Sáng kiến kinh nghiệm Sủ dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp khai thác thông tin khoa học trên Internet
Là một giáo viên dạy bộ môn Công nghệ lớp 7, từ những trải nghiệm qua
các bài giảng, tôi nhận thấy việc nhất thiết phải có sự cải tiến hướng sử
dụng và khai thác nội dung SGK của giáo viên. Việc thay đổi này là sự sử
dụng linh hoạt nội dung SGK sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và việc
đưa các kiến thức khoa học công nghệ vào bài giảng.
(* ) Đặc thù môn Công nghệ lớp 7 , mục đích sau khi khai thác một của
nội dung của lĩnh vực Công nghệ ( Công nghệ trồng trọt, Công nghệ lâm
nghiêp, Công nghệ chăn nuôi) là những biện pháp kỹ thuật. Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng được
thừa hưởng những thành tựu mới – đó cũng chính là những vấn đề mới nảy
sinh mà SGK không thể cập nhật. Một người giáo viên không thể chỉ là một
quyển SGk cũ kỹ, người giáo viên phải có sự linh hoạt cập nhật những kiến
thức mới để cung cấp cho học sinh. Ngày nay, người giáo viên cũng có
được những lợi thế từ công nghệ thông tin, việc truy tìm những kiến thức
liên quan , làm phong phú và tăng tính thực tiễn cho bài giảng là một điều
không khó
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sủ dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp khai thác thông tin khoa học trên Internet
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sủ dụng SGK chủ động, sáng tạo kết hợp khai thác thông tin khoa học trên Internet Lĩnh vực: Công nghệ 7 Cấp học: Trung học cơ sở Năm học 2015-2016 MÃ SKKN 2 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Là một giáo viên dạy bộ môn Công nghệ lớp 7, từ những trải nghiệm qua các bài giảng, tôi nhận thấy việc nhất thiết phải có sự cải tiến hướng sử dụng và khai thác nội dung SGK của giáo viên. Việc thay đổi này là sự sử dụng linh hoạt nội dung SGK sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn và việc đưa các kiến thức khoa học công nghệ vào bài giảng. (* ) Đặc thù môn Công nghệ lớp 7 , mục đích sau khi khai thác một của nội dung của lĩnh vực Công nghệ ( Công nghệ trồng trọt, Công nghệ lâm nghiêp, Công nghệ chăn nuôi) là những biện pháp kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực nông nghiệp nhanh chóng được thừa hưởng những thành tựu mới – đó cũng chính là những vấn đề mới nảy sinh mà SGK không thể cập nhật. Một người giáo viên không thể chỉ là một quyển SGk cũ kỹ, người giáo viên phải có sự linh hoạt cập nhật những kiến thức mới để cung cấp cho học sinh. Ngày nay, người giáo viên cũng có được những lợi thế từ công nghệ thông tin, việc truy tìm những kiến thức liên quan , làm phong phú và tăng tính thực tiễn cho bài giảng là một điều không khó. (*) Vấn đề thứ hai tôi đề cập tới đó là việc sử dụng linh hoạt SGK, mở ra cho học sinh một sự nhận thức tích cực với bộ môn - đó là tránh sự nhàm chán cố hữu hình thành trong nhận thức của học sinh, khởi nguồn từ vị thế của bộ môn. Là bộ môn không có nhiều tính ảnh hưởng thực tế đối với đời sống của học sinh thành thị, việc tiếp nhận những kiến thức đó dễ nảy sinh trong học sinh sự nhàm chán và kém hiệu quả trong việc tiếp cận kiến thức là điều hiển nhiên. Phân tích tính logic khoa học của một số bài học trong SGK, tôi nhận thấy chưa có sự hợp lý, sự bất hợp lý này đồng thời 3 cũng là một nguyên nhân gây ra sự giảm sút hứng thú của học sinh đối với môn học . Ví dụ, Bài 12 SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG. Mở đầu nội dung bài học, tác giả SGK đã đưa vấn đề TÁC HẠI CỦA SÂU. BỆNH ở mục đầu tiên. Đặc thù là học sinh thành thị, việc tiếp cận và có kiến thức về SÂU và BỆNH cây là rất hiếm. Vậy, để học sinh giải quyết ngay vấn đề TÁC HẠI của chúng là không khả thi, không logic trong vấn đề nhận thức. Qua tìm hiểu các bài giảng được đưa lên trên mạng xã hội baigiang.violet.vn/ việc DẠY và HỌC diễn ra chỉ là sự sử dụng thụ động SGK , đọc và tìm thông tin trong SGK và công nhận, phương pháp này không phù hợp với đậc thù của bộ môn. Trước hết học sinh phải được cung cấp kiến thức về các đặc điểm sinh thái của SÂU HẠI và BỆNH cây. Từ những minh chứng trong thực tế, hiển nhiên việc kết luật TÁC HẠI của chúng là rất dễ dàng và thuyết phục. Vậy việc đảo trình tự các nội dung bài học là cần thiết. Trình tự cũ trong SGK Trình tự thay đổi trong giáo án I- TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH II- KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH CÂY I- KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG VÀ BỆNH CÂY II- TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH Cũng trong bài này, chúng ta có thể nhận thấy sự bất cấp về nội dung SGK. Đó là sự không thống nhất về từ ngữ. Vấn đề đặt ra của bài học như ở tiêu đề ( SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG) là “ SÂU HẠI “ nhưng sau đó ở mục ( II) , tác giả lại sử dụng từ CÔN TRÙNG . Tác giả nên thống nhất dùng từ của tiêu đề chỉ theo 1 cách. Phần nội dung có thể giới thiệu thêm từ ‘ Côn Trùng’ là cách gọi thứ hai đối với những sinh vật thuộc lớp Sâu Bọ. Đặc điểm sinh học của Sâu Bọ ( hay Côn trùng ) được đề cập trong môn Sinh học lớp 7, vì vậy tác giả không nên trình bày nội dung này , gây ‘loãng ‘ , không rõ mục đích . Tác giả nên hướng nội dung chính của bài 4 học về những đặc điểm sinh học ( của Sâu Bọ gây hại ) gây bất lợi cho cây trồng, như : đặc điểm sinh sản ( đẻ nhiều trứng, vòng đời ngắn) , đặc điểm dinh dưỡng ( ăn các bộ phận sinh dưỡng của cây, đục thân, quả, cắn rễ) , có khả năng bay xa, bay cao( gây ra sự phát tán rộng, khó kiểm soát). Đây mới chính là đặc thù của môn Công nghệ. Đồng thời những kiến thức đó là cơ sở cho học sinh có sự hiểu biết để giải quyết các vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài học: Những dấu hiệu phá hại và Tác hại của chúng đối với cây trồng . Phần câu hỏi tìm hiểu bài cũng không giúp cho học sinh giải quyết được vấn đề của bộ môn. Đây là môn Công Nghệ, vậy câu hỏi mà tác giả cần hướng tới cho học sinh đó là “ Những đặc điểm sinh học của côn trùng gây hại đối với cây trồng ” chứ không phải đơn thuần tìm hiểu về ‘” Biến thái của côn trùng”- câu hỏi 2, SGK – đó là kiểu câu hỏi dành cho môn Sinh học. Do vậy, khi giảng dạy, việc thay đổi nội dung SGK theo hướng logic , đảm bảo tính khoa học là cần thiết để góp phần đạt được mục đích của môn học theo tiêu chí của Bộ Giáo Dục đã đề ra. Với cách khai thác bài theo hưởng sử dụng SGK một cách chủ động, kết hợp khai thác thông tin khoa học trồng trọt trên mạng internet, giáo án Bài 12 SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG của tôi đăng trên trên mạng giáo dục violet với tài khoản NhueGiang đã được rất đông đảo giáo viên và học sinh sử dụng. * * * * * * 5 PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI I- ÁP DỤNG VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRONG BÀI GIẢNG VÀ CẢI TIẾN VIỆC SỬ DỤNG SGK PHÙ HỢP ĐẶC THÙ BỘ MÔN ĐỐI VỚI 1 BÀI GIẢNG CỤ THỂ . A- ĐẶT VẤN ĐỀ : Như tôi đã trình bày trong phần Đặt Vấn Đề của SKKN, vấn đề thứ nhất mà tôi đề cập đến là việc Sử dụng kiến thức khoa học công nghệ nông nghiệp cập nhật vào bài giảng , làm tăng thêm tính thực tế cho bộ môn, làm phong phú bài giảng và tính thuyết phục của các nội dung kiến thức trong SGK. Theo qui luật của quá trình nhận thức khởi nguồn từ vật chất. Nếu một nhận thức có nền tảng là những minh chứng thực tế thì quá trình nhận thức đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn: kiến thức có tình thuyết phục, sự nhận thức trở nên tích cực, và việc nhận thức có tính chủ động. Kết quả sự nhận thức ấy sẽ ... và sự thuận lợi khi thiết kế một bài Ôn tập chương có sự logic khoa học. Học sinh có kiến thức của chương một cách khái quát, rõ ràng và hệ thống . Bài giảng được đánh giá bởi Ban giám khảo : 19,5 điểm. Xếp loại Giỏi. Với thời lượng của 1 tiết học, việc phải giải quyết kiến thức của cả 1 chương là không đơn giản. Làm sao để học sinh không bị nhàm chán bởi những kiến thức đã học? Việc tái hiện đơn thuần kiến thức chương sẽ là một sự thất bại của người giáo viên trong tiết Ôn tập. Người giáo viên cần thiết kế được hệ thống những bài tập, câu hỏi phù hợp. Học sinh sẽ giải quyết bằng cách vận dụng những kiến thức đã được cung cấp. Trong bài giảng, tôi không để học sinh giải quyết đơn thuần một bài tập trắc nghiệm. Những kiến thức ‘ gây nhiễu’ mà tôi đưa vào bài tập cũng được khai thác triệt để để học sinh ôn tập . Học sinh tham gia tiết học rất sôi nổi và đạt hiệu quả. Nội dung bài tập cũng phản ánh được sự liên hệ thực tế của bộ môn với đời sống Lớp học được chia làm 4 nhóm. Tổng số điểm Và kết thúc bài giảng, tôi đã đưa ra được một Sơ đồ Tư duy bao gồm những nội dung trọng tâm của chương và giữa các nội dung có mối liên kết hợp lý giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cơ bản của chương. 23 Giáo án: Ngày dạy: – 4 – 2016, Lớp : 7A3 Tiết 44 – ÔN TẬP CHƯƠNG 1 – PHẦN CHĂN NUÔI. THCS KHƯƠNG MAI GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 GV dạy : . Lớp : 7A3. Tiết 44 ÔN TẬP : PHẦN CHĂN NUÔI – CHƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1-Kiến thức :HS nắm được các kiến thức cơ bản của chương 1, phần Chăn nuôi. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 45 phút, tiết 45. 2- Kỹ năng : Hình thành cho HS kỹ năng quan sát , kỹ năng so sánh và kỹ năng phân tích, tổng hợp các vấn đề. 3-Thái độ: Hướng HS có thái độ tốt đối với khoa học chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi. .II- PHƯƠNG TIỆN : SGK , giáo án, dữ liệu liên quan, máy chiếu, máy tính,bảng phụ. III- PHƯƠNG PHÁP : Thuyết giảng – Vấn đáp gợi mở. IV - LÊN LỚP : - Ổn định tổ chức lớp : VS - SS lớp. GHI BẢNG T.GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS ÔN TẬP CHƯƠNG I- PHẦN CHĂN NUÔI. 1,30p Tổ chức lớp . Chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các thư ký nhóm. Gv giới thiệu nội dung ôn tập : chương 1, phần chăn nuôi. GV phát phiếu học tập gồm 9 nội dung ôn tập. GV yêu cầu hs nhắc lại tổng quát những kiến thức đã học ở chương I Tổng quát nội dung kiến thức đã học chương 1. Chiếu nội dung trên màn hình. Câu 1 : Hoạt động nhóm Nội dung: Nhận biết một số giống gà. GV chiếu bài tập. HS làm bài tập nhóm . 24 1,30p 1,30p 1p 3p 3p Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . Câu 2 : Hoạt động nhóm Nội dung : Nhận biết một số giống lợn. GV chiếu bài tập. HS làm bài tập nhóm . Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . Câu 3: Hoạt động cá nhân. Nội dung : Vai trò của giống vật nuôi GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập. GV gọi HS làm nhanh nhất. Gọi thêm 2 hs trả lời. Đôi chiếu.. GV chiếu đáp án. GV kết luận . GV yêu cầu hs giải thích vì sao không lựa chọn những đáp án còn lại. Câu 4: Hoạt động cá nhân. Nội dung : Phân biệt hiện tượng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập. GV gọi HS làm nhanh nhất trả lời. Gọi thêm 2 hs trả lời. Đôi chiếu.. GV chiếu đáp án. GV kết luận . GV yêu cầu hs giải thích vì sao không lựa chọn những đáp án còn lại. Câu 5 : Hoạt động nhóm Nội dung: Biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập nhóm . Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . Câu6 : Hoạt động nhóm , Nội dung: Phương pháp nhân giống vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập nhóm . 2 nhóm làm 1 câu. Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . 25 Yêu cầu hs chép sơ đồ tư duy vào vở. 2p 1p 3p Câu 7 : Hoạt động nhóm , Nội dung: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập nhóm. Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . Câu 8 : Hoạt động cá nhân. Nội dung: Phân loại nhóm thức ăn vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập nhóm. Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . Câu 9 : Hoạt động nhóm Nội dung: phương pháp sản xuất, chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi. GV chiếu bài tập. HS đọc nội dung bài tập HS làm bài tập nhóm. Nhóm 1,2 nội dung 1, Nhóm 3,4 làm nội dung 2, 3 Thư ký nhóm báo cáo kết quả. GV chiếu đáp án. GV kết luận . TỔNG KẾT : HS hoàn thiện sơ đồ tư duy, ghi nhớ những nội dung cơ bản của chương 1. KẾT THÚC : GV nhận xét và đánh giá giờ học. Cho điểm những nhớn, hs tích cực. DẶN DÒ: HS chuẩn bị bài theo nội dung ôn tập để hs kiểm tra 45p , tiết 45. 26 PHẦN I: NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1, PHẦN CHĂN NUÔI Vai trò của chăn nuôi Vai trò của giống vật nuôi + Phân biệt hiện tượng sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. + Các biện pháp để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Nhận dạng một số giống lợn, giống gà đã học + Nêu các phương pháp nhân giống vật nuôi + Biện pháp chăn nuôi để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi ? Các phương pháp sản xuất, chế biến , dự trữ thức ăn vật nuôi. Tiêu chuẩn phân loại nhóm thức ăn vật nuôi. PHẦN II: CÂU 1 : Gọi tên giống gà trong mỗi bức tranh : CÂU 2: Gọi tên giống lợn trong mỗi bức tranh? CÂU 3 : Em hãy chọn 1 trong các chữ cái (A hoặc B hoặc C ) của nội dung phản ánh đầy đủ về VAI TRÒ CỦA GIỐNG VẬT NUÔI ? A Cung cấp vật nuôi cho công tác nghiên cứu sản xuất vacxin Cung cấp sức kéo, phân bón. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng , đảm bảo sức khỏe cộng A B C D A B C D 27 đồng B Cung cấp lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng Cung cấp thức ăn cho vật nuôi Cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. C Phản ánh tiềm năng về năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Quyết định tính thích nghi của vật nuôi Ảnh hưởng đến kỹ thuật chăn nuôi. CÂU 4 : Em hãy chọn những câu phản ánh a-- HIỆN TƯỢNG SINH TRƯỞNG CỦA VẬT NUÔI ? b - HIỆN TƯỢNG PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI ? Sự tăng cân của vật nuôi Gà bắt đầu sản xuất trứng Gà ăn thóc Bê con bú sữa Chiều dài thân của bò tăng lên Protein được biến đổi thành axitamin Cung cấp thêm Canxi trong khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng . Câu 5: Năng suất của vật nuôi và chất lượng sản phẩm vật nuôi được đánh giá dựa trên quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy nêu những biện pháp chăn nuôi cần chú ý để nhằm nâng cao năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm vật nuôi ? CÂU 6: 1- Trong những năm 80 của thế kỷ trước, các nhà khoa học chăn nuôi đã tạo ra giống gà Roh- Ri . Em có hiểu biết gì về phương pháp nhân giống đó? 2- Đứng trước nguy cơ tuyệt chủng của giống lợn Ỉ, các nhà khoa học chăn nuôi đã lựa chọn phương pháp nhân giống nào để bảo tồn và phát triển giống lợn này? Em hãy giải thích vì sao? 28 CÂU 7: EM HÃY CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN ĐÚNG THỂ HIỆN VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI ? Phản ánh tiềm năng của vật nuôi’ Phát triển các bộ phận cơ quan của vật nuôi Quyết định tính thích nghi của vật nuôi Để vật nuôi tạo ra các sản phẩm vật nuôi : thịt, trứng , sữa Ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vật nuôi Tạo ra các năng lượng hoạt động cho vật nuôi Đảm bảo cho vật nuôi thực hiện các chức năng của vật nuôi Cung cấp sức kéo. Cung cấp thịt , trứng, sữa có giá trị dinh dưỡng . CÂU 8: EM HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG VỀ TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THỨC ĂN : NHÓM GIÀU PROTEIN ? NHÓM GIÀU GLUXXIT ? NHÓM THỨC ĂN NHIỀU XƠ 1- PROTEIN < 14 % 2 - PROTEIN > 14 % 3- PROTEIN > 40 % 4- XƠ > 14% 1- GLUXIT < 50 % 2 - PROTEIN > 50 % 3- GLUXIT > 50 % 4- XƠ > 30% 1- XƠ < 30 % 2 - PROTEIN > 30% 3- LIPIT > 30 % 4- XƠ > 30 % CÂU 9: Căn cứ vào các phương pháp trong chăn nuôi sau đây. 1 - Ủ mầm 2- Ủ xanh 3- Trồng cỏ. 4- Xay 5- Trồng khoai , ngô. 6- Nghiền 7- Kiềm hóa 8- Phơi khô 9- Ủ men 10- Hấp, luộc 11- Nuôi và chế biến giun đất, cá 12- Đường hóa 13- Tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt 14- Tận dụng sản phẩm phụ trong chế biến dầu thực phẩm. 15- Rang 16- Trồng các loại cây họ đậu 17-Nhập khẩu đỗ. Em hãy tìm ra: 1- Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi NHÓM PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ ? NHÓM PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ? NHÓM PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ? 29 2- Phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi : 3- Phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi: PHẦN III- ĐÁP ÁN CÂU 1 A- gà Logo B – gà Hồ C – gà Đông Cảo D – gà Ri CÂU 2 CÂU 3 : C CÂU 4 : a) 1 ;5 / b) 2 CÂU 5: 1-Làm tốt công tác chọn lọc giống và nhân giống vật nuôi. Nuôi dưỡng tốt vật nuôi sinh sản. 2- Có biện pháp dự trữ thích hợp để tạo nguồn thức ăn liên tục và có chất lượng cho vật nuôi. 3- Chọn phương pháp thích hợp để chế biến thức ăn cho vật nuôi. Cho vật nuôi ăn đúng giờ, đúng cách 4-Cung cấp thức ăn cho vật nuôi theo nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi phù hợp với hướng sản xuất của và từng giai đoạn phát triển của vật nuôi . CÂU 6 1) Tạo giống gà ROH-RI -Phương pháp nhân giống lai tạo giữa GÀ MÁI RI x GÀ TRỐNG ROH - Các cá thể đàn con mang tính di truyền là các ưu điểm của của 2 giống gà Ri và gà Roh. 2) Bảo tồn giống lợn Ỉ -Phương pháp nhân giống thuần chủng giữa lợn Ỉ cái và lợn Ỉ đực. - Các cá thể đàn con đều mang tính di truyền của giống lợn Ỉ. CÂU 7: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI : 2 – 4 – 5 - 6- 7- 8 CÂU 8: Tiêu chuẩn phân loại thức ăn I- NHÓM GIÀU PROTEIN 2 - PROTEIN > 14 % II- NHÓM GIÀU GLUXIT 3- GLUXIT > 50 % NHÓM NHIỀU XƠ 4- XƠ > 30 % A- lợn Landrat B – lợn Móng Cái C – lợn Ỉ D – lợn Đại Bạch 30 CÂU 9: ----------------------- 1- Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi NHÓM PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ ? 4 - 6 -10 - 15 NHÓM PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC ? 7 – 12 NHÓM PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ? 1- 9 2- Phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi : 2- 8 3- Phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi 3 – 5- 11- 13 – 14 -16 31 III. THAY ĐỔI TRÌNH TỰ CÁC MỤC SGK Ở MỘT SỐ BÀI DẠNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT. Ở một số bài dạng Biện pháp kỹ thuật , khi học sinh chưa từng được biết những công việc đó là gì, làm như thế nào ( đặc biệt đối với học sinh thành thị ) thì việc “bắt “ các em phải trình bày được mục đích, ý nghĩa của những công việc đó là không khoa học. Vậy học sinh cần được cung cấp các kiến thức cơ sở trước, dựa trên những kiến thức đã được cung cấp , học sinh mới có thể đưa ra các kết luận về mục đích hoặc ý nghĩa của những biện pháp kỹ thuật đó. Trình tự cũ trong SGK Trình tự thay đổi mới Bài 12 – SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG I- Tác hại của sâu, bệnh II- Khái niệm về côn trùng và bệnh cây I- Khái niệm về côn trùng và bệnh cây II- Tác hại của sâu, bệnh Bài 15- LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT I. Làm đất nhằm mục đích gì ? II . Các công việc làm đất 1. Cày, ( cuốc ) đất 2. Bừa , ( đập) đất 3. Lên luống III. Bón phân lót Bài 15- KỸ THUẬT LÀM ĐẤT I . Các công việc làm đất 1. Cày, ( cuốc ) đất 2. Bừa , ( đập) đất 3. Lên luống 4. Bón phân lót II. Mục đích của làm đất 32 + Đề mục (I) chưa chuẩn xác so với tiêu đề cũng như nội dung của bài. Cần đổi lại : “ Mục đích của việc làm đất ” + Trong trồng trọt, khái niệm LÀM ĐẤT bao gồm cả công việc Bón phân lót, vì vậy việc đặt tiêu đề và trình bày bài học của tác giả không hợp lý. Tiêu đề bài học nên đổi lại là Kỹ thuật làm đất. Bài 29 – BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I-Ý nghĩa II- Bảo vệ rừng III Khoanh nuôi phục hồi rừng + Tiêu đề “ Khoanh nuôi rừng” hoàn toàn thống nhất với tiêu đề của bài học . Từ ‘nuôi’- nghĩa bóng- mang đầy đủ ý nghĩa của công việc. Vậy thêm 2 chữ “ phục hồi ‘ là thừa , phần này nên đề cập đến trong nội dung của đề mục và đó chính là mục đích của công việc ‘ Khoanh nuôi rừng ‘ mới hợp lý. I- Bảo vệ rừng II- Khoanh nuôi rừng III Ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng. 33 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trải qua đã nhiều năm thực hiện giảng dạy theo nội dung SGK Công nghệ lớp 7 kết hợp với ý tưởng của SKKN này, tôi nhận thấy học sinh đã có sự quan tâm hơn đối với môn học và có hứng thú học tập bộ môn. Học sinh thực sự được tiếp cận với các kiến thức khoa học thú vị về công nghệ. Một số giáo án của tôi , tài khoản NhueGiang đăng trên trang số lần được sử dụng với số lượng lớn. Tôi rất hy vọng, những ý kiến của tôi trong SKKN này được chính thức áp dụng rộng rãi đối với các giáo viên dạy Công nghệ 7. Để tăng thêm tính thực tế cho bộ môn. Để thay đổi phương pháp dạy cũ: Để khai thác bài, giáo viên chỉ đặt câu hỏi dựa trên nội dung kiến thức trong SGK , học sinh đọc SGK rồi trả lời. Hoàn toàn không có sự dẫn dắt tổng quát để phát triển khả năng tư duy cho học sinh. Việc tận dụng kiến thức khoa học mới là con đường thực tiễn giúp học sinh ghi nhận kiến thức và ghi nhớ kiến thức hiệu quả. -------------- 34 MỤC LỤC Page BÌA PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI. I-ÁP DỤNG VIỆC SỬ DỤNG KIẾN THỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP TRONG BÀI GIẢNG VÀ CẢI TIẾN VIỆC SỬ DỤNG SGK PHÙ HỢP ĐẶC THÙ BỘ MÔN ĐỐI VỚI 1 BÀI GIẢNG CỤ THỂ. A-ĐẶT VẤN ĐỀ B-KẾT QUẢ ÁP DỤNG ( Giáo án Tiết 9- Bài 10- Trồng trọt) II- SOẠN GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 DỰA TRÊN VIỆC SỬ DỤNG SGK PHÙ HỢP ĐẶC THÙ BỘ MÔN ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI . A-ĐẶT VẤN ĐỀ B-KẾT QUẢ ÁP DỤNG ( Giáo án Tiết 44- Chăn nuôi) III- THAY ĐỔI TRÌNH TỰ CÁC MỤC SGK Ở MỘT SỐ BÀI DẠNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT. PHẦN III : KẾT LUẬN Một số kiến nghị. 1 2 4 4 4 15 20 20 23 31 33
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_sgk_chu_dong_sang_tao_ket_hop.pdf