01. Thành phần mồ hôi gồm 98% là nước và 
2% chất khô gồm muối khoáng và chất hữu cơ. Nhìn chung, thành phần của mồ hôi gần giống 
với thành phần của nước tiểu loãng. Các chất vô cơ có muối NaCl, KCl, phosphat, sulphat. 
Các chất hữu cơ có ure, acid uric, creatinin, NH3. 
Phản ứng mồ hôi lúc đầu mới tiết ra hơi kiềm. Mồ hôi thường có mùi đặc trưng do chất 
nhờn của tuyến nhờn tiết ra cùng. 
220
220
Như vậy, tuyến mồ hôi của da cùng với thận làm chức năng bài tiết nước và muối 
khoáng, tham gia quá trình điều hoà nước và muối khoáng, đảm bảo cho nội dịch cân bằng và 
ổn định. 
Điều tiết sự tiết mồ hôi là thần kinh giao cảm có trung khu ở sừng xám của tủy sống từ 
đoạn ngực 2 đến đoạn thắt lưng 2. 
Hiện nay người ta đã phát hiện được hai loại tuyến mồ hôi: tuyến apocrine và tuyến 
eccrine. 
Tuyến apocrine phân bố ở nách, vùng háng và quanh núm vú. Tuyến này tiết ra một chất 
hóa học gọi là Feromon (cũng còn gọi là chất tiết đặc biệt vào môi trường bên ngoài). ở nhiều 
động vật, Feromon được sử dụng như một tín hiệu hóa học để đánh dấu vùng lãnh thổ, dẫn 
đường đi, đặc biệt là chất dẫn dụ sinh dục đối với động vật khác giới. 
Tuyến Eccrine tiết ra mồ hôi. 
14.3.2.2 Sự bài tiết chất nhờn 
Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra. Đây là một sản phẩm tiết ra từ tế bào tuyến. 
Thành phần chất nhờn gồm nhiều giọt mỡ, các acid béo tự do và rượu của chúng, một 
lượng cholesterin và các este của nó. 
Khi mới tiết chất nhờn loãng, sau đó đặc dần lại. Tác dụng chủ yếu là làm mịn da tránh 
cho da khô và nứt nẻ, làm mềm lông và tóc. 
Ở người mỗi ngày tiết khoảng 20g chất nhờn. Các loài chim, nhất là bọn sống trên nước, 
ở phần đuôi có tuyến nhờn lớn, có tác dụng chải lông (chim dùng mỏ lấy chất nhờn để chải) 
làm cho lông mượt và chống thấm nước. 

File đính kèm:

  • pdfsinh_ly_hoc_nguoi_va_dong_vat_tap_2.pdf