Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh

Người dân thuộc vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Trà Vinh nói riêng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cung cấp nước sinh hoạt và các yêu cầu phát triển kinh tế. Tại Tp. Trà Vinh, nước sinh hoạt hiện nay được khai thác từ nguồn nước ngầm tại xã Thanh Mỹ huyện Châu Thành với công suất 18.000m3/ngày, đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, theo quy hoạch tới năm 2025, nhu cầu dùng nước tại Tp. Trà Vinh sẽ là 50.000m3/ngày. Đây là một lượng nước rất lớn, vượt quá khả năng khai thác nước ngầm tại Thanh Mỹ hiện đã có dấu hiệu quá tải

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 1

Trang 1

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 2

Trang 2

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 3

Trang 3

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 4

Trang 4

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 5

Trang 5

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 6

Trang 6

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 6280
Bạn đang xem tài liệu "Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh

Nước mặn trên sông cổ chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh
 47
34(1), 47-53 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2012 
NƯỚC MẶN TRÊN SÔNG CỔ CHIÊN VÀ GIẢI PHÁP 
KHAI THÁC NƯỚC NGỌT PHỤC VỤ CUNG CẤP 
NƯỚC SINH HOẠT CHO THÀNH PHỐ TRÀ VINH 
ĐẶNG HÒA VĨNH, PHẠM THỊ BÍCH THỤC 
E-mail: dhvinh@vast-hcm.ac.vn 
Viện Địa lý Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Ngày nhận bài: 8 - 7 - 2011 
1. Mở đầu 
Người dân thuộc vùng 
ven biển Đồng bằng sông 
Cửu Long (ĐBSCL) nói 
chung và Trà Vinh nói riêng 
hiện đang gặp nhiều khó 
khăn trong vấn đề cung cấp 
nước sinh hoạt và các yêu 
cầu phát triển kinh tế. Tại 
Tp. Trà Vinh, nước sinh 
hoạt hiện nay được khai thác 
từ nguồn nước ngầm tại 
xã Thanh Mỹ huyện 
Châu Thành với công suất 
18.000m3/ngày, đáp ứng 
được nhu cầu hiện tại. Tuy 
nhiên, theo quy hoạch tới 
năm 2025, nhu cầu dùng 
nước tại Tp. Trà Vinh sẽ là 
50.000m3/ngày. Đây là một 
lượng nước rất lớn, vượt quá 
khả năng khai thác nước 
ngầm tại Thanh Mỹ hiện đã 
có dấu hiệu quá tải. 
Độ mặn trên hệ thống 
sông Cửu Long biến động 
theo thời gian, không gian, 
phụ thuộc vào lưu lượng 
nước ngọt từ thượng lưu 
xuống, sự vận động của thủy 
triều, hình thái sông và chế 
độ thủy lực tại vị trí nghiên 
cứu. Để điều tiết nguồn nước ngọt từ mùa lũ chuyển sang sử dụng cho 
mùa khô thì biện pháp hồ điều tiết là biện pháp khả thi nhất [2]. Vị trí 
xây dựng hồ điều tiết là lợi dụng các vùng đất ngập nước tự nhiên hoặc 
nhân tạo có khả năng tích trữ nguồn nước [4]. 
Cửa sông Láng Thé cách vàm Trà Vinh khoảng 6,5km về phía thượng 
lưu. Sông có chiều rộng bình quân từ 120 đến 200m, cao trình đáy -5,00÷ 
-7,00m. Khi xây dựng cống đập Láng Thé trong hệ thống ngọt hóa Nam 
Măng Thít, người ta đã xây dựng đập ngăn ngang sông và đào một tuyến 
kênh mới với cống điều tiết. Đoạn sông cũ đã trở thành một đoạn sông bỏ 
với chiều dài khoảng 2km (hình 1). 
Hình 1 Vị trí đoạn sông bỏ Láng Thé 
Đoạn sông bỏ này hoàn toàn phù hợp để cải tạo thành một hồ chứa 
nước với tổng diện tích mặt nước khoảng 40ha. 
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung đánh giá khả năng khai 
thác nguồn nước ngọt trên sông Cổ Chiên và biện pháp xây dựng công 
trình hồ điều tiết tại đoạn sông bỏ Láng Thé để điều tiết, tích trữ nguồn 
nước ngọt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tp. Trà Vinh. 
 48 
2. Xâm nhập mặn trên sông Cổ Chiên và khả 
năng khai thác nguồn nước ngọt 
2.1. Xâm nhập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long 
Nước mặn từ biển được đẩy vào nội địa trong 
thời kỳ triều lên, xáo trộn, và rút đi trong thời kỳ 
triều xuống tạo thành sự mặn hóa. Quá trình mặn 
hóa biến đổi theo không gian và thời gian dưới tác 
động của các yếu tố cơ bản: lưu lượng nước ngọt 
từ nguồn xuống, chế độ thủy triều phía biển thể 
hiện qua biên độ, cường suất và đặc điểm hình thái 
sông rạch, chế độ thủy lực của hệ thống. 
Trên hình 2 trình bày thời gian duy trì độ mặn 
4%o năm 2005 theo tài liệu tính toán mô phỏng 
bằng mô hình thủy lực MIKE11 [1]. 
Hình 2. Thời gian duy trì độ mặn 4%o vùng ĐBSCL 
Mùa kiệt ở ĐBSCL bắt đầu từ tháng 12 đến 
tháng 6 hàng năm, lưu lượng trung bình sông 
Mêkông (tại Kratie) khoảng 6.000m3/s. Tuy nhiên, 
trong các tháng 3, 4 lưu lượng chỉ còn khoảng 
2000m3/s, cá biệt như năm 2010 lưu lượng tại 
Kratie chỉ còn 1.498m3/s. Do dòng chảy thượng 
lưu giảm thấp, yêu cầu dùng nước tăng cao nên 
thời kỳ tháng 3, 4 cũng là thời kỳ mặn xâm nhập 
sâu vào nội đồng [1, 3]. 
Độ mặn trên vùng biển trước cửa sông Cửu 
Long thay đổi trong khoảng 30 - 33%o, và giảm 
dần khi lên thượng lưu. Trong điều kiện tự nhiên, 
phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn (4%o) vào 
ĐBSCL chiếm khoảng trên 50% diện tích bao gồm 
các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, 
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Ranh 
giới xâm nhập mặn 4%o trên sông Tiền khoảng 50-
60km, và trên sông Hậu khoảng 40-50km. Trên 
sông Tiền tại Mỹ Tho (cách biển khoảng 50km) trị 
số cao nhất đã đo được trong lịch sử là 8%o (ngày 
8/4/1949). Đó chỉ là con số cực đoan, thời gian 
xuất hiện mặn 4%o tại Mỹ Tho rất ít, tính trung 
bình mỗi năm tại Mỹ Tho có 63 ngày độ mặn 
S>0,4%o, 23 ngày S>1,5%o. Trong những năm 
gần đây, chỉ có năm 1998 (tần suất khoảng 95%) là 
năm cực đoan, độ mặn tại Mỹ Tho đạt tới 6%o, còn 
lại các năm khác không có năm nào độ mặn đạt 
4%o [1, 3]. 
 49
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL những năm gần đây 
trở nên gay gắt hơn và ngày càng ảnh hưởng đến 
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL nói 
chung, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Sự gia tăng xâm 
nhập mặn có lẽ chủ yếu là do yêu cầu khai thác 
nguồn nước trong mùa kiệt gia tăng. Tuy xâm nhập 
mặn trên sông gia tăng, nhưng nhờ có hệ thống công 
trình thủy lợi ngọt hóa nên vấn đề sản xuất trong các 
vùng nội đồng vẫn đảm bảo ổn định [3]. 
2.2. Diễn biến độ mặng trên sông Cổ Chiên và khả 
năng khai thác nguồn nước ngọt 
Để đánh giá khả năng khai thác nguồn nước 
ngọt trên sông Cổ Chiên cung cấp nước sinh hoạt 
cho Tp. Trà Vinh chúng tôi sử dụng số liệu quan 
trắc mặn tại trạm Trà Vinh (tại vàm Trà Vinh) cách 
cửa biển khoảng 40km. 
Chuỗi số liệu thực đo liên tục từ năm 1996 cho 
tới năm 2010. Số liệu quan trắc 2h/ốp, thời gian 
quan trắc thay đổi hàng năm, có năm quan trắc liên 
tục, có nhiều năm chỉ quan trắc những ngày có 
mặn. Thời gian quan trắc không thống nhất là một 
hạn chế của bộ số liệu này. 
Bảng 1 trình bày thời gian bắt đầu mặn, thời 
gian kết thúc mặn và số giờ có ngọt trong những 
tháng mặn tại trạm thủy văn Trà Vinh. Thời gian 
bắt đầu mặn là thời gian có độ mặn cao nhất trong 
ngày >0,25%o, thời gian kết thúc mặn là thời kỳ 
bắt đầu có ngày độ mặn cao nhất <0,25%o. Số giờ 
có ngọt trong tháng là số giờ có độ mặn <0,25%o. 
Số liệu bảng 1 cho ta nhận xét: 
- Trong chuỗi số liệu 15 năm thì có 2 năm thời 
gian có ngọt kéo dài tới tháng 3; có 10 năm thời 
gian mặn bắt đầu từ 10 ngày đầu tháng 2; 2 năm 
thời gian mặn bắt đầu từ 10 ngày giữa tháng 2; còn 
năm 2009 số liệu quan trắc không thể hiện thời 
gian bắt đầu mặn (chỉ có tháng 3 và tháng 4). 
- Có 3 năm thời gian kết thúc mặn trong tháng 
5; 9 năm thời gian kết thúc mặn trong tháng 6; 2 
năm thời gian kết thúc mặn trong tháng 7. 
- Trong tháng 2, mặc dù mặn đã xuất hiện 
nhưng vẫn còn nhiều giờ có độ mặn <0,25%o. 
Trong chuỗi số liệu quan trắc năm ít nhất cũng có 
10 giờ có ngọt trên sông (2004). Trung bình tháng 
2 có 66 giờ có ngọt trên sông. 
- Có 3 năm hoàn toàn không có ngọt trong 
tháng 3; có 10 năm hoàn toàn không có ngọt trong 
tháng 4; và có 4 năm hoàn toàn không có ngọt 
trong tháng 5. Trung bình tháng 3 có 55,6 giờ ngọt; 
tháng 4 có 23,2 giờ; tháng 5 có 53,9 giờ ngọt. 
- Năm 2005 xuất hiện 3 tháng liên tiếp hoàn 
toàn không có ngọt. Có 3 năm xuất hiện liên tiếp 2 
tháng không có ngọt (1998, 2004, 2010); 
Bảng 1. Thời gian xuất hiện mặn và số giờ có ngọt tại trạm Trà Vinh 
Tân Châu Thời gian có ngọt (giờ) 
Năm 
Hmax Qmax 
Bắt đầu mặn Kết thúc mặn 
T2 T3 T4 T5 T6 
1995 430 22.200 
1996 487 23.600 1/2 20/5 46 30 0 34 N 
1997 418 23.100 10/3 3/6 x 102 118 72 
1998 281 17.000 6/2 27/6 80 22 0 4 160 
1999 418 1/2 19/5 28 0 2 114 N 
2000 506 25.500 6/2 19/5 96 130 116 101 N 
2001 478 23.800 8/2 6/6 18 43 52 47 N 
2002 482 24.500 12/2 3/6 60 111 18 18 N 
2003 406 18.600 2/2 6/6 118 142 36 42 N 
2004 441 21.300 6/2 17/6 10 0 0 30 214 
2005 435 21.500 1/2 30/6 54 0 0 0 76 
2006 417 20.670 1/2 12/7 88 32 6 2 166 
2007 1/2 4/7 84 24 0 142 218 
2008 373 1/3 9/6 76 20 0 148 N 
2009 409 Chỉ có tài liệu T3-T4 156 0 
2010 315 9/2 30/6 100 22 0 0 92 
Trên hình 3 trình bày đường diễn biến độ mặn 
trên sông Cổ Chiên của trạm Hưng Mỹ (cửa sông) 
và trạm Trà Vinh (tại vàm Trà Vinh, cách biển 
40km) trong thời gian tháng 2, 3/2010. Số liệu cho 
thấy khả năng khai thác nước ngọt thuận lợi hơn 
khi cửa lấy nước chuyển dần lên thượng lưu. Vàm
 50 
Láng Thé nằm cao hơn Vàm Trà Vinh 6,5km về phía thượng lưu, do đó thời gian có 
ngọt tại đây sẽ nhiều hơn so với số liệu đã phân tích. Trong những ngày đầu tháng 2 
trở về trước, nước ngọt có thể ra tận cửa sông (Hưng Mỹ). 
Hình 3. Diễn biến quá trình mặn trên sông Cổ Chiên mùa khô năm 2010 
3. Cải tạo đoạn sông Láng Thé làm công trình điều tiết 
3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 
Mục tiêu: cải tạo đoạn sông bỏ Láng Thé thành hồ sinh thái, điều tiết tích trữ 
nguồn nước ngọt cấp nước sinh hoạt cho Tp. Trà Vinh. 
Nhiệm vụ: 
- Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho Tp. Trà Vinh giai đoạn trước mắt với nhu 
cầu dùng nước 18.000m3/ngày nhằm thay thế cho nguồn nước ngầm hiện đang 
khai thác; 
- Định hướng cung cấp nước cho Tp. Trà Vinh theo quy hoạch đến năm 2025 với 
nhu cầu dùng nước 50.000m3/ngày trên cơ sở lấy hồ Láng Thé làm công trình 
trung tâm; 
- Tạo nên một hồ sinh thái với tiêu chí sạch, xanh làm khu du lịch, giải trí và 
nghỉ dưỡng cho Tp. Trà Vinh. 
3.2. Hệ thống công trình và nhiệm vụ chính 
Trên hình 4 trình bày mặt bằng bố trí hệ thống công trình. Sau đây lần lượt trình 
bày chi tiết các hạng mục công trình trong đó. 
Hồ chứa nước chính: là bộ phận chính của hệ thống công trình. Hồ chính cần 
đảm bảo mục tiêu tích trữ nước ngọt cung cấp cho Tp. Trà Vinh với lưu lượng 
18.000m3/ngày trong giai đoạn trước mắt và khả năng nâng cấp phục vụ nhu cầu 
nước trong tương lai. Cấu tạo gồm 2 hồ chính nhằm mục đích lắng lọc và điều tiết 
nguồn nước. 
Hồ trữ nước thô: được giới hạn bởi đập Láng Thé và phần thượng lưu khúc sông 
bỏ. Diện tích mặt nước phần hồ chứa nước thô là 20ha. Nguồn nước sau khi được 
lắng lọc ở hồ lắng 
được chuyển lên 
hồ trữ nước thô 
và đưa vào xử lý 
cung cấp cho sinh 
hoạt. 
Hồ lắng chính: 
nằm ở khúc dưới 
đoạn sông bỏ, có 
diện tích 18ha. 
Nguồn nước từ 
sông được chuyển 
vào hồ phụ lấy 
nước sau đó được 
chuyển vào hồ 
lắng bằng trạm 
bơm. 
Công trình hồ 
phụ lấy nước: là 
công trình trợ 
giúp cho việc 
khai thác nguồn 
nước ngọt trong 
mùa mặn. Hồ phụ 
lấy nước được đặt 
tại vị trí tiếp nối 
giữa hồ lắng 
chính và sông 
Láng Thé, với 
diện tích 4ha. 
Nước ngọt trên 
sông trong mùa 
mặn được chuyển 
vào hồ phụ bằng 
hệ thống cống 
và SCADA lấy 
nước. Sau khi 
kiểm tra chất 
lượng, nguồn 
nước tại đây sẽ 
được chuyển vào 
hồ lắng. Trong 
mùa ngọt, hồ phụ 
chỉ làm nhiệm 
vụ trung chuyển, 
lắng lọc. Nguồn 
nước trước khi 
chuyển vào hồ 
lắng cần được 
nằm tại hồ phụ tối 
 51
thiểu là 3h. Trong thời kỳ lấy nước bổ sung (mùa 
mặn), hồ cần tích đầy nước trong những ngày ngọt, 
và bơm toàn bộ lên hồ lắng trong những ngày mặn. 
Do tính chất thường phải tháo cạn trong mùa kiệt 
nên đáy và bờ hồ cần được xử lý chống thấm, tránh 
trường hợp mặn xâm nhập vào hồ qua nước ngầm. 
Công trình đập ngăn sông tạo hồ chứa: toàn bộ 
hệ thống có 3 tuyến đập cho 3 hồ chứa. Các đập 
được làm bằng đất lõi cát. 
Công trình lấy nước: 
- Cống lấy nước trực tiếp từ sông vào hồ phụ: 
cống có nhiệm vụ cung cấp đủ nước vào hồ tạm 
trong những ngày mùa mặn. 
- Cống + trạm bơm lấy nước từ hồ phụ lên hồ 
lắng chính. 
- Cống + trạm bơm lấy nước từ hồ lắng chính 
lên hồ trữ nước thô. 
- Hệ thống SCADA điều khiển công trình lấy 
nước: hệ thống có nhiệm vụ đảm bảo vận hành cửa 
lấy nước chính xác, thời gian lấy nước tối đa, chất 
lượng nước đảm bảo. 
Đường ven hồ và hệ thống bảo vệ: hệ thống có 
nhiệm vụ ngăn chặn và tiêu thoát nước chảy tràn từ 
ngoài vào hồ. Tuyến đường ven hồ, hàng rào bảo 
vệ nhằm phục vụ công tác nâng cấp, duy tu và bảo 
vệ hồ. 
Hình 4. Mặt bằng tổng thể công trình hồ điều tiết Láng Thé 
HỒ TRỮ CHÍNH 
- Mực nước chết: -1,50m 
- Mực nước dâng bình thường +3,00m 
- Dung tích hữu ích: 900.000m3 
- Diện tích mặt hồ: 20ha 
HỒ LẮNG CHÍNH 
- Mực nước chết: -5,00m 
- Mực nước dâng bình thường: +1,00m
- Dung tích hữu ích: 1.000.000m3 
- Diện tích mặt hồ: 18ha 
HỒ PHỤ 
- Mực nước chết: -5.00m 
- Dung tích cuối mùa ngọt: 240.000m3 
- Dung tích mùa mặn: 120.000m3 
 52 
3.3. Các thông số kỹ thuật 
3.3.1. Tính toán xác định quy mô hồ 
- Phương trình tính toán: quy mô hồ được tính 
toán dựa trên phương trình cân bằng nước: 
ΔW = Wd–Wc = Wthấm+ Wbốc hơi +Wdùng –P–Wbổ sung 
Wd, Wc: lượng nước có ở đầu và cuối thời đoạn 
tính toán; P: lượng mưa rơi xuống mặt hồ trong 
thời đoạn tính toán; Wthấm: lượng tổn thất thấm 
trong thời đoạn tính toán, Wthấm = 10 × T × Shồ; 
T: lượng nước thấm (mm); S hồ: diện tích mặt hồ 
(ha); Wbốc hơi: lượng tổn thất do bốc hơi mặt thoáng, 
Wbốc hơi = 10 × E × Shồ; E: lượng bốc hơi mặt 
thoáng theo tài liệu thực đo (mm); Wdùng: lượng 
nước được lấy để sử dụng trong thời đoạn tính 
toán; Wbổ sung: lượng nước được khai thác bổ sung 
trong thời đoạn tính toán. 
- Số liệu tính toán: 
+ Thời điểm bắt đầu tính toán: đầu tháng 2. 
+ Nhu cầu dùng nước: 18.000m3/ngày đêm. 
+ Diện tích mặt hồ ban đầu là 38ha (tổng hồ 
lắng và hồ trữ). 
+ Độ thấm tính toán qua đáy hồ: 2mm/ngày 
đêm. 
+ Lượng nước bổ sung: trong tính toán sơ bộ 
xác định quy mô chưa xét lượng nước này. Tương 
ứng với trường hợp 3 tháng liên tiếp không bổ 
sung nước ngọt vào hồ. 
+ Mưa và bốc hơi bảng 2. 
Bảng 2. Lượng mưa và bốc hơi dùng cho tính toán 
dung tích hữu ích 
Tháng I II III IV V VI 
Lượng mưa 
(mm/tháng) 
1 01 7.4 29.2 172.7 193 
Bốc hơi 
(mm/ngày) 
2.8 2.8 3.2 3.3 2.7 2.1 
- Kết quả tính toán: với giả thiết dung tích hồ 
ban đầu (W0), sau đó tính toán thử dần chúng tôi 
xác định dung tích hữu ích cần có cho công trình 
để đáp ứng nhu cầu dùng nước 18.000m3/ngày là 
1.900.000m3. 
3.3.2. Bố trí hồ chính 
Do hồ làm nhiệm vụ cấp nước nên cần hạn chế 
tối đa việc nguồn nước ngoại lai xâm nhập vào hồ 
thông qua nước ngầm. Do đó, hồ được bố trí theo 
nguyên tắc nửa nổi. Thông số các hồ và vấn đề vận 
hành được xác định như sau: 
- Hồ trữ nước thô: có diện tích 20ha, mực nước 
chết -1,50m; mực nước dâng bình thường: +3,00m; 
tổng dung tích hồ: 900.000m3. 
- Hồ lắng chính: có diện tích 18ha; mực nước 
chết: -5,00m; mực nước dâng bình thường: 
+1,00m; tổng dung tích hồ: 1.000.000m3. 
- Vận hành hồ: 
+ Đầu tháng 2 các hồ được tích đầy tới mực 
nước dâng bình thường. 
+ Khai thác song song cả 2 hồ tới khi hồ lắng 
chính đạt mức nước 0,00m thì ngừng khai thác hồ 
lắng, tiếp tục khai thác hồ trữ. 
+ Khi hồ trữ đạt mực nước chết, chuyển toàn bộ 
lượng nước hữu ích ở hồ lắng sang hồ trữ để tiếp 
tục khai thác. 
3.3.3. Bố trí hồ phụ lấy nước 
Hồ phụ cần khai thác tối đa lượng nước có thể 
bổ sung. 
- Diện tích 4ha; mực nước chết -5,00m; mực 
nước dâng bình thường: +1,00m; tổng dung tích 
hữu ích hồ vào đầu tháng 2: 240.000m3; dung tích 
hồ trong thời kỳ khai thác bổ sung: 120.000m3 
(dùng chứa nước ngọt tạm thời). 
- Vận hành công trình: từ đầu tháng 2 nguồn 
nước trong hồ được khai thác bổ sung vào hồ lắng 
chính cho tới khi cạn. Trong những thời gian có 
ngọt trong mùa mặn, hệ thống SCADA vận hành 
khai thác tối đa nguồn nước ngọt vào hồ (tới mức 
nước -1,50÷-2,00m). Lượng nước này tiếp tục 
được bổ sung dần vào hồ lắng. 
3.4. Nâng cấp hệ thống cho bài toán quy hoạch 
tới 2025 
Khả năng nâng cấp hệ thống: có 2 giải pháp để 
nâng cao dung tích hữu ích của hồ: 
- Nâng cấp chiều cao: khi chiều cao hồ tăng lên 
thì dung tích hữu ích sẽ tăng lên đáng kể. Tuy 
nhiên, không nên nâng cao trình mực nước dâng 
bình thường quá +4,00m. 
- Cải tạo chiều sâu: khi hạ mực nước chết thì 
dung tích hữu ích tăng lên. Tuy nhiên, để hạ mực 
nước chết thì cần xử lý chống thấm đáy hồ tránh 
trường hợp nguồn nước chất lượng thấp gia nhập 
vào hồ qua nước ngầm. Mực nước chết có thể hạ 
xuống tới cao trình -6,00m. 
 53
- Khi nâng cấp mực nước dâng bình thường tới 
cao trình +4,00m và mực nước chết tới -6,00m 
chúng ta có tổng dung tích hồ: 3.700.000m3. 
Sử dụng tài liệu mặn năm 2004 đánh giá năng 
lực công trình sau khi nâng cấp: trong chuỗi số liệu 
phân tích thì năm 2004 là một năm mặn đến sớm, 
kết thúc muộn. Trong 15 năm có số liệu thực đo thì 
năm 2004 có chế độ xâm nhập mặn chỉ thấp hơn 
năm 2005. 
Các thông số tính toán: 
- Dung tích hồ phụ đầu mùa: 240.000m3 
- Dung tích hồ phụ mùa mặn: 120.000m3 
- Tổng dung tích 02 hồ (hồ lắng + hồ trữ): 
3.700.000m3 
Với phương trình cân bằng nước tương tự đã 
trình bày ở trên, chúng tôi tính toán xác định năng 
lực của hệ thống đáp ứng yêu cầu khai thác 
35.000m3/ngày đêm. 
Để đáp ứng nhu cầu dùng nước còn lại cần phải 
có các biện pháp bổ sung khác. Qua khảo sát sơ bộ 
chúng tôi phát hiện còn nhiều khu vực đất ngập 
nước nằm lân cận Tp. Trà Vinh có thể khai thác 
vào mục đích xây dựng công trình điều tiết. 
4. Kết luận 
Thời gian khó khăn về nước ngọt ở Trà Vinh là 
từ tháng 2 cho tới hết tháng 5. Trong đó ngay trong 
mùa mặn vẫn có nhiều thời gian có nước ngọt trên 
sông có thể khai thác. Năm xâm nhập mặn khắc 
nghiệt nhất là năm 2005 với 3 tháng liên tiếp 
không có ngọt. Việc khai thác nguồn nước mặt 
phục vụ cung cấp cho sinh hoạt thay thế cho nguồn 
nước ngầm hiện nay tại Tp. Trà Vinh là hoàn toàn 
có thể được. 
Với giải pháp cải tạo đoạn sông bỏ Láng Thé 
thành hồ điều tiết có thể phục vụ nhu cầu dùng 
nước trước mắt (18.000m3/ngày). Trong trường 
hợp nâng cấp tối đa thì công trình có thể cung cấp 
35.000m3/ngày. Thời gian có ngọt trên sông 
thường ngắn (chỉ khoảng 3-5h/ngày), do đó, công 
trình lấy nước cần đảm bảo khai thác với lưu lượng 
cao, trong thời gian ngắn. Để đạt được tiêu chí đó, 
công trình lấy nước cần có hồ tạm, kết hợp với 
cống hở lấy nước. 
Xung quanh Tp. Trà Vinh còn có nhiều vùng 
đất ngập nước khác. Cần kiểm kê đầy đủ các khu 
vực này, đánh giá khả năng cải tạo thành hồ điều 
tiết nhằm tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ các 
nhu cầu trong tương lai. 
TÀI LIỆU DẪN 
[1] Nguyễn Sinh Huy, 2009: Nghiên cứu cơ sở 
khoa học và đề xuất các biện pháp ứng phó cho 
đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo việc phát triển 
bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước 
biển dâng. Viện Thủy lợi & Môi trường, 451tr. 
[2] Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình 
Vượng, 2007: Hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền 
Trung. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 211tr. 
[3] Lê Sâm, 2003: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng 
sông Cửu Long. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 422tr. 
[4] Patrik J. Dugan, 1990: Bảo vệ đất ngập 
nước - Tổng quan các vấn đề hiện tại và hành động 
cần thiết, người dịch Nguyễn Khắc Kinh. Nhà xuất 
bản Hà Nội, 105tr 
SUMMARY 
Salinization in the Co Chien river and solutions for river fresh water exploitation to supply for Tra Vinh city 
Domestic water supply in the coastal Mekong Delta provinces in general and in Tra Vinh in particular is very 
stressful. At present, water source for domestic water supply is mainly from groundwater. However, groundwater is now 
being over-exploited which leads to aquifer salinization, land subsidence, etc. In the future, domestic water demand will 
continue to rise so that groundwater can not meet the demand. Therefore, it is very urgent to look for alternative water 
sources. 
This article introduces the analysis and assessment of capabilities to exploit Co Chien river freshwater at the Tra 
Vinh hydrological station and reconstruction of the abandoned Lang The river into a reservoir, which is capable of 
providing domestic water for Tra Vinh city. 

File đính kèm:

  • pdfnuoc_man_tren_song_co_chien_va_giai_phap_khai_thac_nuoc_ngot.pdf