Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà

Có thể nói, giềng mối cố kết với văn hóa truyền thống là một trong những hệ giá trị ổn định,

bền vững, hằn sâu nơi văn chương Tản Đà. Sống trong thời đại “gió Á, mưa Âu” vốn chứa đựng những

xáo động, tranh chấp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, Tản Đà vẫn giữ được ngòi

bút trong sạch, thanh cao, để có thể vị đời một cách say mê và thực hiện hoài bão hành đạo, gìn giữ

thiên lương của một kẻ “chân tâm với Nho học”.

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 1

Trang 1

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 2

Trang 2

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 3

Trang 3

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 4

Trang 4

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 5

Trang 5

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 6

Trang 6

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 7420
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” và những biểu hiện cốt lõi trong văn chương Tản Đà
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v10iSpecial.835 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
152 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 152-158 
* Tác giả liên hệ 
 Lê Thanh Sơn 
 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 
 Email: lethanhson1881989@gmail.com 
Nhận bài: 
 15 – 04 – 2020 
Chấp nhận đăng: 
 10 – 09 – 2020 
QUAN NIỆM “VĂN DĨ TẢI ĐẠO” VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỐT LÕI 
TRONG VĂN CHƯƠNG TẢN ĐÀ 
Lê Thanh Sơn 
Tóm tắt: Có thể nói, giềng mối cố kết với văn hóa truyền thống là một trong những hệ giá trị ổn định, 
bền vững, hằn sâu nơi văn chương Tản Đà. Sống trong thời đại “gió Á, mưa Âu” vốn chứa đựng những 
xáo động, tranh chấp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, Tản Đà vẫn giữ được ngòi 
bút trong sạch, thanh cao, để có thể vị đời một cách say mê và thực hiện hoài bão hành đạo, gìn giữ 
thiên lương của một kẻ “chân tâm với Nho học”. 
Từ khóa: Tản Đà; văn chương cổ điển; tư duy nghệ thuật; Nho giáo; văn hóa giao thời. 
1. Mở đầu 
Có thể nói, toàn bộ văn nghiệp của Tản Đà trải dài 
trong khoảng trên dưới ba mươi năm đầu thế kỉ XX, 
nhưng trên thực tế, đỉnh cao của sự nghiệp văn chương 
Tản Đà chỉ gói gọn trong hai mươi năm, từ 1916 đến 
1935. Đó là khoảng thời gian chứa đựng những biến 
động lớn nhất trong lịch sử dân tộc - “một cuộc đổi thay 
mà bất cứ một cuộc bể dâu nào trước đây cũng không 
thể so sánh” (Trần & Lê, 1988, 21) - một thời kì xung 
đột về xã hội, phức tạp về chính trị, và đặc biệt là sự va 
chạm giữa các nền văn hóa trước sức ép của chế độ thực 
dân. Đây là thời gian mà nền văn học Việt Nam bước 
vào giai đoạn tái cấu trúc, hướng đến mô hình văn học 
hiện đại - phương Tây, nhưng không vì thế mà dấu ấn 
của văn học cổ điển đã bị xóa sạch trong tư duy của 
người sáng tác, đặc biệt là ở những nhà Nho vốn xuất 
thân từ “cửa Khổng, sân Trình” như Tản Đà. Tuy ít 
nhiều chịu sự chi phối, cộng hưởng của lối sống thành 
thị trong nhân sinh quan, nhưng thế giới nghệ thuật của 
Tản Đà vẫn đậm đặc tinh thần đạo đức Nho gia, cùng 
ước mơ mang “thiên lương” phủ khắp nhân quần. 
2. Nội dung 
2.1. Khái lược về mệnh đề “văn dĩ tải đạo” 
trong tư duy sáng tác của nhà Nho trung đại 
Quan niệm về một thứ văn chương coi trọng chữ 
đạo, để từ đó gìn giữ thiên lương, giáo huấn con người 
đã có từ xa xưa trong hệ tư tưởng Nho giáo, và được 
thấm nhuần trong nền văn hóa truyền thống ở nước ta 
trong suốt chiều dài của nhà nước phong kiến. Từ nền 
tảng thuyết lí Nho gia, đến hệ thống lí luận văn chương 
cổ điển, mối quan hệ giữa văn và đạo giữ vai trò đặc 
biệt quan trọng và trở thành một hệ giá trị cốt lõi chi 
phối đến quá trình sáng tác của các nhà Nho. 
Trong kho tàng văn hóa phương Đông, đạo là một 
trong những phạm trù trung tâm, phức tạp, bởi nó bao 
trùm từ quy luật vận hành của vũ trụ đến sự nhất quán 
trong thế giới tinh thần của con người. Đạo là cái lẽ tự 
nhiên (thiên đạo), là nguyên lí hình thành của càn khôn, 
là chu trình biến dịch trong sự hài hòa Âm Dương, và 
gần gũi nhất, đạo là cách cư xử tốt đẹp, hướng thiện của 
con người (nhân đạo). Đó là giá trị cốt lõi của con 
người, từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi, để phân biệt 
với vạn vật trong vũ trụ bao la này. Khổng Tử từng dạy: 
“Đạo không xa người. Khi người làm cho Đạo xa mình, 
thì nó không thể xem là Đạo được nữa”1. 
1Nguyên văn: “Đạo bất viễn nhân. Nhân chi vi đạo nhi 
viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo” (Lê, 1971, 32). 
 ISSN: 1859 - 4603, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 152-158 
 153 
Tính giáo huấn mạnh mẽ của quan niệm này đã 
được nhà nước phong kiến tận dụng một cách triệt để và 
nâng lên thành quy tắc sáng tác trong văn chương, đặc 
biệt là văn chương khoa cử. Từ rất sớm, trong sách 
Luận ngữ, Khổng Tử đã bước đầu xác lập mối quan hệ 
giữa hình thức và nội dung thông qua tương quan giữa 
hai phạm trù “thơ” và “đạo”. Ở thiên “Dương hóa”, 
Khổng Tử nói: “Thơ có thể khiến người ta phấn chấn, 
có thể khiến người ta quan sát phong tục, có thể khiến 
người ta hợp quần, có thể khiến người ta phúng thích 
chính trị đương thời. Gần thì biết đạo thờ cha, xa thì biết 
đạo thờ vua, lại biết được nhiều tên chim muông cỏ 
cây”2. Đến thời Đông Hán, xuất phát từ quan niệm của 
Khổng Tử, Vương Sung đã bổ sung và hoàn thiện 
thành một mệnh đề có tính bao quát hơn là “văn vị tế 
dụng”. Trong sách Luận hành, ông nói: “Có ích dụng 
cho đời thì trăm thiên cũng vô hại. Không có ích dụng 
cho đời, thì một chương cũng vô bổ. Còn như đều có 
ích dụng cả, thì nhiều là hơn, ít là kém”3, ý chỉ là khi 
sáng tác văn chương phải đề cao tính “dụng ích” cho 
đời, phải thực hành đạo đức, bồi bổ giáo hóa, gìn giữ 
thiên lương để từ đó có thể “di phong dịch tục”, sửa 
đổi những “tệ lậu xã hội”, hướng đến cái thiện của con 
người và duy trì chính giáo. Càng về sau, cùng với sự 
hậu thuẫn của chính quyền phong kiến, các nhà lí luận 
văn học đã biến nhiệm vụ tải đạo trở thành một yêu 
cầu gần như bắt buộc đối với những nhà Nho khi sáng 
tác. Trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp khẳng định: 
“Đạo nhờ thánh nhân mà thành văn chương, nhưng 
thánh nhân những nhờ văn chương mà làm sáng tỏ 
được đạo” (Lưu, 2007, 19), cho nên, “không thuật lại 
lời dạy của bậc hiền triết đời trước, là vô ích đối với 
điều lo nghĩ của hậu sinh” (Lưu, 2007, 181). Đến đời 
nhà Minh, Tống Cảnh Liêm cho rằng: “Giảng minh 
được đạo lý mới gọi là văn, lập được giáo hóa mới gọi 
là văn, có thể giúp được phong tục, hóa được nhân 
nhân mới gọi là văn” (Phạm, 2006, 252). 
2Nguyên văn: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, 
khả dĩ oán. Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân, đa thức ư điểu 
thú thảo mộc chi danh” (Nguyễn, 2003, 489). 
3Nguyên văn: “Vi thế dụng giả, bách thiên vô hại; bất vi 
dụng giả, nhất chương vô bồ. Nhu giai vi dụng, tắc đa giả vi 
thượng. thiểu giả vi hạ” (Khâu, 1994, 9). 
Như vậy, văn chương  ...  thế giới quan của những nhà 
Nho tài tử “cải lương”, mang trong mình lí tưởng về 
một xã hội mới, nhưng lại không muốn tách khỏi lề 
thói xưa cũ - một nền tảng xã hội vốn lấy hệ tư tưởng 
Nho gia làm căn cốt, với giường cột “tâm, chí, đạo” 
trong giáo huấn con người; mặt khác, do hạn chế về 
mặt nhận thức và thiếu đi một phương pháp luận tề 
chỉnh, nên những vấn đề mà Tản Đà đưa ra ở phần 
Thiên lương chỉ dừng lại ở mức độ lí thuyết mang 
tính “cải lương”, chưa thể vươn lên thành một triết 
thuyết hoàn chỉnh. Nhưng dẫu sao, đó cũng là cái tâm 
huyết, nhiệt thành của một nhà Nho như Tản Đà trên 
con đường bồi bổ phong hóa và truyền bá “thiên 
lương” đến nhân quần. Đến tận năm 1928, dẫu biết 
rằng “Hán học đã suy tàn, một hai quyển sách nhỏ con 
còn lấy chi làm công lực” (Nguyễn K. X., 2002b, 589) 
nhưng Tản Đà vẫn xuất bản lần lượt bốn cuốn Tam tự 
kinh An Nam ghi lại những điều răn dạy đạo lí ở đời, 
cốt mượn cái nghĩa lí trong sạch mà “dưỡng tâm” cho 
thế hệ mai sau. Ở điểm này, Tản Đà đích thị là một 
môn đệ cuồng giả của “cửa Khổng, sân Trình”. Vậy 
mà, sự đời trớ trêu, chính con người “chân tâm với 
Nho học” (Nguyễn K. X., 2002b, 151) cũng là kẻ đầu 
tiên trong thiên hạ bẻ bút lông qua bút sắt, trót “kiếm 
cơm” trên nghề “buôn chữ bán văn”, để “văn chương 
hạ giới rẻ như bèo”: 
Bây giờ anh đổi lông ra sắt 
Cách kiếm ăn đời có nhọn không 
(Nguyễn K. X., 2002, 70) 
Bởi thế, cái sự cật vấn “đời đáng chán hay không 
đáng chán” cứ đeo đẳng trong tâm trí Tản Đà suốt cả thi 
nghiệp của mình. May thay, càng “tê tái vì sự đời”, càng 
“chua cay với thế tục”, Tản Đà càng hướng đến ước 
vọng đem “thiên lương” phủ khắp thiên hạ, để chúng 
dân hạ giới nghe được lời khuyên răn mà tu thân, tích 
đức. Dầu có là “đường xa gánh nặng” âu cũng là điều 
đáng trân quý ở một nhà Nho thất thế như Tản Đà: 
Lê Thanh Sơn 
156 
Hai chữ “thiên lương” thằng Hiếu nhớ 
Dám mong không phụ giời trông mong 
(Nguyễn K. X., 2002, 194) 
Ở một phương diện khác, đứng trước nguồn cơn 
lầm than của dân tộc, cái đạo mà văn chương Tản Đà đề 
cập đến còn là tinh thần yêu nước, thương nòi, đoàn kết 
dân tộc và hướng đến sự đổi mới, văn minh. Đây là một 
nội dung tưởng chừng tương đối mới mẻ và nhạy cảm 
do thời cuộc quy định, nhưng xét đến cùng, vẫn nằm 
trong quỹ đạo của lòng yêu nước từ xưa đến nay của cha 
ông ta. Chỉ có điều, đề tài yêu nước của Tản Đà được 
diễn dịch trong những hình tượng nghệ thuật khá kín 
đáo và mới mẻ. Đã có lúc, người ta cho rằng ông là một 
nhà tiểu tư sản, cổ xúy cho tinh thần bảo hộ của thực 
dân Pháp, nhưng dường như kết luận ấy nghiêng nhiều 
hơn về mục đích chính trị, mà xem nhẹ tính hình tượng 
và đa nghĩa của văn chương nghệ thuật. Thực tế, ở thời 
điểm ấy, những kẻ tài tử “cuối mùa” sống trong xã hội 
tư sản, hoặc là tha hóa trở thành những “đĩ bút” cho chế 
độ để kiếm chút công danh, hoặc là phải chịu những 
mặc cảm đến điêu đứng khi ôm trong mình những lí 
tưởng đã hết thời dùng đến, những niềm tin cố kết vào 
Nho học đã xói mòn nghiêm trọng. Đứng trước những 
thách thức cực hạn, Tản Đà chọn cho mình một “khoảng 
chân không nghệ thuật” đủ để ông luôn “đứng yên trong 
vòng hợp pháp” và giữ được một trữ lượng thẩm mĩ 
sáng tạo cần thiết để trụ vững trên văn đàn, hay nói cách 
khác: “Tản Đà bước vào xã hội đó không với cái nhìn 
cừu địch của nhà nho yêu nước nhưng cũng không nhập 
cuộc, chịu tha hóa để kiếm công danh và kiếm tiền” 
(Trần & Lê, 1988, 244). Bởi vậy, cái tình của Tản Đà 
với quê hương, đất nước dù không được thể hiện một 
cách trực tiếp, mãnh liệt như một lí tưởng cách mạng, 
nhưng nó vẫn rả rích, đượm đà đâu đó trong cả thi 
nghiệp của ông: 
- Tiếng quốc gọi luôn hồn mộng tỉnh 
 Ruột tằm thêm mãi mối tơ vương 
(Nguyễn K. X., 2002, 144) 
- Lo nước thương đời đêm chẳng ngủ 
 Vừng đông trông đã ngọn sào cao 
(Nguyễn K. X., 2002, 151) 
Đối diện với thực tại đổ vỡ, Tản Đà quay về với 
lịch sử vàng son. Thi nhân đã sáng tác một loạt các bài 
thơ ngợi ca truyền thống bất khuất của dân tộc trong 
công cuộc giữ nước, với những vị anh hùng ghi danh 
sử sách như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung 
Tản Đà cũng có những bài báo luận bàn về “tinh thần 
yêu nước của người An Nam ta từ xưa đến nay”, đồng 
thời, ông cũng tỏ thái độ khinh miệt gay gắt với những 
kẻ lợi dụng chữ “ái quốc” để chuộc lợi: “Tội ác xã hội 
ngày nay, không gì lớn hơn lợi dụng sự ái quốc” 
(Nguyễn K. X., 2002c, 579). Ngoài ra, mượn những 
lời thơ trào phúng, Tản Đà ra sức đả kích bọn quan lại, 
tay sai thực dân: 
Hơi đồng đã sạch mồm ông lớn 
Mặt sắt còn bia miệng thế gian 
Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn 
Cho nên quân nó dễ làm quan 
(Nguyễn K. X., 2002, 117) 
Dẫu có giọng điệu gay gắt với bè lũ tay sai, với 
hạng quan hèn kém, nhưng nhìn chung, Tản Đà không 
công kích chế độ bảo hộ thời điểm đó. Hay nói đúng 
hơn, tinh thần yêu nước của Tản Đà có phần ôn hòa: lấy 
truyền thống làm căn cốt, lấy đạo đức làm chính yếu, 
lấy văn chương làm phương tiện. Trong sâu thẳm tâm 
hồn, thi nhân vẫn hướng về “non nước” với nỗi niềm 
“quan hoài khôn xiết”: “Thơ ông không thôi thúc chiến 
đấu nhưng lòng tha thiết từ “thấy nước đáng yêu thì 
đem lòng mà yêu” vẫn làm xúc động những người dân 
mất nước, làm họ thấy sâu hơn, phong phú hơn cảm 
giác bất lực xấu hổ với đất nước” (Trần & Lê, 1988, 
292). Làm sao chúng ta có thể quên hình ảnh của một 
thi nhân mang theo mình tấm “dư đồ rách” đi từ Bắc chí 
Nam với câu hỏi đau đáu còn để trống lời đáp: 
Nọ bức dư đồ thử đứng coi 
Sông sông núi núi khéo bia cười! 
Biết bao lúc mới công vờn vẽ 
Sao đến bây giờ rách tả tơi? 
(Nguyễn K. X., 2002, 119) 
Làm sao chúng ta có thể quên phiến thiện tình của 
một kẻ “sương tuyết phong trần”, lặn lội từ Dương Quỳ 
đến Hàm Rồng, từ thủa “xanh tóc” đến hồi “bạc đầu”, mà 
vẫn giữ cái son sắc “tơ lòng một mối xin còn vấn vương”: 
Dư đồ còn đó chưa phai 
Còn non, còn nước, còn người nước non 
(Nguyễn K. X., 2002, 240) 
 ISSN: 1859 - 4603, Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 10, Số Đặc biệt (2020), 152-158 
 157 
Đặc biệt, trong Thề non nước, tình cảm sâu đậm 
giữa “non” và “nước” được hòa quyện cùng lời thề son 
sắc, như là một lời ẩn dụ kín đáo cho tình cảm của thi 
nhân với nước nhà. Ở thời điểm mà văn chương, báo chí 
bị kiểm duyệt gắt gao của chế độ thực dân, thật khó để 
một văn sĩ như Tản Đà có thể công khai biểu lộ nội 
dung cách mạng trên mặt báo. Có thể, ở Tản Đà, độc giả 
không thấy được cái thái độ quyết liệt, một nhiệt huyết 
sôi sục, cuồn cuộn của nhà cách mạng như trong thơ của 
Phan Bội Châu: 
Ngược gió mà xuôi dòng, ta sẽ vén xiêm mà sang 
này, dô hò khoan! 
Dù Pháp, dù Nhật, dù Nga này, sao lại ngăn chặn 
được ngang dòng? 
Ta tìm hỏi bến mà chèo sang này, dô hò khoan! 
Gió to cuồn cuộn này, biển lớn mênh mang, vừa hát 
vừa cười mà chèo qua này, dô hò khoan! 
Biển lớn thênh thênh này, sóng cả mênh mông, một 
lòng một sức mà chèo qua này, dô hò khoan! 
(Chương, 1990, 207) 
Nhưng cũng không vì thế mà Thề non nước của 
Tản Đà lại bị phủ nhận trong việc diễn tả nỗi niềm quan 
hoài của thi nhân trước vấn đề dân tộc. Sau những biến 
động của thời cuộc, giờ đây, chúng ta có đủ thời gian và 
kinh nghiệm để nhìn nhận lại Thề non nước với tất cả vẻ 
đẹp và sự đa nghĩa của nó. Tình yêu quê hương, đất 
nước được cộng hưởng và khuếch tán một cách tinh tế, 
sâu lắng qua chuyện tình lứa đôi: 
Dẫu rằng sông cạn đá mòn 
Còn non còn nước hãy còn thề xưa 
Non xanh đã biết hay chưa? 
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn 
(Nguyễn K. X., 2002, 221) 
Giữa cái mênh mông của vũ trụ, cái vô tình của 
dòng chảy thời gian, “nước” và “non” đều thinh lặng, 
chỉ có thi nhân trơ trọi với cái tình khắc khoải, da diết. 
Trước những biến động của thời cuộc, nhà Nho tài tử 
lâm vào khủng hoảng trầm trọng, từ thế giới quan đến 
nhân sinh quan. Xã hội lúc này không còn nằm trong 
khung giá trị của Nho giáo và người tài tử cũng không 
còn được trọng vọng, cho nên cái tôi nhập thế hăm hở 
của Tản Đà ít nhiều bị tổn thương, nhưng không vì thế 
mà tình cảm của thi nhân dành cho quê hương xoay 
chuyển. Phải nói rằng, dù ở cương vị là một nhà Nho tài 
tử, một văn sĩ chuyên nghiệp hay một ông chủ tờ báo, 
Tản Đà vẫn luôn đặt nặng trọng trách bản thân với cơ đồ 
dân tộc, xem đó như là cái tâm nhiệt huyết, cái chí khai 
minh của người quân tử. Lập ra tờ An Nam tạp chí 
(1926), Tản Đà, trước hết muốn đem cái tài văn chương 
của mình ra để tiến thân, lập nghiệp trong vị thế của một 
ông chủ báo, thứ nữa, còn muốn đem chữ nghĩa của 
mình ra để “quang gánh với đời”, kiếm “đồng ra đồng 
vào” mà lo sự “cơm áo”. Nhưng hơn hết thảy, cái sự 
làm báo của Tản Đà cũng là một con đường để ông có 
thể vị đời một cách triệt để, góp phần thực thi cái hoài 
bão hành đạo, cổ xúy việc gìn giữ thiên lương trong 
cuộc sống tục lụy. Dẫu rằng, con đường phát triển của 
tờ An Nam tạp chí không suôn sẻ, “chết đi sống lại” tới 
5 lần (từ 1926 đến 1933), nhưng có một điều duy nhất 
không hề thay đổi, đó chính là quốc hiệu “An Nam” vẫn 
được giữ lại để gọi tên cho tờ báo. Tản Đà đã từng viết 
trong An Nam tạp chí (số 11, 1930): “Nay cuốn tạp chí 
in ra là đối với khắp thảy quốc dân mà trần thuyết mọi 
sự, không phải là riêng đối với những người có học mà 
thôi. Cho nên lấy quốc hiệu đặt tên mà định là hai chữ 
“An Nam”, là ý kiến của tôi như thế. Mong rằng tạp chí 
lưu hành khắp cả toàn quốc, phàm là người An Nam đều 
có biết tạp chí An Nam, mà sự hay dở của tạp chí có 
quan hệ mật thiết với sự thịnh suy của quốc dân, thời 
tạp chí mới không phụ đặt tên bằng quốc hiệu vậy” 
(Nguyễn K. X., 2002c, 13-14). Thậm chí, sau lần xuất 
bản thứ 3, (số 14, tháng 12/1930), ở ngay ngoài bìa tạp 
chí, Tản Đà còn cho vẽ tấm bản đồ đất nước Việt Nam 
như là một lời kêu gọi tinh thần tự tôn và yêu nước của 
toàn thể dân tộc. Dẫu biết vận mệnh và thời thế không 
ủng hộ bản thân, nhưng ở thi nhân, vẫn còn đó một tấm 
thiện tình dành cho quê hương: 
Ruột tằm dù héo chưa mòn 
Tơ lòng một mối xin còn vấn vương 
(Nguyễn K. X., 2002, 240) 
Thật khó để có thể diễn dịch tường tận về nội dung 
yêu nước trong văn chương Tản Đà, bởi lẽ còn tồn tại ít 
nhiều điểm chiết trung, lưỡng lự trong tư tưởng của ông, 
nhưng có một điều minh định không thể xoay chuyển: 
tình yêu với quê hương, đất nước luôn là niềm quan 
hoài khôn xiết, là nỗi đau đáu khôn nguôi trong tâm 
thức Tản Đà, từ khi bước vào văn nghiệp cho đến khi 
giã từ bút nghiên. 
Lê Thanh Sơn 
158 
3. Kết luận 
Nói tóm lại, bên cạnh những nội dung mới mẻ, táo 
bạo, thì văn chương của Tản Đà, phần lớn, vẫn mang vẻ 
đẹp mềm mại, sâu đắm mà thâm tàng của nền minh triết 
Á Đông. Dẫu đường công danh trắc trở, chưa thể “kinh 
bang tế thế” hay “trí quân trạch dân”, nhưng Tản Đà, 
trong tư cách của một nhà Nho với chủ trương nhập thế, 
vẫn luôn mong mỏi dùng sự nghiệp văn chương của 
mình để “kiêm thiện thiên hạ”, gìn giữ phong hóa, thiên 
lương. Hơn ai hết, trong thời đại “gió Á mưa Âu”, kẻ 
“hủ Nho” như Tản Đà hiểu rõ những giá trị phong hóa, 
luân thường đang xói mòn nghiêm trọng và nền tảng 
văn hóa truyền thống đang bị lung lay đến tận gốc, 
trước hấp lực mạnh mẽ của một xã hội vận hành trên 
quy luật của đồng tiền. Không thể phủ nhận, một bộ 
phận văn chương của Tản Đà cổ xúy cho lối sống 
hưởng lạc, say sưa với sơn hào, mỹ tửu, với ca kĩ, 
hồng nhan, trượt đi trong những giấc mộng dằng dặc, 
triền miên. Nhưng sau hết, cái trọn vẹn, bền vững 
trong thế giới nghệ thuật của Tản Đà vẫn là những 
phạm trù đạo đức, “thiên lương” gắn liền với nội dung 
giáo huấn. Bởi vì, dẫu có khoái hoạt và “xông xênh” 
đến chừng nào, thì ở tận sâu trong tâm thức, tiên sinh 
hãy còn luyến thương lắm cái “vàng son” của “cửa 
Khổng, sân Trình”, cái mẫu mực của nền nếp gia 
phong, vốn đã ngự trị cả ngàn năm trong văn hóa dân 
tộc. Đó là nét đẹp cổ điển không thể nào phủ nhận 
trong tinh thần và văn chương của Tản Đà. 
Tài liệu tham khảo 
Chương, T. (1990). Phan Bội Châu toàn tập. Thuận Hóa. 
Dương, Q. N. (1928). Thù nhà nợ nước. Xưa nay. 
Khâu, C. T. (1994). Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển 
Trung quốc (Mai X. H., Trans.). Giáo Dục. 
Lê, V. N. (1971). Trung Dung thuyết ước (Nguyễn D. 
T., Trans.). Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. 
Lưu, H. (2007). Văn tâm điêu long (Phan N., Trans.). 
Lao động. 
Nguyễn, H. L. (2003). Khổng Tử và Luận Ngữ. Văn học. 
Nguyễn, K. X. (2002a). Tản Đà toàn tập (tập 1). Văn học. 
Nguyễn, K. X. (2002b). Tản Đà toàn tập (tập 2). Văn học. 
Nguyễn, K. X. (2002c). Tản Đà toàn tập (tập 3). Văn học. 
Phạm, Q. (2006). Thượng Chi văn tập. Văn học. 
Phan, H. C. (2007). Lịch triều hiến chương loại chí (tập 
4). Giáo dục. 
Thanh, L. (1967). Bảng lược đồ văn học Việt Nam 
(quyển hạ). Trình bày. 
Trần, Đ. H., & Lê, C. D. (1988). Văn học Việt Nam giai 
đoạn giao thời, 1900-1930. Đại học và giáo dục 
chuyên nghiệp. 
Trần, N. V. (1999). Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam. 
Giáo dục. 
Trương, L. V. (1999). Tâm – triết học phương Đông (P. 
C. Tạ, V. Đ. Nguyễn, & T. T. Hồ, Trans.). Khoa 
học xã hội. 
Trương, Q. T. (1924). Hoàng Nguyệt Ánh. Imprimerie 
Du Centre. 
THE CONCEPT OF CONVEYING THE DAO THROUGH LITERATURE 
AND CORE EXPRESSION IN TAN DA’S POETRY 
Le Thanh Son 
The University of Danang - University of Science and Education 
Abstract: It can be said that the sustainable relationship with traditional culture was one of the most stable and profound 
value systems in Tan Da literature. Tan Da lived in a transitional period which contained fluctuations and conflicts between the 
old and the new, between tradition and modernity. However, Tan Da still retained his lofty principles so that he could dedicate 
himself to life passionately, could fulfill the dream of practicing the morality and could preserve the beauty of someone who always 
remained loyal to Confucianism. 
Key words: Tan Da; classical literature; artistic thinking; Confucianism; transitional culture. 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_van_di_tai_dao_va_nhung_bieu_hien_cot_loi_trong_va.pdf