Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể

Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp cho việc sắp xếp hệ thống

văn bản. Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1) hiện hành,

bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dạy học theo đặc trưng thể

loại của các văn bản này, đồng thời đề xuất thứ tự sắp xếp văn bản phù hợp với yêu cầu trên

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 1

Trang 1

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 2

Trang 2

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 3

Trang 3

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 4

Trang 4

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 5

Trang 5

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 6

Trang 6

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8640
Bạn đang xem tài liệu "Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể

Sắp xếp các truyện ngắn trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (tập 1) đáp ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng loại thể
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
88 
SẮP XẾP CÁC TRUYỆN NGẮN TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 (TẬP 
1) ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠY HỌC ĐỌC HIỂU THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ 
Nguyễn Phước Bảo Khôi 
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 
npbkhoiaval@yahoo.com 
Nhận bài ngày: 6/6/2019; Ngày duyệt đăng: 27/08/2019 
Tóm tắt 
Dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại đặt ra nhiều yêu cầu phức tạp cho việc sắp xếp hệ thống 
văn bản. Trên cơ sở khảo sát các truyện ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Tập 1) hiện hành, 
bài viết hướng đến việc phân tích, đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu dạy học theo đặc trưng thể 
loại của các văn bản này, đồng thời đề xuất thứ tự sắp xếp văn bản phù hợp với yêu cầu trên. 
Từ khóa: dạy học đọc hiểu, Ngữ văn, truyện ngắn. 
Ordering short stories in the 11th grade literature textbook (Volume 1) to meet the 
requirements of the genre-based approach to reading comprehension teaching 
Abstract 
Teaching reading comprehension using a genre-based approach has posed some sophisticated 
requirements to text organization. Examining the short stories in the 11th grade literature textbook 
(Volume 1), this paper analyzes and evaluates their ability in meeting the requirements of the genre-
based approach as well as proposes how to order these texts to fit those requirements. 
Keywords: reading comprehension teaching, Literature, short story. 
Đặt vấn đề 
Truyện ngắn là một thể loại quan trọng trong 
chương trình (CT) Ngữ văn bậc trung học phổ 
thông (THPT), được học xuyên suốt hai lớp 11 
và 12 với số lượng văn bản (VB) khá đáng kể. 
Do vậy, việc dạy đọc truyện ngắn nói chung và 
dạy học đọc hiểu (DHĐH) truyện ngắn gắn với 
định hướng đặc trưng thể loại nói riêng là vấn 
đề rất đáng lưu tâm. Tuy vậy, việc hệ thống văn 
bản văn học (VBVH) trong sách giáo khoa 
(SGK) Ngữ văn bậc THPT hiện hành được lựa 
chọn và sắp xếp vừa dựa vào tiến trình văn học 
vừa căn cứ theo thể loại chưa thể đáp ứng tốt 
yêu cầu nâng cao hiệu quả DHĐH. Giúp HS 
nhận biết đặc trưng loại thể để hỗ trợ đắc lực 
hoạt động tiếp nhận VB, hình thành cho HS kỹ 
năng đọc các VB cùng loại có độ phức tạp cao 
một cách độc lập, thành thạo là điều rất cần thiết, 
nhất là trong CT Ngữ văn theo định hướng phát 
triển năng lực (NL). Những điều trên cho thấy 
để đáp ứng vấn đề DHĐH truyện ngắn theo đặc 
trưng thể loại thì việc rất quan trọng chính là 
phải lựa chọn và sắp xếp các truyện ngắn thành 
hệ thống VB tăng dần về độ khó, vừa tiêu biểu 
cho thể loại, vừa phù hợp với trình độ của HS. 
Đó cũng là mục đích nghiên cứu của chúng tôi 
khi tiến hành làm việc với các VB truyện ngắn 
trong SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) hiện hành. 
1. Dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo đặc 
trưng thể loại 
Trong SGK Ngữ văn 11 (Tập 1), bài học Một 
số thể loại văn học: Thơ, truyện đã nêu một số 
yêu cầu về việc đọc hiểu tác phẩm truyện như 
tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác, 
phân tích cốt truyện, chú ý tới các tình tiết chính, 
phân tích nhân vật, xác định giá trị tư tưởng 
nghệ thuật của truyện. Trong đó, tài liệu này xác 
định “truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, 
nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, 
có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn đời, một 
“chốc lát” của nhân vật, nhưng trong phạm vi 
hạn hẹp vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
89 
thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc” (Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, 2017: 135-136). 
Đặc điểm về dung lượng của truyện ngắn 
khiến tác giả phải đặt ra yêu cầu về tính dồn nén, 
cô đúc trong cách tường thuật và thể hiện, “phải 
biết chú ý vào cái cơ bản, vứt bỏ những gì xa 
xôi, miên man, rườm rà có thể làm tổn hại đến 
sự súc tích của văn bản, làm tan loãng ấn tượng 
tập trung về chủ đề” (Huỳnh Như Phương, 
2017: 95). Từ đó, đôi khi cốt truyện không quan 
trọng bằng việc nhà văn tổ chức cốt truyện, sắp 
xếp các tình tiết làm sao để điều chính yếu được 
nổi bật lên, gây được ấn tượng mạnh mẽ. 
Cũng do đặc thù về dung lượng, Huỳnh Như 
Phương (2017: 94) nhận thấy truyện ngắn 
thường chỉ “tập trung khai thác một thời điểm 
chói sáng, một tình huống gây ấn tưọng mạnh 
và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật”. 
Chung quan điểm với Huỳnh Như Phương 
(2017), Đinh Trí Dũng và cộng sự (2018) cho 
rằng: “Truyện ngắn tập trung xoáy sâu vào 
những thời điểm có ý nghĩa để người đọc nhận 
ra các giá trị của cuộc sống, nhìn thấy diện mạo 
của cái toàn thể thông qua những “lát cắt" bộ 
phận mang tính điển hình”. Từ đó, ta có thể xác 
định: với truyện ngắn thì “tình huống là nhân tố 
quan trọng tổ chức kết cấu, tức nó bao trùm và 
chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh 
vật, bố cục, lời trần thuật” và “hiểu được đặc 
sắc của tình huống, có thể coi như đã nắm được 
chiếc chìa khóa mầu nhiệm để mở vào thế giới 
bí ẩn, hấp dẫn của truyện ngắn”. 
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải đề cập 
đến vai trò của chi tiết trong truyện ngắn. Khi 
đưa chi tiết vào tác phẩm tự sự có dung lượng 
ngắn, bao giờ nhà văn cũng phải có sự lựa chọn 
thật tinh tế. Số lượng chi tiết nhiều hay ít không 
quan trọng. Điều đáng lưu tâm là mỗi chi tiết dù 
lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa đóng góp một vai trò 
nào đó trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của 
tác giả. Thậm chí, Đinh Trí Dũng và cộng sự đã 
khẳng định: “Truyện ngắn có thể không có một 
cốt truyện rõ ràng nhưng không thể không có 
chi tiết. Chính chi tiết mà không khí, cảnh trí, 
tình huống, tính cách, hành động, tâm tư nhân 
vật được bộc lộ đầy đủ. Những chi tiết hay còn 
có khả năng nâng tác phẩm lên cấp độ tượng 
trưng, khái quát, tạo sức ám ảnh. Trong nhiều 
truyện ngắn hay có những chi tiết phát sáng, 
nghĩa là nhờ vào nó mà tư tưởng chủ để được 
khắc sâu” (Đinh Trí Dũngvà cộng sự, 2018: 55). 
Như vậy, khi DHĐH truyện ngắn theo đặc 
trưng thể loại, ngoài việc lưu ý HS một số yếu 
tố cơ bản như cốt truyện, điểm nhìn trần thuật, 
nhân vật, chúng ta không thể không ghi nhận ... nắm 
bắt dễ dàng, thậm chí 
sớm được phát hiện. 
• Cốt truyện đa 
tuyến 
• Đan cài nhiều chủ 
đề, những thông 
điệp được chuyển 
tải, ý nghĩa của VB 
chỉ có thể nắm bắt 
sau khi đọc hết 
VB. 
• Cốt truyện đa tuyến 
• Đan cài nhiều chủ đề 
phức tạp, những thông 
điệp được chuyển tải 
rất tinh tế, ý nghĩa của 
VB còn mơ hồ, khó 
phát hiện. 
Yêu 
cầu 
kiến 
thức 
• Nội dung VB rất quen 
thuộc với kinh 
nghiệm sống của 
người đọc. 
• Việc tìm hiểu nội 
dung, ý nghĩa VB chỉ 
yêu cầu những kiến 
• Kinh nghiệm đời 
sống: kinh nghiệm 
thể hiện gần gũi với 
nhiều người đọc 
• Việc tìm hiểu nội 
dung, ý nghĩa VB yêu 
cầu những kiến thức 
• Kinh nghiệm đời 
sống: kinh nghiệm 
thể hiện không gần 
gũi với phần lớn 
người đọc 
• Cần có một trình 
độ nhất định về 
• Kinh nghiệm đời sống: 
kinh nghiệm thể hiện 
hoàn toàn khác lạ với 
phần lớn/toàn bộ người 
đọc 
• Kiến thức về văn học, 
văn hóa phải sâu rộng 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
91 
thức đơn giản về văn 
học, văn hóa. 
• Không liên quan đến 
các VB khác hoặc các 
yếu tố văn hóa khác. 
phổ thông về văn học, 
văn hóa. 
• Đôi chỗ có liên quan 
đến VB khác hoặc các 
yếu tố văn hóa khác. 
văn học, văn hóa 
để tìm hiểu được 
nội dung, ý nghĩa 
VB. 
• Đôi chỗ có liên 
quan đến VB khác 
và các yếu tố văn 
hóa khác. 
mới có thể tìm hiểu 
được nội dung, ý nghĩa 
VB. 
• Nhiều chỗ có liên quan 
đến VB khác và các 
yếu tố văn hóa khác. 
Tài liệu sách giáo viên Ngữ văn 10 (Tập 1) 
cho biết “các văn bản văn học được sắp xếp theo 
thể loại và các thời kì văn học lớn” và “cách sắp 
xếp nói trên một mặt theo truyền thống (dựa vào 
tiến trình văn học) mặt khác có điểm mới theo thể 
loại” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010: 8). Đây 
chính là định hướng rất quan trọng trong việc lựa 
chọn và sắp xếp các văn bản văn học (VBVH) 
trong CT môn Ngữ văn hiện hành. 
Hơn thế, trục thể loại cũng là tiêu chí quan 
trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong 
việc sắp xếp hệ thống VBVH của CT và SGK 
Ngữ văn mới. Và việc sắp xếp này đã làm “nổi 
bật vai trò của thể loại, đồng thời phù hợp với 
việc dạy và học văn theo đặc trưng thể loại” (Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, 2010: 9). Không phải vô 
tình mà Phan Trọng Luận khi nêu ra các năng 
lực (NL) đặc thù mà môn Ngữ văn cần rèn luyện 
và nâng cao cho học sinh (HS) đã đặc biệt nhấn 
mạnh đến NL nhận biết loại thể để định hướng 
hoạt động tiếp nhận VBVH (Phan Trọng Luận, 
2011: 177-178). Vận dụng quan điểm đã được 
nêu trên và chọn lọc, phát triển một số nội dung 
từ Bảng 1, trong việc DHĐH truyện ngắn, chúng 
tôi tạm hình dung độ khó của truyện ngắn có ba 
mức, tăng dần từ (1) đến (3), tương ứng với các 
yếu tố đặc trưng cho thể loại theo mô tả ở Bảng 
2 sau:
Bảng 2. Phân giải độ khó của thể loại truyện ngắn 
Yếu tố 
đặc 
trưng 
Mức độ 
(1) (2) (3) 
Cốt 
truyện 
Ít tình tiết quan trọng. Nhiều tình tiết quan trọng. Nhiều tình tiết quan trọng, 
giàu kịch tính. 
Kết cấu Sử dụng một kiểu kết cấu dạng 
đơn giản (kết cấu tuyến tính hoặc 
kết cấu đảo trình tự thời gian). 
Sử dụng một kiểu kết cấu dạng phức 
tạp (như kết cấu tâm lý, kết cấu vòng 
tròn, kết cấu truyện lồng trong 
truyện). 
Sử dụng kết hợp hai loại kết 
cấu khác nhau trở lên. 
Điểm 
nhìn trần 
thuật 
Khách quan Có sự đan xen giữa chủ quan và 
khách quan nhưng chủ yếu vẫn là 
chủ quan. 
Phối hợp linh hoạt khách 
quan và chủ quan. 
Tình 
huống 
Sự phát triển của cốt truyện xoay 
quanh một tình huống. 
Cốt truyện phát triển trên cơ sở kết 
hợp của hai tình huống. 
Cốt truyện phát triển có sự 
kết hợp của nhiều hơn hai 
tình huống. 
Nhân vật Tính cách nhân vật chủ yếu được 
thể hiện thông qua hành động, lời 
nói. 
Tính cách nhân vật được thể hiện 
thông qua hành động, lời nói, tâm 
lý. 
Tính cách nhân vật được 
thể hiện thông qua hành 
động đặc biệt, lời nói đa 
nghĩa, tâm lý phức tạp. 
Chi tiết Các chi tiết rời rạc, không tổ chức 
thành cụm, chỉ tác động đến đến 
một phương diện về nội dung 
hoặc nghệ thuật của tác phẩm. 
Các chi tiết tổ chức thành cụm có sự 
kết nối về ý nghĩa, tác động đến một 
phương diện về nội dung hoặc nghệ 
thuật của tác phẩm. 
Các chi tiết tổ chức thành 
cụm có sự kết nối về ý 
nghĩa, chi phối cả nội dung 
lẫn nghệ thuật của tác phẩm. 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
92 
Thực tế CT và SGK Ngữ văn hiện hành không 
cho phép giáo viên (GV) tự lựa chọn VB để 
DHĐH. Việc cần và có thể thực hiện đó là trên 
nền tảng CT và SGK Ngữ văn hiện hành, GV nên 
định hướng lại để có thể khắc phục được một số 
bất cập của hệ thống VB sử dụng DHĐH. Bên 
cạnh việc lưu ý dạy đúng tiến độ, dạy cho đủ bài, 
GV cần phải chú trọng dạy cho HS cách học, 
cách tư duy thông qua việc giải quyết các vấn đề, 
thực hiện các nhiệm vụ học tập. Do đó, việc sắp 
xếp các đơn vị nội dung dạy học theo một trật tự 
phù hợp với mức độ và quá trình nhận thức của 
HS cần được quan tâm đúng mức. Muốn vậy, 
mỗi bài học/ VB phải được xếp đặt một cách có 
mục đích và phải tạo thành một mối liên kết chặt 
chẽ với nhau. Vẫn là những VB ấy nhưng chỉ cần 
sắp xếp khác đi là lập tức khả năng tiếp thu của 
người học sẽ khác. Như vậy, GV hoàn toàn có thể 
chủ động sắp xếp lại các bài học trong CT và 
SGK hiện hành nếu trình tự các bài học ấy chưa 
đáp ứng được mục tiêu DHĐH truyện ngắn theo 
đặc trưng thể loại cho HS. 
3. Khảo sát các VB truyện ngắn trong 
SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) 
SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) có tất cả 5 VB 
truyện ngắn, trong đó được học chính thức là 3 
VB gồm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người 
tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao). 
Đây cũng chính là ngữ liệu để chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu vấn đề. 
Dựa vào các vấn đề cần quan tâm khi DHĐH 
truyện ngắn theo đặc trưng thể loại đã nêu (cốt 
truyện, điểm nhìn trần thuật, nhân vật, kết cấu, 
chi tiết, tình huống), chúng tôi phân giải 3 VB 
trên theo từng yếu tố đặc trưng, nội dung mô tả 
cụ thể như Bảng 3 sau: 
Bảng 3. Phân giải theo đặc trưng thể loại các truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 11 (tập 1) 
Yếu tố 
đặc 
trưng 
VB 
Hai đứa trẻ Chữ người tử tù Chí Phèo 
Cốt 
truyện 
Cốt truyện đơn giản Cốt truyện kịch tính Cốt truyện kịch tính. 
Kết cấu Kết cấu tâm lý – tuyến tính Kết cấu tuyến tính • Kết cấu đảo trình tự thời gian 
• Kết cấu vòng tròn 
Điểm 
nhìn 
trần 
thuật 
Chủ yếu là khách quan, có sự 
đan xen với điểm nhìn chủ quan 
(chủ yếu trần thuật bằng lời gián 
tiếp, đôi chỗ trần thuật bằng lời 
nửa trực tiếp). 
Khách quan (trần 
thuật bằng lời gián 
tiếp) 
Đan xen chủ quan và khách quan (trần thuật 
phối hợp lời gián tiếp, lời nửa trực tiếp, lời 
trực tiếp) 
Tình 
huống 
• Tình huống tâm trạng 
• Tình huống nhận thức 
Tình huống hành 
động 
• Tình huống tâm trạng 
• Tình huống nhận thức 
Nhân vật Tính cách được miêu tả chủ yếu 
thông qua tâm lý. 
Tính cách được 
miêu tả chủ yếu 
thông qua hành 
động, ngôn ngữ. 
Tính cách được miêu tả thông qua hành động 
lẫn tâm lý. Đặc biệt diễn biến tâm trạng, trạng 
thái tâm lý phức tạp của nhân vật được khám 
phá, miêu tả, phân tích tinh tế qua những 
đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm. 
Chi tiết • Cụm chi tiết về âm thanh 
• Cụm chi tiết về ánh sáng và 
bóng tối 
• Cụm chi tiết về đoàn tàu 
đêm 
• Cái gông 
• Buồng giam 
• Bức châm 
• Tiếng chửi 
• Cái lò gạch cũ 
• Cụm chi tiết về âm thanh cuộc sống mà 
Chí Phèo nghe khi thức dậy sau cơn say 
dài. 
• Bát cháo hành 
Dựa vào xuất xứ (trích trong các tập truyện 
trải dài theo thời gian từ 1938 đến 1941) cũng 
như xu hướng phân hóa trong bộ phận văn học 
công khai giai đoạn 1930 – 1945 (VB Hai đứa 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 4 
93 
trẻ và Chữ người tử tù thuộc văn học lãng mạn 
còn VB Chí Phèo thuộc văn học hiện thực phê 
phán), trình tự xuất hiện của 3 VB trên có thể là 
một ví dụ cho quan điểm sắp xếp VB dựa trên 
tiến trình văn học. 
Căn cứ vào đặc trưng thể loại, các VB này là 
những minh họa mẫu mực – biểu hiện đầy đủ 
những đặc trưng cơ bản, mang tính tiêu biểu – 
cho thể loại truyện ngắn. Nói cách khác, 3 VB 
trên có đầy đủ những dữ kiện cần thiết phù hợp 
với mục tiêu dạy học, đặc biệt là việc rèn luyện, 
nâng cao kỹ năng đọc truyện ngắn theo đặc 
trưng loại thể cho HS. 
Nhưng nếu dựa vào những nội dung đã được 
phân giải trong Bảng 1, có thể thấy các VB trên 
chưa được sắp xếp thành hệ thống tăng dần về độ 
khó, từ đó chưa đáp ứng được mục tiêu DHĐH 
truyện ngắn theo đặc trưng thể loại cho HS. 
Erpenbeck (1998) cho rằng NL lấy tri thức 
làm cơ sở, được qui định bằng các giá trị (chuẩn), 
hiện thực hóa qua ý chí (sự sẵn sàng/ thái độ tích 
cực khi thực hiện hoạt động), tăng cường qua 
kinh nghiệm (lặp đi lặp lại hoạt động cho thành 
thạo) và được sử dụng như khả năng (gắn với các 
kĩ năng cụ thể) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018: 
28). Ở đây chúng tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề 
“tăng cường qua kinh nghiệm”. Điều này có 
nghĩa NL được phát triển dần dần và trên cơ bản 
muốn hình thành NL thì hoạt động phải được lặp 
đi lặp lại cho thành thạo. Do vậy, để hình thành 
NL đọc truyện ngắn cho HS, GV cần quan tâm 
đến kinh nghiệm của các em cũng như chú ý đến 
đường phát triển dần dần của NL ấy, cần hướng 
đến việc giúp các em nắm bắt được yếu tố đặc 
trưng cho thể loại từ đơn giản đến phức tạp. Điều 
này càng khẳng định việc sắp xếp lại các VB 
phục vụ cho việc DHĐH truyện ngắn theo đặc 
trưng thể loại là rất cần thiết. 
4. Đề xuất việc sắp xếp các truyện ngắn 
trong SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) đáp ứng yêu 
cầu DHĐH theo đặc trưng thể loại 
Dựa vào Bảng 2, để đảm bảo đường phát 
triển NL đọc truyện ngắn được liền mạch, chúng 
tôi cho rằng nên có sự hoán đổi thứ tự giữa hai 
VB Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ. Việc sắp 
xếp này cơ bản sẽ tạo nên một hệ thống VB tăng 
dần về độ khó. Áp dụng kết quả phân giải ở 
Bảng 1, cũng với độ khó tăng dần từ (1) đến (3) 
tương ứng với các yếu tố đặc trưng cho thể loại, 
chúng tôi có mô tả theo Bảng 4 sau: 
Bảng 4. Mô tả độ khó theo mức độ của các truyện ngắn trong SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) 
Yếu tố đặc trưng VB 
Chữ người tử tù Hai đứa trẻ Chí Phèo 
Cốt truyện (2) (1) (3) 
Kết cấu (1) (2) (3) 
Điểm nhìn trần thuật (1) (2) (3) 
Tình huống (1) (2) (2) 
Nhân vật (1) (2) (3) 
Chi tiết (1) (2) (3) 
Ngoài yếu tố cốt truyện, VB Chữ người tử tù 
(Nguyễn Tuân) có 5/6 yếu tố đặc trưng ở mức 
độ (1), thỏa điều kiện trở thành tác phẩm đầu 
tiên để DHĐH truyện ngắn. Hơn thế, nếu kéo 
dài đường phát triển NL này đến tác phẩm 
truyện ngắn gần nhất HS đã được học ở lớp 10 
là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (bên cạnh 
yếu tố kỳ ảo đặc trưng, truyện ngắn này có cốt 
truyện kịch tính, kết cấu tuyến tính, tính cách 
nhân vật được được miêu tả tập trung vào hành 
động và ngôn ngữ), có thể thấy Chữ người tử tù 
có lợi thế kết nối với tác phẩm này hơn Hai đứa 
trẻ (căn cứ vào kinh nghiệm tiếp nhận truyện 
ngắn theo đặc trưng thể loại của HS). 
Hơn thế, thứ tự mới của các truyện ngắn 
được dạy học trong SGK Ngữ văn lớp 11 (Tập 
1) theo đề xuất trên sẽ giúp mở rộng dần nội 
dung nhân đạo trong sự kết nối với hai truyện 
ngắn đầu tiên trong SGK Ngữ văn 12 (Tập 2), 
cụ thể như Hình 1 sau: 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 4 
94 
Hình 1. Mô tả nội dung nhân đạo trong các truyện ngắn hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ văn 11 
(Tập 1) và Ngữ văn 12 (Tập 2) 
Từ trường hợp các VB truyện ngắn trong 
SGK Ngữ văn 11 (Tập 1) cho thấy vấn đề sắp 
xếp VB thuận lợi cho việc DHĐH còn rất nhiều 
hạn chế. Việc hệ thống VBVH trong SGK Ngữ 
văn bậc trung học phổ thông hiện hành được lựa 
chọn và sắp xếp vừa dựa vào tiến trình văn học 
vừa căn cứ theo thể loại chưa thể đáp ứng tốt 
yêu cầu nâng cao hiệu quả DHĐH. Một trong 
những nguyên nhân dẫn đến hệ quả này là do 
tính định hướng của CT hiện hành: bản chất vẫn 
là CT được định hướng về nội dung – coi trọng 
tính hệ thống của tri thức với những quy định 
chặt chẽ về chuẩn kiến thức, kỹ năng, tạo nên rất 
nhiều lực cản cho việc đổi mới phương pháp dạy 
học. Giúp HS nhận biết đặc trưng loại thể để hỗ 
trợ đắc lực hoạt động tiếp nhận VB, hình thành 
cho HS kĩ năng đọc các VB cùng loại có độ phức 
tạp cao một cách độc lập, thành thạo là điều rất 
cần thiết, nhất là trong CT Ngữ văn theo định 
hướng phát triển NL. Do đó, việc lựa chọn và 
sắp xếp hệ thống VB phục vụ DHĐH rất quan 
trọng, đặc biệt khi quá trình đổi mới CT và SGK 
Ngữ văn đang đến gần thì vấn đề này càng phải 
được đặt ra cấp bách hơn. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Chương trình giáo 
dục phổ thông môn Ngữ văn. Hà Nội, Nxb 
Giáo dục. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Sách giáo viên Ngữ văn 
10 (Tập 1). Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Sách giáo khoa Ngữ văn 
11 (Tập 1). Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Sách giáo khoa theo 
định hướng phát triển năng lực (Tài liệu hội 
thảo). Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
Đinh Trí Dũng, Bùi Việt Thắng. (2018). Giáo trình truyện 
ngắn Việt Nam hiện đại. Nxb Đại học Vinh. 
Phan Trọng Luận. (2011). Văn chương – Bạn đọc 
sáng tạo. Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm. 
NGA & CCSSO (2010). Common Core State Standards 
(Appendix A). National Governors Association, 
Council of Chief State School Officers. 
A., 20/10/2017. 
Huỳnh Như Phương. (2017). Tác phẩm và thể loại 
văn học. Nxb Đại học Quốc gia Tp.HCM. 
Nguyễn Thành Thi (2014). Năng lực giao tiếp như là 
kết quả phát triển tổng hợp kiến thức và các 
kĩ năng đọc, viết, nói, nghe trong dạy học Ngữ 
văn. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm 
Tp.HCM, 56, 134-143 
Trân trọng ca ngợi 
Đồng cảm chia sẻ 
Tố cáo, lên án 
Đau đớn xót xa 
Trân trọng ca ngợi 
Đồng cảm chia sẻ 
Mở ra lối thoát 
Đau đớn xót xa 
Trân trọng ca ngợi 
Đồng cảm chia sẻ 
Tố cáo, lên án 
Đau đớn xót xa 
Trân trọng ca ngợi 
Đồng cảm chia sẻ 
Chữ người tử tù 
Hai đứa trẻ Chí Phèo 
Vợ chồng A Phủ 
Vợ nhặt 

File đính kèm:

  • pdfsap_xep_cac_truyen_ngan_trong_sach_giao_khoa_ngu_van_11_tap.pdf