Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7

Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề cấp bách của sự nghiệp giáo dục

hiện nay . Với mục tiêu đào tạo lên những con người có giá trị về tư tưởng đạo đức,

lối sống phù hợp , có kiến thức phổ thông cơ bản, có kĩ năng vận dụng kiến thức

vào cuộc sống để kịp thời đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của đất nước . Do vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học .

Một trong các vấn đề đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học theo hương

tích cực.

Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh,

lấy học sinh làm trung tâm , giáo giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh học tập

tích cực để làm được điều đó đòi hỏi ngường giáo viên phải nỗ lực rất nhiều

trong việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học cho từng bài , phù hợp từng

đối tượng học sinh , phải đa dạng hóa các phương pháp và đặc biệt chú trọng đến

phương pháp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 03/01/2022 6880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
1/17 
MỤC LỤC 
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề......................................................................Trang 2 
1.Cơ sở lý luận...........................................................................................Trang 2 
2.Cơ sở thực tiễn........................................................................................Trang 2 
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề..............................................................Trang 4 
I.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.................................................................Trang 4 
1.Cấu trúc kênh hình trong SGK..........................................................Trang 4 
2.Sử dụng bản đồ Địa lý trong SGK Địa lý 7.........................................Trang 4 
3.Sử dụng tranh ảnh minh họa trong SGK Địa ly 7............................Trang 10 
II.Kết quả thực hiện...........................................................................Trang 16 
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị...............................................Trang 16 
1.Kết luận...........................................................................................Trang 16 
2.Khuyến nghị...................................................................................Trang 16 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
2/17 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Cơ sở lí luận 
 Nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề cấp bách của sự nghiệp giáo dục 
hiện nay . Với mục tiêu đào tạo lên những con người có giá trị về tư tưởng đạo đức, 
lối sống phù hợp , có kiến thức phổ thông cơ bản, có kĩ năng vận dụng kiến thức 
vào cuộc sống để kịp thời đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
của đất nước . Do vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học . 
 Một trong các vấn đề đổi mới đó là đổi mới phương pháp dạy học theo hương 
tích cực. 
 Phương pháp dạy học tích cực là tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, 
lấy học sinh làm trung tâm , giáo giáo viên chỉ là người hướng dẫn học sinh học tập 
tích cực để làm được điều đó đòi hỏi ngường giáo viên phải nỗ lực rất nhiều 
trong việc nghiên cứu tìm tòi phương pháp dạy học cho từng bài , phù hợp từng 
đối tượng học sinh , phải đa dạng hóa các phương pháp và đặc biệt chú trọng đến 
phương pháp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm ,. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Thực trạng sử dụng kênh hình sách giáo khoa trong giảng dạy bộ môn Địa lý tại 
trường THCS. 
- Với Giáo viên: Kiến thức chuyên môn của giáo viên còn chưa sâu nên sự tìm tòi 
và khai thác chưa hết tác dụng của kênh hình. Giáo viên sử dụng kênh hình chưa 
đúng lúc, đúng chỗ và đúng phương pháp sử dụng. Không có sự chuẩn bị kỹ 
càng về bài giảng trước khi lên lớp, hoặc bỏ qua kênh hình chỉ chú ý đến kênh 
chữ 
- Với học sinh : Tình trạng học sinh không biết cách phân tích kênh hình, không 
quan tâm đến kênh hình trong lúc học do giáo viên chưa đề cao được vai trò của 
kênh hình trong giảng dạy. 
- Và mặc dù sự thường xuyên sử dụng kênh hình trong giảng dạy của giáo viên 
còn ít nhưng phản ứng từ phía học sinh khi được học bằng kênh hình thì rất tích 
cực và các em cũng đánh giá việc học khi có sử dụng kênh hình hiệu quả hơn, 
gây hứng thú hơn 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
3/17 
- Từ thực tiễn của việc thực hiện giảng dạy chương trình - sách giáo khoa Địa lí 
lớp 7 ở trường THCS trong các năm vừa qua góp phần nâng cao khả năng phân 
tích các loại bản đồ, tranh ảnh giúp cho học sinh có khả năng nhận thức kiến 
thức và tự hoàn thiện kiến thức về các môi trường tự nhiên, tôi nhận thấy rằng 
việc rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ, tranh ảnh trong dạy môn địa lí 7 có 
trong SGK đóng một vai trò rất quan trọng đối với học sinh phổ thông nói chung 
và học sinh THCS nói riêng. 
 Để nhằm giúp giáo viên Địa lý phổ thông khai thác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh 
trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực, năng động của học sinh và phục vụ 
cho việc dạy học, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng kênh hình bản đồ, tranh ảnh sách 
giáo khoa trong giảng dạy Địa lý 7” 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
4/17 
PHẦN THỨ HAI. 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 1.Cấu trúc kênh hình trong SGK 
 Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lý 7 hết sức đa dạng, nhưng nó 
được tập trung thể hiện ở 3 dạng sau: 
 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. 
 - Bản đồ Địa lý (bao gồm cả bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế). 
 -Tranh ảnh minh học bài học. 
 Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng, tôi đã đi sâu vào việc khai thác kiến 
thức trên bản đồ và tranh ảnh trong SGK để khắc sâu kiến thức cho học sinh. 
 2. Sử dụng bản đồ Địa lý trong sách giáo khoa Địa lý 7: 
 2.1. Quy trình thực hiện sử dụng bản đồ Địa lý trong sách giáo khoa: 
 Rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp, 
liên tục lớp này qua lớp khác, đòi hỏi nhiều công sức và sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các lớp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng bản đồ như là một nguồn cung 
cấp kiến thức mới. 
 Để sử dụng có hiệu quả bản đồ Địa lý cần phải qua nhiều bước, từ đơn giản 
đến phức tạp, từ thấp lên cao. Có thể qua 5 bước sau đây: 
 -Chỉ, đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ. 
 -Xác định phương hướng, đo đạc, tính toán trên bản đồ. 
 - Xác định vị trí địa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế, xã 
hội được biểu hiện trên bản đồ. 
 - Xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ. 
 - Mô tả tổng hợp địa lý một khu vực: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, 
thực vật, động vật, dân cư, kinh tế. 
2.2. Dẫn chứng minh họa: 
* Lược đồ những yếu tố gây biến động thời tiết ở đới ôn hòa: 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
5/17 
Đây là lược đồ tự nhiên môi trường đới ôn hòa. Các yếu tố được thể hiện trên lược 
đồ là gió Tây ôn đới, dòng hải lưu  ... 
có thể tìm ra sự phân bố các ngành công nghiệp Bắc Mĩ, từ đó nhận xét được tình 
hình phát triển ngành công nghiệp của Bắc Mĩ. 
 - Ca-na-da được phát triển một số ngành công nghiệp là: khai thác khoáng sản, 
luyện kim, lọc dầu, hóa chất, khai thác và chế biến gỗCác ngành công nghiệp này 
phân bố chủ yếu ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. 
 - Hoa Kì được phát triển một số ngành công nghiệp là: luyện kim, chế tạo máy 
công cụ, hóa chất, dệt, thực phẩm, điện tử, vi điện tử, hàng không vũ trụCác 
ngành công nghiệp này được tập trung phát triển ở vùng công nghiệp Đông Bắc 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
9/17 
Hoa Kì và vùng duyên hải phía tây Thái Bình Dương, vùng phía nam giáp Mê-hi-
cô. 
 Qua đây ta nhận thấy Ca-na-da, Hoa Kì, và Mê-hi-cô tập trung phát triển chủ 
yếu là các ngành đòi hỏi trình độ cao. Điều đó thể hiện trình độ phát triển kinh tế 
của các quốc gia Bắc Mĩ ở trình độ cao, đặc biệt là Hoa Kì. Mặc dù Hoa Kì là nơi 
có ít tài nguyên thiên nhiên nhưng lại là một cường quốc về kinh tế, đặc biệt phát 
triển những ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng khoa học cao. Sự phát triển các 
ngành công nghiệp này hoàn toàn đối lập với nền công nghiệp của Châu Phi. 
*Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì (Hình 40.1 SGK/125) 
 Đây là lược đồ không gian công nghiệp của Hoa Kì: vùng công nghiệp truền 
thống Đông Bắc Hoa Kì được thể hiện bằng nền màu tím, vùng công nghiệp mới 
(vành đai Mặt Trời) được thể hiện bằng nền màu đỏ, các đô thị (trung tâm kinh tế 
được thể hiện bằng các chấm tròn tím, hướng chuyển dịch vốn và lao động được thể 
hiện bằng mũi tên màu tím, mũi tên màu trắng thể hiện luồng nhập khẩu nguyên 
liệu. 
 Bằng việc quan sát lược đồ ta có thể tìm ra sự phân bố không gian công nghiệp 
Hoa Kì: 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
10/17 
 - Các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì: Niu I-ooc, Si-ca-gô, Đi-tơ-roi, Bô-xtơn, 
Phi-la-đen-phi-a, Ban-ti-mo, Oa-sinh-tơn, Cli-vơ-len, Xin-xi-na-ti 
 - Hướng chuyển dịch vốn và lao động: từ vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì 
đến vùng công nghiệp mới (vành đai Mặt Trời). Sở dĩ có sự chuyển dịch vốn và lao 
động là do sự phát triển mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới trong giai đoạn 
hiện nay và để giảm bớt gánh nặng về việc làm ở vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa 
Kì. 
 - Vị trí của vùng công nghiệp mới nằm trên 4 khu vực: bán đảo Fro-li-a, vùng 
ven biển vịnh Mê-hi-cô, vùng ven biển phía tây nam của Hoa Kì và vùng ven biển 
phía tây bắc giáp Ca-na-da. Vị trí của vùng có rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển 
kinh tế: Gần biên giới Mê-hi-cô, dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa 
sang các nước Trung và Nam Mĩ; phía tây thuận lợi cho việc giao tiếp với khu vực 
châu Á-Thái Bình Dương. 
3. Sử dụng tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa Địa lý 7: 
 3.1. Quy trình thực hiện sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa: 
 Học địa lý không thể không nói đến nơi này, nơi kia, thành phố này, thành 
phố nọ, ngành sản xuất này, ngành sản xuất khác, học sinh lại không có điều kiện 
tiếp xúc, nhìn tận mắt tất cả những cái đó. Tranh ảnh là một trong những phương 
tiện quan trọng giúp các em hình thành những biểu tượng và khái niệm địa lý cụ thể 
làm cơ sở cho việc lĩnh hội sâu sắc các kiến thức địa lý, cũng như để hình dung ra 
được những đối tượng địa lý biểu hiện trên bản đồ. 
 Tranh ảnh trong sách giáo khoa được lựa chọn để phục vụ sát nội dung của 
mỗi bài. Tiếc rằng do chất lượng giấy, điều kiện ấn loát và những điều kiện khác, số 
lượng tranh ảnh trong sách giáo khoa còn rất ít và phần lớn không rõ. Tuy nhiên 
cũng có một số tương đối rõ, có thể sử dụng để tiếp thụ tài liệu mới tốt hơn. 
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích trsnh ảnh theo quy trình sau: 
 - Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và nhìn vào bao quát bức tranh, xác 
định xem đối tượng được biểu hiện nằm ở miền nào? Trên lãnh thổ nào? 
 - Xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ. 
 - Hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh bằng những câu hỏi 
gợi ý, tập trung vào những nét đặc trưng nhất của đối tượng địa lý được biểu hiện 
trong bức tranh. 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
11/17 
 - Đối chiếu với kênh chữ trong SGK để bổ sung thêm những chi tiết của đối 
tượng trong trường hợp bức tranh chưa được nêu rõ. Tìm cách cắt nghĩa các đặc 
trưng của đối tượng. 
 - Cuối cùng, hướng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc sâu 
biểu tượng địa lý. 
3.2. Dẫn chứng minh họa: 
* Trong bài 2: “ Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới” có một bức trang 
thể hiện để minh họa cho bài học: Hình 2.2-Học sinh thộc ba chủng tộc làm việc ở 
phòng thí nghiệm. 
 Bức tranh này có nhan đề là học sinh thuộc ba chủng tộc làm ở phòng thí 
nghiệm. Hình ảnh này được chụp trong phòng thí nghiệm. Các đối tượng được thể 
hiện là có ba học sinh thuộc ba dòng chủng tộc khác nhau cùng làm việc trong một 
phòng thí nghiệm: Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it. Qua việc quan sát hình ảnh 
này ta có thể tìm ra một số đặc điểm về hình thái bên ngoài của ba chủng tộc trên 
thế giới: 
 - Môn-gô-lô-it (người phụ nữ ngoài cùng bên tay trái): da vàng, tóc đen, thân 
hình bình thường. 
 - Nê-grô-it (người phụ nữ ở giữa bức hình): da đen, tóc quăn, tóc đen. 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
12/17 
 - Ơ-rô-pê-ô-it (người đàn ông ngoài cùng bên tay phải): da trắng, tóc vàng, sống 
mũi cao. 
 Qua bức hình ta tìm ra được những đặc điểm cơ bản về hình thái bên ngoài của 
ba dòng chủng tộc. Không những thế, giáo viên còn có thể giáo dục chống chế độ 
phân biệt chủng tộc trên thế giới. Dù con người thuộc chủng tộc nào, màu da nào đi 
chăng nữa cùng chung sống trong một mái nhà chung thì cần có sự bình đẳng, yêu 
thương, giúp đỡ lẫn nhau. 
* Trong bài 3: “Quần cư. Đô thị hóa” có hai bức tranh được thể hiện minh họa cho 
bài học: hình 3.1-quang cảnh nông thôn và hình 3.2-quang cảnh đô thị. 
- Hình 3.1 – Quang cảnh nông thôn. –Hình 3.2 – Quang cảnh đô thị 
 - Hình 3.1 – Quang cảnh nông thôn. 
 Bức ảnh này có nhan đề là “quang cảnh nông thôn”. Đây là bức ảnh được chụp 
ở một góc của một vùng quê. Các đối tượng được thể hiện trong bức ảnh này là 
cánh đồng ruộng và nhà cửa. Bức ảnh này minh họa cho các đặc điểm về quần cư 
nông thôn: hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản 
xuất nông-lâm-ngư nghiệp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất đai 
canh tác. 
 - Hình 3.2 – Quang cảnh đô thị. 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
13/17 
 Bức ảnh này có nhan đề là “quang cảnh đô thị”. Đây là cức ảnh được chụp ở 
một góc của một thành phố lớn. Các đối tượng được thể hiện trong bức ảnh này là 
các tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau, cùng hệ thống giao thông ngang dọc. Qua 
đây ta thấy được những đặc điểm cơ bản của quần cư đô thị: hình thức tổ chức sinh 
sống chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ; nhà cửa tập trung với mật độ cao. 
 Qua việc quan sát, phân tích hai bức ảnh trên cho thấy sự tương phản giữa quần 
cư nông thôn với quần cư đô thị. 
* Trong bài 11: “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng” có hai bức tranh được thể 
hiện để minh họa cho bài học: Hình 11.1-Xin-ga-po, thành phố sạch nhất thế giới và 
hình 11.2-khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ. 
-Hình 11.1-Xin-ga-po, thành phố sạch 
nhất thế giới: 
 Bức tranh này có nhan đề là Xin-ga-po, thành phố sạch nhất thế giới. Hình 
ảnh này được chụp ở một góc của thành phố Xin-ga-po. Đây là một thành phố nổi 
tiếng của Xin-ga-po, một quốc gia có nền kinh tế phát triển, đô thị được phát triển 
theo quy hoạch, có sự quản lí của nhà nước. Các đối tượng được thể hiện trong bức 
ảnh này là các tòa nhà cao tầng mọc san sát nhau với kiến trúc hiện đại, bên cạnh đó 
là các nhà máy khu công nghệ cao, chúng ta không nhìn thấy có khói bụi, khí thải 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
14/17 
cũng như rác thải trong bức hình này. Qua việc quan sát, phân tích bức hình này ta 
thấy với việc đô thị được phát triển theo quy hoạch thì đời sống người dân cũng 
được nâng cao. 
 -Hình 11.2-khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ: 
Bức ảnh này có nhan đề là khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ. Bức ảnh này được chụp ở một 
góc của một thành phố ở Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất 
thế giới, nền kinh tế còn chậm phát triển, chính trị bất ổn, đời sống người dân còn 
gặp nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra hiện tượng di dân tự do đến các thành phố 
lớn. Các đối tượng được thể hiện trong bức ảnh này là có những tòa nhà cao tầng, 
nhưng kế bên nó là những căn nhà ổ chuột tồi tàn, sập sệ, không có điện, không có 
nước, không có đủ tiện nghi sinh hoạtQua việc quan sát và phân tích bức hình 
này ta thấy với việc dân cư tự do di cư ồ ạt tới các thành phố đã dẫn đến tình trạng 
nạn thất nghiệp tăng cao, người dân nghèo đói phải sống trong những căn nhà thiếu 
tiện nghi, ảnh hưởng xấu tới mĩ quan đô thị và gây ra ô nhiễm môi trường. 
Hai bức ảnh trên cho ta thấy sự đối lập giữa một đô thị được phát triển theo quy 
hoạch với một đô thị tự phát, không có sự quản lí của nhà nước. Từ đó ta thấy được 
hậu quả của việc di dân tự do đến đời sống kinh tế-xã hội và cả môi trường. 
 *Trong bài 29: “ Dân cư, xã hội châu Phi” có một bức ảnh được thể hiện để 
minh họa cho bài học: Hình 29.2-Dòng người tị nạn chiến tranh ở Ru-an-đa (năm 
1994) 
Bức ảnh này có nhân đề là dòng người tị nạn chiến tranh ở Ru-an-đa. Bức ảnh này 
được chụp ở một góc của Ru-an-đa. Ru-an-đa (châu Phi) là một trong những khu 
vực có nền kinh tế nghèo đói, chính trị bất ổn của châu Phi. Các đối tượng được thể 
hiện trong bức ảnh này là có hàng nghìn người dân tị nạn đang di dân đến các vùng 
khác, trang phục của họ cũ nát, trên đầu đội những vật dụng hành trang cá 
nhânQua việc quan sát, phân tích bức ảnh này ta thấy nền kinh tế của châu Phi 
còn nghèo đói, chậm phát triển, chính trị bất ổn, thường xuyên diễn ra các cuộc 
chiến tranh, xung đột tộc người, đời sống người dân vô cùng cực khổ. 
 *Trong bài 55: “ Kinh tế châu Âu” có một bức ảnh thể hiện để minh họa cho bài 
học: Hình 55.5-Hợp tác sản xuất máy bay E-bơt (SGK/166) 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
15/17 
Đâ
y 
là 
bứ
c 
tra
nh 
thể 
hiệ
n 
sự 
hợ
p 
tác 
sản 
xuất máy bay E-bơt. E-bớt là một trong những hãng sản xuất máy bay hàng đầu trên 
thế giới. Quan sát bức ảnh cho thấy mỗi một bộ phận của chiếc máy bay lại được 
sản xuất ở một quốc gia khác nhau. Điều đó tạo ra sự chuyên môn hóa trong sản 
xuất, mỗi một quốc gia chỉ chuyên sản xuất ra một bộ phận của chiếc máy bay, và 
một quốc gia chuyên lắp giáp. Vì mỗi quốc gia chỉ chuyên sản xuất một bộ phận 
nên quốc gia đó sẽ tập trung đầu tư kĩ thuật, vốn vào khâu sản xuất đó, tạo điều kiện 
nâng cao năng suất lao động. 
II.Kết quả thực hiện 
 Sau 1 năm nghiên cứu và dạy theo phương pháp này, tôi nhận thấy; 
1.Đối với giáo viên: 
 -Giáo viên tích cực đầu tư nghiên cứu để xây dựng các bài học có hiệu quả hơn. 
 -Giáo viên thành thạo sử dụng các kỹ năng phân tích cơ bản trên bản đồ, tranh 
ảnh trong giảng dạy. 
2.Đối với học sinh: 
 -Học sinh nắm chắc bài và hiểu sâu nội dung bài học. 
 -Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
16/17 
3.Kết quả: 
 -Học sinh đạt Khá, Giỏi Khối 7: 86 % 
 -Học sinh đạt yêu cầu: 11,4% 
 -Hoc sinh dưới TB: 2,6 % 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
 Việc đổi mới phương pháp trong dạy - học địa lí là cấp thiết nhưng việc áp dụng 
để đạt hiệu quả cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có sử 
dụng bất kì phương tiện dạy học nào đi nữa cũng cần nắm vững kiến thức cơ bản, 
đầu tư kiến thức theo chiều sâu và đồng thời chuẩn bị tốt tất cả các phương án dạy 
học trong quá trình soạn bài ở nhà. Trong quá trình lên lớp giáo viên cần kết hợp 
nhuần nhuyễn các phương pháp cũng như các kĩ thuật dạy học tích cực để tăng 
thêm sự hứng thú và động lực học tập của học sinh.Vì vậy, việc nắm vững kĩ năng 
phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cũng góp một phần trong quá trình dạy học 
tích cực đó. 
 Trong quá trình làm đề tài do sự hạn chế của bản thân chắc chắn khó tránh khỏi 
những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bạn bè đồng nghiệp để 
cho đề tài tôi được đầy đủ và hoàn thiện hơn . 
II Khuyến nghị 
 Để áp dụng thành công đề tài này vào thực tiễn dạy học Địa lý lớp 7, giáo 
viên phải thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của bản đồ, tranh ảnh cũng như nắm vững 
các phương pháp đặc trưng của môn địa lý. Qua thực tế dạy học, tôi rút ra một số 
bài học sau đây: 
 1. Đối với giáo viên: 
- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương pháp dạy học trực quan có bản 
đồ, tranh ảnh nhằm gây hứng thú với học sinh và giúp học sinh chủ động nắm bắt 
kiến thức. 
- Giáo viên có thể sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong khi khai thác nội dung bài học, 
trong củng cố bài học, kiểm tra bài cũ và cả rèn luyện kĩ năng khi kiểm tra định kì. 
- Tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh trong suốt quá trình học. 
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh SGK Địa lý 7. 
17/17 
- Bản đồ, tranh ảnh là một thành tố quan trọng của dạy học địa lý tự nhiên song 
không nên quá lạm dụng sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời gian trong quá trình 
giảng dạy. 
 2. Đối với học sinh: 
- Trong quá trình học tập, học sinh cần phải tích cực hoạt động, chủ động tìm tòi và 
sáng tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả. 
- Trong quá trình phân tích tranh ảnh, bản đồ, học sinh cần khả năng liên hệ với đặc 
điểm môi trường về sông ngòi, thực vật có một biểu tượng sâu hơn vể môi trường 
địa lý đang học. 
- Học sinh phải luôn luyện tập thực hành để những kiến thức mình lĩnh hội được 
thành kĩ năng thuần thục trong cuộc sống. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_su_dung.pdf