Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)

Trong lịch sử nước Mỹ, Tái thiết được xem là giai đoạn có sức hấp dẫn đặc biệt, đầy kịch tích và gây nhiều tranh cãi trong giới học giả. Được tiến hành trong vòng 14 năm ngắn ngủi (1863-1877) song những chính sách mà chính phủ Mỹ thực hiện trong giai đoạn này đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và là nhân tố quan trọng giúp nước Mỹ vượt qua đống đổ nát, nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới đầu thế kỉ XX.

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 1

Trang 1

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 2

Trang 2

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 3

Trang 3

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 4

Trang 4

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 5

Trang 5

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 6

Trang 6

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 7

Trang 7

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 8

Trang 8

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 08/01/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)

Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0014
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 95-103
This paper is available online at 
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁI THIẾT NƯỚC MỸ
SAU NỘI CHIẾN (1863 - 1877)
Nguyễn Thị Bích
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tóm tắt. Trong lịch sử nước Mỹ, Tái thiết được xem là giai đoạn có sức hấp dẫn đặc biệt,
đầy kịch tích và gây nhiều tranh cãi trong giới học giả. Được tiến hành trong vòng 14 năm
ngắn ngủi (1863-1877) song những chính sách mà chính phủ Mỹ thực hiện trong giai đoạn
này đã tác động lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội và là nhân tố quan trọng giúp nước
Mỹ vượt qua đống đổ nát, nhanh chóng vươn lên trở thành cường quốc hàng đầu thế giới
đầu thế kỉ XX. Bài báo tập trung phân tích những nhân tố thúc đẩy nước Mỹ tiến hành quá
trình Tái thiết bao gồm: những biến động trong bối cảnh quốc tế và khu vực, sự phát triển
của nước Mỹ đầu thế kỉ XIX, hậu quả tàn khốc của cuộc Nội chiến (1861- 1865) và những
yêu cầu cấp bách đặt ra.
Từ khóa: Nội chiến Mỹ, li khai, hậu quả chiến tranh, Tái thiết.
1. Mở đầu
Lịch sử là dòng chảy liên tục của những sự kiện đan kết nhau một cách liền mạch. Đất nước
Hoa Kỳ nếu so với một số quốc gia lâu đời khác, sẽ không có nhiều sự kiện mang bề dày lịch sử
nhưng lại xảy ra nhiều biến động lớn trong suốt quá trình lập quốc. Lịch sử Hợp chúng quốc hiện
lên với tất cả bản sắc và nét đặc trưng của từng cộng đồng, trên từng cột mốc lịch sử thăng trầm,
khi vinh quang rực rỡ, lúc suy sụp đau buồn của một quốc gia hùng mạnh. Một dân tộc được hình
thành từ cuộc chiến tranh giành độc lập đầy vinh quang lại phải đối mặt với nguy cơ chia rẽ trong
cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử. Nhưng cũng từ cuộc Chiến tranh li khai đó, một Liên
bang Mỹ thống nhất thực sự về kinh tế, chính trị, văn hóa mới được định hình. Bởi vậy, lịch sử Mỹ
nói chung và lịch sử Mỹ thời kì Tái thiết nói riêng đã trở thành "một hiện tượng cần được nghiên
cứu, một thực nghiệm về tinh thần và chính trị cần được đánh giá" [2; tr.162].
Vấn đề này đã được phản ánh trong một số tác phẩm chuyên khảo như: Liên bang Mỹ - Đặc
điểm xã hội – văn hóa [5], Lịch sử Hoa Kỳ giai đoạn lập quốc đến thế kỉ XIX của tác giả Nguyễn
Thái Yên Hương. Các cuốn sách trung phân tích các vấn đề đặt ra cho Hoa Kỳ sau Nội chiến và
những mục tiêu cơ bản của công cuộc Tái thiết; quá trình điều chỉnh và bổ sung nội dung Kế hoạch
tái thiết qua các nhiệm kì Tổng thống cũng như những phức tạp nảy sinh của quá trình này.
Đối với một số tạp chí chuyên ngành như Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu lịch sử, Nghiên
cứu châu Âu, đại đa số các bài viết đều chỉ đề cập gián tiếp đến chủ đề thông qua việc phân tích
Ngày nhận bài: 15/9/2017. Ngày sửa bài: 11/10/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2017.
Liên hệ: Nguyễn Thị Bích, e-mail: nguyenbich30.08@gmail.com.
95
Nguyễn Thị Bích
những thành quả nước Mỹ đạt được về luật pháp, kinh tế, văn hóa... đầu thế kỉ XX sau khi quốc
gia này bước ra khỏi đống đổ nát chiến tranh. Rất hiếm hoi mới có bài viết đề cập trực tiếp đến
quá trình Tái thiết của nước Mỹ như Hòa giải dân tộc sau nội chiến của Hoa Kỳ - những điều nên
suy ngẫm cho các xung đột dân tộc trên thế giới hiện nay của tác giả Đỗ Thị Diệu Ngọc (Châu
Mỹ ngày nay, tr.28-34, số 5/2013).Theo tác giả bất kì cuộc chiến nào cũng cũng để lại đằng sau
những hệ lụy mà nhân dân phải gánh chịu và những người lãnh đạo đất nước phải giải quyết. Sự
khôi phục của đất nước nhanh hay chậm tùy thuộc vào các chiến lược, quyết sách đúng đắn của
chính quyền đương nhiệm. Đất nước Hoa Kỳ trong và sau Nội chiến đã may mắn nằm trong sự lèo
lái của Abraham Lincoln với những định hướng khôi phục đất nước dựa trên nền tảng là sự hòa
giải dân tộc.
So với các công trình ở Việt Nam thì các công trình ở nước ngoài, đặc biệt là các tác giả
Mỹ nghiên cứu về quá trình Tái thiết rất dồi dào và phong phú. Tiêu biểu nhất trong nhóm này là
hai công trình Lược sử nước Mỹ thời kì Tái thiết (1863-1877) [7] và cuốn Lịch sử mới của nước Mỹ
(The New American History) do Eric Foner chủ biên. Trong tác phẩm của mình, Eric Foner đã đặt
ra hàng loạt câu hỏi về thực chất công cuộc Tái thiết đất nước như: Điều kiện nào để tái hội nhập
những bang liên minh miền Nam với Liên bang? Ai là người sẽ đưa ra những điều kiện này, Quốc
hội hay Tổng thống? Hệ thống lao động nào sẽ dùng để thay thế những người nô lệ trong các đồn
điền? Người da đen sẽ giữ vị trí như thế nào trong đời sống chính trị xã hội của miền Nam và đất
nước?. Trọng tâm trong công trình của tác giả Eric Foner là người da đen – những người được ông
miêu tả không chỉ là nạn nhân thụ động mà còn tham gia tích cực vào quá trình Tái thiết nước Mỹ.
Ngoài ra, cuốn Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ [10] phân tích sâu sắc các sự kiện
chủ yếu trong lịch sử nước Mỹ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến hậu quả của cuộc Nội chiến và hệ
thống các quan điểm về vấn đề Tái thiết đất nước của mỗi Đảng phái trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ.
Unger cũng chỉ ra rằng những di sản của cuộc Nội chiến và Tái thiết ảnh hưởng đến tận sau này.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập ít nhiều đến các nhân tố thúc đẩy nước Mỹ
tiến hành quá trình Tái thiết sau Nội chiến song mới chỉ mang tính khái quát. Việc phân tích một
cách cụ thể, hệ thống, sâu sắc vấn đề trên vẫn còn bỏ ngỏ. Do đó, đây sẽ là nội dung để tác giả tập
trung giải quyết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những biến động của bối cảnh quốc tế và khu vực
Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, cách mạng tư sản được hoàn thành dưới nhiều hình thức
và nhiều mức độ khác nhau ở Tây Âu và Bắc Mỹ, Nhật Bản,... khẳng định sự thắng thế của hệ
thống tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ xóa bỏ những trở ngại trong quá trình phát
triển mà các nước đã chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp, tạo ra sự nhảy vọt của lực lượng
sản xuất. Một số nước tư bản chủ yếu đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế
quốc. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đều và để đáp ứng tốc độ  ... miền
Đông Bắc 0,4% (1820) 36,5 %
Nam 30,4% (1820) 25,6 %
Tây 19,2% (1820) 37,8 %
Người nhập cư hàng năm 8.385 (1820) 153.640
Lực lượng lao động (từ 10 tuổi và lớn hơn)
Lao động tự do 2.185.000 (1820) 8.770.000
Nô lệ 950.000 (1820) 2.340.000
GNP tính theo đầu người (1840 = 100) 67,6 (1820) 137,0
Thu nhập trung bình hàng tháng bao ăn của lao động
trang trại (đơn vị USD) 9,45 (1818) 13,86
Đầu tư chính phủ vào dự án kênh đào (đơn vị USD) Dưới 50.000 1.200.000.000
Số dặm đường sắt đang được khai thác 23 (1830) 30,626
Ngân hàng do Nhà nước cấp phép 208 1.562
Ngoại tệ đang lưu thông (đơn vị USD) 67.100.000 435.407.000
Phát minh được cấp phép 173 4.589
Giá trị hàng xuất khẩu (đơn vị USD) 52.557.753 333.576.000
Giá trị hàng nhập khẩu (đơn vị USD) 85.356.680 367.760.000
Sợi bông xuất khẩu (đơn vị USD) 17.529.000 191.805.555
Sản lượng nông nghiệp thô (đơn vị USD) 338.000.000 1.579.000.000
Giá trị sản phẩm nhận được ở New Orleans thời thời
thuộc địa (đơn vị USD)
9.749.253 (1815 -
16) 155.863.564
Sản lượng sợi bông ( đơn vị thùng) 209.000 3.841.000
Sản lượng gỗ xẻ (đơn vị feet từng tấm) 600.000.000 (1819) 8.000.000.000
Sản lượng than đá cháy chậm ( đơn vị tấn) 253.000 9.057.000
Anraxit Pensylvania (tính bằng tấn Mỹ) 2.000 10.984.000
Lô hàng gang (tính bằng tấn Anh) 20.000 (1820) 821.000
(Nguồn: Tài liệu thống kê lịch sử của Mỹ, Thời thuộc địa đến 1957; D.C.North,
Sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ, 1790 – 1860; và Paul A.David, “Sự tăng trưởng sản lượng thật
ở Mỹ trước 1840”, Nhật báo Lịch sử kinh tế XXVII (1967) )
99
Nguyễn Thị Bích
2.2.4. Về chính trị
Với lãnh thổ chỉ vẻn vẹn mười ba bang lúc khởi thủy nằm ven bờ đại dương, với diện tích
888.685 dặm vuông, thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỉ kể từ khi lập quốc, đến giữa thế
kỉ XIX, bằng nhiều biện pháp ngoại giao khác nhau, chính phủ Mỹ đã làm chủ được những vùng
lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh
thổ nước Mỹ có diện tích khoảng 7.800.000 kilômét vuông (tương ứng 3.012.746,23 dặm vuông),
nghĩa là bằng 4/5 diện tích Âu châu nhưng chỉ với dân số bằng 1/20 “Cựu lục địa” [2; tr. 75].
Những vùng lãnh thổ với đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành, rất thuận tiện cho việc phát
triển nông nghiệp đã tạo điều kiện cho việc chuyên canh cây trồng đối với từng khu vực. Hàng
loạt cây trồng khác nhau được canh tác tại miền Tây đất nước mang lại năng suất cao, góp phần
biến Mỹ trở thành một trong những “kho lương thực” dồi dào bậc nhất thế giới, đồng thời đóng
góp một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế nước Mỹ. Phía dưới lòng đất của các lãnh thổ có trữ
lượng khoáng sản dồi dào, như than đá ở Illinois và Kentucky, dầu lửa ở Texas, vàng ở California.
Ngoài ra, còn phải kể đến các loại khác, như sắt, gang, kẽm, chì, crôm v.v. . . Sự dồi dào của các
loại khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển nhanh
chóng. Bên cạnh đó, việc đẩy biên giới quốc gia về phía Tây làm cho nước Mỹ có được nhiều hải
cảng tốt tại bờ biển Thái Bình Dương, như: San Francisco, San Diego, Juan de Fuca. Điều này đã
góp phần rút ngắn khoảng cách tuyến hải trình trên Thái Bình Dương, đến với thị trường phương
Đông. Xét về địa lý – quân sự, những lãnh thổ có được sẽ tạo ra bước đệm cần thiết trong việc
bành trướng Alaska, Samoa, Hawaii và Philippines trong nửa sau thế kỉ XIX. Những địa điểm này
được xem là “những nhịp cầu trên một cây cầu” nối Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc có được vùng lãnh thổ rộng lớn phía Tây kéo theo quá trình di dân đến địa bàn này.
Số lượng người đến định cư miền Tây ngày càng tăng theo thời gian. Vào năm đầu tiên của thế kỉ
XIX, tức năm 1800, có khoảng 700.000 người, đến năm 1810, con số này là 1 triệu người. Một
thập kỉ tiếp theo, tức năm 1820, là 2 triệu người. Năm 1830 là khoảng 3 triệu người [2; tr. 85]. Quá
trình di dân đến miền Tây góp phần phân bố lại dân cư Mỹ ở các vùng lãnh thổ, xóa bỏ tình trạng
quá tải về dân số ở các tiểu bang miền Đông. Cùng với đó, diện mạo của mỗi vùng lãnh thổ thay
đổi với sự xuất hiện cơ sở hạ tầng hiện đại. Những vùng lãnh thổ đó giữ vai trò một chiếc van an
toàn để giải quyết tình trạng bất ổn xã hội, đồng thời loại trừ những phần tử có tư tưởng bất mãn
và chống đối ở miền Đông.
Cùng với công cuộc bành trướng đất đai về phía Tây, ngay từ những năm đầu sau cách mạng,
chủ nghĩa tư bản Mỹ đã mưu toan mở rộng sự thống trị của mình ra khu vực Mỹ latinh. Việc Học
thuyết Monroe ra đời vào tháng 2/1823 đưa ra khẩu hiệu “châu Mỹ là của người châu Mỹ” mà thực
chất là “châu Mỹ là của người Mỹ”. Đây được xem là bản Tuyên ngôn chống lại “thế giới cũ”,
khẳng định sức mạnh vượt trội của cường quốc trẻ Hoa Kỳ.
Những thành tựu kinh tế, chính trị, ngoại giao kể trên chính là nền tảng thuận lợi để chính
quyền Liên bang tiến hành quá trình tái thiết và phục hồi đất nước.
2.3. Hệ quả chiến tranh và nhu cầu tái thiết đất nước
Sau 4 năm nồi da xáo thịt (1861-1865), chính phủ Liên bang do miền Bắc đứng đầu phải
đối diện với nhiều vấn đề. Tổng thống Abraham Lincon - Thủ lĩnh của cuộc nội chiến bị ám sát
khi cuộc chiến vừa mới kết thúc. Người kế vị là Johnson không nhận được sự đồng tình lớn: “Sau
ngày bầu cử quốc hội vào tháng 11 năm đó, các thủ lĩnh nổi loạn ở miền Nam, đua nhau kéo đến
thủ đô Washington đông nghẹt. . . Đến kì họp quốc hội vào tháng 12, đảng Cộng hòa với địa vị đa
số đã tỏ ra bất mãn với những nghị viên ở miền Nam đến dự phiên họp” [1; tr.87- 89].
100
Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)
Kéo theo sự khó xử và thiếu ổn định về chính trị là tình trạng kiệt quệ của nền kinh tế: “Một
vùng đất mênh mông ở miền Nam đã hoàn toàn đổ nát, vô số những nông trại đã trở thành hoang
vu. Những thung lũng trước đây phì nhiêu, giàu có. Nhưng bây giờ, những con chim, những con
quạ bay ngang bầu trời cũng không tìm thấy gì để ăn. Có những thành phố trước đây rất bề thế, như
các thành phố Atlanta và Richmond, giờ đây chỉ còn là một đống gạch vụn” [1; tr.85]. Bất cứ chỗ
nào quân đội hai miền Nam – Bắc từng giao chiến cũng để lại những dấu vết tàn phá dữ dội đến
mức khiến người ta phải thốt lên: “Hiếm khi nào tôi được chứng kiến một đất nước đổ nát hoàn
toàn như thế” [10; tr.525].
Tuy nhiên, tổn thất về người mới thực sự nghiêm trọng: Dân số đàn ông da trắng miền Nam
năm 1860 là 2,5 triệu, có 250.000 người (khoảng 10%) đã chết hoặc bệnh tật vì chiến tranh. Hầu
hết những người này đều còn trẻ, phần lớn họ là những thanh niên mạnh mẽ, sáng tạo, tháo vát.
Trong số những người may mắn sống sót thì một số phải sống trong cảnh tàn phế.
Các thể chế kinh tế miền Nam cũng sụp đổ hoàn toàn: Những cơ cấu ngân hàng vốn dựa
vào những trái phiếu của Liên minh li khai nay dã trở nên vô giá trị. Tiền tiết kiệm cũng bị mất
trắng do tiền tệ của các bang li khai bị mất giá nghiêm trọng. Tệ hại hơn, chế độ lao động của bang
cũng hoàn toàn tan rã khi chế độ chiếm hữu nô lệ được xem là một thể chế kinh tế cũng như xã hội
đã bị diệt vong, nhưng không ai biết được cái gì sẽ thay thế cho nó.
Cuộc nội chiến và sự tiêu hủy chế độ nô lệ được coi như một trận động đất dữ dội, vĩnh
viễn làm thay đổi bộ mặt đời sống miền Nam. Trong xã hội miền Nam không chỉ có mâu thuẫn
giữa người da đen với người da trắng mà thực tế xã hội da trắng để lộ những rạn nứt sâu rộng trong
lòng nó. Đầu thế kỉ XIX, toàn vùng được chia thành những khu vực kinh tế, chính trị rất khác biệt.
Vành đai trồng trọt bao gồm những phần đất màu mỡ phương Nam đã giúp phát triển nông nghiệp
hội nhập với thị trường thế giới bằng những nông sản như bông vải, lúa gạo, đường và thuốc lá.
Vùng này chứa số đông những dân nô lệ cùng với những điền chủ giàu có là những người thống
trị xã hội và chính trị miền Nam, nắm trong tay phần lớn của cải và tài nguyên kinh tế trong vùng.
Trong khi một số dân da trắng miền Nam sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, hoặc vùng cao,
là những chủ trang trại nhỏ và người chăn nuôi gia súc. Họ không có hoặc có rất ít nô lệ. Họ làm
nông nghiệp, chủ yếu là đa canh để tự cung tự cấp về mặt lương thực.
Khi cuộc chiến tranh xảy ra, tiểu điền chủ và người làm công phía Nam than phiền vì họ
phải đóng góp quá nhiều cho cuộc chiến nhất là thuế trên hiện vật và đặc quyền dành cho sĩ quan
quân đội tịch thu lương thực để nuôi quân. Điều này đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh nghèo đói.
Thêm vào đó, quyết định của Liên minh miền Nam đưa ra luật cưỡng bức tòng quân đầu
năm 1862, cho phép người được gọi nhập ngũ có thể được thay thế bởi 20 nô lệ da đen. Điều này
khiến những người da trắng nghèo trong xã hội miền Nam rất tức giận bởi các điền chủ giàu có
luôn có sẵn các nô lệ để thay thế cho con em họ, và rằng đây là cuộc chiến tranh của nhà giàu
nhưng người nghèo phải đánh nhau. Thực tế đó đã chứng minh, ở miền Nam lúc bấy giờ có một
“cuộc nội chiến trong lòng cuộc nội chiến” [7; tr.22].
Chiến tranh đã tàn phá không chỉ về vật chất mà còn về cả tinh thần. Người dân hai miền
đều nung nấu những nỗi oán hận sâu sắc. Sau cuộc chiến tranh vì độc lập chống lại “chính quyền
chuyên chế ở Washington” và “thống trị miền Bắc” trong bốn năm, người da trắng miền Nam
không khỏi có cảm giác sợ hãi, giận dữ và tuyệt vọng sâu sắc. Người miền Bắc cũng không dễ
quên được những hy sinh và mất mát mà họ chịu đựng để tiêu diệt những gì mà họ xem là cuộc
nổi loạn bất hợp pháp và tùy tiện, và cũng không dễ tha thứ cho “những kẻ tàn bạo” của Liên minh
li khai như theo lời của John Sherman, một đảng viên Đảng Cộng hòa ở Ohio: “Chúng ta không
nên chỉ quy cho các lãnh đạo cuộc nổi loạn của miền Nam là điều ô nhục, mà cả cuộc phiến loạn
101
Nguyễn Thị Bích
phải mang dấu ấn của trại cải tạo, để ít nhất là thời kì này không ai đã tham gia vào còn dám thanh
minh hay bào chữa cho việc nổi loạn nữa” [10; tr.526].
Thêm vào đó, việc giải phóng nô lệ mặc dù đã được tuyên bố nhưng vẫn tồn tại một xã
hội bất bình đẳng, nhất là ở các tiểu bang miền Nam, trường hợp ở bang Lousiana là một ví dụ:
“Chẳng những đám nô lệ da đen từ chối làm việc mà chúng còn dựng những giá treo cổ ở các khu,
nói rằng được mệnh lệnh đuổi cổ chủ nhân khỏi đồn điền, treo cổ họ thì sẽ được tự do” [4, tr.15].
Như vậy, cả hai hệ thống xã hội, mỗi cái đều có chia rẽ nội bộ, cùng tồn tại và bước vào thời
kì tái thiết, cùng gặp vô số khó khăn do cuộc chiến để lại. Sidney Bresse, một luật sư và là một
chính trị gia ở bang Illinois đã nhận xét: “Tất cả mọi người Mỹ đều phải sống trong một thế giới
mà cuộc nội chiến đã tạo thành” [7; tr.33].
3. Kết luận
Quá trình Tái thiết nước Mỹ được thực hiện trong một bối cảnh rất phức tạp. Ngoài di sản
đáng chú ý nhất là Liên bang được bảo toàn, một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh và nô lệ
được giải phóng thì nước Mỹ cũng đang đứng trước rất nhiều thử thách: thiệt hại lớn về người và
của ở cả hai miền, trong hai hệ thống xã hội mỗi cái đều có sự chia rẽ nội bộ, cùng tồn tại và bước
vào thời kì Tái thiết với vô số khó khăn do cuộc nội chiến để lại.
Thực tế đó đã đặt ra hàng loạt câu hỏi cần được giải quyết trong công cuộc Tái thiết như:
Chính sách của chính quyền Liên bang đối với các tiểu bang miền Nam như thế nào? Địa vị pháp
lý của họ ra sao? Miền Nam có thể tái gia nhập Liên bang hay không? Nếu có thì với những điều
kiện như thế nào?. Có cần đặt ra yêu cầu với việc bổ sung trong Hiến pháp những quy định lại về
vấn đề mối quan hệ quyền lực giữa chính phủ Trung ương và chính quyền tiểu bang? Tư cách công
dân và vai trò của người da đen tự do. Thực tế này càng làm tăng tính phức tạp của quá trình và sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của giai đoạn Tái thiết.
Lời cảm ơn: Bài báo được thực hiện từ nguồn kinh phí của đề tài khoa học cấp cơ sở,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Mã số 2018.15.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Anh, 1969. Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến Chiến tranh Nam Bắc. Lửa thiêng.
[2] Cơ quan thông tin Mỹ. Người dịch: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương, 2006. Lược sử
nước Mỹ. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
[3] Vương Kính Chi, 2000. Lược sử nước Mỹ, Bản dịch của Phong Đảo. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh.
[4] Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, 1980. Lịch sử thế giới cận đại
(1640 - 1870), Quyển 1, Tập 3, Phần 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thái Yên Hương, 2005. Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội – văn hóa. Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội, trang 217.
[6] Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn, 2011. Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[7] Eric Foner, 2008. Lược sử nước Mỹ thời kì tái thiết 1863 - 1877, Bản dịch của Phạm Phi
Hoành. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[8] Richard B. Morris, 1967. Những tài liệu căn bản về lịch sử Hoa Kỳ. Việt Nam khảo dịch xã
Sài Gòn.
[9] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, 2002. Lịch sử thế giới cận đại. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[10] Urwin Unger, 2009. Lịch sử Hoa Kỳ những vấn đề quá khứ. Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
102
Những nhân tố tác động đến quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863 - 1877)
ABSTRACT
Factors affecting the process of American reconstruction (1863 - 1877)
Nguyen Thi Bich
Faculty of History, Hanoi National University of Education 2
In American history, Reconstruction is considered to be a particularly fascinating, dramatic
and controversial stage in the academic. In the short 14 years (1863-1877), the policies
implemented by the US government during this period have had a major impact on all aspects of
social life and are an important factor in helping America outperform. through the rubble, quickly
rose to become the world’s leading power in the early twentieth century. The article focuses on
the factors that motivate the United States to undertake the Reconstruction process, including:
changes in the international and regional context, the development of the United States in the
early nineteenth century, the dire consequences of the Civil War (1861 - 1865) and the urgent
requirements set out.
Keywords: US Civil War, secession, war consequences, reconstruction.
103

File đính kèm:

  • pdfnhung_nhan_to_tac_dong_den_qua_trinh_tai_thiet_nuoc_my_sau_n.pdf