Những thảm họa trong việc tiếp đón ngày cưới
Những thảm họa trong việc tiếp đón ngày cưới
Những cô bé, cậu bé phụ dâu, phụ rể đáng yêu tựa như những thiên thần nhỏ trong
suốt phần nghi lễ có thể thoắt chốc trở nên vô cùng hiếu động sau khi khai tiệc, đặc
biệt là sau khi nạp năng lượng bằng món bánh kem ngọt lịm. Trẻ con thì lúc nào
cũng thế, nhưng chúng có nhất thiết phải la hét, khóc lóc và rượt đuổi nhau chạy
khắp phòng như thế không?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Những thảm họa trong việc tiếp đón ngày cưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những thảm họa trong việc tiếp đón ngày cưới
Những thảm họa trong việc tiếp đón ngày cưới Những cô bé, cậu bé phụ dâu, phụ rể đáng yêu tựa như những thiên thần nhỏ trong suốt phần nghi lễ có thể thoắt chốc trở nên vô cùng hiếu động sau khi khai tiệc, đặc biệt là sau khi nạp năng lượng bằng món bánh kem ngọt lịm. Trẻ con thì lúc nào cũng thế, nhưng chúng có nhất thiết phải la hét, khóc lóc và rượt đuổi nhau chạy khắp phòng như thế không? 1. Lũ trẻ nghịch ngợm Tình huống: Những cô bé, cậu bé phụ dâu, phụ rể đáng yêu tựa như những thiên thần nhỏ trong suốt phần nghi lễ có thể thoắt chốc trở nên vô cùng hiếu động sau khi khai tiệc, đặc biệt là sau khi nạp năng lượng bằng món bánh kem ngọt lịm. Trẻ con thì lúc nào cũng thế, nhưng chúng có nhất thiết phải la hét, khóc lóc và rượt đuổi nhau chạy khắp phòng như thế không? Giải pháp: Bạn có thể khoác lên người bọn trẻ những bộ lễ phục nghiêm chỉnh nhưng không thể bắt chúng bỗng dưng trở nên người lớn được. Nếu trong số khách tham dự có trẻ em thì bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần nhìn chúng chạy giỡn khắp mọi nơi. Tuy nhiên có một số cách có thể giúp hạn chế việc bọn trẻ va đụng đồ đạc và khiến mọi thứ thành một đống lộn xộn. Bọn trẻ nên có một bàn riêng, nơi để sẵn giấy trắng và sáp màu thay vì bình hoa cưới. Thức ăn ở bàn này nên là những món hấp dẫn bọn trẻ chứ không nhất thiết là những món sang trọng theo thực đơn của nhà hàng. Sẽ tốt hơn nữa nếu những người giữ trẻ có mặt ở đám cưới, đề phòng trường hợp có nhóc con nào đó hiếu động quá mức. Bạn cũng có thể sắp xếp một phòng để tập hợp lũ trẻ lại và chiếu phim hoạt hình hoặc tiết mục xiếc mà chúng thích, đây cũng là cách hay khiến chúng chịu ngồi yên. Với những sự chuẩn bị chu đáo như trên, bạn và ngay chính ba mẹ của chúng, có thể thưởng thức một đám cưới trọn vẹn. 2. Hoa cưới nhanh bị héo Tình huống: Vừa xong món khai vị mà hoa trang trí trên bàn và xung quanh phòng đã có vẻ héo úa, ngay cả những bông hoa xinh đẹp rực rỡ nhất. Đây là điều mà bạn hoàn toàn không mong muốn. Giải pháp: Trước hết bạn nên nhớ màu nâu có thể là một màu đẹp trong việc trang trí hôn lễ, nhưng không phải màu phù hợp cho hoa dùng trong đám cưới. Khi chọn mua hoa cưới, hãy tìm những loại hoa ít bị xỉn màu và tươi lâu, đặc biệt đây là điều cần chú ý nếu nơi bạn ở có khí hậu nóng ẩm. Hướng dương, cúc đồng tiền, thược dược là một số sự lựa chọn lý tưởng – chúng là những loài hoa thân gỗ và có cánh hoa khá cứng cáp, tươi lâu và ít bị úa màu. Không nên chọn những loài hoa quá mỏng manh như tulip – những loài hoa rất nhanh tàn dưới ánh đèn. Trong trường hợp bạn buộc phải dùng đến chúng, đừng quên các công đoạn bảo quản. Dĩ nhiên nhân viên cửa hàng hoa sẽ biết cách chăm sóc và cắt hoa như thế nào cho tốt, nhưng bạn có thể giúp hoa tươi lâu bằng việc tránh cho chúng khỏi những nơi có nhiệt độ cao, vì thế dĩ nhiên bạn không nên đặt chúng gần cửa sổ nơi có ánh mặt trời chiếu vào. Ngoài ra bạn cũng cần chắc chắn rằng những vật bạn dùng để đựng hoa đã được vệ sinh sạch sẽ bằng loại nước tẩy rửa diệt khuẩn để đảm bảo không còn các tác nhân gây thối rữa hoa. Không nên chọn những loài hoa quá mỏng manh như tulip – những loài hoa rất nhanh tàn dưới ánh đèn. 3. Mất hợp đồng cung cấp dịch vụ lễ cưới Tình huống: Khi đã chọn được nhà cung cấp dịch vụ lễ cưới, bạn dễ hay để các bản hợp đồng dịch vụ ở những nơi khác nhau, và ngay cả khi có trong tay các văn bản thì cũng chưa chắc bạn đã nhớ ghi chú lại tất cả những thay đổi hay điều chỉnh những khi bạn đột nhiên đổi ý mặc dù đã có trao đổi qua điện thoại. Tới khi thanh toán các hợp đồng, bạn sẽ phải vật lộn với một mớ giấy tờ và cố nhớ xem mình đã chi bao nhiêu cho những khoản nào. Bạn không muốn chi nhiều hơn dự tính, nhưng làm sao để đối phó với mọi khoản bạn đã không ghi lại trên giấy? Làm sao để đối phó với mọi khoản bạn đã không ghi lại trên giấy? Giải pháp: Một khi đã bắt đầu, hãy cố gắng hoàn thành nó. Cho dù là những khoản chi nhỏ nhất hay những tính toán chi li nhất, hãy ghi tất cả lại. Nếu bạn không muốn phải điều chỉnh hợp đồng mỗi khi có một thỏa thuận miệng phát sinh, chỉ cần xác nhận các thông tin đó qua email sau khi đã đôi bên đã thống nhất trên điện thoại. Nội dung email không cần quá trau chuốt, chỉ cần ghi thật ngắn gọn miễn thể hiện được vấn đề điều chỉnh chi phí vừa phát sinh, ví dụ như: “Rất cám ơn chị đã dành thời gian trao đổi với tôi về những ý tưởng mới cho thực đơn. Tôi viết email này để xác nhận giá của tôm càng mà chúng ta đã thống nhất là X.” Lưu các đoạn trao đổi của hai bên lại, sau đó chỉnh lại định dạng cho rõ ràng, dễ hiểu và đưa chúng cho một người thân đem theo đến lễ cưới (hoặc tóm gọn lại trong một email và yêu cầu bên cung cấp dịch vụ lễ cưới xác nhận). Bằng cách này, bạn sẽ tránh được những thắc mắc hay tranh cãi giữa hai bên khi đến hạn thanh toán hợp đồng.
File đính kèm:
- nhung_tham_hoa_trong_viec_tiep_don_ngay_cuoi.pdf