Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự

Chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện

phổ biến nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tỏ ý kiến, thái độ đánh giá riêng

của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ, có công cụ giao tiếp là chúng ta

có thể bày tỏ ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu được một

cách chính xác, khoa học . Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế

nào để đạt được mục đích giao tiếp, bày tỏ thái độ của mình cho người khác hiểu

được một cách rành mạch, chính xác .

Ngôn ngữ còn là công cụ cho quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển,

giúp cho giao tiếp thành công nếu chúng ta biết sử dụng nó. Môn Ngữ văn là

môn học có vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ

và giúp các em biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục đích, hiệu quả trong giao

tiếp. Từ đó giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp

và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đặc biệt quan trọng hơn là nó còn giúp cho

học sinh biết tạo lập văn bản, đây chính là sản phẩm tổng hợp các năng lực cho

học sinh.

Quả thật văn bản là sản phẩm tổng hợp nhất, là tấm gương phản ánh năng

lực tư duy, giao tiếp, phản ánh vốn sống, vốn văn học, văn hoá nhất là thao tác

sử dụng ngôn ngữ kết hợp sự sáng tạo cá nhân. Để tạo lập được văn bản thì việc

dạy và học phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông là rất

quan trọng. Nó giúp các em học sinh biết tạo lập được văn bản từ dễ đến khó, từ

đơn giản đến phức tạp; giúp các em tạo lập được các kiểu văn bản phù hợp với

mục đích giao tiếp. Từ đó, các em bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm,

nhận xét, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc sống, của con người và văn chương.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang minhkhanh 03/01/2022 6440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 
làm tốt bài văn tự sự 
Lĩnh vực: Chuyên môn 
Cấp học: Trung học cơ sở 
Năm học 2015-2016 
MÃ SKKN 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 2 
MỤC LỤC 
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 3 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 3 
1. Lí do khách quan: ................................................................................... 3 
2. Lí do chủ quan : ...................................................................................... 4 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4 
III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ......................................... 5 
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ................................. 5 
V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 6 
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 6 
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................... 7 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 7 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 7 
III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ......................................................................... 8 
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( NỘI DUNG). ..................................... 9 
1/ Giúp học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của bài văn tự 
sự................................................................................................................ 9 
2/ Giúp học sinh thấy rõ vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận 
trong văn tự sự. ......................................................................................... 13 
3/ Hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình, cách làm bài bài văn tự sự. ... 16 
4/ Hướng dẫn học sinh nắm được các cách kể chuyện .............................. 21 
5/ Sửa lỗi cho học sinh qua tiết trả bài ...................................................... 23 
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: .................................. 28 
PHẦN C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ ..................................................................... 29 
1. Kết luận : .................................................................................................. 29 
2. Bài học kinh nghiệm: ................................................................................ 30 
3. Ý kiến đề nghị : ........................................................................................ 30 
4. Lời cam đoan: ........................................................................................... 31 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 3 
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Lí do khách quan: 
Chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện 
phổ biến nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tỏ ý kiến, thái độ đánh giá riêng 
của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ, có công cụ giao tiếp là chúng ta 
có thể bày tỏ ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu được một 
cách chính xác, khoa học . Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế 
nào để đạt được mục đích giao tiếp, bày tỏ thái độ của mình cho người khác hiểu 
được một cách rành mạch, chính xác . 
Ngôn ngữ còn là công cụ cho quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển, 
giúp cho giao tiếp thành công nếu chúng ta biết sử dụng nó. Môn Ngữ văn là 
môn học có vai trò rất quan trọng trong việc trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ 
và giúp các em biết sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục đích, hiệu quả trong giao 
tiếp. Từ đó giúp các em phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp 
và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đặc biệt quan trọng hơn là nó còn giúp cho 
học sinh biết tạo lập văn bản, đây chính là sản phẩm tổng hợp các năng lực cho 
học sinh. 
Quả thật văn bản là sản phẩm tổng hợp nhất, là tấm gương phản ánh năng 
lực tư duy, giao tiếp, phản ánh vốn sống, vốn văn học, văn hoá nhất là thao tác 
sử dụng ngôn ngữ kết hợp sự sáng tạo cá nhân. Để tạo lập được văn bản thì việc 
dạy và học phân môn Tập làm văn trong môn Ngữ văn ở trường phổ thông là rất 
quan trọng. Nó giúp các em học sinh biết tạo lập được văn bản từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp; giúp các em tạo lập được các kiểu văn bản phù hợp với 
mục đích giao tiếp. Từ đó, các em bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm, 
nhận xét, đánh giá về mọi vấn đề của cuộc sống, của con người và văn chương. 
Trong chương trình Ngữ văn THCS, song song với việc giải mã các văn 
bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành trong giờ đọc 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 4 
hiểu văn bản, các em sẽ được học cách tạo lập các kiểu văn bản này trong giờ 
Tập làm văn. Có thể nói, văn tự sự chính là kiểu văn bản quan trọng. Bởi trong 
cuộc sống nếu chúng ta muốn nghe một câu chuyện hay muốn biết một số người 
khác là người như thế nào, muốn biết câu chuyện xảy ra với người bạn của mình 
hoặc đơn giản muốn chia sẻ với bạn một câu chuyện cảm động hay lạ lùng mà 
mình chứng kiến . . . Khi đó chúng ta phải sử dụng phương thức tự sự hay còn 
gọi là kể chuyện. 
2. Lí do chủ quan : 
Với học sinh lớp 8 THCS, văn tự sự không phải là mới vì theo chương 
trình cải cách giáo dục, các em đã được học ngay từ đầu năm lớp 6 một cách rất 
bài bản chỉ có điều lên lớp 8 nó có sự nâng cao hơn. Nếu văn tự sự lớp 6, lớp 7 
chỉ chú trọng kể người kể việc, lớp 8 có yêu cầu cao hơn một chút là tự sự kết 
hợp với miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Như vậy, văn tự s ... ứng xếp hàng ngay ngắn ngăn nắp như nói thầm với em rằng: 
“Vào đây là phải đàng hoàng, sạch sẽ và không được nghịch đâu đấy!” 
 Đến khi thầy Hiệu trưởng mời các phụ huynh học sinh và các học sinh mới 
ngồi vào hai hàng ghế kê trước cột cờ, em mới như tỉnh một giấc mơ: “Ô, em đã 
đến trường học”. Các bạn học sinh mới và em đến ngồi bên cạnh phụ huynh để 
nghe thầy Hiệu trưởng nhắc nhở, dặn dò từ giờ giấc đi học, đến việc vào lớp 
phải có hàng ngũ và ngồi trên lớp phải ngay ngắn nghe thầy cô giảng bài.Nghe 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 25 
những lời nói của thầy Hiệu trưởng, ai cũng bỡ ngỡ vì đó là những lời nói đầu 
tiên em được nghe đến nó, như giảng dạy, học tập, môn tập đọc, môn học tính 
v.v 
 Sau đó thầy Hiệu trưởng giới thiệu cô giáo dạy lớp 1 mới. Tên cô là Liên, 
mặc chiếc áo dài màu tím Huế, cô còn trẻ như mẹ em. Cô có khuôn mặt tròn 
xinh xắn với đôi môi cười rất tươi Cô giơ tay chào phụ huynh học sinh và các 
em rồi vẫy tay bảo các em rời khỏi chỗ ngồi theo cô vào lớp. 
 Chao ôi, em bước theo cánh tay vẫy gọi của cô nhưng tay em không sao rời 
được tay mẹ, mẹ em phải gỡ tay em ra và đẩy nhẹ em đi về phía cô Bên cạnh 
em có bạn khóc thút thít, còn em chỉ muốn chảy nước mắt. 
 Vào lớp, em được xếp ngồi bàn thứ hai bên cạnh cửa sổ, em nhìn ra ngoài 
sân, mẹ em và các phụ huynh đang chào nhau vui vẻ ra vềEm cúi xuống lục 
trong cặp lấy cuốn Tiếng Việt 1 mở ra 
 Giọng nói của cô trong trẻo lúc đầu còn nhỏ nhẹ sau to dần lên nghe vừa lạ 
vừa quen. 
 Thế là em đã đi học. 
 (Bài làm của em Hoàng Hồng Hà 8A1) 
 Đề bài: Một lần măc lỗi với bạn ! 
Bài làm 
 Trong cuộc sống chắc chắn không có ai chưa phải ân hận và tôi là một trong 
số đó. Tôi sẽ mãi day dứt và có lẽ là không bao giờ có thể tha thứ cho bản thân 
vì một việc quá ngu ngốc của mình đó là xem trộm nhật ký của Loan - người 
bạn thân nhất của tôi. 
 Ngày hôm đó trời rất đẹp, bầu trời như cao hơn và chỉ có một màu xanh. 
Sau một chuyến đi chơi công viên mệt mỏi, tôi và Loan nằm bệt xuống giường 
và than thở "Trời sao mà nóng thế!" còn Loan thì thốt lên "Sao mình mệt muốn 
chết luôn". Chúng tôi ngồi dậy lấy lại tinh thần, Loan lững thững đi ra ngoài lấy 
cho tôi một cốc nước. Mãi không thấy Loan quay lại, tôi đứng lên và tiến lại gần 
chỗ bàn học của Loan, nơi mà tôi đã quá quen thuộc, tôi lật từng quyển sách trên 
bàn lên xem có quyển nào để đọc không và một quyển sổ nhỏ rơi xuống đất. Tôi 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 26 
nhặt lên định xem nó là quyển gì thì cặp mắt tôi như sáng ra khi nhìn thấy chữ 
“Nhật ký” . Tôi suy nghĩ một lát rồi để quyển nhật ký về chỗ cũ nhưng nghĩ đến 
câu chuyện trong quyển nhật ký có trong những bộ phim thì tôi lại cảm thấy tò 
mò vô cùng. Một cơn gió thổi qua như nói "đọc thử xem, biết đâu Loan nói xấu 
mình thì sao hay có thể trong đó Loan nói đến người mà ngày đêm Loan mong 
nhớ..." Những câu hỏi không ngừng lấp kín đầu tôi. Tôi như không còn làm theo 
lời tôi nữa, trong đâu tôi chỉ còn lại hai chữ "đọc đi" . Dường như sự tò mò đã 
đạt tới cực điểm vậy, tay tôi bật chiếc khóa ra, những hàng chữ bắt đầu xuất 
hiện. Tim tôi đập nhanh hơn và một cảm giác lâng lâng xuất hiện. Tôi thấy mình 
thỏa mãn hơn vì đọc được những tâm sự của Loan. Tôi nghẹn ngào đọc từng 
dòng: "Ngày 18 - 4, tôi cảm thấy không gian quanh tôi như nhỏ lại vì trước mắt 
tôi là những người tôi căm ghét nhất. Tại sao họ không biến khỏi cõi đời này đi? 
Tại sao họ cứ phải làm tôi khổ, chắng lẽ chỉ cái chết mới giải thoát tôi khỏi 
những con người này? Tiếng khóa cửa “cạch” làm tôi giật mình, tôi quay ra và 
thấy Loan đang đứng giữa cửa. Loan nhìn tôi chân chân, mắt Loan đang đỏ lên, 
miệng Loan thốt không ra tiếng, hàng nước mắt từ từ lăn trên má khiến tim tôi 
như không còn đập nữa, tôi cảm thấy cơ thể như lạnh dần lên vì quá sợ hãi. Loan 
chạy đến giằng lại quyển nhật kí và chạy đi rất nhanh, còn tôi thì ngồi sụp xuống 
sàn. Tôi như người vừa tỉnh sau cơn mê, tay tôi run run, tôi cảm nhận được việc 
làm vô liêm sỉ của mình. Tôi không tài nào lấy lại bình tĩnh để đuổi theo Loan. 
Trong đầu tôi là hàng trăm câu hỏi “chắc Loan ghét mình lắm nhỉ? Loan sẽ 
khinh bỉ mình?". Trời ơi tôi phải làm gì đây? Tôi làm sao vậy? Tôi tự trách mình 
nhưng còn có ý nghĩa gì. 
Sáng hôm sau, không còn thấy Loan sang rủ tôi đi học như mọi ngày nữa. 
Tôi đến trường một mình và cố nghĩ xem phải nói gì khi gặp Loan. Vừa bước 
vào lớp, tôi thấy Lan trong nét mặt buồn thiu như đang cố gắng không lộ nỗi 
buồn ra ngoài. Lan nhìn thấy tôi nhưng lại làm ngơ như người xa lạ. Với tôi đó 
là điều đau khổ nhất. Tôi lại gần Loan thì Loan càng cố cách xa tôi. Tôi đang 
câu nguyện “giá như chuyện ngày xưa chỉ là cơn ác mộng”. Một mình trong căn 
phòng lạnh lẽo, đối với tôi lúc đó một ngày tưởng như một thế kỷ vậy. Nghĩ đến 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 27 
những ngày bên Loan, được chơi đùa vui vẻ, được Loan chăm sóc những ngày 
ốm đau thật sự tôi cảm thấy ruột gan tôi như bị nghìn dao đâm. Tôi đã thử tưởng 
tượng nếu mình trong hoàn cảnh của Loan thì chắc cũng không thề tha thứ cho 
mình được. Tôi đã chuẩn bị tinh thần để bước đến Loan nói lời xin lỗi mặc dù 
biết chắc sẽ không thể giúp được gì. Tôi bước gần phòng Loan, gõ cửa một cách 
lịch sự mà có lẽ chưa bao giờ tôi làm với Loan cả. Không có tiếng mời vào 
nhưng tôi vẫn cố mở cánh cửa và bước vào vì tôi biết rằng Loan đang ở trong 
đó. Tôi thấy Loan đang nằm trên giường và chăn trùm kín mít. Tôi dám khẳng 
định rằng Loan đang khóc. Tôi khẽ khàng nói "Mình xin lỗi, mình không cố ý 
làm Lan bị tổn thương như vậy. Loan cứ khóc đi, khóc cho đến khi nào cảm thấy 
không còn đau khổ nữa". Loan lật chăn ra và nói: "Tôi không thể chấp nhận một 
người bạn thân lại xúc phạm mình đến như vậy. Bạn hãy về đi và coi như chưa 
có người bạn như tôi trên đời". Loan vừa nói dứt lời thì hàng nước mắt cũng lăn 
trên má tôi. Tôi đã khóc và cảm thấy day dứt vì đã để tuột mất người bạn tôi yêu 
mến nhất. Đôi mắt u buồn ,giọng nói khàn khàn như bị ứ nghẹn trong nước mắt 
của Loan khiến tôi không thể nào quên. Đó là bài học lớn nhất đời tôi. 
Sáng ngày thứ ba, khi bước vào lớp tôi không còn nhìn thấy Loan nữa. Hỏi 
mọi người mới biết Loan đã theo gia đình chuyển trường. Có lẽ đối với Loan 
đây là sự xúc phạm quá lớn. Loan không còn tin tưởng vào tôi nữa và đó cũng 
chính là một cú sốc khiến cho Loan trở nên lạnh lùng và lãnh đạm với tôi. Còn 
tôi, sau chuyện đó tôi cảm thấy quá bất ngờ và ngỡ ngàng. Tôi luôn tự trách 
mình nhưng điều đó cũng không thể thay đổi được gì nữa. Trong những ngày 
vắng Loan, tôi chỉ còn biết ngồi nhìn lá vàng rơi và thầm mong Loan trở về với 
tôi, sẽ tha thứ cho tôi. Trong cuộc đời tôi đây là điều khiến tôi ân hận nhất. Tôi 
luôn mong ước có một ngày dù là trong mơ Loan đến và cười với tôi, tôi sẽ 
không để mất Loan lần nữa "Loan ơi, giờ này bạn ở đâu, bạn hãy tha thứ cho 
mình, hãy về đây bên mình đi! Mình mong cậu trở về và được nhìn thấy nụ cười 
của bạn ." 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 28 
Thế đấy, các bạn ạ, sự tò mò khiến tôi phải trả một cái giá quá đắt. Đó cũng 
là điều mà tôi gửi đến tất cả mọi người "Đừng bao giờ làm điều gì để phá hỏng 
tình bạn vì tình bạn là một tình cảm đẹp nhất, cao thượng nhất và vô giá nhất". 
Tôi biết mình thật quá ngốc nghếch, nhưng bây giờ mới nhận ra thì đã quá muộn 
rồi. Tôi mong sao trên trái đất này những đôi bạn thân sẽ được bên nhau mãi mãi 
chứ đừng có ai giống như tôi để rồi phải mang nỗi day dứt và sự ân hận trong kí 
ức của mình. 
(Bài làm của em Nguyễn Thu Trang 8A1) 
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
Tôi đã áp dụng những biện pháp nghiên cứu trên vào những tiết dạy tập 
làm văn (tạo lập văn bản tự sự),các tiết luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp 
miêu tả biểu cảm, nghị luận, các tiết dạy văn bản tự sự, các buổi bồi dưỡng buổi 
chiều và làm chuyên đề. Tôi đã cùng một số giáo viên dạy văn 8 trong tổ tiến 
hành khảo sát thực nghiệm ở lớp 8A1 và 8A2 của trường và đã tổng hợp được 
kết quả như sau : 
Đề bài khảo sát : Tưởng tượng hai mươi năm sau vào một ngày hè, em 
về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại chuyến về thăm trường ấy. 
Lớp Sĩ số Điểm 8-10 6,5 - 7,8 5 - 6,4 3 - 4,5 1 - 2,5 
8A1 36 9 21 6 0 0 
8A2 29 5 20 4 0 0 
Tổng 67 14 41 10 0 0 
 (Tỉ lệ : điểm giỏi 21 % , điểm khá 61,1% , điểm TB 15 % , yếu 0 % .) 
Đối chiếu với kết quả khảo sát ban đầu : 
Khảo sát ban đầu qua kết quả kiểm tra học sinh : 
Lớp Sĩ số Điểm 8-10 6,5 - 7,8 5 - 6,4 3 - 4,5 1 - 2,5 
8A1 36 2 8 20 6 0 
Tỉ lệ điểm giỏi 6 % , điểm khá 16,8 % , điểm TB 56 % , yếu 17 % . 
So sánh với kết quả ban đầu thì : 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 29 
 Số học sinh đạt điểm giỏi tăng 15 % ; 
Số HS đạt điểm khá tăng 44,3 % ; 
Số HS TB giảm 45% ; 
Số bài điểm yếu giảm 17,5%. 
 Kết quả trên cho thấy viếc áp dụng đề tài trên vào thực tiễn giảng dạy đã có 
hiệu quả rõ rệt. Việc làm một bài văn kể chuyện đối với học sinh không còn là 
khó khăn nữa. Nắm vững phương pháp và cách làm bài cụ thể các em hào hứng 
hơn trong môn học. Thậm chí một số em đã tự viết những bài văn tự sự yêu 
thích vào sổ tay văn học của mình. Tôi rất mừng về điều này và đã phổ biến kinh 
nghiệm cùng các giáo viên trong tổ cùng tham khảo và áp dụng. 
Từ kinh nghiệm thực tiễn này, tôi thiết nghĩ cần phải phổ biến cho đồng 
nghiệp để có thể áp dụng rộng rãi hơn trong việc giảng dạy nhằm nâng cao thực 
sự chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt là 
dạy văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận ở lớp 8. 
PHẦN C: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
1. Kết luận : 
Nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường là một nhiệm 
vụ quan trọng của người giáo viên khi đứng lớp. Bởi vậy những vấn đề tôi nêu 
ra trong đề tài này nhằm đạt mục đích và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học 
sinh và nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. 
Qua những nội dung nghiên cứu đã trình bày ở trên, qua thực tiễn giảng 
dạy và qua việc khảo sát thực nghiệm ở 2 lớp thuộc khối 8 của trường đang theo 
học chương trình Ngữ văn, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh tạo lập văn 
bản tự sự (phần nội dung đề tài) có sự kết hợp linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu 
cảm, nghị luận đã đạt được hiệu quả cao. Bởi với cách hướng dẫn như vậy, 
người giáo viên một mặt giúp học sinh không những nắm vững mà còn chủ 
động chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, hình thành thế giới quan và 
nâng cao năng lực tạo lập văn bản làm văn nói chung và bài văn bản tự sự nói 
riêng. 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 30 
Trên đây là một vài biện pháp tôi đưa ra để giúp các em học sinh lớp 8 làm 
tốt bài văn tự sự không chỉ đúng mà còn hay, thuyết phục người đọc. Đây chỉ là 
những ý kiến mang tính chất chủ quan nên chắc còn nhiều điều phải bàn. Tôi rất 
mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của các đồng nghiệp để tôi ngày một 
hoàn thiện hơn nữa trong phương pháp giảng dạy của mình, hoàn thành tốt 
nhiệm vụ của một người giáo viên . 
2. Bài học kinh nghiệm: 
Đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự " đã 
đem lại hiệu quả rõ rệt cho tôi trong quá trình giảng dạy văn tự sự, nâng cao chất 
lượng môn học . 
- Học sinh có hứng thú hơn trong việc lĩnh hội kiến thức về văn tự sự đặc biệt là 
khi tạo lập văn bản tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận. Hơn thế nữa khi tiếp xúc 
tìm hiểu về văn bản tự sự học sinh sẽ chú ý hơn vào việc khai thác nhân vật, sự 
việc, ngôi kể, yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận có trong văn bản. 
- Góp phần vào viếc đổi mới phương pháp giảng dạy , thực hiện tốt hơn nữa lời 
dạy của Bác Hồ kính yêu "Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật 
tốt, học thật tốt". 
3. Ý kiến đề nghị : 
* Về phía cấp trên: 
- Tổ chức tốt các buổi chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho giáo 
viên được học tập , trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 
- Trang bị thêm cho giáo viên các trường những tài liệu tham khảo về kiến thức, 
phương pháp. 
- Phổ biến các SKKN đạt giải cao cho giáo viên trong quận tham khảo, học tập. 
* Về phía nhà trường: 
- BGH động viên giáo viên tham gia viết SKKN, đăng kí danh hiệu CSTĐ các 
cấp, tham gia các cuộc thi GVDG từ cấp cơ sở đến cấp thành phố.Tổ chức tốt 
các cuộc thi GVDG cấp trường để tạo không khí thi đua dạy tốt, học tốt trong 
nhà trường. 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 31 
- Tạo điều kiện để các tổ chuyên môn họp, làm chuyên đề, thảo luận để nâng cao 
chất lượng giáo dục. 
* Về phía giáo viên: 
 Tôi nghĩ đã là người giáo viên đứng lớp phải luôn tâm huyết với nghề bởi 
giáo dục ở đây là đào tạo con người có đủ tài và đức . Cho nên, mỗi người giáo 
viên cần không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của 
mình. 
Những sáng kiến nảy sinh trong quá trình giảng dạy cần được đưa ra trao đổi, 
thảo luận với đồng nghiệp để cùng thực hiện đồng bộ trong nhà trường. 
4. Lời cam đoan: 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tự mình viết, không sao chép nội dung 
của người khác. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 ............., ngày tháng 4 năm 2016 
 Người viết 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 32 
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ 
 Ngày..... tháng..... năm 2016 
 Chủ tịch hội đồng xét duyệt 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 33 
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP QUẬN 
 Ngày..... tháng..... năm 2016 
Chủ tịch hội đồng 
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn tự sự. 
 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1/ Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Ngữ vănlớp 8 - NXBGD -2011 
 2/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn - NXSGD - 2008 
 3/ Rèn kĩ năng làm văn tự sự . 
 4/ Một số bài viết của học sinh lớp 8 trường THCS 
 5/ Sách giáo khoa Ngữ văn 8 - NXBGD- 2004 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_l.pdf