Phương pháp từ biến đổi và kết quả thử nghiệm theo mô hình
Khi nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện
của môi trường trong phương pháp từ tellua (MT)
thì ngoài những nghiên cứu về lý thuyết người ta
còn tìm cách để cải tiến việc ghi các số liệu, do đó
năm thành phần của trường điện từ: Ex,Ey, Hx, Hy
và Hz được ghi một cách đồng bộ với những thành
phần qui chiếu tại một trạm ở xa (Hz được ghi thêm
so với phương pháp từ tellua truyền thống). Hệ
thức liên lạc giữa các thành phần biến đổi của
trường từ Hx, Hy và Hz được thể hiện qua ma trận
Wiese-Parkinson Wˆ . Phương pháp xử lý số liệu
dựa trên ma trận Wiese-Parkinson được gọi là
phương pháp từ biến đổi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp từ biến đổi và kết quả thử nghiệm theo mô hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp từ biến đổi và kết quả thử nghiệm theo mô hình
76 34(1), 76-84 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2012 PHƯƠNG PHÁP TỪ BIẾN ĐỔI VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM THEO MÔ HÌNH NGUYỄN THÀNH VẤN E-mail: ntvanvldc@gmail.com Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Tp. HCM Ngày nhận bài: 5 - 1 - 2012 1. Mở đầu Khi nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện của môi trường trong phương pháp từ tellua (MT) thì ngoài những nghiên cứu về lý thuyết người ta còn tìm cách để cải tiến việc ghi các số liệu, do đó năm thành phần của trường điện từ: Ex,Ey, Hx, Hy và Hz được ghi một cách đồng bộ với những thành phần qui chiếu tại một trạm ở xa (Hz được ghi thêm so với phương pháp từ tellua truyền thống). Hệ thức liên lạc giữa các thành phần biến đổi của trường từ Hx, Hy và Hz được thể hiện qua ma trận Wiese-Parkinson Wˆ . Phương pháp xử lý số liệu dựa trên ma trận Wiese-Parkinson được gọi là phương pháp từ biến đổi. Trước đây có nhiều công trình [8, 9] nghiên cứu về các véctơ cảm ứng Re W JJJJJG và Im W JJJJJG và trong một thời gian dài đã giúp các nhà địa vật lý xử lý hiệu quả các số liệu từ tellua tại các nơi có dị thường 2-D và 3-D. Chúng tôi dùng các phép biến đổi để xây dựng các véctơ từ biến đổi V G , pha từ biến đổi ψ và độ elíp phân cực H ⊥ε của trường từ H⊥τ từ ma trận Wiese- Parkinson để nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện trên mô hình và thực tế. Thông tin chúng tôi thu được nhiều hơn các phương pháp trước đây (pha từ biến đổi ψ và độ elíp phân cực H ⊥ε của trường từ H⊥τ ), ngoài ra véctơ V G cho ta hai thông số (phương và giá trị) và |V| ≥ |ReW| và |V| ≥ |ImW|, do đó việc minh giải tài liệu có nhiều thuận lợi hơn các phương pháp đã có. 2. Tổng quan về phương pháp 2.1. Phương pháp đo sâu và đo mặt cắt từ biến đổi Phương pháp mặt cắt từ biến đổi (Magnetovariational profiling: MVP) bao gồm việc ghi lại đồng thời ba thành phần biến thiên theo thời gian của từ trường Hx, Hy, và Hz. Những quan sát có thể được thực hiện bằng cách sử dụng chỉ một trạm quan sát duy nhất, sau đó di chuyển dần dần dọc theo tuyến đo hoặc bằng cách sử dụng hai trạm: một trạm chính và trạm còn lại lưu động, tương tự như cách được sử dụng trong phương pháp bản đồ dòng từ (telluric current mapping: TCM). Tùy theo đặc điểm địa chất đang được nghiên cứu, miền chu kỳ có thể dao động từ một vài giây đến một vài giờ hoặc thậm chí là một vài ngày. Việc giảm số liệu thực địa được thực hiện bằng cách sử dụng đặc điểm nhận biết các hiện tượng (xử lý thủ công) hoặc bằng cách phân tích mật độ năng lượng theo thời gian thông qua việc xác định hàm chuyển đổi từ m (r, r0) hoặc từ véctơ cảm ứng. Các thành phần vô hướng của hàm chuyển đổi hoặc vectơ cảm ứng phụ thuộc vào vị trí của trạm quan sát, tần số thời gian và đặc điểm địa điện. Việc phân tích bản đồ biểu diễn các kết quả thu thập cho phép đưa ra những kết luận có ý nghĩa quan trọng về địa chất, chẳng hạn như việc xây dựng bản đồ độ dẫn một số nơi của vỏ Trái Đất. Cải tiến của phương pháp MVP nhưng chưa được sử dụng rộng rãi là phương pháp đo sâu từ biến đổi (magnetovariation sounding: MVS). Trong lĩnh vực này, các kỹ thuật đo giống như được sử dụng trong phương pháp từ biến đổi, chỉ có mục tiêu là thay đổi vì ta muốn xác định biến thiên của độ dẫn điện theo chiều sâu thay vì dọc theo tuyến đo. Phương pháp MVS có thể được coi như tương đương với phương pháp MTS (magnetotelluric sounding), nhưng ở đây ta sử dụng đến khái niệm gradient của những thành phần từ trường thay cho các quan sát điện trường trong phương pháp MTS. Dữ liệu được ghi đồng thời với một mạng ít nhất ba điểm đo có khoảng cách tương 77 đối ngắn, bằng cách sử dụng sự khác biệt giữa các cặp trạm có thể xác định gần đúng gradient ngang của từ trường. Thêm vào đó ta có thể tính toán hàm chuyển đổi T từ công thức sau, với giả định các thành phần trường điện từ và các không gian dẫn xuất của chúng có quan hệ tuyến tính: z yx HT i HH x y = − ωμ ∂∂ +∂ ∂ Hàm chuyển đổi T là phương trình số học của trở kháng Tikhonov-Cagniard [2, 8], Z trong môi trường đồng nhất ngang và sử dụng hàm chuyển đổi này để xây dựng đường cong đo sâu điện trở suất biểu kiến của môi trường. Sự tương phản độ dẫn điện theo phương ngang thay đổi theo hướng, biên độ và pha của trường từ biến thiên, dẫn đến việc tăng dấu hiệu của các vectơ cảm ứng, nghĩa là tăng các thành phần từ theo phương thẳng đứng. Những gradient dẫn điện theo phương ngang cũng làm thay đổi thành phần theo phương ngang của từ trường. Nếu môi trường không đồng nhất ngang, phương pháp MVS và MTS sẽ chỉ ra những khác biệt điển hình của môi trường. Việc sử dụng cả hai phương pháp cùng lúc cho phép ta có khả năng mô tả chi tiết hơn các thành phần địa điện so với việc sử dụng riêng biệt từng phương pháp. Một ưu điểm của những nghiên cứu từ biến đổi MV (magnetovariational) hay đôi khi gọi là đo sâu địa từ GDS (geomagnetic depth sounding) là không có trường điện nào được đo đạc nên vấn đề “dịch chuyển tĩnh” không xảy ra. Một nhược điểm của đo MV là chỉ xác định được những gradient dẫn điện theo phương ngang, điều này có nghĩa là sự phân bố độ dẫn điện theo phương thẳng đứng không được nghiên cứu. Ngày nay người ta thường kết hợp từ biến đổi với những phương pháp từ tellua. Một điều kiện cần thiết trước hết cho việc áp dụng phương pháp MV là tính khả dụng của dữ liệu đồng bộ từ một điểm đo và một điểm tham chiếu. 2.2. Phương pháp đo sâu địa từ Phương pháp đo sâu địa từ (Geomagnetic deep sounding: GDS) được công nhận có hiệu quả nhất trong thăm dò cấu trúc vỏ Trái Đất với các trường điện từ tự nhiên là thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp từ tellua và phương pháp từ biến đổi, đây cũng có thể được gọi là "đo sâu toàn diện" [1]. Như vậy, phương pháp này đòi hỏi những quan sát đồng thời của tất cả năm thành phần của trường tại hai địa điểm: một cơ sở và một trạm lưu động trên một ... ính + H 0 ⊥ε ≠ Phân cực elip + H 1 ⊥ε = Phân cực tròn Và + H 0 ⊥ε > Hướng quay của H⊥τ theo chiều kim đồng hồ + H 0 ⊥ε < Hướng quay của H⊥τ ngược chiều kim đồng hồ Suất và dấu (phân cực trái, phải) của độ elip chỉ ra tính chất phân cực của trường H⊥τ . Từ thành phần bất biến theo phép quay 2 zy 2 zx WWW += , pha ψ được tính: 2 2 2 2 zx zy zx zy 2 2 2 2 zx zy zx zy ψ argW arg W W khi arg W W 0 ψ argW arg W W khi arg W W 0 ⎡ = = + + >⎢⎢ = = π+ + + ≤⎣ (3.15) ψ được gọi là pha từ biến đổi, nó phản ánh quan hệ giữa tác động và cảm ứng của dòng. Nếu ψ ≈ 0 hay ψ ≈ π thì dòng tác động trội hơn, ngược lại nếu ψ 2 π≈ thì dòng cảm ứng chiếm ưu thế. Tóm lại V G cho ta hai thông số (phương và giá trị), đồng thời |V| ≥ |ReW| và |V| ≥ |ImW|, ngoài ra hai thông tin nữa: độ elip H ⊥ε của trường H⊥τ và pha ψ càng làm cho việc xác định bất đồng nhất hoàn thiện hơn. 3. Mô hình thử nghiệm và kết quả ứng dụng 3.1. Mô hình Mô hình được đưa ra ở đây bao gồm ba lớp, trong đó bất đồng nhất 3D ở lớp thứ nhất, các kết quả tính toán mô hình (bài toán thuận) được cho bởi phương trình tính SIJM (phương pháp phương trình tích phân) và FDM (phương pháp phần tử hữu hạn) của A.S. Debabov và I.M. Varensov [2, 7]. Cả hai mô hình đều được khảo sát với chu kỳ 2,6 giây và bất đồng nhất 3D hình elip có bán kính trục a =15km, b = 5km với độ dẫn điện Sc ở trong elip và độ dẫn điện S0 ở bên ngoài elip. Cụ thể các tham số cho hai mô hình là: Mô hình 1: 1ρ =100 mΩ ; 2ρ =1000 mΩ ; 3ρ =1 mΩ ; So =10(S/m); Sc = 100(S/m); h1 =1km; h2 = 200km Mô hình 2: 1ρ =100 mΩ ; 2ρ =1000 mΩ ; 3ρ =1 mΩ ; So = 100(S/m); Sc = 10 (S/m); h1 = 1km; h2 = 200km Chúng ta đưa ra mô hình 1 trái ngược với mô hình 2 về tính chất điện (mô hình 2 bất đồng nhất là cách điện) nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa chúng theo kết quả phân tích (hình 2). Hình 2. (a) Mô hình 3 lớp với bất đồng nhất 3D hình elip; (b) Sơ đồ điểm đo 3.2. Kết quả phân tích theo vectơ từ biến đổi Các thông số có được do các phép biến đổi ma trận Wise - Parkinson được thể hiện trên các bảng 1 và 2. Từ hình 3 ta thấy tại tâm của cả bất đồng nhất dẫn điện và bất đồng nhất cách điện, vectơ từ biến đổi có suất rất bé và có thể bỏ qua so với những vectơ từ biến đổi ở những vị trí đo khác, nhưng các giá trị của độ elip là lớn nhất (đối với từng mô hình: mô hình 1 là 0.06584917, mô hình 2 là −0.37340678). Tại điểm đo 2, 3, 4, 7: Đối với mô hình 1 và 2, vectơ từ biến đổi nằm cùng phương với trục đối xứng của bất đồng nhất thể hiện tính 2D của môi trường. x y O 81 Trong mô hình 1 các vectơ từ biến đổi hướng ra xa tâm bất đồng nhất dẫn điện, pha từ biến đổi nằm ở góc phần tư thứ hai. Trong khi đó ở mô hình 2 (bất đồng nhất là cách điện) thì các vectơ từ biến đổi hướng vào tâm của bất đồng nhất, pha từ biến đổi nằm ở góc phần tư thứ nhất. Bảng 1. Số liệu xử lý mô hình 1 bằng phương pháp vectơ từ biến đổi STT iP H ⊥α H⊥θ H⊥ϕ Wˆ ψ H⊥ε 1 1 2.611178 1.2167897 1.2117758 0.20065618 0.00013424206 0.89478646 0.06584917 2 23.0971273E-006 3.0971275E-006 0.00021826133 4.7265795 0.58419519 2.9206957 -0.00021823935 3 32.0109467E-005 2.0109468E-005 0.00027004635 4.7869247 0.49663872 2.8453143 -0.00026929657 4 4 314.58006 1.5702618 1.5694928 1.1482837 0.055773249 2.9192293 0.0011888669 5 5 0.13093151 0.13021034 0.13076551 0.094313443 0.49586857 2.8871262 0.012176571 6 6 0.11140321 0.11095128 0.11117123 0.063964109 0.39269072 2.8336426 0.0070480655 7 7 425.7647 1.5701124 1.5695289 1.0008117 0.15431153 2.7075109 0.0010670451 8 8 0.99277605 0.78323709 0.78324344 0.076652814 0.11085721 2.8235584 0.038344827 9 9 0.69545244 0.60838632 0.60876736 0.068466688 0.089961214 2.8979045 0.03212745 Bảng 2. Số liệu xử lý mô hình 2 bằng phương pháp vectơ từ biến đổi STT iP H ⊥α H⊥θ H⊥ϕ Wˆ ψ H⊥ε 1 -1.0893582 -1.3106176 4.192118 1.1426844 2.8510859E-005 3.1375516 -0.37340678 2 -3.5724307E-005 -3.5724307E-005 3.0480953 3.5881024E-005 0.37295695 0.071651324 3.3498952E-006 3 -8.1961116E-005 -8.1961116E-005 3.1828165 8.2030808E-005 0.25117357 0.23957122 -3.380666E-006 4 -2634.2146 -1.5704794 2.7231662 1.5704495 0.2186988 0.2287866 0.0001409412 5 0.59413857 0.54413228 6.0253865 0.55097228 0.36273242 0.15221235 -0.11523007 6 0.5000508 0.47367497 5.9458996 0.48728653 0.23416545 0.31101447 -0.1395823 7 -2083.161 -1.5703631 2.8239373 1.5703403 0.20503965 0.39816752 0.00014243437 8 8 2.9189153 1.2640512 5.9910103 1.2537868 0.11163817 0.6540035 -0.085944556 9 2.2088304 1.1735766 5.9854026 1.1623347 0.078979174 0.8289293 -0.10820329 Hình 3. Véc tơ từ biến đổi và elip phân cực từ (a) Mô hình 1, (b) Mô hình 2; và Pha từ biến đổi (c) Mô hình 1, (d) Mô hình 2 (c) (d) (a) (b) V → V → H ⊥ε H ⊥ε 82 Tại điểm đo 5, 6, 8, 9: Đối với mô hình 1, các véc tơ từ biến đổi hướng ra xa tâm bất đồng nhất dẫn điện, thể hiện tính chất 3D của bất đồng nhất, pha từ biến đổi nằm ớ góc phần tư thứ hai. Đối với mô hình 2, các véc tơ từ biến đổi hướng vào tâm bất đồng nhất cách điện, thể hiện tính chất 3D của bất đồng nhất, pha từ biến đổi nằm ớ góc phần tư thứ nhất. Mặt khác, theo hình 3a, b, độ elip phân cực từ đổi dấu trong khu vực xuất hiện bất đồng nhất 3D. Đối với mô hình 2, tại các điểm đo 5, 6, 8 và 9 (biên của bất đồng nhất), độ elip có giá trị lớn từ −0,1 đến −0,14. Hình 3c, d cho thấy pha từ biến đổi lớn dần từ nơi có độ dẫn điện thấp sang nơi có độ dẫn điện cao. 3.3. Áp dụng phương pháp từ biến đổi để phân tích đứt gãy Kirovograd Hình 4 là sơ đồ địa chất vùng Ukraine. Dựa vào kết quả đo từ tellua, ta áp dụng phương pháp từ biến đổi để khảo sát đứt gãy Kirovograd (Ukraine) [1, 4, 9]. Do đứt gãy thường có độ dẫn điện cao hơn so với môi trường xung quanh nên các vectơ thực trong phương pháp vectơ cảm ứng có phương rời xa đứt gãy. Tương tự như vậy, các vectơ từ biến đổi cũng có phương rời xa đứt gãy. Pha từ biến đổi trong góc phần tư thứ hai và phần lớn tương đương góc 3π/4 và có những điểm tương đương với π, chứng tỏ của dòng tác động chiếm ưu thế. Độ elip phân cực từ thay đổi từ 0,1 đến 0,5 và đổi dấu khi đi qua đứt gãy Kirovograd. Hình 4. Sơ đồ địa chất vùng Ucraina, trong đó có hướng của véc tơ Wiese-Parkinson đối với chu kỳ 1800s. Những dị thường dẫn điện khu vực theo ký hiệu: C - Carpat, K - Kirovograd, D - Donbas. Các khối cấu trúc địa chất: VP - Volhino- Podolsk, KG - Kirovograd, ND - Near-Dnieper, NA - Near-Azov, Cr - Crimea; Các hệ thống nếp uốn: VPP - Volyn Podolian Plate. Vùng sụt lún đại cổ sinh (Paleozoic depressions): P - Pripyat, IK - Indolo-Kuban, NBS - Near Black Sea, PD - Pre-Dobrudgian, PC - Pre-Carpatian. Các cấu trúc đại nguyên sinh (Proterozoic) của khối địa chất Kirovograd: RA - Ryasnopol, II - Indolo-Inguletz (Theo Ingerov A. I., Rokityansky I.I., V. I. Tregubenko, [4]) Dưới đây là bảng liệt kê chuỗi số liệu xử lý bằng phương pháp vectơ từ biến đổi của đứt gãy Kirovograd (bảng 3) và hình 5 mô tả các đại lượng như độ elip, pha và véc tơ cảm ứng của đới đứt gãy. 83 Bảng 3. Số liệu xử lý bằng phương pháp vectơ từ biến đổi của đứt gãy Kirovograd STT iP H ⊥α H⊥θ H⊥ϕ Wˆ ψ H⊥ε 1 1.0715936 0.86294158 0.3833289 0.85739416 0.53399818 2.7639365 0.19188581 2 -0.78692144 -0.69391124 3.5049368 0.69976406 0.46105909 2.8323393 -0.18082664 3 -0.95874503 -0.92871141 3.8392605 0.89647113 0.68081855 1.996518 -0.35218575 4 -0.44106828 -0.4353624 2.6265605 0.46908373 0.64358744 1.7681113 0.20714242 5 -0.26790418 -0.2940991 4.0636692 0.41737483 0.41486879 1.9042449 -0.32682871 6 0.4402905 0.42923921 0.45202236 0.45517035 0.48314984 3.0278819 0.17792764 7 0.47153329 0.44312576 6.096648 0.44740432 0.38939505 3.0483135 -0.072719182 8 0.39248026 0.42260066 0.77823051 0.50369878 0.37791687 2.4208711 0.32885253 9 0.66532273 0.59255565 6.0892381 0.59583184 0.49639283 3.1150724 -0.09252641 10 -0.86093953 -0.83816307 2.484479 0.82723311 0.28856305 0.1881111 0.33940913 11 -0.7261304 -1.5123888 4.5125155 1.3038916 0.22585582 0.061040519 -0.26713715 12 0.65086062 0.57987476 6.1385177 0.58179108 0.34392748 0.0037258202 -0.066479986 13 0.52235086 0.49429615 5.9200438 0.50956839 0.38584866 2.9143162 -0.15488826 14 0.74913419 0.64297538 6.2703052 0.64298656 0.51146263 3.1333429 -0.0061806581 15 0.39314215 0.509824 0.99206454 0.62321467 0.31979999 2.8523441 0.49329672 16 1.7921087 1.0621112 0.029414751 1.0620145 0.29472552 3.1101299 0.012513637 17 -4.4196742 -1.380504 3.5450702 1.3656317 0.27300574 3.1197511 -0.078796281 18 0.99577532 0.7932148 0.19716699 0.79306338 0.68373071 3.0133688 0.098892257 19 4.6731808 1.3609806 0.071242596 1.3605077 0.37644695 2.6088763 0.014534499 20 -1.7832304 -1.1110865 3.5321766 1.0924223 0.45456253 1.8470197 -0.1594959 21 1.1315788 0.87594386 0.31276895 0.8716398 0.47453675 2.7578637 0.15521585 22 -0.58702365 -0.56624142 2.6370107 0.59071765 0.40502706 1.4814353 0.2360935 23 -0.474259392 -0.47268381 3.7059477 0.51147077 0.31956311 2.6177652 -0.24162288 24 -0.26118993 -0.27291543 3.9395329 0.35798106 0.33046108 1.9502203 -0.24957924 Hình 5. Kết quả phân tích đứt gãy Kirovograd (a) Vectơ từ biến đổi, độ elip; (b) Pha từ; (c) Vectơ cảm ứng 4. Kết luận Để góp phần nghiên cứu bất đồng nhất về tính chất điện của môi trường địa chất thì phương pháp từ biến đổi tỏ rõ hiệu quả khi xét mối quan hệ giữa các thành phần Hx, Hy, Hz của trường địa từ thông qua ma trận Wiese-Parkinson. Những tham số vật lý chính như: độ phân cực từ, véctơ cảm ứng, V → ImW JJJJJG Re W JJJJJG H ⊥ε 84 véctơ từ biến đổi, pha từ biến đổi và độ elip phân cực được sử dụng trong phân tích mô hình lý thuyết và ứng dụng thực tế. Các kết quả nhận được từ mô hình cho thấy vectơ từ biến đổi V G chỉ rõ được sự dịch chuyển của độ dẫn điện nhờ vào chiều của nó. Vectơ V G có khuynh hướng rời xa bất đồng nhất dẫn điện và hướng vào bất đồng nhất cách điện. Pha từ biến đổi có xu hướng tăng dần từ nơi có độ dẫn điện thấp sang nơi có độ dẫn điện cao. Độ elip H ⊥ε của elip phân cực từ khác không, có sự phân cực elip hoặc tròn, chứng tỏ sự xuất hiện của bất đồng nhất 3D, nếu H ⊥ε đổi dấu sự xuất hiện của bất đồng nhất 3D càng rõ hơn. Kết quả ứng dụng thực tế để nghiên cứu đứt gãy Kirovograd cho thấy vectơ V G luôn luôn có phương rời xa đứt gãy (xem đứt gãy là bất đồng nhất dẫn điện vì trong các đứt gãy có khả năng chứa nước thường có hòa tan các muối), do đó khi vẽ vectơ V G chúng ta sẽ thấy các vectơ này đều có hướng xuất phát từ các đứt gãy nên việc xác định các đứt gãy địa chất trở nên dễ dàng. Khi đi qua ranh giới đứt gãy thì độ elip phân cực từ sẽ đổi dấu và vùng có đứt gãy độ elip có giá trị lớn. Ưu điểm của phương pháp từ biến đổi là đo đạc ba thành phần từ được tiến hành cùng một lúc và tại một điểm đo, không như trước đây chỉ tiến hành đo Hx và Hy cho nên hạn chế được kinh phí phát sinh ngoài thực địa. Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cám ơn Trường ĐHQG Tp. HCM đã cấp kinh phí để tác giả hoàn thành đề tài cấp ĐHQG năm 2011: Phương pháp từ biến đổi và mô hình thử nghiệm. TÀI LIỆU DẪN [1] Antsiferov A.V. et al, 2011: Deep Electromagnetic (MT and AMT) Sounding of the Suture Zones of the Ukrainian Shield. Izvestiya, Physics of the Solid Earth, vol.47, No 1, pp.34-44. [2] Berdichevsky M.N., Dmitriev V.I, 2008: Models and methods of magnetotellurics. Springer- Verlag Berlin Heiselberg, 563p. [3] Berdichevsky M.N., Nguyen Thanh Van, 1991: Magnetovariational vector, Izv. Akad, Nauk SSSR, Fizika Zemli, No3, pp.52-62, Moseow. [4] Ingerov A. I., Rokityansky I.I., V. I. Tregubenko, 1999: Forty years of MTS studies in Ukraine. Earth Planets Space, 51, pp. 1127-1133. [5] Nguyen Thanh Van, Berdichevsky M.N., 1990: New tipper. X EM-Workshop, Ensenada, Mexico. [6] Nguyễn Thành Vấn, 1995: Phương pháp phân tích định tính số liệu từ - tellua. Tạp chí Các Khoa học về Trái Đất, T.17, 4, 169-174, Hà Nội. [7] Nguyễn Thành Vấn, 2004: Áp dụng phương pháp từ biến đổi để nghiên cứu bất đồng nhất địa điện. Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Tập 7, No.10, ĐHQG Tp. HCM, pp.23-31. [8] Vozoff K, 1989: Magnetotelluric methods, reprinted in Geophysics reprint series, no 5, second printing, Society of Exploration Geophysicists. Tulsa (Oklahoma), 763p. [9] Rokityansky I.I, 1975: Nghiên cứu dị thường dẫn điện bằng phương pháp mặt cắt từ biến đổi (tiếng Nga). Nauka, Đumka, Kiev, 279p. SUMMARY Magnetovariational method and result of testing models Many scientific projects relevant to five elements of electromagnetic field show that Magnetotelluric (MT) method can be applied in researching inhomogeneity of 2D and 3D models. Therefore, simultaneous analysis of these magnetotelluric elements recorded in distant station such as (Ex, Ey, Hx, Hy, and Hz) is concerned in the MT method. When frequencies of electromagnetic field changes, the field’s elements are related through relational tensors which were impedance tensors (Zij) and pulse transfer function (Wij). More scientific research is interested in data analysis, especially applying data measurements of distant stations in noise filtering. Nowadays, one of the effective methods to study the geoelectrical inhomogeneity is the variable magnetic section, in which relations between the variable components Hx, Hy, Hz of the geomagnetic field are given by Wiese - Parkinson matrix. There are many models of transforming and representing this matrix to obtain useful information such as magnetic polarisation diagram, induction vector, magnetovariational vector, magnetovariational phase and ellipticity. The paper present the application of using above magnetovariational parameters to study the geoelectrical inhomogeneities on models and practical application.
File đính kèm:
- phuong_phap_tu_bien_doi_va_ket_qua_thu_nghiem_theo_mo_hinh.pdf