Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương

Phong cách học phê phán là lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương

đại. Với giới hạn khảo sát là văn bản phi văn chương, phong cách học phê phán có mục đích khám

phá và bóc trần ý thức hệ của văn bản vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. Trong bài viết này, nhằm

giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, tác giả giới thiệu bốn nội dung chính của phong cách học

phê phán: nguồn gốc, quá trình hình thành, mục đích nghiên cứu, hệ thống công cụ phân tích. Qua

bài viết, tác giả hy vọng bạn đọc Việt Nam có những hiểu biết cơ bản về phong cách học phê phán,

tiến tới có thể áp dụng các nguyên lý và cách thức tiếp cận của phong cách học phê phán vào thực

tiễn nghiên cứu của Việt Nam.

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 1

Trang 1

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 2

Trang 2

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 3

Trang 3

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 4

Trang 4

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 5

Trang 5

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 6

Trang 6

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 7

Trang 7

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 8

Trang 8

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 9

Trang 9

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang minhkhanh 5080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương

Phong cách học phê phán – Hướng tiếp cận mới của phong cách học về văn bản phi văn chương
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
3 
PHONG CÁCH HỌC PHÊ PHÁN – HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI 
CỦA PHONG CÁCH HỌC VỀ VĂN BẢN PHI VĂN CHƯƠNG 
Nguyễn Thế Truyền 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
nguyenthetruyen2004@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 31/7/2018, Ngày duyệt đăng: 17/12/2018 
Tóm tắt 
Phong cách học phê phán là lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách học phương Tây đương 
đại. Với giới hạn khảo sát là văn bản phi văn chương, phong cách học phê phán có mục đích khám 
phá và bóc trần ý thức hệ của văn bản vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hội. Trong bài viết này, nhằm 
giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quan, tác giả giới thiệu bốn nội dung chính của phong cách học 
phê phán: nguồn gốc, quá trình hình thành, mục đích nghiên cứu, hệ thống công cụ phân tích. Qua 
bài viết, tác giả hy vọng bạn đọc Việt Nam có những hiểu biết cơ bản về phong cách học phê phán, 
tiến tới có thể áp dụng các nguyên lý và cách thức tiếp cận của phong cách học phê phán vào thực 
tiễn nghiên cứu của Việt Nam. 
Từ khoá: phong cách học phê phán, phân tích diễn ngôn phê phán, ý thức hệ, văn bản phi văn 
chương, tư duy phê phán. 
Critical stylistics – a new approach of stylistics to non-literary texts 
Abstract 
The critical stylistics is a new field of study in contemporary Western learning styles. With limited 
to non-literary texts, critical stylistics has the purpose of seeking and exposing ideological 
underpinnings of texts for social equality and progress. Therefore, in order to help readers with an 
overview about critical stylistics, this article aims to present four main aspects of critical stylistics, 
including its origins, formation process, purpose of research, and a set of analytical tools. This 
article is to provide Vietnamese readers with basic knowledge about the critical stylistics so that the 
readers can apply the critical stylistics principles and how to conduct critical stylistics in research 
practices in Vietnam. 
Keywords: critical stylistics, critical discourse analysis, ideology, non-literary texts, critical thinking. 
1. Khái niệm văn bản phi văn chương 
Văn bản1 phi văn chương (non-literary texts) 
là loại văn bản được xây dựng dựa vào phương 
thức phản ánh cuộc sống thực thay vì phản ánh 
một thế giới hư cấu. Văn bản phi văn chương 
nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin, 
phân biệt với văn bản văn chương (literary texts) 
với mục đích chủ yếu là tác động thẩm mỹ. 
Quan hệ giao tiếp giữa tác giả và người đọc của 
1 Văn bản (text) nói đến trong phong cách học phê phán 
hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả văn bản viết (written 
văn bản phi văn chương là quan hệ giao tiếp trực 
tiếp qua chất liệu ngôn ngữ của lời nói thông tin, 
không thông qua mã hình tượng (của lời nói 
nghệ thuật). 
Trong phong cách học từ thập kỷ 70 trở về 
trước, khi mà “phong cách học đôi lúc được gọi 
là ngôn ngữ học văn chương – literary 
linguistics” (Burke, 2014: tr. 1), thì đối tượng 
được nghiên cứu chủ yếu là văn bản văn 
texts) lẫn văn bản nói (spoken texts). 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
4 
chương. Tuy nhiên, văn bản phi văn chương vẫn 
được chú ý xem xét từ hai góc độ. Trong giai 
đoạn tu từ học cổ điển, văn bản phi văn chương 
được phân tích từ góc độ nghệ thuật nói năng 
trong một bộ phận quan trọng của tu từ học thời 
kỳ đó là thuật hùng biện (elocution). Trong giai 
đoạn phong cách học chức năng truyền thống 
Nga Xô-Viết2 (thập kỷ 50-70), văn bản phi văn 
chương được xem xét từ góc độ chức năng xã 
hội và được phân chia thành các loại: phong 
cách hành chính, phong cách khoa học, phong 
cách báo chí, phong cách chính luận. Như vậy, 
trong phong cách học truyền thống, văn bản phi 
văn chương mới chỉ được khảo sát từ góc độ 
hình thức diễn đạt và chức năng xã hội, chưa 
được khảo sát từ góc độ nội dung phản ánh, đặc 
biệt là góc độ nội dung tư tưởng mà nó chuyển 
tải và tác động tới người tiếp nhận. 
2. Nguồn gốc của phong cách học phê phán 
Như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, 
cũng như chính tác giả của quyển sách Critical 
stylistics: The Power of English (Jeffries, 2010) 
thừa nhận, phong cách học phê phán bắt nguồn 
từ ngôn ngữ học phê phán, phân tích diễn ngôn 
phê phán và chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ 
học chức năng – hệ thống. 
2.1. Ngôn ngữ học phê phán và phân tích 
diễn ngôn phê phán 
Ngôn ngữ học phê phán3 (Critical 
Linguistics) là một phong trào khởi phát từ 
trường Đại học East Anglia (Anh) vào những 
năm giữa thập niên 70 của thế kỷ XX với người 
đề xướng là Roger Flowler và những đồng 
nghiệp của ông (công trình Language and 
control4, 1979). Ngôn ngữ học phê phán nghiên 
cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và ý thức hệ 
(ideology), vạch ra những con đường mà các 
khuôn hình xã hội của ngôn ngữ (social patterns 
2 Phân biệt với phong cách học chức năng – cấu trúc của 
trường phái Praha (thập kỷ 50-60) và phong cách học chức 
năng trường phái Halliday (từ cuối thập kỷ 70). 
3 Từ ‘phê phán’ (critical) trong ngôn ngữ học phê phán, 
phân tích diễn ngôn phê phán, phong cách học phê phán 
được hiểu là ‘nhận thức với tinh thần phản tỉnh, phân biệt 
đúng sai, hay dở, thấy được thực chất của những vấn đề 
che giấu đằng sau’. Nhưng trong phân tích diễn ngôn phê 
phán “từ ‘critical’ cũng thường được dùng một cách hẹp 
of language) có thể chi phối tư tưởng của con 
người. Ngôn ngữ học phê phán được hình thành 
“để khám phá cách thức những nghĩa xã hội 
(social meaning), như quyền lực và ý thức hệ, 
được diễn tả thông qua ngôn ngữ như thế nào và 
cách thức ngôn ngữ trong phương diện này có 
thể tác động tới cách chúng ta nhận thức thế giới 
như thế nào” (Nørgaard và cộng sự, 2010: tr. 11-
12). Với ngữ pháp hệ thống như một bộ công cụ, 
ngôn ngữ học phê phán tập trung phân tích mối 
quan hệ không thể chia cắt giữa ngôn ngữ và 
nghĩa xã hội qua các trường hợp như nhan đề bài 
báo, bài quảng cáo – nơi mà những giả định  ... ng của 
người khác (Presenting the Speech and 
Thoughts of other Participants) 
Trong tranh luận, diễn thuyết, khi tác giả dẫn 
lời nói, tư tưởng của người khác thì quan điểm 
của tác giả bộc lộ ở cách trích dẫn và sự bình 
luận của họ đối với điều được thuật lại. Tác giả 
có thể đồng tình hay hàm ý đồng tình, đứng về 
phía người được trích dẫn hoặc phản đối, chỉ 
trích. Lời nói được trích dẫn là phương tiện dùng 
quyền uy của người được dẫn để tác động mạnh 
tới quan điểm, tư tưởng của người đọc. Lời nói 
hay tư tưởng của người khác cũng bị tác giả văn 
bản bóp méo, xuyên tạc theo nhiều cách thức 
khác nhau với “mục đích ý thức hệ nào đó” 
(Jeffries, 2010: tr. 131), và tất nhiên cách dẫn đó 
làm thay đổi quan điểm, thái độ của người tiếp 
nhận so với nguyên bản ban đầu. 
5.1.10. Định vị thời gian, không gian và quan hệ 
giao tiếp (Representing Time, Space and Society) 
Những vấn đề đặt ra trong văn bản phi văn 
chương phải được người đọc nhận thức từ một 
điểm nhìn tri nhận nào đó, qua đó, họ cấu trúc 
thế giới của văn bản trong tâm trí của họ theo 
một cách nào đó. Cách tốt nhất để người đọc 
nhận thức những vấn đề của văn bản là “đặt 
người đọc vào trung tâm chỉ xuất của tiếng nói 
20 Van Leeuwen, T. (1996). The representation of social 
actors. In C. R. Caldas-Coulthard and M. Coulthard (eds) 
Texts and Practices, pp. 32–70. London and New York: 
Routledge 
21 Mills S. (1995). Feminist stylistics. London: Routledge. 
22 Simpson P. (1993). Language, Ideology and Point of 
View. London: Routledge. 
trần thuật của văn bản, và đối mặt với những 
thách thức” (Jeffries, 2010: tr. 157) mà văn bản 
đặt ra. Những thuộc tính cơ bản của thời gian, 
không gian trần thuật và các thông số quan hệ 
xã hội của người tham gia tương tác trực tiếp 
(qua xưng hô) của văn bản phi văn chương ảnh 
hưởng tới rất nhiều sự tri nhận của người đọc 
với tư cách là người đứng bên ngoài, thụ động, 
đối kháng, hoài nghi, hay ở bên trong, tích cực, 
chủ động. Định vị hay chỉ xuất là phương tiện 
khá tinh tế trong quan hệ với tác động của ý thức 
hệ. Nó kéo người đọc, người nghe lâm thời ra 
khỏi trung tâm chỉ xuất của chính họ để đi vào 
vị trí quan sát, suy tư của văn bản. Điều này có 
khả năng làm thay đổi quan điểm tư tưởng của 
người tiếp nhận đối với văn bản. 
5.2. Những công cụ phân tích khác 
Vì công việc xây dựng bộ công cụ của 
Jeffries có tính chất “dần dần từng bước và thăm 
dò” (Jeffries, 2014: tr. 417) nên kết quả nghiên 
cứu của bà chưa mỹ mãn. Mặt khác cũng không 
thể nào liệt kê một cách cạn kiệt các công cụ 
phân tích phê phán phong cách học. Một danh 
sách đề xuất nào cũng có tính chất tương đối, và 
không phải với bất cứ tác phẩm nào, thể loại nào 
cũng dùng một bộ công cụ phân tích duy nhất. 
Trong qua trình phát triển hệ thống công cụ 
phân tích này, Hermeston trong bài viết 
Towards a critical stylistics of disability cho 
biết rằng trong khi sử dụng một số công cụ phân 
tích do Jeffries đề xuất, ông cũng chú ý dùng 
“những công cụ của các nhà nghiên cứu khác 
như van Leeuwen20, Mills21 và Simpson22” 
(Hermeston, 2017: tr. 38) và “bổ sung những 
yếu tố cho khung lý thuyết, đặc biệt là tác phẩm 
Martin và White23 về thái độ (attitude) [của 
ngôn ngữ đánh giá ‘evaluative language’24], 
cũng như các vấn đề về lạ hoá (foregrounding) 
và lệch chuẩn (deviation)” (Hermeston, 2017: p. 
38). Hermeston cũng quan tâm về phân tích 
23 Martin, J. R. and White, P. R. R. (2005). The Language 
of Evaluation. Basingstoke and New York: Palgrave 
Macmillan. https://doi.org/10.1057/9780230511910 
24 Bản thân Jeffries cũng nhắc đến vai trò của ngôn ngữ 
đánh giá (evaluative language) trong việc tăng cường hiệu 
quả biểu thị quan điểm tư tưởng của tác giả văn bản (x. 
Jeffries, 2010: tr. 147). 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
14 
‘phong cách tư duy’ (mind-style), phương thức 
trần thuật (narrative mode) và tình thái 
(modality) (Hermeston, 2017: p. 57). Mặt khác, 
theo chúng tôi (N.T.T), các công cụ xuất phát từ 
chính lĩnh vực phong cách học (chứ không phải 
dựa quá nhiều ngữ pháp chức năng – hệ thống 
của Halliday và dụng học như Jeffries chẳng 
hạn) như ẩn dụ (Goatly 200725), phúng dụ, uyển 
ngữ, cũng cần được nghiên cứu sâu thêm từ 
phương diện phản ánh ý thức hệ. 
6. Ý nghĩa thực tiễn xã hội của phong cách 
học phê phán 
Phân tích diễn ngôn phê phán và phong cách 
học phê phán có một mục đích đáng trân trọng là 
nâng cao ‘nhận thức mang tính phê phán về ngôn 
ngữ’ (critical language awareness) cho mọi 
người, bao gồm cả trong trường học, và nhận 
thức đó là cơ sở để tạo ra những sự thay đổi xã 
hội thông qua những hình thức can thiệp trực tiếp 
(direct intervention) liên quan đến ngôn ngữ 
(Wales, 2011: tr. 145). Khi ngôn ngữ là diễn đàn 
của quyền lực xã hội, khi ngôn ngữ góp phần 
củng cố ý thức hệ thống trị và che giấu sự thật, 
thì ý thức phê phán về diễn ngôn có thể xem “là 
một cơ sở cho sự giải phóng xã hội” (Lời nói đầu 
của Tổng biên tập – Fairclough, 1989: x). 
Hình 1. Phong cách học phê phán – Nguyên lý mã hoá 
và cách thức bóc trần ý thức hệ của văn bản 
Phong cách học phê phán cũng như phân tích 
diễn ngôn phê phán xem xét “hoạt động của ý 
thức hệ trong ngôn ngữ” (Jeffries, 2010: tr. 6) và 
ảnh hưởng của nó tới thế giới quan của người 
đọc. Phong cách học phê phán xuất phát từ “ý 
tưởng rằng ngôn ngữ học có thể được dùng cho 
ứng dụng trong thế giới thực” (Jeffries, 2016: tr. 
158). Phong cách học phê phán chỉ rõ bổn phận 
xã hội, trách nhiệm chính trị của nhà ngôn ngữ 
25 Goatly, A. (2007). Washing the Brain: Metaphor and 
Hidden Ideology. Amsterdam: John Benjamins Publishing 
học trước các vấn đề xã hội đương đại. Phong 
cách học phê phán còn là một phần của hệ hình 
đang phát triển nhằm mục đích truyền ý thức 
hành động và sự tự tin cho sinh viên về tư duy 
phê phán (critical thinking) để phát triển nhận 
thức tích cực về chính trị cho sinh viên. 
Hiển nhiên, phân tích diễn ngôn phê phán và 
phong cách học phê phán chỉ vận hành dễ dàng 
trong một xã hội dân chủ, có tiếng nói đa chiều 
Company; dẫn theo: Jeffries, 2010: tr. 54. 
Ý thức 
hệ 
Ghi khắc 
Hệ thống 
ngôn ngữ 
Nhà phong cách học 
Người nói 
Người viết 
Xã hội 
 Lựa chọn 
Kháng cự 
Chấp thuận 
Vì sự bình đẳng và tiến bộ xã hôi 
(Mục đích) 
Ý thức hệ của văn bản 
(Trọng tâm) 
Ngôn ngữ học vi mô 
(Cấp độ) 
 Bộ công cụ phân tích 
(Phương tiện) 
Văn bản 
(nói, viết) 
Tác động 
Người đọc 
Người nghe 
Bóc trần 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TẬP 6 SỐ 3 
15 
và ý thức phản biện; nhưng chính phân tích diễn 
ngôn phê phán và phong cách học phê phán 
cũng lại là cơ sở của một xã hội dân chủ. 
Đến đây, chúng ta có thể hình dung bức tranh 
về sự mã hoá ý thức hệ vào hệ thống ngôn ngữ 
(và ghi khắc dấu ấn vào văn bản) cùng cách thức 
bóc trần ý thức hệ của văn bản theo quan điểm 
của phong cách học phê phán qua sơ đồ mà tác 
giả (N.T.T) mô tả trong Hình 1. 
7. Một số vấn đề tồn tại của phong cách 
học phê phán 
Vấn đề đầu tiên là đặc trưng ‘phong cách 
học’ chưa thể hiện rõ nét trong phong cách học 
phê phán, nhất là trong quyển Critical stylistics: 
The Power of English của Jeffries. Mặc dù tác 
giả sách cho biết: “Và giống Simpson, tôi cũng 
quan tâm đến việc lựa chọn phong cách, và phân 
tích văn bản – cái có thể soi sáng những lựa chọn 
mà người tạo lập văn bản đã thực hiện, mặc dù 
họ có ý thức hay không” (Jeffries, 2010: tr. 16), 
nhưng chính Jeffries cũng thừa nhận khi có đôi 
lời thanh minh về nhan đề tập sách của mình: 
“Trong lúc trọng tâm ý thức hệ có nghĩa rằng 
‘critical’ là chắc chắn được bao hàm [trong nhan 
đề tập sách], thì cái được chọn ‘stylistics’ là khó 
khăn hơn” (Jeffries, 2010: tr. 2). Khi điểm sách 
Critical stylistics: The Power of English, Xiang 
cũng nêu ý kiến là mối quan hệ giữa phong cách 
học và quan điểm ý thức hệ trong sách cần phải 
được khám phá sâu hơn (Xiang, 2011: tr. 223). 
Vì đặc trưng phong cách học không nổi rõ, nên 
phong cách học phê phán được một số nhà 
nghiên cứu xem chỉ như sự mở rộng của phân 
tích diễn ngôn phê phán. 
Vấn đề thứ hai, tuy đối tượng khảo sát là văn 
bản, nhưng phạm vi khảo sát của phong cách 
học phê phán (như trong quyển Critical 
stylistics: The Power of English) chỉ mới giới 
hạn ở cấp độ vi mô của văn bản (câu, từ), thiếu 
các vấn đề vĩ mô của văn bản, tức là khảo sát 
văn bản như một toàn thể về đề tài, chủ đề, cấu 
trúc, lập luận, chiến lược tương tác, hệ thống từ 
vựng, lối giao tiếp,... – những vấn đề quan hệ 
rất chặt chẽ với ý thức hệ và quan điểm tư tưởng 
của tác giả. 
Một vấn đề khác là phạm vi nghiên cứu của 
phong cách học phê phán có mở rộng sang văn 
bản văn chương hay không. Nếu có, khi đó bộ 
công cụ phân tích của nó chắc chắn phải thay 
đổi rất nhiều vì ý thức hệ trong văn bản phi văn 
chương là đơn chủ thể, còn trong văn bản văn 
chương là một phức chủ thể gồm nhân vật, 
người trần thuật và tác giả. Và nếu phong cách 
học phê phán mở rộng sang văn bản văn chương 
thì nó sẽ khác với phê bình văn học theo khuynh 
hướng xã hội học ở khối các nước xã hội chủ 
nghĩa ý thức hệ Marxist trước đây như thế nào? 
Đến đây cũng cần nói rõ về hai cách tiếp cận 
ý thức hệ: theo truyền thống “ngục văn tự” 
phương Đông và theo kiểu dân chủ phương 
Tây. Trong lịch sử chế độ phong kiến phương 
Đông và kéo dài sang cả thời kỳ chuyên chính 
vô sản, việc khám phá ý thức hệ, quan điềm tư 
tưởng là công việc của tầng lớp thống trị nhằm 
phát hiện lập trường, chính kiến của quần 
chúng, nhất là trí thức, văn nghệ sĩ (qua tác 
phẩm văn chương) để đàn áp, khủng bố những 
người chống đối. Ngược lại, truyền thống phân 
tích phê phán ý thức hệ kiểu dân chủ phương 
Tây với trường phái tiêu biểu phân tích diễn 
ngôn phê phán lại xuất phát từ chủ thể là dân 
chúng, còn đối tượng phân tích phê phán ở đây 
lại là những chính trị gia và những người nắm 
giữ quyền lực trong xã hội (qua lời diễn thuyết, 
tuyên ngôn, bài xã luận, bản tin, truyền đơn,). 
Mục đích của việc phê phán này nhằm nâng cao 
ý thức xã hội và giải phóng khỏi những bất bình 
đẳng, bất công và áp bức. 
8. Kết luận 
Phong cách học phê phán là phương pháp 
phong cách học của phân tích ngôn ngữ, quan 
tâm tới cách thức ngôn ngữ chuyển tải những ý 
nghĩa xã hội, nằm trong một lĩnh vực lớn hơn là 
‘những hướng tiếp cận phê phán về ngôn ngữ’ 
(critical approaches to language) (Jeffries, 
2010: tr. 114). Phong cách học phê phán bắc 
những nhịp cầu nối kết phân tích diễn ngôn phê 
phán với phong cách học bằng việc dùng và 
phát triển sâu hơn hướng tiếp cận ngôn ngữ học 
phê phán cho phân tích văn bản. Thành tựu chủ 
yếu của phong cách học phê phán cho đến thời 
điểm hiện nay là cung cấp một tập hợp công cụ 
phân tích mang tính hệ thống và bao quát. Vì 
 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 6 NUMBER 3 
16 
thế, từ một góc độ nào đó mà nói thì phong cách 
học phê phán có thể được xem như một cách 
tiếp cận khác của phân tích diễn ngôn phê phán 
và có thể được định vị trong nghiên cứu ngôn 
ngữ học phê phán, vì cả phân tích diễn ngôn phê 
phán và phong cách học phê phán đều hành 
động để chỉ rõ ý thức hệ và quyền lực trong diễn 
ngôn. Đó là công việc “làm sáng tỏ những quan 
hệ phức tạp và vô hình” (Fairclough, 1989: tr. 
27) và mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong 
khuynh hướng dân chủ hoá vì sự tiến bộ và bình 
đẳng xã hội. 
Phong cách học phê phán thể hiện một cách 
hiểu mới về phong cách: phong cách là sự lựa 
chọn của những thái độ, cách giải thích, cách 
phản ánh. Phong cách là sự phản ánh cách nhận 
thức thực tế, phản ánh thế giới quan và tư duy 
và cũng chính là sự phản ánh một cách sống, 
một cách quan niệm. 
Phong cách học phê phán mở ra những đề tài 
nghiên cứu mới trong một phạm vi cũ. Trong 
hướng khảo sát này, các đề tài về tìm hiểu ý thức 
hệ (hoặc quan điểm tư tưởng, chính trị) trong 
hiến pháp hay một bộ luật của một quốc gia nào 
đó chẳng hạn, sẽ là đề tài có nhiều điều mới mẻ 
và thú vị. 
Tài liệu tham khảo 
Burke, M. (2014). Stylistics: From classical rhetoric 
to cognitive neuroscience. In: Burke L. (ed.), 
The Routledge Handbook of Stylistics, 
London; Routledge, pp. 1-7. 
Fairclough, N. (1989). Language and power. 
London: Longman. 
Hermeston, R. (2017). Towards a critical stylistics of 
disability. Journal of Language and 
Discrimination, 1 (1), pp. 34-60. 
Jeffries, L. (2010). Critical Stylistics: The Power of 
English. Hampshire; Palgrave Macmillian. 
Jeffries, L. (2014). Critical stylistics. In: Burke, M. 
(ed.). The Routledge Handbook of Stylistics. 
London: Routledge, pp. 408-420. 
Jeffries, L. (2016). Critical stylistics. In: Sotirova, V. 
(ed). The Bloomsbury Companion to 
Stylistics. London and New York; 
Bloomsbury, pp. 157-176. 
Mills, S. (2005) [1995]. Feminist stylistics. London; 
Routledge. 
Mills, S. (2011). Critical stylistics, by Lesley 
Jeffries, Critical Discourse Studies, 8 (3), pp. 
225-226. 
Nørgurd, N., Montoro, R. and Busse, B. (2010). Key 
Terms in Stylistics. London; Continuum. 
Simpson, P. (1993). Language, Ideology and Point 
of View. London; Routledge. 
Simpson, P. (2004). Stylistics. London and New 
York; Taylor & Francis. 
van Leeuwen, T. (2006). Critical Discourse 
Analysis. In: Brown K (ed.). Encyclopedia of 
language and linguistics. New York; 
Elsevier, pp. 2155-2159. 
Voloshinov, U.N and Bakhtin, M (1994). Marxism 
and the Philosophy of Language. Trans. L. 
Matejka and I.R. Titunik. Bakhtin Reade 
Selected writings of Bakhtin, Medaredev, 
Voloshinov, (Ed.) Pam Morris. London: 
Edward Arnold, pp. 25-37. 
Wales, K. (2011). A Dictionary of Stylistics (3rd ed.). 
London and New York; Routledge. 
Xiang, Y. (2011). Critical stylistics, by Lesley 
Jeffries, Critical Discourse Studies, 8 (3), pp. 
221-223.

File đính kèm:

  • pdfphong_cach_hoc_phe_phan_huong_tiep_can_moi_cua_phong_cach_ho.pdf