Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn

Bài báo này ghi nhận thành phần loài ốc cạn dựa trên 1032 mẫu vật được thu thập từ năm 2014 đến 2019 tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, chúng tôi đã xác định được 81 loài và phân loài ốc cạn, thuộc 49 giống, 20 họ, trong đó có 6 loài ghi nhận lần đầu tiên cho tỉnh Hòa Bình. Các họ có số loài đa dạng nhất gồm Camaenidae (12 loài), Cyclophoridae (11 loài), Pupinidae và Alycaeidae (7 loài), Clausiliidae và Ariophantidae (6 loài), Subulinidae (5 loài), Streptaxidae và Bradybaenidae (4 loài). Có 7 taxon bậc loài chưa xác định được tên khoa học, chúng có thể là loài mới hoặc thể hiện biến dị lớn trong quá trình tiến hóa và thích nghi. Sự tồn tại của nhiều loài ốc cạn gắn liền với thảm thực vật đa dạng và vùng đá vôi, những nơi phải được bảo tồn hoặc ít chịu tác động

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 1

Trang 1

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 2

Trang 2

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 3

Trang 3

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 4

Trang 4

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 5

Trang 5

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 6

Trang 6

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 7

Trang 7

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9900
Bạn đang xem tài liệu "Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn

Ốc cạn (mollusca: gastropoda) ở khu bảo tồn thiên nhiên hang Kia – pà cò và giá trị bảo tồn
87
TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 
1. Đặt vấn đề
Rừng trên núi đá vôi là hệ sinh thái có đa 
dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu. 
Trong đó, ốc cạn là nhóm động vật với đời sống 
gắn liền cùng yếu tố đá vôi và thảm thực vật 
(Vermeulen & Maassen, 2003). Tây Bắc Việt 
Nam là khu vực có hệ thống núi đá vôi rất đặc 
trưng, chúng thuộc dải đá vôi được hình thành 
trong thời kỳ Cacbon–Pecmơ đến Trias giữa 
(235 triệu năm trước), kéo dài từ Lai Châu qua 
Sơn La, Hòa Bình xuống đến Ninh Bình. Đá vôi 
ở khu vực này đa dạng về kiểu cảnh quan, phổ 
biến gồm thung lũng karst, thung lũng mù, cánh 
đồng karst, đồng bằng gặm mòn, hang động 
karst, (Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng 
sản, 2005). Tây Bắc cũng được biết đến có số 
lượng loài ốc cạn lớn được phát hiện cho hiện 
nay. Tuy nhiên, khu vực này cũng đang đối diện 
với tình trạng rừng bị tàn phá mạnh, số lượng 
các điểm khai thác đá vôi có xu hướng mở rộng. 
Do đó, một kế hoạch bảo tồn các hệ sinh thái và 
đa dạng sinh học là cần thiết để giảm thiểu tác 
động từ tình trạng rừng và núi đá vôi bị tàn phá, 
những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh 
học ốc cạn vùng Tây Bắc.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia–
Pà Cò nằm phía Tây Bắc tỉnh Hòa Bình, thuộc 
địa phận 6 xã (Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Bao 
La, Cun Pheo và Piềng Vế) với tổng diện tích 
5.258 ha, trên địa hình núi đá vôi điển hình, vì 
vậy tiềm năng đa dạng sinh học ốc cạn là rất 
lớn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình 
nghiên cứu nào về ốc cạn được công bố ở khu 
vực này. Do đó, dẫn liệu về thành phần loài ốc 
cạn ở khu BTTN Hang Kia–Pà Cò là cần thiết, 
đặc biệt ghi nhận về những loài đặc hữu, loài có 
ý nghĩa kinh tế hoặc có giá trị bảo tồn.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên các sinh cảnh 
gồm rừng trên núi đá vôi, những ngọn núi đá 
vôi bị cô lập, hang động, diện tích canh tác, khu 
dân cư, thuộc khu BTTN Hang Kia–Pà Cò. 
Sử dụng máy định vị Garmin-GPSmap 76CSx 
để xác định tọa độ và độ cao các điểm thu mẫu. 
Thời gian nghiên cứu được tiến hành trong thời 
gian 2014-2019, với 6 chuyến khảo sát thực địa 
vào tháng 7/2014, tháng 5/2017, tháng 9/2017, 
tháng 1/2018, tháng 4/2018 và tháng 6/2019.
Mẫu ốc cạn được thu bằng tay ở các sinh 
cảnh, thu cả mẫu sống và mẫu vỏ. Mẫu kích 
thước bé (dưới 5 mm), sử dụng sàng để tách 
mẫu trong thảm mục và đất mùn. Mẫu định 
lượng thu trong ô có diện tích 2 x 4 m2 (Liew 
et al., 2008). Mẫu sống xử lý bằng ngâm trong 
nước khoảng 10-12 giờ cho đến khi đạt trạng 
ỐC CẠN (MOLLUSCA: GASTROPODA) Ở KHU BẢO TỒN 
THIÊN NHIÊN HANG KIA–PÀ CÒ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN
Đỗ Đức Sáng1, Nguyễn Thanh Sơn1, Hoàng Thanh Thương2
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội1, Đại học Tây Bắc2
Tóm tắt: Bài báo này ghi nhận thành phần loài ốc cạn dựa trên 1032 mẫu vật được thu thập từ năm 2014 đến 
2019 tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, chúng tôi đã xác định được 81 loài và phân loài ốc cạn, thuộc 
49 giống, 20 họ, trong đó có 6 loài ghi nhận lần đầu tiên cho tỉnh Hòa Bình. Các họ có số loài đa dạng nhất gồm 
Camaenidae (12 loài), Cyclophoridae (11 loài), Pupinidae và Alycaeidae (7 loài), Clausiliidae và Ariophantidae 
(6 loài), Subulinidae (5 loài), Streptaxidae và Bradybaenidae (4 loài). Có 7 taxon bậc loài chưa xác định được tên 
khoa học, chúng có thể là loài mới hoặc thể hiện biến dị lớn trong quá trình tiến hóa và thích nghi. Sự tồn tại của 
nhiều loài ốc cạn gắn liền với thảm thực vật đa dạng và vùng đá vôi, những nơi phải được bảo tồn hoặc ít chịu 
tác động.
Từ khóa: Núi đá vôi, đa dạng, bảo tồn, đặc hữu, Hòa Bình
Đỗ Đức Sáng, Nguyễn Thanh Sơn (2020) 
(18): 87 - 94
88
thái duỗi hoàn toàn, sau đó định hình trong 
dung dịch ethanol 70%. Mẫu vỏ được làm sạch 
bằng nước, tiếp đến sấy khô.
Định loại ốc cạn theo mô tả gốc, tài liệu 
tu chỉnh các taxon của Bavay & Dautzenberg 
(1908, 1909), Dautzenberg & Fischer (1908), 
Nordsieck (2011), Páll-Gergely et al., (2015, 
2017). Phạm vi phân bố của mỗi loài được 
xác định dựa trên cơ sở dữ liệu đầy đủ về loài. 
Tổng số mẫu phân tích gồm 1.032 mẫu vật, 
được lưu giữ tại phòng Đa dạng sinh học Động 
vật không xương sống, Khoa Sinh học, Trường 
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia 
Hà Nội.
Hình 1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu BTTN Hang Kia–Pà Cò, tỉnh Hòa Bình.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả phân tích mẫu đã xác định được 81 
loài và phân loài, thuộc 49 giống, 20 họ ở khu 
vực nghiên cứu, trong đó có 6 loài ghi nhận lần 
đầu tiên cho khu hệ tỉnh Hòa Bình (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần loài ốc cạn ở khu BTTN Hang Kia–Pà Cò và phạm vi phân bố
TT Thành phần loài
Phạm vi phân bố
Tây 
Bắc
Việt 
Nam
Thế giới
Lớp GASTROPODA Cuvier, 1795
Bộ CAENOGASTROPODA Cox, 1960
Họ ALYCAEIDAE Blanford, 1864
1. Alycaeus vanbuensis Bavay & Dautzenberg, 1900 a
2. Dicharax cristatus (Möllendorff, 1886) a
3. Dicharax depressus (Bavay & Dautzenberg, 1912)* a
4. Dicharax fimbriatus (Bavay & Dautzenberg, 1912)* a
5. Dioryx messageri (Bavay & Dautzenberg, 1900) a
89
TT Thành phần loài
Phạm vi phân bố
Tây 
Bắc
Việt 
Nam
Thế giới
6. Laotia christahemmenae Páll-Gergely, 2014* a
7. Metalycaeus sp. a
Họ CYCLOPHORIDAE Gray, 1847
8. Cyclophorus courbeti Ancey, 1888 a
9. Cyclophorus fulguratus Pfeiffer, 1852 a
10. Cyclophorus jourdyi Morlet, 1886 a
11. Cyclophorus malayanus (Benson, 1852) a
12. Cyclophorus songmaensis Morlet, 1891 a
13. Lagocheilus hypselospira Möllendorff, 1901 a
14. Lagocheilus scissimargo (Benson, 1856) a
15. Platyrhaphe leucacme Möllendorff, 1901 a
16. Pterocyclos danieli (Morlet, 1886) a
17. Rhiostoma morleti Dautzenberg et Fischer, 1906 a
18. Scabrina vanbuensis (Smith, 1896) a
Họ DIPLOMMATINIDAE Pfeiffer, 1856
19. Diplommatina balansai Morlet, 1886 a
20. Diplommatina clausilioides Bavay & Daut., 1912 a
21. Diplommatina sp. a
Họ PUPINIDAE Pfeiffer, 1853
22. Pseudopomatias amoenus Möllendorff, 1885 a
23. Pseu. maasseni Páll-Gergely & Hunyadi, 2015 a
24. Pupina anceyi Bavay & Dautzenberg, 1899 a
25. Pupina artata Benson, 1856 a
26. Pupina exclamationis Mabille, 1887 a
27. Pupina sonlaensis Do, 2017* a
28. Pupinella mansuyi (Dautzenberg & Fischer, 1908) a
Bộ NERITIMORPHA Golikov & Starobogatov, 1975
Họ HELICINIDAE Férussac, 1822
29. Geotrochatella mouhoti (Pfeiffer, 1860) a
Họ HYDROCENIDAE Troschel, 1857
30. Georissa decora Möllendorff, 1900 a
Bộ PULMONATA Cuvier in Blainville, 1814
Họ ACHATINIDAE Swainson, 1840
31. Lissachatina fulica (Bowdich, 1822) a
Họ ARIOPHANTIDAE Godwin-Austen, 1888
90
TT Thành phần loài
Phạm vi phân bố
Tây 
Bắc
Việt 
Nam
Thế giới
32. Hemiplecta esculenta Maassen, 2006 a
33. Macrochlamys despecta (Mabille, 1887) a
34. Macrochlamys resplendens (Philippi, 1846) a
35. Megaustenia malefica (Mabille, 1887) a
36. Microcystina messageri Ancey, 1903 a
37. Teraia contempta (Bavay & Dautzenberg, 1908) a
Họ BRADYBAENIDAE Pilsbry, 1934
38. Bradybaena jourdyi (Morlet, 1886) a
39. Bradybaena similaris (Rang, 1831) a
40. Plectotropis chaudroni (Bavay & Dautzenberg, 1908) a
41. Plectotropis subinflexa (Mabille, 1889) a
Họ CAMAENIDAE Pilsbry, 1895
42. Amphidromus dautzenbergi Fulton, 1899 a
43. Camaena choboensis (Mabille, 1889) a
44. Camaena gabriellae (Daut. & d’Hamoville, 1887) a
45. Camaena illustris (Pfeiffer, 1862) a
46. Camaena vanbuensis Smith, 1896 a
47. Chloritis marimberti (Bavay & Dautzenberg, 1900) a
48. Chloritis nasuta (Bavay & Dautzenberg, 1908)* a
49. Genesella acris (Benson, 1859) a
50. Globotrochus onestera (Mabille, 1887) a
51. Neocepolis merarcha (Mabille, 1888) a
52. Trachia balansai (Morlet, 1886) a
53. Trachia sp. a
Họ CLAUSLIIDAE Gray, 1855
54. Megalauchenia proctostoma (Mabille, 1889) a
55. Oospira duci khanhi Nordsieck, 2011 a
56. Oospira oviformis Nordsieck, 2011 a
57. Oospira vanbuensis (Bavay & Dautzenberg, 1899) a
58. Phaedusa lypra (Mabille, 1887) a
59. Phaedusa paviei (Morlet, 1892) a
Họ ENIDAE Woodward, 1903
60. Apoecus macrostoma (Bavay & Dautzenberg, 1912) a
Họ EUCONULIDAE Baker, 1928
61. Kaliella ordinaria Ancey, 1903 a
91
TT Thành phần loài
Phạm vi phân bố
Tây 
Bắc
Việt 
Nam
Thế giới
62. Kaliella ornatissima Bavay & Dautzenberg, 1912 a
63. Kaliella sp. a
Họ GLESSULIDAE Godwin-Austen, 1920
64. Glessula paviei Morlet, 1892 a
Họ HELICARIONIDAE Bourguignat, 1877
65. Chalepotaxis infantilis (Gredler, 1881) a
66. Sesara sp. a
Họ HYPSELOSTOMATIDAE Zilch, 1959
67. Boysidia robusta Bavay & Dautzenberg, 1912 a
68. Gyliotrachela crossei (Morlet, 1886) a
Họ PLECTOPYLIDAE Möllendorff, 1898
69. Gudeodiscus hemmeni Páll-Gergely & Hunyadi, 2015 a
70. Gudeodiscus phlyarius (Mabille, 1887) a
Họ STREPTAXIDAE Gray, 1860
71. Haploptychius costulatus (Möllendorff, 1881) a
72. Huttonella bicolor (Hutton, 1834) a
73. Perrottetia dugasti (Morlet, 1892) a
74. Stemmatopsis vanhoensis Do & Do, 2015* a
Họ SUBULINIDAE Fischer & Crosse, 1877
75. Allopeas gracile (Hutton, 1834) a
76. Prosopeas anceyi Pilsbry, 1906 a
77. Prosopeas ventrosulum Bavay & Dautzenberg, 1908 a
78. Prosopeas sp.1 a
79. Prosopeas sp.2 a
Họ TROCHOMORPHIDAE von Möllendorff, 1890
80. Sivella albofilosa (Bavay & Dautzenberg, 1908) a
81. Sivella paviei (Morlet, 1884) a
Tổng 20 29 32
Ghi chú: * Loài ghi nhận phân bố mới cho tỉnh Hòa Bình.
Đa dạng các taxon phân loại: Trong tổng 
số 20 họ phát hiện ở khu vực nghiên cứu, 
các họ đa dạng về loài gồm Camaenidae (12 
loài), Cyclophoridae (11 loài), Pupinidae 
và Alycaeidae (7 loài), Clausiliidae và 
Ariophantidae (6 loài), Subulinidae (5 loài), 
Streptaxidae và Bradybaenidae (4 loài), các họ 
còn lại phát hiện có 1-3 loài. Kết quả này hoàn 
toàn phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khi 
cho rằng, khu vực Đông Nam Á là trung tâm đa 
dạng của các họ Cyclophoridae, Camaenidae, 
Pupinidae, Alycaeidae, Clausiliidae và 
Ariophantidae (Nordsieck, 2011; Páll-Gergely 
và cs., 2015). Các giống đa dạng về loài gồm 
92
Cyclophorus (5 loài), Pupina, Camaena và 
Prosopeas (4 loài), Kaliella, Oospira, Dicharax, 
Diplommatina (3 loài), những giống còn lại chỉ 
gặp 1-2 loài. Có 7 taxon bậc loài chưa xác định 
được tên khoa học (dạng sp.), chúng có thể là 
loài mới hoặc có những biến dị lớn trong quá 
trình tiến hóa, đang được kiểm tra và công bố 
(bảng 1).
Đa dạng các taxon phân loại: Trong tổng 
số 20 họ được phát hiện ở khu vực nghiên 
cứu, các họ đa dạng về loài gồm Camaenidae 
(12 loài), Cyclophoridae (11 loài), Pupinidae 
và Alycaeidae (7 loài), Clausiliidae và 
Ariophantidae (6 loài), Subulinidae (5 loài), 
Streptaxidae và Bradybaenidae (4 loài), các họ 
còn lại phát hiện có 1-3 loài. Kết quả này hoàn 
toàn phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khi 
cho rằng, khu vực Đông Nam Á là trung tâm đa 
dạng của các họ Cyclophoridae, Camaenidae, 
Pupinidae, Alycaeidae, Clausiliidae và 
Ariophantidae (Nordsieck, 2011; Páll-
Gergely và cs., 2015). Các giống đa dạng gồm 
Cyclophorus (5 loài), Pupina, Camaena và 
Prosopeas (4 loài), Kaliella, Oospira, Dicharax, 
Diplommatina (3 loài), những giống còn lại chỉ 
gặp 1-2 loài. Có 7 taxon bậc loài chưa xác định 
được tên khoa học, chúng có thể là loài mới 
hoặc có những biến dị lớn trong quá trình tiến 
hóa, đang được kiểm tra và công bố (bảng 1).
Tiềm năng đa dạng sinh học ốc cạn vùng Tây 
Bắc: Chỉ tính trong giai đoạn 2011-2019, đã có 
khoảng 20 bài báo quốc tế công bố liên quan đến 
ốc cạn vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó nhiều 
loài mới được phát hiện từ hệ sinh thái núi đá vôi, 
tiêu biểu như Phaedusa micropaviei Nordsieck, 
2011; Oospira tryptix Nordsieck, 2011; Tortaxis 
comaensis Do, 2014; Stemmatopsis vanhoensis 
Do & Do, 2015; Rhaphaulus tonkinensis 
Páll-Gergely, 2014, Garnieria nhuongi Do, 
2015; Sinoennea copiaensis Do & Do, 2015; 
Pseudopomatias maasseni Páll-Gergely & 
Hunyadi, 2015; Pupina thaitranbaii Do, 2017; 
Dicharax ellipticus Páll-Gergely, 2017. Kết quả 
trên cho thấy, Tây Bắc Việt Nam thể hiện tính 
đa dạng sinh học cao về ốc cạn, đồng thời gợi 
mở cần có thêm những nghiên cứu và đánh giá 
tiếp theo.
Phạm vi phân bố và tính đặc hữu: Trong 
số 72 loài được định danh, đã xác định có 13 
loài và phân loài (chiếm 18,05%) chỉ mới gặp 
ở Tây Bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu vào hai 
họ Clausiliidae và Camaenidae, chúng có thể là 
những loài đặc hữu cho hệ sinh thái núi đá vôi 
Tây Bắc. Ngoài ra, còn ghi nhận 16 loài (chiếm 
22,2%) có phạm vi phân bố trên toàn lãnh thổ 
Việt Nam, 19 loài (chiếm 26,3%) phân bố rộng 
trên thế giới, gồm Đông Nam Á và Nam Trung 
Hoa (bảng 1).
Giá trị bảo tồn của ốc cạn: Ốc cạn được đánh 
giá là nhóm động vật có nhiều vai trò thực tiễn, 
ý nghĩa trong sinh thái học và tiến hóa. Các 
loài ốc cạn được sử dụng làm thực phẩm thuộc 
nhóm có kích thước lớn (trên 20 mm), các loài 
ở khu vực nghiên cứu theo hướng này gồm 
Cyclophorus courbeti, Cyc. fulguratus, Cyc. 
malayanus, Cyc. songmaensis, Hemiplecta 
esculenta, Camaena choboensis, Cam. illustris 
và Cam. vanbuensis. Ngoài những giá trị làm 
thực phẩm, sử dụng dịch chiết trong y học, 
mỹ phẩm, nhiều loài ốc cạn còn được sử dụng 
như yếu tố chỉ thị cho thay đổi từ môi trường. 
Các loài Oospira oviformis, O. vanbuensis, 
Phaedusa paviei (Clausiliidae), Pupina 
anceyi, P. exclamationis, Pupinella mansuyi 
(Pupinidae), Haploptychius costulatus, 
Perrottetia dugasti (Streptaxidae) cần được ưu 
tiên lựa chọn trong vai trò loài chỉ thị.
4. Kết luận
Đã phát hiện 81 loài và phân loài ốc cạn ở 
khu BTTN Hang Kia-Pà Cò, thuộc 49 giống, 
20 họ, trong đó có 6 loài ghi nhận lần đầu 
tiên cho tỉnh Hòa Bình. Các họ đa dạng gồm 
Camaenidae (12 loài), Cyclophoridae (11 loài), 
Pupinidae và Alycaeidae (7 loài), Clausiliidae 
và Ariophantidae (6 loài), Subulinidae (5 
loài), Streptaxidae và Bradybaenidae (4 loài). 
Các giống đa dạng gồm Cyclophorus (5 loài), 
93
Pupina, Camaena và Prosopeas (4 loài), 
Kaliella, Oospira, Dicharax và Diplommatina 
(3 loài). Ngoài ra, có 7 taxon bậc loài chưa xác 
định được tên khoa học (dạng sp.), chúng có thể 
là loài mới hoặc có những biến dị lớn trong quá 
trình tiến hóa và thích nghi.
Đã xác định có 13 loài (18,05%) chỉ mới gặp 
ở Tây Bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các 
họ Clausiliidae, Camaenidae, chúng có thể là 
những loài đặc hữu cho hệ sinh thái núi đá vôi 
Tây Bắc. Số loài còn lại có phạm vi phân bố 
trên toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc rộng hơn gồm 
Đông Nam Á và Nam Trung Hoa, một số phân 
bố trên nhiều châu lục.
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn 
các sinh viên K53 Đại học Sư phạm Sinh học, 
Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ trong quá 
trình thu mẫu thực địa. Nghiên cứu này được hỗ 
trợ từ đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Giáo dục và 
Đào tạo), mã số CT.2019.06.05 thuộc Chương 
trình CT.2019.06.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bavay A., Dautzenberg Ph., 1908. 
Molluscorum Terrestrium tonkinorum 
Diagnoses. Journal de Conchyliologie, 
56, pp. 169-217, 229-251.
2. Bavay A., Dautzenberg Ph., 1909. 
Description de Coquilles Nouvelles de 
l’Indo-Chine. Journal de Conchyliologie, 
57, pp. 81-105, 163-206, 279-288.
3. Dautzenberg Ph., Fischer H., 1908. 
Liste des Mollusques Récoltés par M.H. 
Mansuy en Indo-Chine et au Yunnan et 
Description d’espèces Nouvelles. Journal 
de Conchyliologie, 56, pp. 169-217.
4. Liew T.S., Clements R. & Schilthuizen 
M., 2008. Sampling Micromolluscs in 
Tropical Forests: one Size Does not Fit 
All. Zoosymposia, 1, pp. 271-280.
5. Nordsieck H., 2011. Clausiliidae of 
Vietnam with the Description of New 
Taxa (Gastropoda: Stylommatophora). 
Archiv für Molluskenkunde, 140(2), pp. 
149-173.
6. Páll-Gergely B., Fehér Z., Hunyadi 
A. & Asami T., 2015. Revision of 
the Genus Pseudopomatias and Its 
Relatives (Gastropoda: Cyclophoroidea: 
Pupinidae). Zootaxa, 3937(1), pp. 1-49.
7. Páll-Gergely B., Hunyadi A., Đỗ D.S., 
Naggs F. & Asami T., 2017. Revision 
of the Alycaeidae of China, Laos and 
Vietnam (Gastropoda: Cyclophoroidea) 
I: The Genera Dicharax and Metalycaeus. 
Zootaxa, 4331(1), pp. 1-124.
8. Do Duc Sang, 2017. Two New Species 
of the Genus Pupina (Caenogastropoda: 
Pupinidae) from Northwestern Vietnam. 
Raffles Bulletin of Zoology, 65, pp. 
299-303.
9. Do Duc Sang, Do Van Nhuong, 2015a. 
The Terrestrial Snail Family Clausiliidae 
(Gastropoda: Pulmonata) from Son La, 
Vietnam, with Description of a New 
Subspecies. Ruthenica, 25(1), pp. 1-9.
10. Do Duc Sang, Nguyen Thi Hong Thinh & 
Do Van Nhuong, 2015b. A Checklist and 
Classification of Terrestrial Prosobranch 
Snails from Son La, North-Western 
Vietnam. Ruthenica, 25(4), pp. 117-132.
11. Schileyko A.A., 2011. Check-list of 
Land Pulmonate Molluscs of Vietnam 
(Gastropoda: Stylommatophora). Ruthenica, 
21(1), pp. 1-68.
12. Vermeulen J.J., Maassen W.J.M., 2003. 
The Non-marine Mollusk Fauna of the 
Pu Luong, Cuc Phuong, Phu Ly, and Ha 
Long Regions in Northern Vietnam. A 
Survey for the Vietnam Programme of 
Flora and Fauna International: 35 pp.
13. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng 
sản, 2005, Phát triển bền vững các vùng 
Đá vôi ở Việt Nam, 31 tr.
94
LAND SNAIL FAUNA IN HANG KIA-PA CO NATURE RESERVE 
AND ITS CONSERVATION IMPLICATIONS (MOLLUSCA: 
GASTROPODA)
Do Duc Sang, Nguyen Thanh Son, Hoang Thanh Thuong
1VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi, 2Tay Bac University
Abtract: This paper presents the land snail species in the checklist of 1032 specimens collected 
from 2014 to 2019 in Hang Kia-Pa Co, a nature reserve of Hoa Binh Province, Northwest Vietnam. 
This survey documents 81 land snail species and subspecies of 49 varieties and 20 families, of which 
six species are identified as unique to Hang Kia-Pa Co. Camaenidae (12 species), Cyclophoridae 
(11 species), Pupinidae and Alycaeidae (7 species), Clausiliidae and Ariophantidae (6 species), 
Subulinidae (7 species), Streptaxidae and Bradybaenidae (4 species) are found to be the most 
abundant in the area. There are 7 taxon species whose scientific names have not yet been identified; 
they may be new species or great variations in evolution and adaptation. The existence of many 
species of land snails is associated with the diverse vegetation and limestone areas, which must be 
preserved or less affected.
Keywords: Limestone hills, diversity, conservation, endemic, Hoa Binh.

File đính kèm:

  • pdfoc_can_mollusca_gastropoda_o_khu_bao_ton_thien_nhien_hang_ki.pdf