Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi

Xác định giá trị chẩn đoán của xét

nghiệm phát hiện DNA Mycobacterium tuberculosis

trong mẫu phết niêm mạc miệng của bệnh nhân nghi

ngờ mắc lao phổi bằng kỹ thuật real-time PCR và

phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và

phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang được thực hiện trên 85 bệnh nhân là người

trưởng thành, nghi ngờ mắc lao phổi. Phát hiện DNA

 Mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc

miệng bằng kỹ thuật real-time PCR và so sánh với xét

nghiệm Xpert MTB/RIF Ultra (Xpert MTB) mẫu đàm.

Kết quả: Độ nhạy và độ đặc hiệu của mẫu phết niêm

mạc miệng là 74,4% và 100%. Mật độ vi khuẩn thấp,

ăn uống trước lấy mẫu là những yếu tố có liên quan

đến sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng. Ở

những bệnh nhân phải lấy đàm kích thích hoặc nộp

đàm trễ thì mẫu phết niêm mạc miệng cũng phát hiện

DNA vi khuẩn ở 10/14 và 9/12 trường hợp theo thứ tự

tương ứng. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy tính

khả thi của mẫu phết niêm mạc miệng và tiềm năng

bổ sung cho mẫu đàm nhằm cải thiện về thời gian

chẩn đoán và giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chịu một số

thủ thuật xâm lấn trong chẩn đoán lao phổi.

 

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi trang 1

Trang 1

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi trang 2

Trang 2

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi trang 3

Trang 3

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi trang 4

Trang 4

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 8340
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi

Phát hiện dna mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc miệng với kỹ thuật real - Time pcr trong chẩn đoán lao phổi
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
166 
nghiên cứu biến đổi hình thái của gan chuột 
cống trắng khi nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu 
Bassa đã được công bố năm 2001. Ở lô chuột 
thực nghiệm có sự thay đổi hình thái các tế bào 
gan và lượng lipid trong bào tương các tế bào 
gan, các tế bào nhiều lipid tập trung chủ yếu ở 
ngoại vi của tiểu thùy gan và lượng lipid trong 
bào tương tế bào giảm dần theo thời gian chuột 
được uống nước sắc lá sen khô, chứng tỏ nước 
lá sen khô có tác dụng đối với việc giảm mỡ 
trong gan. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lá sen 
trong việc giảm lượng mỡ có trong gan vẫn đang 
được các nhà khoa học nghiên cứu, một nghiên 
cứu khác trên chuột cũng cho thấy lượng 
cholesterol toàn phần trong huyết thanh và gan, 
cholesterol tự do và phospholipids so với nhóm 
đối chứng chứa nhiều chất béo giảm mạnh. 
Ngoài ra, Flavonoid chất chiết xuất từ lá sen khô 
này còn làm giảm tổn thương gan do lượng lipid 
nhiều gây ra, điều này giải thích kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi không thấy hình ảnh tế bào 
gan bị phá hủy, tổn thương. 
V. KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên 
chuột cống trắng cho thấy có sự thay đổi lượng 
lipid trong bào tương tế bào gan chuột khi uống 
nước sắc lá sen khô. Lượng lipid giảm dần theo 
số ngày chuột được uống nước sắc lá sen. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Thanh Thủy (2001), Nghiên cứu biến đổi 
hình thái gan chuột cống trắng sau nhiễm thuốc 
trừ sâu Bassa, Luận văn cao học, Trường Đại học 
Y Hà Nội. 
2. Bùi Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hiệp Tuyết 
(2011), Nghiên cứu cấu trúc mô học gan chuột 
nhiễm độc cấp thuốc trừ sâu nhóm carbamat sau 
giải độc bằng cam thảo lục đậu thang, Tạp chí 
Khoa học &Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 
89, Số (01)/2, 2012. 
3. Jiali Liu , Lina Han , Leilei Zhu , Yerong Yu 
(2016), Free fatty acids, not triglycerides, are 
associated with non-alcoholic liver injury 
progression in high fat diet induced obese rats. 
Lipids Health Dis. 2016 Feb 11;15:27 
4. Joost Willebrords , Isabel Veloso Alves 
Pereira, Michaël Maes, Sara Crespo 
Yanguas, Isabelle Colle, Bert Van Den 
Bossche, Tereza Cristina Da Silva , Cláudia Pinto 
Marques Souza de Oliveira, Wellington 
Andraus , Venâncio Avancini Alves, Bruno 
Cogliati, Mathieu Vinken (2015), Strategies, models 
and biomarkers in experimental non-alcoholic fatty 
liver disease research. Prog Lipid Res. 2015 
Jul;59:106-25. 
PHÁT HIỆN DNA MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS TRONG MẪU 
 PHẾT NIÊM MẠC MIỆNG VỚI KỸ THUẬT REAL-TIME PCR 
 TRONG CHẨN ĐOÁN LAO PHỔI 
Trần Phước Thịnh1,2, Nguyễn Hữu Lân3, 
Lê Văn Chương1,4, Vũ Quang Huy1,4 
TÓM TẮT40 
Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của xét 
nghiệm phát hiện DNA Mycobacterium tuberculosis 
trong mẫu phết niêm mạc miệng của bệnh nhân nghi 
ngờ mắc lao phổi bằng kỹ thuật real-time PCR và 
phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và 
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang được thực hiện trên 85 bệnh nhân là người 
trưởng thành, nghi ngờ mắc lao phổi. Phát hiện DNA 
1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
2Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 
3Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 
4Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học, 
Bộ Y tế, Đại học Y Dược TP. HCM. 
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Quang Huy 
Email: drvuquanghuy@gmail.com 
Ngày nhận bài: 4.3.2021 
Ngày phản biện khoa học: 23.4.2021 
Ngày duyệt bài: 4.5.2021 
Mycobacterium tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc 
miệng bằng kỹ thuật real-time PCR và so sánh với xét 
nghiệm Xpert MTB/RIF Ultra (Xpert MTB) mẫu đàm. 
Kết quả: Độ nhạy và độ đặc hiệu của mẫu phết niêm 
mạc miệng là 74,4% và 100%. Mật độ vi khuẩn thấp, 
ăn uống trước lấy mẫu là những yếu tố có liên quan 
đến sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng. Ở 
những bệnh nhân phải lấy đàm kích thích hoặc nộp 
đàm trễ thì mẫu phết niêm mạc miệng cũng phát hiện 
DNA vi khuẩn ở 10/14 và 9/12 trường hợp theo thứ tự 
tương ứng. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy tính 
khả thi của mẫu phết niêm mạc miệng và tiềm năng 
bổ sung cho mẫu đàm nhằm cải thiện về thời gian 
chẩn đoán và giảm tỷ lệ bệnh nhân phải chịu một số 
thủ thuật xâm lấn trong chẩn đoán lao phổi. 
Từ khóa: Lao phổi, phết niêm mạc miệng, real-
time PCR, Xpert MTB/RIF, sinh học phân tử. 
SUMMARY 
DETECTION OF DNA MYCOBACTERIUM 
TUBERCULOSIS IN ORAL SWAB BY THE 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
167 
REAL-TIME PCR TECHNIQUE FOR 
PULMONARY TUBERCULOSIS DIAGNOSIS 
Objectives: Determination of the diagnostic value 
of detection of Mycobacterium tuberculosis DNA in the 
oral swab of patients who were suspected of having 
pulmonary tuberculosis by real-time PCR and analysis 
of several related factors. Methods and Materials: 
A cross-sectional study was conducted on 85 adult 
patients who suspected of pulmonary tuberculosis. 
Detect DNA Mycobacterium tuberculosis in samples of 
oral swab by real-time PCR and compare this to the 
sputum testing - Xpert MTB / RIF Ultra (Xpert MTB). 
Results: The sensitivity and specificity of oral swab 
sample were 74,4% and 100%. The patients with low 
loading of bacteria as well as eating, drinking before 
collecting sample could affect to the ability to detect 
DNA Mycobacterium tuberculosis in oral swab. 
Patients who could not expectorate sputum at the 
time of examination must spray aerosol for induced 
sputum or submit sputum later (1-3days). The sample 
of oral swab also detected bacterial DNA in 10/14 
cases in a group using the aerosol spray and 9/12 in a 
group of late applying sputum. Conclusions: 
Preliminary research has identified the ability to detect 
tuberculosis bacterial DNA in oral swab with a 
significant proportion and high specificity. This 
sampling method has the potential to complement for 
sputum samples to reduce diagnostic time and the 
proportion of patients who suffer from some invasive 
procedures. 
Keywords: Pulmonary tuberculosis, oral swab, 
real-time PCR, Xpert MTB/RIF, ... ặn đầu tăm bông khoảng 7-8 giây 
tương đương 10 lần chà xát để thu thập tế bào 
bám trên niêm mạc miệng, cho que tăm bông 
vào tube chứa và đậy kín nắp. 
- Mẫu phết niêm mạc miệng sau khi lấy được 
bảo quản ngay ở nhiệt độ 2 - 8OC trong điều 
kiện khô cho đến khi được ly trích DNA toàn bộ 
(không quá 24 giờ kể từ lúc lấy mẫu). 
2.4. Xét nghiệm real-time PCR mẫu phết 
niêm mạc miệng (01 mẫu) 
Mẫu phết niêm mạc miệng được ly trích acid 
nucleic toàn bộ, sản phẩm ly trích được đưa vào 
phản ứng real-time PCR khuếch đại một đoạn 
đặc hiệu dài 249bp từ đọan chèn IS6110 hiện 
diện với khoảng 16-25 copies trên genome của 
Mycobacterium tuberculosis. Các đoạn gen đích 
được phát hiện sau mỗi chu kì nhân lên trong 
phản ứng bằng đoạn dò có gắn chất phát huỳnh 
quang (Taqman probe). 
2.5. Các xét nghiệm đàm (03 mẫu) 
- Xét nghiệm AFB trực tiếp (2 mẫu): xét 
nghiệm được thực hiện bằng phương pháp 
nhuộm huỳnh quang và phát hiện AFB dưới kính 
hiển vi huỳnh quang. 
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF Ultra (1 mẫu): 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
168 
xét nghiệm dựa trên phản ứng hemi-nested real-
time PCR với đoạn đích để xác định sự có mặt 
của Mycobacterium tuberculosis là đoạn IS 6110 
và đoạn IS 1081. 
2.6. Quản lý và xử lý số liệu. Nhập dữ liệu 
trên phần mềm Excel. Xử lý thống kê dữ liệu 
bằng phần mềm R (version 3.6.3). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 
2020 tại Khoa Khám và Điều trị ngoại trú, Bệnh 
viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, 
chúng tôi thu nhận và phân tích 85 trường hợp 
trong nghiên cứu này. 
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu. Độ tuổi 
trung bình của dân số nghiên cứu là 44,9 tuổi (± 
16,4), thấp nhất là 19 và cao nhất là 80. Về 
nghề nghiệp, nghề tự do có tỉ lệ cao nhất với 
38,8%, kế đến là nhóm nghề công nhân và nông 
dân, mỗi nhóm chiếm khoảng 20% (21,2% và 
17,6%), nhóm nhân viên, sinh viên và nhóm 
nghề khác mỗi nhóm chiếm khoảng 10% còn lại. 
Dựa vào kết quả xét nghiệm Xpert MTB mẫu 
đàm có 43 bệnh nhân được chẩn đoán xác định 
mắc lao phổi, tỉ lệ 50,6% (43/85). 
3.2. Giá trị phát hiện DNA Mycobacterium 
tuberculosis trong mẫu phết niêm mạc 
miệng trong chẩn đoán lao phổi 
3.2.1. Tỉ lệ phát hiện chung. Trong tổng 
số 85 trường hợp nghi ngờ mắc lao phổi chúng 
tôi xác định được 32 trường hợp (31,8%) dương 
tính với xét nghiệm real-time PCR phát hiện DNA 
vi khuẩn lao trong mẫu phết niêm mạc miệng. 
3.2.2. Giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu, giá 
trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm 
so với mẫu đàm. Chúng tôi sử dụng kết quả 
xét nghiệm Xpert MTB mẫu đàm làm tiêu chuẩn 
chẩn đoán và xác định các độ nhạy, độ đặc hiệu, 
giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm 
của mẫu phết niêm mạc miệng lần lượt là 
74,4%, 100%, 100% và 79,2% (Bảng 1). 
Bảng 1. So sánh kết quả xét nghiệm 
real-time PCR mẫu phết niêm mạc miệng 
và kết quả xét nghiệm Xpert MTB mẫu đàm 
(n=85) 
Kết quả Xpert MTB 
Dương 
tính 
(n=43) 
Âm tính 
(n=42) 
Real-time 
PCR phết 
niêm mạc 
miệng 
Dương tính 
(n=32) 
32 0 
Âm tính 
(n=53) 
11 42 
3.2.3. Giá trị của mẫu phết niêm mạc miệng khi bệnh nhân không thể ho khạc đàm tự 
nhiên tại thời điểm khám 
Bảng 2. So sánh kết quả xét nghiệm mẫu phết niêm mạc miệng và mẫu đàm theo các 
phương pháp lấy mẫu đàm 
Phương pháp lấy mẫu đàm 
Xpert MTB (n=85) 
Phết niêm mạc miệng 
(n=85) 
Dương tính 
(n=43) 
Âm tính 
(n=42) 
Dương tính 
(n=32) 
Âm tính 
(n=53) 
Lấy đàm kích thích (n=27) 14 13 10 17 
Lấy đàm tự nhiên (n=58) 29 29 22 36 
Trong buổi khám (n=36) 17 19 13 23 
Nhận lọ chứa đàm về và nộp sau 
(n=22) 
12 10 9 13 
Xét các trường hợp không thể lấy được mẫu 
đàm tại thời điểm khám, có 27 trường hợp được 
chỉ định phun khí dung để lấy đàm kích thích. 
Kết quả có 14 trường hợp dương tính với xét 
nghiệm Xpert MTB mẫu đàm, trong số 14 trường 
hợp đó mẫu phết niêm mạc miệng cũng đã phát 
hiện được 10 trường hợp (71,4%). Bên cạnh đó 
cũng có 22 trường hợp mang lọ chứa đàm để ho 
khạc tại nhà và nộp lại sau. Kết quả có 12 
trường hợp dương tính với xét nghiệm mẫu đàm, 
và mẫu phết niêm mạc miệng phát hiện được 9 
trường hợp (75%). 
3.3. Phân tích một số yếu tố liên quan 
đến sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc 
miệng so với xét nghiệm Xpert MTB. Trong 
43 bệnh nhân có kết quả Xpert MTB dương tính, 
có 11 trường hợp không phát hiện DNA vi khuẩn 
lao trong mẫu niêm mạc miệng (âm tính giả) và 
phát hiện được 32 trường hợp còn lại (dương 
tính thật). Kết quả đánh giá mối liên quan đến 
sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng: 
3.3.1. Mật độ vi khuẩn trong mẫu đàm. 
Sự ảnh hưởng mật độ vi khuẩn trong mẫu đàm 
đến sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc 
miệng được đánh giá thông qua kết quả AFB 
trực tiếp mẫu đàm, vì ở bệnh nhân có mật độ vi 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
169 
khuẩn thấp thường biểu hiện ở kết quả xét 
nghiệm AFB âm tính. 
Tỷ lệ âm tính giả ở nhóm bệnh nhân có kết 
quả AFB âm tính là 87,5% (7/8) và ở nhóm có ít 
nhất một mẫu đàm AFB dương tính là 11,4% 
(4/35) (Bảng 3), sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê với P<0,001 qua phép kiểm Chi bình phương. 
Bảng 3. Phân bố kết quả xét mẫu phết 
niêm mạc miệng theo kết quả nhuộm soi 
AFB trực tiếp của nhóm bệnh nhân mắc lao. 
Nhóm bệnh nhân có kết 
quả Xpert dương tính 
(n=43) 
Mẫu phết 
niêm mạc 
miệng âm 
tính (n=11) 
Mẫu phết niêm 
mạc miệng 
dương tính 
(n=32) 
AFB âm tính 
(n=8) 
7 1 
AFB dương 
tính (n=35) 
4 31 
3.3.2. Yếu tố ăn uống trước khi lấy mẫu 
và bệnh lý đái tháo đường 
Trong nghiên cứu này chúng tôi loại ra những 
bệnh nhân đã ăn uống, vệ sinh răng miệng trong 
vòng 30 phút trước khi lấy mẫu, ở những bệnh 
nhân được thu dung vào nghiên cứu chúng tôi 
ghi nhận thời gian ăn uống cách lúc lấy mẫu dao 
động từ 45 phút cho đến 180 phút. Ngoài ra yếu 
tố đang điều trị bệnh lý đái tháo đường (làm 
thay đổi niêm mạc miệng, giảm tiết nước bọt 
khiến niêm mạc miệng nhạy cảm hơn [7]) cũng 
được ghi nhận (Bảng 4). 
Tỷ lệ âm tính giả của mẫu phết niêm mạc 
miệng ở nhóm bệnh nhân có ăn uống trước khi 
lấy mẫu là 57,1% (8/14) và ở nhóm bệnh nhân 
không ăn uống trước khi lấy mẫu là 10,3% 
(3/29), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 
P=0,003. Tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân đang 
điều trị đái tháo đường và nhóm không điều trị 
đái tháo đường lần lượt là 33,3% (2/6) và 
24,3% (9/37), sự khác biệt này không có ý nghĩa 
thống kê với P xấp xỉ 1,000 qua phép kiểm Chi 
bình phương. 
Bảng 4. Đánh giá sự ảnh hưởng của yếu 
tố ăn, uống trước khi lấy mẫu và đang điều 
trị đái tháo đường đến kết quả âm tính giả 
của mẫu phết niêm mạc miệng. 
Nhóm bệnh nhân có kết 
quả Xpert dương tính 
(n=43) 
Mẫu phết 
niêm mạc 
Mẫu phết 
niêm mạc 
miệng âm 
tính (n=11) 
miệng dương 
tính (n=32) 
Bệnh 
nhân 
đang 
điều trị 
đái tháo 
đường 
Có (n=6) 2 4 
Không 
(n= 37) 
9 28 
Ăn uống 
trước khi 
lấy mẫu 
Có (n=14) 8 6 
Không 
(n=29) 
3 26 
IV. BÀN LUẬN 
Về đặc điểm dân số học chúng tôi nhận thấy 
sự phân bố về độ tuổi và giới tính của dân số 
trong nghiên cứu này có sự tương đồng với báo 
cáo của WHO năm 2019 về tình hình bệnh lao tại 
Việt Nam. Về các đặc điểm lâm sàng trong dân 
số nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một 
số nghiên cứu tương tự [2], [8]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ nhạy của 
xét nghiệm phát hiện DNA trong mẫu niêm mạc 
miệng khi so sánh với kết quả xét nghiệm Xpert 
MTB mẫu đàm là 74,4% thấp hơn so với nghiên 
cứu của Wood và cs (2015) [6] cho độ nhạy đạt 
90% trên nhóm 20 bệnh nhân (18/20) đã được 
chẩn đoán xác định với xét nghiệm Xpert MTB 
mẫu đàm dương tính. Về mặt phương pháp, 
chúng tôi lấy 1 mẫu phết niêm mạc miệng duy 
nhất tại thời điểm bệnh nhân nghi lao đến khám, 
tác giả trên thu thập 3 mẫu phết niêm mạc 
miệng ở các ngày khác nhau, khi bất kì mẫu 
phết niêm mạc miệng dương tính thì được xác 
định là dương tính. Nếu chỉ xét 1 mẫu phết niêm 
mạc miệng đầu tiên của mỗi bệnh nhân trong 
nghiên cứu trên thì tỉ lệ phát hiện của nghiên 
cứu trên là khoảng 60% (12/20). Về mặt kỹ 
thuật xét nghiệm, tiêu chuẩn so sánh của chúng 
tôi là xét nghiệm Xpert MTB thế hệ mới nhất 
(Xpert MTB/RIF Ultra) với độ nhạy được cải thiện 
đáng kể và được áp dụng cho nhóm bệnh nhân 
nghi ngờ mắc lao phổi so với kỹ thuật Xpert MTB 
thế hệ đầu tiên mà tác giả Wood đã sử dụng để 
chọn những người có mẫu đàm dương tính và 
sau đó lấy mẫu phết niêm mạc miệng cho 
nghiên cứu, có thể do những sự khác biệt này 
nên trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả 
những bệnh nhân có mật độ vi khuẩn thấp và 
rất thấp. 
Luabeya và cs (2020) [2] với thiết kế nghiên 
cứu cắt ngang tương tự nghiên cứu của chúng 
tôi trên đối tượng bệnh nhân nghi ngờ mắc lao 
phổi. Mẫu phết niêm mạc miệng cũng được thực 
hiện xét nghiệm real-time PCR sử dụng cặp mồi 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
170 
đặc hiệu cho đoạn chèn IS 6110 của vi khuẩn 
lao. Kết quả độ nhạy của mẫu niêm mạc miệng 
khi so sánh với kết quả xét nghiệm Xpert MTB là 
79,6% (39/49) cho mẫu ngày 1 và 85,7% 
(42/49) cho ngày 2, khi sử dụng kết hợp cả 2 
mẫu thì độ nhạy tăng lên đến 91,8% (45/49). 
Đặc biệt, trong nghiên cứu trên tác giả hướng 
dẫn bệnh nhân không ăn uống trước khi lấy mẫu 
ở ngày thứ 2, điều đó có thể đã làm tăng độ 
nhạy trong nghiên cứu. Như vậy nếu xác định 
trên 1 mẫu ngày đầu tiên của tác giả Luabeya và 
cs thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có 
sự tương đồng với tác giả. 
Tác giả Wood [6] cũng đánh giá về sự âm 
tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng, tác giả 
nhận thấy có liên quan đến việc đang mắc và 
điều trị đái tháo đường (cả 2 trường hợp âm tính 
giả của mẫu phết niêm mạc miệng đều đang 
mắc và điều trị đái tháo đường) (P=0,013), yếu 
tố mật độ vi khuẩn thấp cũng được đánh giá 
thông qua so sánh tỷ lệ âm tính giả ở nhóm có 
kết quả nhuộm AFB trực tiếp dương tính và âm 
tính (đại diện cho nhóm có mật độ vi khuẩn 
thấp), tác giả ghi nhận không có mối tương quan 
giữa sự âm tính của xét nghiệm AFB trực tiếp và 
sự âm tính giả của mẫu phết niêm mạc miệng 
(P=0,25). Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi 
nhận không có sự liên quan đến tình trạng đang 
mắc và điều trị đái tháo đường với sự âm tính 
giả của mẫu phết niêm mạc miệng. Đối với ảnh 
hưởng của mật độ vi khuẩn chúng tôi ghi nhận 
có mối tương quan giữa mật độ vi khuẩn thấp và 
sự âm tính giả, điều này không tương đồng với 
tác giả Wood nhưng lại phù hợp với kết quả 
nghiên cứu của Lima và cs (2020) [8] khi cho 
thấy độ nhạy của xét nghiệm phát hiện vi khuẩn 
lao trong mẫu phết niêm mạc miệng giảm dần 
theo mật độ của vi khuẩn trong mẫu đàm tương 
ứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi 
nhận sự ảnh hưởng của yếu tố bệnh nhân có ăn 
uống trước khi lấy mẫu phết niêm mạc miệng 
đến sự âm tính giả, điều này cũng phù hợp với 
giả thuyết về sự giảm độ nhạy khi mật độ vi 
khuẩn giảm xuống do việc ăn uống trước đó 
cũng có thể dẫn đến giảm mật độ vi khuẩn ở 
niêm mạc miệng của bệnh nhân. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tính khả 
thi của việc phát hiện DNA vi khuẩn lao trong 
mẫu phết niêm mạc miệng. Độ nhạy của mẫu 
phết niêm mạc miệng trong nghiên cứu này so 
với mẫu đàm còn tương đối thấp, tuy nhiên còn 
nhiều điểm trong nghiên cứu này có thể cải thiện 
thêm khả năng phát hiện vi khuẩn như tăng số 
mẫu phết niêm mạc miệng. Chuẩn hóa khâu lấy 
mẫu và lấy mẫu sớm để tránh các hoạt động 
như ăn uống, vệ sinh răng miệng làm giảm mật 
độ vi khuẩn. 
Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn chế 
như số lượng mẫu chưa lớn và chỉ thực hiện trên 
đối tượng là người trưởng thành trong khi việc 
nghiên cứu trên một số đối tượng gặp khó khăn 
trong việc ho, khạc đàm hoặc có mật độ vi 
khuẩn thấp như trẻ nhỏ, người già suy kiệt, 
người nhiễm HIV/AIDS cũng thực sự cần thiết. 
V. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể phát hiện 
DNA vi khuẩn lao trong mẫu phết niêm mạc 
miệng bằng kỹ thuật sinh học phân tử và cho 
thấy tiềm năng để có thể sử dụng như một mẫu 
bệnh phẩm mới để bổ sung cho mẫu bệnh phẩm 
đàm để tăng tỷ lệ xác định bằng chứng vi khuẩn 
học một cách không xâm lấn và kịp thời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Oberhelman. Richard A, Soto-Castellares. 
Giselle, Gilman. Robert H, et al. (2010), 
"Diagnostic approaches for paediatric tuberculosis 
by use of different specimen types, culture 
methods, and PCR: a prospective case-control 
study", The Lancet infectious diseases, 10 (9), 
612-620. 
2. Luabeya. Angelique K, Wood. Rachel C, 
Shenje. Justin, et al. (2019), "Noninvasive 
Detection of Tuberculosis by Oral Swab Analysis", 
Journal of clinical microbiology, 57 (3), e01847-01818. 
3. Nicol. Mark P, Wood. Rachel C, Workman. 
Lesley, et al. (2019), "Microbiological diagnosis 
of pulmonary tuberculosis in children by oral swab 
polymerase chain reaction", Sci Rep, 9 (1), 1-5. 
4. Mateus Sakundarno, Nurjazuli Nurjazuli, 
Sutopo Patria Jati, et al. (2009), "Insufficient 
quality of sputum submitted for tuberculosis 
diagnosis and associated factors, in Klaten district, 
Indonesia", 9 (1), 16. 
5. Shubhada Shenai, Danielle Amisano, 
Katharina Ronacher, et al. (2013), "Exploring 
alternative biomaterials for diagnosis of pulmonary 
tuberculosis in HIV-negative patients by use of the 
GeneXpert MTB/RIF assay", 51 (12), 4161-4166. 
6. R. C. Wood, A. K. Luabeya, K. M. Weigel, et al. 
(2015), "Detection of Mycobacterium tuberculosis 
DNA on the oral mucosa of tuberculosis patients", 
Sci Rep, 5, 8668. 
7. Alliny de Souza Bastos, Andressa Rosa Perin 
Leite, Rubens Spin-Neto, et al. (2011), 
"Diabetes mellitus and oral mucosa alterations: 
prevalence and risk factors", 92 (1), 100-105. 
8. Lima. Fabiano, Santos. Andrea S, Oliveira. 
Roberto D, et al. (2020), "Oral swab testing by 
Xpert® MTB/RIF Ultra for mass tuberculosis 
screening in prisons", Journal of Clinical 
Tuberculosis Other Mycobacterial Diseases, 19, 
100148. 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_dna_mycobacterium_tuberculosis_trong_mau_phet_niem.pdf