Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8

Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số

giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã

hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và

Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt,

năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học.), vừa là môn học công cụ (trang bị

cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội ). Nhiệm vụ

của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe,

nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát

triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn

bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có

một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của

môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung

cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để

thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và

kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn

cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa.

1.2.Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết

một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt

động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình

Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách

tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và

một số văn bản hành chính thông dụng.

1.3. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các

kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự

nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối

với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị

luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự

thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán,

suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Đây là loại

văn bản vừa tác động vào lí trí vừa tác động tình cảm nên văn bản nghị luận

không chỉ sử dụng phương thức nghị luận mà cần sử dụng kết hợp nhiều phương

thức biểu đạt khác như: Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó cần

thiết nhất là biểu cảm. Đây là phương thức hỗ trợ cho phương thức nghị luận,

nhằm tăng cường tính biểu cảm cho văn bản nghị luận.

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang minhkhanh 03/01/2022 8900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp và hình thức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8
 1
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1 Lí do chọn đề tài 3 
2 Mục đích nghiên cứu 4 
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 
4 Phương pháp nghiên cứu 4 
5 Phạm vi nghiên cứu 5 
6 Kết cấu của sáng kiến kinh nghiệm 5 
PHẦN 2: NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC RÈN LUYÊN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM 
VÀO VĂN NGHỊ LUẬN 
6 
1 
1. Cơ sở lí thuyết 6 
1.1. 
Văn bản và các kiểu văn bản phân loại theo phương thức 
biểu đạt 
6 
1.2. 
Văn bản nghị luận và các phương thức biểu đạt của văn 
bản nghị luận 
11 
1.3. Vai trò của phương thức biểu cảm trong văn nghị luận. 15 
2 
2. Cơ sở thực tiễn: Khảo sát nội dung chương trình sách giáo 
khoa Ngữ văn THCS hiện hành 
17 
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN 19 
1 
1. Lựa chọn bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào 
bài văn nghị luận 
19 
1.1. Vị trí, tác dụng của bài tập 19 
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 20 
2 
2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu 
cảm vào bài văn nghị luận 
21 
2.1. 
Bài tập nhóm 1: Nhận biết và phân tích tác dụng của các 
yếu tố biểu cảm trong văn nghi luận 
23 
2.2. 
Bài tập nhóm 2: Tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng 
yếu tố biểu cảm 
32 
2.3. 
Bài tập nhóm 3:Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng 
sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 
38 
3 
3. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm 
trong văn nghị luận 
41 
3.1. Rèn luyện qua một số bài học trên lớp 41 
3.2. Rèn luyện qua bài tập về nhà 42 
 2
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN 43 
PHẦN 4: TÀI LIỆU 45 
 3
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
1.1. Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số 
giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã 
hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và 
Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt, 
năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học...), vừa là môn học công cụ (trang bị 
cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội). Nhiệm vụ 
của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe, 
nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát 
triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn 
bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có 
một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của 
môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung 
cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để 
thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và 
kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn 
cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa. 
1.2.Phân môn Làm văn cấp THCS có bản chất là dạy học sinh nói, viết 
một văn bản hoàn chỉnh. Tức là dùng hoạt động nói, viết để tạo ra văn bản. Hoạt 
động này giữ vai trò là trung tâm, là trục chính của môn Ngữ văn. Chương trình 
Tập làm văn cấp THCS nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách 
tạo lập các kiểu văn bản: Tự sự; miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và 
một số văn bản hành chính thông dụng. 
1.3. Nắm chắc kiến thức cơ bản về đặc điểm và có kĩ năng xây dựng các 
kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh là cả một quá trình đòi hỏi sự 
nỗ lực của học sinh. Nhưng tạo lập một văn bản nghị luận còn khó khăn hơn đối 
với học sinh.Văn bản nghị luận sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị 
luận. Nghị luận là việc tác giả nêu ra một quan điểm nào đó rồi nêu ra những sự 
thực và vận dụng những phương thức tư duy lôgic như khái niệm, phán đoán, 
suy lí để bình luận nhằm đạt được mục đích khiến người ta tin theo. Đây là loại 
văn bản vừa tác động vào lí trí vừa tác động tình cảm nên văn bản nghị luận 
không chỉ sử dụng phương thức nghị luận mà cần sử dụng kết hợp nhiều phương 
thức biểu đạt khác như: Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm, tự sự. Trong đó cần 
thiết nhất là biểu cảm. Đây là phương thức hỗ trợ cho phương thức nghị luận, 
nhằm tăng cường tính biểu cảm cho văn bản nghị luận. 
 4
1.4. Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng, Khi học và rèn luyện kĩ năng tạo lập 
văn bản nghị luận học sinh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là kĩ năng sử dụng kết 
hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản nghị luận. Vì vậy dẫn đến bài viết 
văn nghị luận của học sinh thường khô khan, thiếu sự thuyết phục hoặc viết theo 
văn mẫu. 
Xuất phát từ lí do trên nên tôi đã lựa chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là: 
Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận cho 
học sinh Trung học cơ sở, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc 
nâng cao năng lực tạo lập văn bản cho học sinh THCS, để từ đó góp phần nâng 
cao chất lượng môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Khi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Một số lưu ý khi rèn luyện kĩ năng đưa yếu 
tố biểu cảm vào văn nghị luận cho học sinh Trung học cơ sở, nhằm mục đích: 
- Cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm và cách tạo lập văn bản nghị luận. 
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào 
bài văn nghị luận. 
- Thông qua việc rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn 
nghị luận, nhằm góp phần hoàn thiện năng lực giao tiếp cho học sinh. Bởi vì, 
văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng vừa là phương tiện vừa là sản 
phẩm giao tiếp 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Với khả năng và tài liệu cho phép, tôi xác định Sáng kiến kinh nghiệm 
những nhiệm vụ chính như sau: 
3.1. Xây dựng những tiền đề lí thuyết và thực tiễn làm cơ sở khoa học cho 
việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh 
THCS. 
3.2. Đề xuất nội dung, phương pháp và các hình thức rèn luyện kĩ năng đưa 
yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. 
3.3. Tổ chức thực nghiệm dạy học để kiểm tra khả năng thực thi và hiệu 
quả của các giải  ... kiểm tra, chưa lỗi sai xót 
để hoàn thiện văn bản. Do vậy, bài tập chữa lỗi là rất cần thiết. 
 Nội dung của bài tập nhóm 3: gồm 2 phần: 
 39 
Phần dẫn ngữ liệu: Ngữ liệu được sử dụng cho bài tập này là những đoạn 
văn bài văn nghị luận có mắc lỗi về kĩ năng sử dụng biểu cảm của học sinh. 
Phần nêu yêu cầu: Bao gồm hai yêu cầu chính, đó là: yêu cầu tìm lỗi và 
yêu cầu chữa lỗi. 
Thực tế lỗi đó trong bài viết của học sinh là rất khác nhau, nhưng trong 
phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi lựa chọn loại lỗi tiêu biểu, đó là 
lỗi không sử dụng biểu cảm 
Bài tập 1: 
Ngữ liệu: "Tính ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta 
gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó 
tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn rồi sinh ra gian lận, vì cờ bạc là một cách 
ăn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí 
hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành ra công nợ, dẫn đến phải 
đi ăn xin, trộm cắp, làm những điều xấu. Đã chơi cờ bạc thì không còn danh 
giá mà thành ra đê tiện. Ta nên giữ gìn, đừng để lây thói xấu đó." 
Yêu cầu: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản gì? Theo em, đoạn văn đã 
thể hiện rõ cảm xúc của người viết chưa? Muốn thể hiện rõ cảm xúc cần phải 
làm gì? 
Hướng dẫn làm bài tập: 
Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận, bàn luận về hậu quả (tác 
hại) của thói ham mê cờ bạc. 
Đoạn văn chưa thể hiện rõ cảm xúc, thái độ của người viết, bởi vì đoạn 
văn thiếu các yếu tố biểu cảm. Muốn thể hiện được cảm xúc, cần phải bổ 
sung những yếu tố biểu cảm hợp lí. Ví dụ như: thêm câu văn biểu cảm; biến 
đổi câu kể thành câu cảm... VD: Biến đổi câu: Đã chơi cờ bạc thì không còn 
danh giá mà thành ra đê tiện. Thành câu văn biểu cảm: Đau xót biết bao khi 
người ta ham mê cờ bạc mà đánh mất danh, mà trở thành kẻ đê tiện! 
Bài tập2: 
Ngữ liệu: "Mở đầu bài cáo, tác giả nêu cao nguyên lí nhân nghĩa: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân", "trừ bạo". 
Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân 
thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh thế kỉ XVI thì 
người dân Đại Việt đang bị xâm lựơc, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh 
cướp nước. Như vậy với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước 
 40 
chống xâm lược. Đây là nội dung mới là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở 
Nguyễn Trãi so với Nho giáo. 
Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn nêu trên và cho biết đoạn văn đó có luận 
điểm gì? Đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm? Nếu không, em có thể bổ 
sung yếu tố đó như thế nào? 
Hướng dẫn làm bài tập 
Đoạn văn có luận điểm là: Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu 
nước chống xâm lược. 
Đoạn văn chưa thể hiện được hết cảm xúc thái độ của người viết. Mặc 
dù, đoạn văn có khẳng định rằng: tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiến 
bộ hơn Nho Giáo. Nghĩa là đoạn văn thiếu những yếu tố biểu cảm cần thiết để 
bộc lộ cảm xúc của người viết, làm cho đoạn văn thiếu sức thuyết phục đối 
với người đọc. 
Có thể sửa lỗi trên bằng cách bổ sung các yếu tố biểu cảm cho đoạn văn 
như sau: 
Bổ sung các yếu tố biểu cảm bằng cách thêm vào đoạn văn câu văn biểu 
cảm dưới hình thức câu hỏi tu từ: "Trong hoàn cảnh ấy, làm sao có thể yên 
dân nếu không đánh giặc?" vào vị trí sau những câu văn phân tích biểu hiện 
của "yên dân" và "trừ bạo". Cụ thể là: "...Đặt trong hoàn cảnh thế kỉ XVI, thì 
người dân đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp 
nước. Trong hoàn cảnh ấy, làm sao có thể yên dân nếu không đánh giặc?..." 
Có thể tăng cường tính truyền cảm bằng cách biến đổi câu kết của đoạn 
văn thành câu văn cảm thán. Cụ thể là: "Ôi! đây chính là nội dung mới, là sự 
phát triển tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với nhân nghĩa của Nho 
giáo xưa kia!" 
Trên đây chỉ là một vài gợi ý về việc chữa lỗi không sử dụng biểu cảm 
và thuyết minh trong văn nghị luận. Học sinh có thể có những cách chữa lỗi 
khác, sao cho mạch nghị luận vẫn giữ nguyên. 
Tóm lại, Việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu cảm nhằm hỗ trợ 
cho nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp cao là rất cần thiết. Nhưng quá trình sử 
dụng cần thận trọng tránh lạm dụng, cẩu thả, bởi như vậy sẽ sẽ làm bài văn 
nghị luận hỏng đi, sai đi về nội dung cũng như phương pháp làm bài. Muốn sử 
dụng tốt các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận cần có quá trình rèn luyện 
thực hành thường xuyên, lâu dài. Để giúp học sinh có quá trình trèn luyện, thực 
hành ấy chúng tôi xin đề xuất những hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng sử 
dụng phương thức biểu cảm trong văn bản nghị luận ở phần tiếp theo. 
 41 
3. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong 
văn nghị luận 
Chúng tôi quan niệm rằng, để rèn luyện được kĩ năng sử dụng phương 
thức biểu cảm trong văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 thì điều quan trọng 
nhất là: Xây dựng nội dung luyện tập (tức là xây dựng hệ thống bài tập). Sau 
đó là tổ chức luyện tập thực hành (tức là triển khai hệ thống bài tập). Hai hoạt 
động này luôn hỗ trợ cho nhau để cùng đem lại hiệu quả cao cho việc hoàn 
thiện năng lực tạo lập văn bản nghị luận của học sinh. 
Việc tổ chức luyện tập thực hành kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm 
trong văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8 không phải là việc làm đơn giản, 
bởi vì quĩ thời gian dành cho hoạt động này trong nhà trường phổ thông là 
quá ít ỏi (1 tiết). Do vậy giáo viên cần linh hoạt vận dụng các hình thức khác 
nhau, tranh thủ các điều kiện khác nhau để tiến hành tổ chức cho học sinh 
luyện tập. 
Căn cứ vào chương trình Ngữ văn - phần Làm văn lớp 8, chúng tôi quyết 
định tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn bản 
nghị luận cho học sinh lớp 8 với những hình thức chính như sau: 
3.1. Rèn luyện qua một số bài học trên lớp 
Trong chương trình Ngữ văn - phần Làm văn lớp 8, những giờ học trên 
lớp được chúng tôi lựa chọn để tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng phương 
thúc biểu cảm trong văn bản nghị luận, cho học sinh là: Giờ học lí thuyết về 
"Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận"; Giờ luyện tập: Đưa yếu tố 
biểu cảm vào bài văn nghị luận” và Giờ viết và trả bài số 7. 
Mục đích của giờ học lý thuyết về "Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn 
nghị luận" là giúp học sinh nhận biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn 
bản nghị luận. 
Mục đích của giờ "Luyện tập: Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị 
luận" là: tổ chức cho học sinh nhận diện, phân tích tác dụng của các phương 
thức biểu đạt và nắm được cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn. 
Mục đích của giờ viết và trả bài là kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn 
bản nghị luận của học sinh, đồng thời giúp học sinh phát hiện lỗi, chữa lỗi 
trên các phương diện: nội dung kiến thức và kỹ năng làm văn, trong đó có kĩ 
năng sử dụng phương thức biểu cảm. 
Tuy nhiên, với dung lượng thời gian 2 tiết học, 2 tiết làm bài và 1 tiết trả 
bài, chúng tôi khó có thể thực hiện được hết hệ thống bài tập đã xây dựng. Vì 
thế, trong giờ học trên lớp chúng tôi chỉ định hướng và làm mẫu một số ví dụ. 
Còn lại sẽ chuyển sang hình thức luyện tập khác. 
 42 
3.2. Rèn luyện qua bài tập về nhà 
Đây là hình thức luyện tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự 
giác của học sinh. Bài tập luyện tập được tôi triển khai băng phiếu bài tập, 
bao gồm bài tập nhóm 1,2,3. 
Việc tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng phương thức biểu cảm trong văn 
bản nghị luận thông qua bài tập về nhà được tôi tiến hành như sau: 
- Giáo viên xây dựng phiếu bài tập. Phát phiếu bài tập cho học sinh, thu 
và chấm bài tập để đánh giá kết quả của việc rèn luyện. 
- Học sinh nhận phiếu bài tập, làm bài tập trên phiếu và nộp theo qui 
định. 
Có thể nói rằng, hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng phương 
thức biểu cảm trong văn bản nghị luận qua bài tập về nhà mất rất nhiều thời 
gian công sức của Thầy và Trò. Nhưng hiệu quả đạt được rất cao. Đây cũng 
chính là cách rèn ý thức tự học, tự rèn luyện cho học sinh. 
Nhận xét chung: Để đạt mục đích giúp học sinh lớp 8 tạo lập được văn 
bản nghị luận vừa lôgic chặt chẽ vừa khách quan chính xác vừa truyền cảm 
hấp dẫn, đã xây dựng hệ thống bài tập và đề xuất một số hình thức tổ chức 
luyện tập thực hành cho học sinh. 
 43 
PHẦN KẾT LUẬN 
Từ hệ thống bài tập trên, có thể rút ra nguyên tắc về đưa yếu tố biểu cảm 
vào văn nghị luận như sau: Đưa trực tiếp bằng cách thêm câu văn biểu cảm; 
Đưa gián tiếp qua lời kể, lời miêu tả, lời nhận xét đánh giá. 
Cuộc sống ngày nay đòi hỏi con người phải có những kĩ năng và năng 
lực thiết thực. Để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, giáo dục đã thay đổi và còn 
thay đổi nhiều hơn nữa. Mục tiêu của mỗi môn học trong nhà trường là phải 
hình thành cho người học những kĩ năng, năng lực cơ bản. Môn Ngữ văn có 
nhiệm vụ quan trọng là trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu để 
giao tiếp xã hội, đó là: nghe, nói, đọc, viết. Nhà trường Phổ thông từng bước 
hình thành những kĩ năng này cho người học thông qua hai hoạt động chính là 
Đọc văn và Làm văn. Riêng với Làm văn, song song với lĩnh hội tri thức, 
người học phải tạo lập được những loại văn bản thông dụng của cuộc sống. 
Trong số những văn bản phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người, có văn 
bản nghị luận. Để hình thành được năng lực tạo lập văn bản nghị luận, người 
học phải trải được qua một quá trình học tập và rèn luyện nghiêm túc. Trước 
kia, việc rèn luyện chưa được coi trọng, nhưng bây giờ, nó được coi là một 
hoạt động đặc biệt quan trọng. Bởi vì chỉ khi được rèn luyện, ta mới có thể 
thành thạo một kĩ năng và hình thành nên một năng lực nào đó. Dạy học Làm 
văn lớp 8, THCS là bước đâu rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tạo lập văn 
bản nghị luận từ đó hình thành năng lực tạo lập loại văn bản này. Một trong 
những kĩ năng quan trọng giúp cho bài văn nghị luận đạt hiệu quả giao tiếp 
cao nhất là: kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận - đây là kĩ 
năng góp phần nâng cao tối đa hiệu quả diễn đạt cho học sinh khi bày tỏ quan 
điểm ý kiến riêng trước mọi vấn đề trong cuộc sống. 
Khi nghiên cứu đề tài rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào trong 
văn bản nghị luận, tôi đã vận dụng được những cơ sở lí luận về dạy học Làm 
văn nói chung và dạy học kiểu văn bản nghị luận nói riêng vào việc xây dựng 
hệ thống bài tập để rèn luyện thực hành kĩ năng này. Đồng thời trên cơ sở tìm 
hiểu, điều tra thực tiễn về dạy và học kiểu văn bản nghị luận ở trường phổ 
thông tôi cũng đã đề xuất được những hình thức tổ chức rèn luyện loại kĩ 
năng nói trên. 
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên những nghiên cứu, đề xuất của tôi về 
việc rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn bản nghị luận không thể 
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, những đề xuất của tôi cần được 
tiếp tục kiểm nghiệm nhiều hơn trong thực tế dạy học. 
 44 
Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục và đứng trước thực trạng dạy học 
Làm văn còn gặp rất nhiều khó khăn, tôi thiết nghĩ: Để hình thành năng lực 
tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 8, mỗi thầy cô đứng lớp cần phải 
nỗ lực hơn nữa trong vận dụng phương pháp dạy học mới và học sinh phải 
tích cực hơn nữa, chủ động hơn nữa trong rèn luyện phương pháp suy nghĩ, 
rèn luyện phương pháp tư duy, rèn luyện phương pháp học học tập 
Với những kết quả nghiên cứu ban đầu được thể hiện trong Sáng kiến 
kinh nghiệm, tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến nhỏ, góp phần việc 
nâng cao hiệu quả giáo dục của môn Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông. 
 Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017 
 45 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 Lê A – Những cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học Tiếng Việt - 
Bài giảng chuyên đề, 2008. 
2 Lê A- Phương pháp dạy học tạo lập văn bản - Bài giảng chuyên đề, 2008. 
3 
Lê A – Lí thuyết giao tiếp và việc tổ chức dạy học Tiếng Việt trong 
nhà trường Phổ thông – Bài giảng chuyên đề, 2008. 
4 Lê A - Đình Cao – Giáo trình Làm văn tập 1 - NXB Giáo dục, 1989 
5 Lê A - Đình Cao – Giáo trình làm văn tập 2 - NXB Giáo dục, 1991 
6 Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán - Phương pháp dạy học 
Tiếng Việt - NXBGD, 1996 
7 Lê A - Vương Toàn - Nguyễn Quang Ninh - Phương pháp dạy học 
tiếng mẹ đẻ (tập 1 +2), tài liệu dịch - NXBGD, 1998 
8 Lê A - Nguyễn Trí - Giáo trình làm văn - NXB Giáo dục, 2001. 
9 Nguyễn Thị Ban – Lí thuyết Graph với dạy học Ngữ văn – Bài giảng 
chuyên đề, 2008 
10 Nguyên Đăng Điệp - Đỗ Việt Hùng - Vũ Băng Tú - Ngữ văn nâng cao 8 
- NXB Giáo dục, 2008 
11 Lê Đình Mai - Để học tốt các kiểu bài Nghị luận THPT - NXB Giáo 
dục, 1995 
12 Nguyễn Quang Ninh - 150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn - NXB Giáo 
dục, 1993 
13 Nguyễn Quang Ninh - Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt - NXB Giáo 
dục, 1998 
14 Nguyễn Quang Ninh - Phương pháp phát triển lời nói cho học sinh - 
Bài giảng chuyên đề, 2008. 
15 Nguyễn Quang Ninh – Phương pháp nghiên cứu trong lí luận dạy 
Tiếng – Bài giảng chuyên đề, 2008 
16 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - SGK ngữ văn 6/7/8/9 - NXB Giáo 
dục, 2008 
17 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - SGV Ngữ văn 6/7/8/9 - NXB 
Giáo dục, 2008 
18 Nguyễn Khắc Phi - Nguyễn Hoành Khung - Nguyễn Minh Thuyết - 
Trần Đình Sử - Bài tập Ngữ Văn 6/7/8/9 - NXB Giáo dục, 2008 
19 Nguyễn Quốc Siêu - Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông - NXB 
Giáo dục, 1998 
20 Trần Ngọc Thêm - Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt - NXB Khoa 
 46 
học xã hội, 1985 
21 Đỗ Ngọc Thống - Làm văn từ lý thuyết đến thực hành- NXB Giáo dục, 1997 
22 Đỗ Ngọc Thống - Vấn đề then chốt nhất là... đổi mới cách ra đề văn - 
Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tháng 8 năm 2006 
23 Đỗ Ngọc Thống - Phạm Minh Diệu - Nguyễn Thành Thi - Giáo trình 
Làm văn - NXB Đại học sư phạm, 2008 
24 Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2006 
25 Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập 1 - NXB Giáo dục, 2009 
26 Hoàng Phê (chủ biên) - Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng, Trung 
tâm Từ điển học, 2004 
27 Từ điển thuật ngữ Ngôn Ngữ học – NXB Giáo dục, 1996 
 47 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_va_hinh_thuc_ren_luyen_ki.pdf