Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9

Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi

việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải

tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập

toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất 1

học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh

tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết

về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập.

Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùng

quan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽ

biểu đồ.

Đối với các em học sinh lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen với

chương trình mới. Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháp

học phù hợp với môn địa lí. Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêu

thích môn học. Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiến

thức cho mình. Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các em

nghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em

dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn.

Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là

trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, một số em chưa có ý thức học

tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều

này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn

đến điều đó là do:

- Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn.

- Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp.

- Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ.

- Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý

nghe giảng, xây dựng bài.

Việc thực hành ở trên lớp với dung lượng thời gian quá ít đã không thể

trang bị cho học sinh hết những kỹ năng vẽ biểu đồ.

Do đó việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường THCS

là một điều kiện không thể thiếu được

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang minhkhanh 03/01/2022 3980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí lớp 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ LỚP 9 
 Lĩnh vực : Địa lí 9 
Cấp học : Trung học cơ sở 
NĂM HỌC 2017- 2018 
MÃ SKKN: 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 1/29 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 2 
I/ Bối cảnh của đề tài. ..................................................................................... 2 
II/ Lí do chọn đề tài. ....................................................................................... 2 
III/ Phạm vi và đối tượng của đề tài ................................................................ 3 
1/ Phạm vi của đề tài ....................................................................................... 3 
2/ Đối tượng của đề tài.................................................................................... 3 
IV/ Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3 
V/ Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu. ............................................... 3 
VI/ Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của đề tài. .................................... 4 
1/ Về khoa học. ............................................................................................... 4 
2/ Về thực tiễn. ............................................................................................... 4 
PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................... 5 
A. Nội dung ....................................................................................................... 5 
1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5 
2. Nội dung ......................................................................................................... 5 
2.1. Phương pháp : ............................................................................................. 5 
2.1.1. Phương pháp chung .......................................................................... 5 
2.1.2. Phương pháp cụ thể : ........................................................................ 6 
2.2. Nội dung: .................................................................................................... 6 
2.2.1. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ : .......................................... 6 
2.2.2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từng biểu đồ .................................. 7 
B. Quá trình thử nghiệm sáng kiến: .............................................................. 25 
1. Quá trình áp dụng của bản thân ............................................................. 25 
2. Hiệu quả mới khi áp dụng đề tài: ........................................................... 26 
3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới ...................................... 27 
PHẦN III. KẾT LUẬN .................................................................................. 28 
I/ Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 28 
II/ Ý nghĩa của đề tài đối với việc giảng dạy. ................................................ 28 
III/ Khả năng ứng dụng của đề tài. ................................................................ 28 
IV/ Những đề xuất kiến nghị. ........................................................................ 28 
1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường. ................................................................ 28 
2/ Đối với Phòng Giáo Dục. .......................................................................... 28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 29 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 2/29 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I/ Bối cảnh của đề tài. 
 Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi 
việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước cải 
tổ và chấn hưng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập 
toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất 1 
học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ thông về dân cư, các ngành kinh 
tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế xã hội của nước ta và những hiểu biết cần thiết 
về địa phương( tỉnh, thành phố) nơi các em sống và học tập. 
 Trong tất cả các yêu cầu của môn Địa lý lớp 9 thì một yêu cầu vô cùng 
quan trọng mà giáo viên cần phải trang bị cho học sinh đó là phương pháp vẽ 
biểu đồ. 
 Đối với các em học sinh lớp 9, đây là năm thứ 4 các em được làm quen với 
chương trình mới. Vì vậy, đa số các em đã tìm ra cho mình một phương pháp 
học phù hợp với môn địa lí. Các em đều chăm ngoan, hiếu học và rất say mê yêu 
thích môn học. Một số em còn sưu tầm, đọc thêm sách để mở rộng thêm kiến 
thức cho mình. Một điều vô cùng thuận lợi là ở chương trình địa lí lớp 9, các em 
nghiên cứu về địa lí KT- XH Việt Nam điều này rất gần gũi với các em, các em 
dễ liên hệ thực tế để dễ hiểu bài, nắm chắc bài và ghi nhớ bài hơn. 
 Song bên cạnh đó, việc học tập môn địa lí 9 vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là 
trình độ nhận thức của các em vẫn chưa đồng đều, một số em chưa có ý thức học 
tập tốt, một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều 
này ảnh hưởng phần nào đến chất lượng học tập của các em. Nguyên nhân dẫn 
đến điều đó là do: 
 - Các em chưa xác định được phương pháp học tập đúng đắn. 
 - Một số em chưa xây dựng được thời gian biểu phù hợp. 
 - Phương tiện học tập còn chưa đầy đủ. 
 - Một số em có tư tưởng coi đây là môn phụ nên lười học, không chú ý 
nghe giảng, xây dựng bài. 
 Việc thực hành ở trên lớp với dung lượng thời gian quá ít đã không thể 
trang bị cho học sinh hết những kỹ năng vẽ biểu đồ. 
 Do đó việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 ở trường TH ... thì ta gom chung lại cho các năm 
một lần thôi (Không nên nhắc lại hai, ba lần). 
 Cuối cùng cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố. 
 Ví dụ : 
Ví dụ 8 :Biểu đồ một hình tròn 
Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây: 
Bảng 6.1. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002 
Các thành phần kinh tế Tỷ lệ % 
Kinh tế Nhà nước 38,4 
Kinh tế tập thể 8,0 
Kinh tế tư nhân 8,3 
Kinh tế cá thể 31,6 
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 
Tổng cộng : 100 
Nhận xét về thành phần kinh tế? 
Hướng dẫn : 
 Cách vẽ : 
 Bước 1: Vẽ hình tròn và bắt đầu vẽ từ kim chỉ 12 giờ 
 Bước 2: Vẽ theo trình tự đề bài cho 1% - 3,60 
 Ví dụ: 38,4% x 3,6 = 138,240 
 Bước 3: Ghi tên biểu đồ 
 Lập bảng chú giải: Mỗi thành phần kinh tế một kí hiệu riêng 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 20/29 
 Biểu đồ : 
Hình 8: Biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2002 
 Nhận xét : 
 Năm 2002 cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế lớn nhất là 
kinh tế nhà nước 38,4%, thứ nhì là kinh tế cá thể 31,6%, thứ ba là 
kinh tế vốn đầu tư nước ngoài 13,7%, thứ tư là kinh tế tư nhân, 
thấp nhất là kinh tế tập thể 8,0%. 
Ví dụ 9: Biểu đồ có hai hình tròn (cho bảng số liệu thô, cho bán kính 
năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau) 
Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GDP phân theo ngành kinh tế 
ở nước ta ( đơn vị tính tỉ đồng). 
Khu vực Năm 1993 Năm 2000 
Nông – lâm – ngư nghiệp 40.769 63.717 
Công nghiệp – xây dựng 39.472 96.913 
Dịch vụ 56.303 113.036 
Tổng số 136.571 273.666 
Hướng dẫn : 
 Cách vẽ : 
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh tính bảng cơ cấu giá trị tổng sản phẩm 
các ngành kinh tế: 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 21/29 
 Giá trị từng ngành 
 % ngành = x 100% 
 Tổng số 
 Ví dụ : 136.571 – 100% 
 40.769 - x % ? 
 Vậy: 
 40769 x 100 
 x = = 29,9 % 
 136571 
Theo đó tính được bảng số liệu như sau: 
Bảng cơ cấu – Góc ở tâm 
Khu vực 
Năm 1993 Năm 2000 
% Góc ở tâm độ % Góc ở tâm độ 
Nông – lâm – 
ngư nghiệp 
29,9 107,64 23,3 83,88 
Công nghiệp – 
xây dựng 
28,9 104,04 35,4 127,44 
Dịch vụ 41,2 148,32 41,3 148,68 
Tổng số 100 3600 100 3600 
 Bước 2: Tính bán kính đường tròn theo công thức 
Với : n = tổng số năm sau / tổng số năm đầu . 
 Bước 3: Vẽ biểu đồ 
- Đối với biểu đồ cho bán kính trước để vẽ được chính xác giáo 
viên nên hướng dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ 
đường bán kính trước ( một đường độ dài 20mm, một đường dài 
28mm). Sau 
 đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của đường bán kính rồi quay 
ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cách đo bán 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 22/29 
kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi 
quay thường compa không dữ được độ chính xác như ta kẻ bán 
kính trước. 
- Thứ tự vẽ như ví dụ 1. 
 Biểu đồ : 
Hình 9: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành 
kinh tế ở nước ta. 
 Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta. 
 Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và 
tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét. 
 Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ 
cấu hay biểu đồ để nhận xét. 
f. Biểu đồ miền 
 Cách đọc biểu đồ miền: 
 Đọc tên biểu đồ để hiểu nội dung của biểu đồ thể hiện gì? 
 Đọc bảng chú giải để hiểu cách biểu hiện của biểu đồ. 
 Đọc từng nội dung trong biểu đồ để có cách nhận xét thích hợp. 
 Cách vẽ biểu đồ miền: 
 Biểu đồ miền là dạng biểu đồ vừa bao gồm đồ thị vừa bao gồm biểu 
đồ cột chồng 100 % (cột cơ cấu) nhưng thể hiện rõ rệt hơn, về tình 
hình phát triển của từng nhóm ngành kinh tế. 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 23/29 
 Lưu ý:Biểu đồ miền khi vẽ có khác so với biểu đồ đồ thị ở những điểm 
sau: 
 Dùng số phần trăm (vì diễn tả cơ cấu), đôi khi người ta cũng dùng số 
 liệu tuyệt đối (số thực). 
 Trục đơn vị bằng 100% và được đóng khung chữ nhật. 
 Yếu tố đầu tiên vẽ giống như đồ thị, yếu tố thứ hai thì khác: ta vẽ lên 
trên bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ hai với yếu tố thứ nhất, rồi 
mới dựa vào kết quả đó ta lấy mức số lượng ở trục tung. Vì thế hai 
đường của biểu đồ miền không bao giờ cắt nhau (ở dạng đồ thị thì có 
thể cắt nhau) . 
 Số ghi trên biểu đồ giống cách ghi ở biểu đồ cột chồng (ghi ở khoảng 
giữa miền) 
 Cách nhận xét : 
 Ta nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố A tăng hay 
giảm? Tăng (giảm) thế nào? Tăng giảm bao nhiêu? Sau đó mới đến 
yếu tố B tăng hay giảm? Tiếp theo đến các yếu tố C, . 
 Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hàng nhất, nhì, ba và có thay 
đổi thứ tự hay không? 
 Cuối cùng có phần tổng kết lại. 
Ví dụ 10: 
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %) 
Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 
Nông – Lâm – Ngư 
nghiệp 
40,5 29,9 27,2 25,8 25,4 23,3 23,0 
Công nghiệp xây dựng 23,8 28,9 28,8 32,1 34,5 38,1 38,5 
Dịch vụ 35,7 41,2 44,0 42,1 40,1 38,6 38,5 
a) Vẽ biểu đồ miền thể thiện cơ câu GDP thời kỳ 1991 – 2002. 
b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ 1991 – 2002. 
Hướng dẫn : 
 Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh khi nào vẽ biểu đồ cơ câu bằng biểu 
đồ miền: Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm, không vẽ biểu 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 24/29 
đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì trục hoành trong 
biểu đồ miền biểu diễn năm. 
 Cách vẽ: 
 Bước 1: Vẽ hình chữ nhật. 
- Trục tung có trị số 100%. 
- Trục hoành là các năm được chia tương ứng với khoảng cách năm. 
 Bước 2: 
- Vẽ chỉ tiều nông lâm ngư nghiệp trước vẽ đến đâu, tô mầu, kẻ 
vạch đến đó. 
- Vẽ chỉ tiêu công nghiệp xây dựng bằng cách cộng tỉ lệ ngành 
nông lâm ngư nghiệp với nghành công nghiệp và xây dựng để xác 
định điểm và nối các điểm đó với nhau ta được miền công nghiệp 
xây dựng, miền còn lại là dịch vụ. 
 Bước 3: Ghi tên biểu đồ. 
 Bước 4: Lập bảng chú giải. 
 Biểu đồ : 
Hình 10: Biểu đồ cơ cấu GDP thời kỳ 1991 – 2002. 
 Nhận xét và giải thích 
 Từ 1991 – 2002 tỉ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm mạnh từ 
40,5% 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 25/29 
( 1991) xuống 23% (2002) điều đó cho ta thấy nước ta đang từng bước 
chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. 
 
 Tỉ trọng khu vực công nghiệp xay dựng tăng nhanh nhất từ 23,8% 
(1991) nên 38,5% (2002). Thực tế này phản ánh quá trình công 
ghiệp hóa của nước ta đang tiến triển.
 
Tỉ trong ngành dịch vụ tăng nhẹ 1991 ( 35,7%) nên 38,5% (2002).
B. Quá trình thử nghiệm sáng kiến: 
1. Quá trình áp dụng của bản thân 
a. Đối với giáo viên : 
 Mặc dù học sinh đã được tiếp xúc với biểu đồ ở các lớp 6, 7, 8 song số tiết 
học có rèn luyện kỹ năng biểu đồ còn quá ít. Chính vì vậy các em thường chỉ 
dừng ở mức độ biết đọc, hiểu biều đồ hoặc biết cách vẽ một số biểu đồ đơn giản 
như biểu đồ đường hoặc biểu đồ cột. 
 Vì vậy trong quá trình dạy địa lý chín tôi đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng 
biểu đồ cho các em như kỹ năng đọc vẽ và nhận xét biểu đồ. Từ các loại biểu đồ 
đơn giản đến các biểu đồ phức tạp và đặc biệt là kỹ năng khai thác các kiến thức 
từ biểu đồ. Tôi thường dùng các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em tự tìm tòi, 
khám phá và tự đi đến kết luận cụ thể chính xác. 
 Để rèn luyện kỹ năng vẽ cho các em tôi thường hướng dẫn học sinh cách 
chọn biểu đồ thích hợp để vẽ. Các loại biểu đồ rất đa dạng, phong phú mà mỗi 
loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiên nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy 
khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là đọc kỹ đề bài để tìm hiểu mục đích định thể hiện 
trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể 
hiện cơ cấu). Sau đó căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn loại 
biểu đồ thích hợp nhất. 
 Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được ba yêu cầu: Khoa 
học (chính xác), Trực quan (rõ ràng, dễ học), thẩm mỹ (đẹp). Để đảm bảo tính 
trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ tôi thường yêu cầu học sinh dùng ký hiệu 
để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ như gạch nền, dùng ước hiệu toán học, 
dùng các ký hiệu sao cho vừa đẹp, vừa dễ hiểu 
 Khi vẽ biểu đồ xong cần hoàn thiện biểu đồ như ghi tên biểu đồ, kí hiệu 
biểu đồ, ghi các số liệu tương ứng vào biểu đồ, lập bảng chú giải cho biểu đồ. 
 Ngoài việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ ở lớp tôi thường ra các bài tập có 
rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh khi về nhà ở trong sách giáo khoa và 
trong tập bản đồ . 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 26/29 
 Để cho các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh được thành 
công tôi thường nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham 
khảo để soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu bài để tìm ra cách rèn luyện kỹ năng 
biểu đồ thích hợp nhất, phù hợp nhất với ba đối tượng học sinh như học sinh 
trung bình, học sinh khá và học sinh yếu. 
b. Đối với học sinh 
 Ngay từ đầu năm học lớp 9 tôi quy định tất cả các em học sinh phải có 
đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, atlat địa lý và dụng cụ học tập đầy đủ để 
phục vụ việc học tập cho bộ môn. 
 Trong bài dạy ở những bài có biểu đồ tôi luôn chú ý rèn kỹ năng biểu đồ 
cho học sinh nhất là các đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu. Đặc biệt 
phải dạy vẽ biểu đồ tôi thường tiến hành cho các em hoạt động nhóm để các em 
có cơ hội trao đổi bàn bạc nhau và tranh thủ học tập nhau những kỹ năng cho 
học biểu đồ nhanh, dễ nhớ và nhớ lâu. 
 Ngoài ra tôi thường ra các bài tập biểu đồ về nhà cho các em để các em có 
thời gian rèn luyện ở nhà. Sau đó đến lớp tôi có kiểm tra đánh giá và nhắc nhở 
uốn nắn các em một cách kịp thời để động viên khuyến khích các em. 
2. Hiệu quả mới khi áp dụng đề tài: 
 Trong quá trình triển khai, áp dụng qua hai năm học gần đây là năm học 
2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017 tôi đã nhận thấy có những kết quả bước 
đầu: 
- Về phía Cô: Cô đã tự tin hơn trong giảng dạy và có cách rèn luyện kỹ 
năng cho học sinh qua biểu đồ ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ 
hiểu, dễ tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc đổi mới phương 
pháp hiệu quả hơn. 
- Về phía trò: Ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích học bộ môn 
nhất là các em có tâm lý ngại học thuộc lòng. Từ đó tỷ lệ học sinh yếu 
và học sinh trung bình ngày càng giảm, số học sinh khá, giỏi ngày 
càng tăng, chất lượng môn học cũng tăng lên rõ rệt.Kết quả cụ thể qua 
hai năm như sau: 
- 
a. Kết quả đại trà 
 Kết quả học tập môn địa lý hai năm học 2015- 2016 và 2016- 2017 như 
sau: 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 27/29 
Năm học 
Số 
lượng 
 Kết quả 
 Giỏi Khá 
Trung 
bình 
 Yếu 
2015-2016 116 50 40 26 0 
2016-2017 131 80 30 21 0 
b. Chất lượng học sinh giỏi 
Năm học 
Số 
lượng 
Vòng quận Vòng thành phố 
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 
2015-2016 01 01 
2016-2017 02 02 
3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới 
 Bài học kinh nghiệm: Qua đề tài này tôi thấy để giảng dạy địa lý lớp 
chín được tốt thì cả thầy và trò phải chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, 
dụng cụ dạy và học. Người thầy là người có nhiệm vụ hướng dẫn học trò nên 
thầy phải nghiên cứu, soạn giáo án kỹ, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp khi 
khai thác kiến thức qua biểu đồ, rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ và có óc 
thẩm mỹ khi vẽ biểu đồ. 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 28/29 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I/ Bài học kinh nghiệm 
 Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau: 
 Để giảng dạy tốt và giúp học sinh vận dụng kiến thức tự rèn luyện kỹ năng 
vẽ biểu đồ thì người giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của người 
thầy trong việc hướng dẫn các em trong học tập với tình thần trách nhiệm cao. 
 Giáo viên phải biết vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt các phương pháp 
dạy học, có óc khai thác kiến thức, có lòng yêu nghề mến trẻ, nắm vững những 
nguyên tắc sư phạm khi hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ. 
 Luôn luôn tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn bản thân nhất là những kiến 
thức cần thiết, những kỹ năng cơ bản của bộ môn một cách nhuần nhiễn, từ đó 
mới hướng dẫn được cho học sinh. 
 Luôn tự trao dồi bản thân, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 
 Cần quan tâm chú ý đến từng đối tượng học sinh từ đó mới nắm bắt được 
khả năng của từng em và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em. 
II/ Ý nghĩa của đề tài đối với việc giảng dạy. 
 Thông qua đề tài này giúp cho người giáo viên hiểu một cách sâu sắc về 
thực tiễn dạy học hiện nay và khả năng của từng giáo viên trong việc vận dụng 
kiến thức, kỹ năng hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ. 
III/ Khả năng ứng dụng của đề tài. 
 Đề tài được ứng dụng rộng rãi đối với từng cán bộ giáo viên khi dạy 
chương trình địa lý lớp 9 đối với các bài thực hành: Bài 10, bài 16, bài 22, bài 27, 
bài 34, bài 37, bài 40, bài 44 và tất cả các bài tập trong sách giáo khoa Địa lí 9 
IV/ Những đề xuất kiến nghị. 
1/ Đối với Ban Giám Hiệu trường. 
 Cần quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo có đầy đủ các phương tiện học tập. 
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho 
học sinh. 
2/ Đối với Phòng Giáo Dục. 
 Cần thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học 
bộ môn cho giáo viên. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã áp dụng trong các tiết 
dạy. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong 
sự góp ý chân thành của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí lớp 9 
 29/29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Sách giáo khoa địa lý 9 
2. Sách giáo viên địa lý 9 
3. Át lát địa lý Việt Nam 
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 8 
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 9 
6. Tuyển chọn Những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao 
đẳng môn địa lý- NXB Giáo dục 
7. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ- Tác giả Trần Văn Quang – 
NXB Giáo dục. 
8. Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_ve_bieu_do_dia_li_lop_9.pdf