Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu

Bạc Liêu là vùng đất thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xƣa kia, nơi đây vốn

rất hoang vu, lƣu dân tìm đến chốn này để khai hoang lập ấp nên gặp rất nhiều trắc

trở trong việc đi lại và lƣu trú. Để xác định đƣợc nơi mình lƣu trú và những nơi đi

qua, lƣu dân đã đặt tên cho những địa phƣơng nơi này và đƣợc lƣu truyền trong các

tác phẩm văn học dân gian Bạc Liêu. Khai thác về vấn đề này ngƣời viết đã khảo sát

một số tác phẩm văn học dân gian Bạc Liêu từ hai nguồn tài liệu Văn học dân gian

Bạc Liêu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2009), và Văn học dân gian Bạc Liêu của

tác giả của Chu Xuân Diên (2011) để làm rõ phƣơng thức định danh của địa danh

mang đậm nét đặc trƣng văn hóa địa phƣơng của ngƣời dân nơi đây.

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 1

Trang 1

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 2

Trang 2

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 3

Trang 3

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 4

Trang 4

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 5

Trang 5

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 6

Trang 6

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 7

Trang 7

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 8

Trang 8

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 10980
Bạn đang xem tài liệu "Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu

Phương thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 208 
PHƢƠNG THỨC ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH 
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN BẠC LIÊU 
Nguyễn Phƣớc Hoàng 
Trƣờng Đại học Bạc Liêu 
Tóm tắt 
Bạc Liêu là vùng đất thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Xƣa kia, nơi đây vốn 
rất hoang vu, lƣu dân tìm đến chốn này để khai hoang lập ấp nên gặp rất nhiều trắc 
trở trong việc đi lại và lƣu trú. Để xác định đƣợc nơi mình lƣu trú và những nơi đi 
qua, lƣu dân đã đặt tên cho những địa phƣơng nơi này và đƣợc lƣu truyền trong các 
tác phẩm văn học dân gian Bạc Liêu. Khai thác về vấn đề này ngƣời viết đã khảo sát 
một số tác phẩm văn học dân gian Bạc Liêu từ hai nguồn tài liệu Văn học dân gian 
Bạc Liêu của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2009), và Văn học dân gian Bạc Liêu của 
tác giả của Chu Xuân Diên (2011) để làm rõ phƣơng thức định danh của địa danh 
mang đậm nét đặc trƣng văn hóa địa phƣơng của ngƣời dân nơi đây. 
Từ khóa 
địa danh, vùng đất, lƣu dân, truyện kể dân gian 
1. Mở đầu 
Bạc Liêu là vùng đất nằm ở vùng cực nam của Tổ quốc. Vùng đất này thuộc khu vực Đồng 
bằng sông Cửu Long đƣợc lƣu dân tứ xứ tìm đến đây để khai hoang, lập nghiệp khá muộn so 
với các tỉnh thành khác trong khu vực. Do đƣợc hình thành từ những hạt phù sa của dòng 
sông Cửu Long hiền hòa bồi lắng và trải qua hàng ngàn năm vùng đất Bạc Liêu trở nên rộng 
lớn và có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, phì nhiêu và sông ngòi chằng chịt. Với 
địa hình tự nhiên thuận lợi ấy kết hợp với khí hậu ôn hòa, ít bão giông nên đã ban tặng cho 
con ngƣời nơi đây rất nhiều sản vật, nhất là cá tôm. Từ đó vùng đất mới này sớm trở thành 
miền đất hứa cho lƣu dân khắp mọi nơi tìm đến mƣu sinh, lập nghiệp. Tuy nhiên, ban đầu, lƣu 
dân đặt bƣớc chân đến vùng đất Bạc Liêu vốn hoang vu, heo hút ―Khỉ ho cò gáy‖, ―Rừng 
thiêng nƣớc độc‖ và không một dấu chân ngƣời thì họ không khỏi ngỡ ngàng trƣớc không 
gian mênh mông, bao la đến choáng ngợp. Vì vậy, để xác định đƣợc vị trí nơi lƣu trú cũng 
nhƣ những nơi di chuyển làm ăn trên vùng đất mới đƣợc dễ dàng, lƣu dân đã đặt tên cho từng 
địa phƣơng theo cách hiểu, cách nghĩ của họ và dần dà trở thành những địa danh quen thuộc 
trên vùng đất Bạc Liêu. Không những thế, những địa danh này đƣợc lƣu truyền trong tác 
phẩm văn học dân gian Bạc Liêu, nhất là trong thể loại truyện kể dân gian Bạc Liêu cho mãi 
đến ngày hôm nay. Do đó, bài viết tập trung khảo sát những địa danh của vùng đất trong 31 
truyện kể văn học dân gian Bạc Liêu và dùng phƣơng pháp phân tích để làm rõ phƣơng thức 
định danh của địa danh mang đậm nét đặc trƣng văn hóa địa phƣơng của ngƣời dân nơi đây. 
2. Cơ sở lí luận 
Theo Hoàng Phê (2003), địa danh ―là tên đất, tên địa phƣơng‖. Hay, Đào Duy Anh 
(1957), ―Đại danh là tên gọi các miền đất‖. Nhƣ vậy, có thể hiểu, địa danh là thuật ngữ chỉ tên 
đƣợc con ngƣời đặt cho vùng đất gắn liền với lịch sử, văn hóa của mỗi địa phƣơng. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 209 
Còn phƣơng thức định danh là ―phƣơng pháp đặt tên cho đối tƣợng‖ (Từ Thu Mai, 
2004). Do đó, để đặt tên cho những địa danh Bạc Liêu, lƣu dân dựa trên phƣơng thức định 
danh nhƣ giải thích đặc điểm địa hình tự nhiên vốn có của vùng đất, hay gắn liền với sự kiện 
lịch sử của địa phƣơng, nếp sinh hoạt, lối sống của ngƣời dân, hoặc để ngợi ca về vùng đất trù 
phú, an lành, linh thiêng 
Văn học dân gian Việt Nam là những sáng tác văn học do nhân dân sáng tạo nên bằng 
ngôn từ và đƣợc lƣu truyền bằng miệng từ đời này sang đời khác mãi cho đến ngày hôm nay. 
Văn học dân gian Việt Nam còn là những sáng tác nghệ thuật và có những đặc điểm riêng về 
lịch sử ra đời và phát triển cũng nhƣ về ngƣời sáng tác, về cách thức sáng tác và lƣu truyền, 
về nội dung tƣ tƣởng. Riêng về thể loại nghệ thuật, văn học dân gian Việt Nam thƣờng đƣợc 
các nhà nghiên cứu chia thành các thể loại, nhƣng cách phân loại thể loại của tác giả Hoàng 
Tiến Tựu (1997) đã đƣợc mọi ngƣời đồng tình cao. Cụ thể, tác giả chia thành 04 thể loại: 
 1. Phƣơng thức biểu diễn (Nói) và phƣơng thức phản ánh (Luân lý) gồm tục ngữ, câu đố 
 2. Phƣơng thức biểu diễn (Kể) và phƣơng thức phản ánh (Tự sự) gồm các loại truyện 
kể dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời, ngụ ngôn), vè tự sự. 
 3. Phƣơng thức biểu diễn (Hát) và phƣơng thức phản ánh (Trữ tình) gồm các loại dân 
ca, ca dao và vè trữ tình. 
 4. Phƣơng thức biểu diễn (Diễn) và phƣơng thức phản ánh (Kịch), gồm các loại nghệ 
thuật sân khấu dân gian (Chèo, tuồng đồ) 
Văn học dân gian Bạc Liêu là bộ phận của văn học dân gian Việt Nam. Dòng văn học 
dân gian này ra đời là do chính con ngƣời ở Bạc Liêu sáng tạo nên và đƣợc lƣu truyền rộng 
rãi trong phạm vi của tỉnh. Hay nói cách khác, văn học dân gian Bạc Liêu là những sản phẩm 
trí tuệ do ngƣời dân nơi đây sáng tạo ra, nên nó mang đƣợc nét đặc trƣng riêng của vùng đất 
Bạc Liêu. 
Truyện kể dân gian Bạc Liêu thuộc thể loại kể tự sự mà ngƣời dân ở Bạc Liêu đã gửi 
gắm những tâm tƣ, tình cảm cũng nhƣ niềm ƣớc mơ, khát vọng của mình từ thời khai hoang, 
mở đất, trong đó có những tên gọi của các địa phƣơng trên vùng đất mới này thật ấn tƣợng và 
độc đáo. 
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu vấn đề phƣơng thức định danh về những địa danh trong truyện kể dân gian 
Bạc Liêu, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng cách dựa trên hai nguồn tài liệu 
chính: Văn học dân gian Bạc Liêu của Nguyễn Văn Thanh và Văn học dân gian Bạc Liêu của 
Chu Xuân Diên để thống kê số lƣợng về các địa danh nhƣ sau: 
Bảng 1: Bảng khảo sát thống kê số lƣợng địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu 
Thể loại 
Tài liệu 
Địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu 
Thần thoại, 
truyền thuyết 
Truyện cổ tích Truyện cƣời 
Văn học dân 
gian Bạc Liêu 
09 01 02 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 210 
của Nguyễn 
Văn Thanh 
 ...  thể, truyện Sự tích ấp Anh Dũng ngợi ca hai anh em Dũng và Anh rất kiên cƣờng 
đứng lên chống giặc Pháp xâm lƣợc. Truyện kể lại rằng: ―Ngày trước, khi giặc Pháp đến xâm 
lược nước ta, giặc đi đến đâu tàn phá đến đó, lòng dân vô cùng căm hận. Lúc này, có hai anh 
em trai mồ côi cha mẹ sống với ông bà nội, người anh tên là Dũng người em tên là Anh. Dũng 
và Anh rất căm thù giặc, bèn gọi nhân dân đứng lên chống Pháp Trong thời gian này, từ 
kinh thành có một vị Lý phó quan xin từ chức về làng. Ông xin gia nhập vào đội quân Anh 
Dũng và được giao trọng trách lãnh đạo đội quân Về sau cụ Lý phó quan lâm bệnh và mất. 
Mọi người thương tiếc tổ chức đám tang cho cụ. Bọn Pháp nhân cơ hội đó kéo quân đến bao 
vây. Quân Anh Dũng do đang để tang nên không kịp trở tay. Hai anh em Anh, Dũng bị giặc 
bắt và giết rất dã man. Nhớ ơn hai anh em, nhân dân đã lấy tên ấp là ấp Anh Dũng‖ [Chu 
Xuân Diên; 46]. Hay, truyện Đồng Nọc Nạng, mọi ngƣời không chỉ biết đặc điểm thiên nhiên 
vùng đất này đã hình thành nên địa danh mà còn biết đƣợc sự kiện gia đình ông Mƣời Chức 
quyết liệt chống trả lại bọn cƣờng hào cấu kết với thực dân Pháp cƣỡng đoạt lúa và cƣớp đất 
đai của họ. Truyện kể rằng: ― Khoảng 70 năm về trước, hồi đồng Nọc Nạng còn là bãi 
hoang, thì gia đình của ông cha tên Mười Chức đã đi tiên phong đến khai hoang ở đây. Trải 
qua nhiều cực khổ, ông cha của Mười Chức và số người khai hoang mới biến được vùng sình 
thành ruộng lúa. Mọi người đang yên phận với cảnh sống tay lấm chân bùn thì có một ông 
chủ - cường hào ở vùng Giá Rai đã lợi dụng thời cơ dựa vào thế lực của bọn thực dân Pháp 
bằng cách đứng ra lập sổ để một Huê kiều tên Mã Ngân đứng làm tấm bình phong, rồi xin 
đóng thuế với thực dân Pháp để cướp đất đai do công lao của người dân tạo nên. 
Sự căm phẫn đã lên tới tột cùng, Mười Chức và đám dân quê liền đứng lên kháng cự 
quyết liệt. Đồng Nọc Nạng đã trở thành sân khấu của cuộc đàn áp, đấu tranh đẫm máu. Kết 
quả, cò Tournier bị đâm chết. Mười Chức cũng bị bắn chết trong cuộc giao tranh và nhiều 
người bị thương‖ [Nguyễn Văn Thanh; 190] 
Nhƣ vậy, trong các truyện kể dân gian Bạc Liêu có rất nhiều địa danh gắn liền với 
nguồn gốc sự kiện lịch sử ở địa phƣơng. Những địa danh này là minh chứng hết sức sống 
động về lòng bao dung và sự gan dạ kiên cƣờng của những con ngƣời Bạc Liêu từ thời khai 
ấp, lập làng trên vùng đất này. Đó còn là niềm tự hào về những con ngƣời đầy nghĩa khí, luôn 
sẵn sàng hy sinh bản thân vì nghĩa lớn, sinh sống trên mảnh đất Bạc Liêu này. Vì thế, mỗi địa 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 213 
danh mang sự kiện lịch sử ấy đều ghi dấu ấn của biết bao công sức, mồ hôi, nƣớc mắt của 
ngƣời dân nơi đây đã đổ xuống, thậm chí cả máu xƣơng của họ đối với công cuộc khai hoang 
lập ấp, bám đất, bám làng để xây dựng cơ nghiệp trên vùng đất này cho mãi đến ngày hôm 
nay. 
4.3. Những địa danh gắn liền với nếp sinh hoạt, lối sống của ngƣời dân Bạc Liêu 
Khi lƣu dân đến Bạc Liêu để khai hoang, mƣu sinh, lập nghiệp, họ không chỉ dựa vào 
đặc điểm tự nhiên, hay những sự kiện lịch sử địa phƣơng để đặt tên cho từng khu vực mà còn 
dựa vào những nếp sinh hoạt, lối sống của ngƣời dân để đặt tên cho từng địa phƣơng nhằm 
ghi dấu ấn về cái thuở ban đầu khi mới đặt bƣớc chân lên vùng đất này. Cụ thể, truyện―Sự 
tích tên ấp Năm Căn‖ kể rằng: ―Ngày đó, bão rất lớn. Có năm người bị bão cuốn dạt từ nơi 
khác về đây. Không có gia đình, họ dựng năm căn nhà để ở và khai phá đất đai sinh sống. Về 
sau, xuất phát từ việc dựng năm căn nhà của năm người này, người ta đã đặt tên cho vùng đất 
ấy là ấp Năm Căn, nay thuộc xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu‖ [Chu Xuân 
Diên; 45]. Hay, truyện ―Sự tích Biển Nhãn‖cũng kể: ―Ngày xưa, có một người trên đường đi 
làm đồng về một cây lạ, ông bưng cây về nhà trồng. Chăm sóc một thời gian cây ra hoa kết 
trái, thấy trái tròn tròn ông không biết trái gì Từ đó, ông nhân giống đem trồng khắp vùng 
ven biển. Sau đó, người ta gọi vùng này là vùng Biển Nhãn, nay thuộc xã Hiệp Thành, huyện 
Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu‖ [Chu Xuân Diên; 48]. Hoặc, Sự tích kênh ông Cò còn lƣu truyền: 
―Thuở xưa, vùng đất thuộc ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B ngày nay còn hoang sơ, có một 
người đàn ông đến đây khai hoang, lập nghiệp. Ông làm việc rất chăm chỉ Họ không biết 
tên ông mà chỉ biết ông thứ năm. Ông Năm có biệt tài bắt cò rất giỏi, vì thế ông được người 
ta gọi là ông Năm Cò. Khi ông mất người ta lấy tên ông đặt cho con kênh được gọi là kênh 
Ông Cò‖ [Chu Xuân Diên; 49] 
Có thể nói, trong truyện kể dân gian Bạc Liêu còn rất nhiều câu chuyện đề cập đến 
những địa danh gắn liền với nếp sinh hoạt, lối sống của ngƣời dân nơi này nhƣ Sự tích miếu 
Ông Cù, Sự tích Chùa Ông Bổn: Miếu Ông Tà, Sự tích nhà thờ Nàng Rền, Ngã ba Ông Trạch, 
Chợ Phó Sinh Thần Đá, Miếu Gò Đá, Sự tích Đình Ông Cọp Tất cả các truyện kể ấy đã 
phản ánh hết sức sống động về nếp sống sinh hoạt của ngƣời dân nơi đây từ những đầu khai 
hoang, lập nghiệp trên vùng đất mới Bạc Liêu và là cơ sở để hình thành nên lối sống, nếp sinh 
hoạt hết cao đẹp của ngƣời Bạc Liêu hôm nay. 
4.4. Những địa danh ngợi ca vùng đất Bạc Liêu trù phú, an lành và linh thiêng 
Đến với truyện kể dân gian Bạc Liêu, mọi ngƣời còn nhận thấy rất nhiều câu chuyện 
phản ánh những địa danh để nhằm ngợi ca vùng đất mới không những giàu có về sản vật mà 
còn hết sức thiêng liêng nhƣ truyện Dải đất Phật kể rằng: ―Trước kia, ấp Biển Đông A, xã 
Vĩnh Trạch Đông ngày nay cây cối mọc um tùm, dân cư thưa thớt. Những người Khmer đầu 
tiên đến đây lập ấp muốn tìm một nơi đất tốt để xây dựng miếu thờ Phật. Các nhà phong thủy 
đã để ý khắp nơi nhưng mãi vẫn chưa tìm được một nơi ưng ý. Một ngày kia, người dân trong 
vùng phát hiện một dải đất cao kỳ lạ. Đêm về, sương rơi nặng hạt thấm ướt cỏ cây, hoa lá và 
mặt đất nhưng cơ điều lạ là có một chỗ đất luôn khô ráo. Người ta chọn mảnh đất thiêng ấy 
để xây cất chùa. Theo tục truyền, chỗ đất khô ráo kỳ lạ ấy chính là chỗ chân tượng Phật ngồi 
ngày nay trong chùa Xiêm Cán của người Khmer‖ [Chu Xuân Diên; 48]. Hay, truyện Sự 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 214 
tích Đồng Lớn cũng kể: ―Thuở xưa, khi vùng đất Bạc Liêu còn hoang sơ, rừng rú còn nhiều, 
thú rừng đầy rẫy, có đôi vợ chồng người Minh Hương đến đây sinh cơ lập nghiệp. Hai vợ 
chồng sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một chiếc quần. Khi vợ ra ngoài thì chồng phải ở 
nhà quấn chiếu và ngược lại. Nhờ chịu khó làm ăn nên họ đã phát hoang được mảnh ruộng 
nhỏ. Một ngày nọ, họ thu được một đống lúa nhỏ để ở trước sân. Sáng hôm sau, họ rất ngạc 
nhiên khi thấy đống lúa nhiều hơn và to hơn. Họ bán lúa, dùng tiền mua đất và thuê tá điền 
mở rộng diện tích. Để phân biệt với cánh đồng của các bá hộ khác, người ta gọi cánh đồng 
của vợ chồng này là Đồng Lớn‖ [Chu Xuân Diên;115]. Hoặc có những truyện đề cập đến 
những địa danh linh thiêng giúp cho ngƣời dân sống an lành, hạnh phúc, chống lại cƣờng 
quyền, kẻ thù nhƣ truyện Miếu Bà Cố linh thiêng với quan chánh tham biện người Pháp, kể 
lại rằng: ―Vào thời Pháp thuộc ở Bạc Liêu có ông Chánh Tham biện muốn nới rộng đất Tòa 
tỉnh trưởng nhưng có miễu bà nằm trong phần đất. Ông hạ lệnh đốn cây đa và triệt hạ miễu 
bà. Mọi người không ai dám đốn Bà Chánh nói lại với ông Chánh và có ý phiền trách hành 
vi của chồng vừa rồi, việc là đã không có lợi mà thêm hại cho con. Bà khuyên chồng mau mau 
lại miễu Bà vái tạ xin lỗi. Ông Chánh nghe qua bán tín, bán nghi, tuy nhiên phần vì thương 
con, phần vì nể vợ nên chịu ra miễu Bà. Ông khấn vái: Nếu bà linh thiêng, xin cho con tôi 
manh, tôi sẽ cất lại miếu cho bà. Vái rồi ông về đến dinh thì thấy mấy đứa con ngồi chơi bình 
thường. Liền đó ông thu hồi lệnh triệt hạ cây đa và miễu Bà, rồi xuất tiền riêng mướn dân 
làng xây cất lại miễu bằng gạch lợp ngói rất đẹp và rộng rãi hơn xưa‖ [Nguyễn Văn 
Thanh;199]. Hay, truyện Nơi đất linh thiêng kể có nhiều người trông thấy một vị thần phơi 
tiền của nhà vua [Nguyễn Văn Thanh; 206] đều phản ánh những địa danh ở Bạc Liêu nhằm 
ngợi ca vùng đất có linh khí và linh thiêng sẽ mang điều tốt lành cho cuộc sống cho ngƣời 
dân. 
Nhƣ vậy, có thể nói, đến với vùng đất Bạc Liêu xa lạ, con ngƣời cảm thấy nhỏ bé 
trƣớc thiên nhiên nên trong tâm thức của lƣu dân luôn ƣớc mơ có đƣợc sự che chở của đấng 
thần linh để mọi ngƣời vững tin trong cuộc sống và luôn mang những điều tốt đẹp, an yên 
cũng nhƣ có đƣợc đời sống sung túc, ấm no. 
5. Thảo luận và kiến nghị 
Quá trình nghiên cứu tìm hiểu về phƣơng thức định danh của địa danh trong truyện kể 
dân gian Bạc Liêu, ngƣời viết không chỉ chú ý khai thác về mặt từ ngữ mà còn khám phá về 
yếu tố văn hóa mang nét đặc trƣng của địa phƣơng Bạc Liêu thông qua những địa danh nơi 
đây. Có thể nói, những địa danh trong truyện kể trên hết sức quen thuộc và gần gũi nhằm để 
giúp cho mọi ngƣời hiểu hơn về vùng đất và con ngƣời Bạc Liêu từ thời khai hoang, lập ấp 
cho đến nay. Hơn nữa, bài viết còn nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu cho mọi ngƣời hiểu 
biết nhiều hơn về vùng đất và con ngƣời Bạc Liêu trong thời kì hội nhập và phát triển ở giai 
đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là một số địa danh tiêu biểu đƣợc phản ánh trong truyện kể 
dân gian chứ không phải là tất cả các địa danh ở Bạc Liêu nhƣng dẫu sao cũng là cơ sở để mọi 
ngƣời hiểu biết về những địa danh ở vùng đất Bạc Liêu đã có từ thuở sơ khai. Điều đáng chú 
ý là trong các địa danh ấy có những địa danh mang yếu tố văn hóa, thậm chí là có những địa 
danh đƣợc đặt tên có vẻ hoang đƣờng nên đôi chỗ ngƣời viết vẫn phải dùng quan điểm chủ 
quan để lí giải, vì thế không tránh khỏi những thiên kiến của cá nhân. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 215 
Ngoài ra, quá trình dạy học các học phần về ngôn ngữ cho sinh viên thuộc chuyên 
ngành tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam ở Trƣờng Đại học Bạc Liêu thì việc khai thác phƣơng 
thức định danh của địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu là điều cần thiết, bởi nó sẽ 
giúp cho sinh viên khám phá và hiểu đƣợc những giá trị về văn hóa địa phƣơng gắn liền với 
các địa danh nơi đây, đồng thời những địa danh thân thƣơng ấy còn làm cho các em yêu quý 
thêm quê hƣơng, nơi gia đình, cộng đồng mà bản thân đang sinh sống. Do đó, việc tìm hiểu 
phƣơng thức định danh về những địa danh trong truyện kể dân gian Bạc Liêu là một trong 
những yếu tố cần nghiên cứu để giúp cho sinh viên hiểu biết và gắn bó sâu đậm hơn đối với 
mảnh đất, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. 
6. Kết luận 
 Bạc Liêu là vùng đất mới đƣợc lƣu dân đến đây khai hoang, lập nghiệp khá muộn so 
với các tỉnh thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày đầu mới đặt bƣớc 
chân khai phá lên vùng đất Bạc Liêu vốn rất hoang vu, rừng rậm âm u, sông nƣớc mênh mang 
nhƣng bằng trí thông minh, sáng tạo, lƣu dân đã vận dụng phƣơng thức định danh để đặt tên 
cho từng địa phƣơng, nơi mà họ lƣu trú hay di chuyển trong công cuộc mƣu sinh hằng ngày. 
Từ đó đã trở thành những địa danh quen thuộc, hết sức sống động, đầy ấn tƣợng và đƣợc lƣu 
truyền trong truyện kể dân gian Bạc Liêu từ xa xƣa cho mãi đến ngày hôm nay. Vì thế, nếu 
nhƣ ai đã từng đặt chân đến vùng đất này thì không thể quên những địa danh hết sức ấn tƣợng 
và độc đáo, bởi nó đƣợc định danh với các địa danh bằng cách hiểu, cách giải thích của lƣu 
dân nhƣ địa danh gắn liền với đặc điểm địa hình tự tạo của thiên nhiên, hay những địa danh 
gắn với sự kiện lịch sử của địa phƣơng, nếp sinh hoạt, lối sống của ngƣời dân, hoặc có những 
địa danh nhằm ngợi ca về vùng đất trù phú, an lành, linh thiêng Nhƣ vậy, có thể nói, những 
địa danh đƣợc lƣu truyền trong văn học dân gian Bạc Liêu nói chung trong truyện kể dân gian 
Bạc Liêu nói riêng là sự sáng tạo độc đáo của lƣu dân từ những ngày khai hoang, lập nghiệp 
cho đến hôm nay. Những địa danh hết sức gần gũi và thân thƣơng ấy luôn khắc đậm trong 
tâm hồn của mỗi ngƣời dân nơi đây và ấn tƣợng mãi đối với bất cứ những ai đến với Bạc Liêu 
dù chỉ một lần. 
Tài liệu tham khảo 
Đào Duy Anh (1957). Hán Việt tự điển. Sài Gòn : Trƣờng Thi xuất bản. 
Nguyễn Hữu Hiếu (1992). Truyện kể dân gian Nam Bộ. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
Bùi Thị Lân (2017). Phƣơng thức định danh của địa danh ở Bình Định và Quảng Nam. Kỷ yếu 
khoa học Ngôn ngữ ở Việt Nam, Hội nhập và phát triển. Hà Nội: NXB Dân Trí. 
Từ Thu Mai (2004). Nghiên cứu địa danh Quảng Trị. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. Đại học Quốc 
gia Hà Nội - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. 
Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. 
Nguyễn Phƣơng Thảo (1992). Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo (in lần thứ hai), 
tr.75-76. NXB Giáo dục. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 216 
Hoàng Tiến Tựu (1997). Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian. 
NXB Giáo dục. 
Tài liệu nguồn khảo sát 
Chu Xuân Diên (2011). Văn học dân gian Bạc Liêu. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn Văn Thanh (2009). Văn học dân gian Bạc Liêu. Nxb Hội nhà văn. 
MODE OF IDENTIFICATION OF LOCATIONS 
IN FOLK STORIES OF BAC LIEU 
Abstract 
Bac Lieu, situated in the Mekong Delta region, was very desolate. People came here to 
reclaim the hamlet, so they encountered many difficulties in traveling and staying. In 
order to identify the place where they stayed and the places they passed, the exileshave 
named the localities and have been handed down in the folk stories of Bac Lieu. 
Exploiting this issue, the writer has surveyed some folk stories of Bac Lieu from the two 
sources, namely Bac Lieu folklore by Nguyen Van Thanh (2009), and Bac Lieu folklore 
by Chu Xuan Dien (2011) to clarify the methods of identification of the places with bold 
local cultural characteristics of the people here. 
Keywords 
locations, lands, exile, folk tales, identification 

File đính kèm:

  • pdfphuong_thuc_dinh_danh_cua_dia_danh_trong_truyen_ke_dan_gian.pdf