Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel

Isaac Babel là một nhà văn Nga Do Thái đặc biệt trong văn học Nga. Bản thân nhà văn và tác phẩm xuất sắc nhất của

ông Tập đoàn quân Kỵ binh đã thực sự trở thành một hiện tượng đáng kể trong văn học Nga và thế giới. Với Tập đoàn quân Kỵ

binh, nhà văn không chỉ giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống, quá trình chiến đấu cũng như phẩm chất, lý tưởng của những

chiến sỹ Hồng quân Codăc, mà còn giúp người đọc thấy được những giá trị nhân văn, nhân bản, những mong ước giản dị và cả

những khát vọng cao cả của con người, đặc biệt những người trí thức Do Thái trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Qua đó,

người đọc thêm trân trọng một cây bút tài năng và dũng cảm, cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn đầy biến động

của văn học Nga – Xô Viết. Với một góc nhìn tâm lý ít thấy khi tiếp cận các tác phẩm viết vềchiến tranh bài viết hy vọng sẽ làm nổi

bật được những vấn đề trên

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 1

Trang 1

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 2

Trang 2

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 3

Trang 3

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 4

Trang 4

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 5

Trang 5

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 6

Trang 6

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 7

Trang 7

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 8

Trang 8

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 10680
Bạn đang xem tài liệu "Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel

Những khát vọng nhân văn trong Tập đoàn quân Kỵ binh của Isaac Babel
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.971 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 163-171 | 163 
Cite this article as: Do, T. H. (2021). The humane 
aspirations in Isaac Babel’s Red Cavalry. UED Journal of 
Social Sciences, Humanities and Education, 11(1), 163-171. 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.971 
NHỮNG KHÁT VỌNG NHÂN VĂN 
TRONG TẬP ĐOÀN QUÂN KỴ BINH CỦA ISAAC BABEL 
Đỗ Thị Hường 
Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Hường - Email: huongvhnnvvh@gmail.com 
Ngày nhận bài: 29-5-2021; ngày nhận bài sửa: 14-6-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 
Tóm tắt: Isaac Babel là một nhà văn Nga Do Thái đặc biệt trong văn học Nga. Bản thân nhà văn và tác phẩm xuất sắc nhất của 
ông Tập đoàn quân Kỵ binh đã thực sự trở thành một hiện tượng đáng kể trong văn học Nga và thế giới. Với Tập đoàn quân Kỵ 
binh, nhà văn không chỉ giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống, quá trình chiến đấu cũng như phẩm chất, lý tưởng của những 
chiến sỹ Hồng quân Codăc, mà còn giúp người đọc thấy được những giá trị nhân văn, nhân bản, những mong ước giản dị và cả 
những khát vọng cao cả của con người, đặc biệt những người trí thức Do Thái trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Qua đó, 
người đọc thêm trân trọng một cây bút tài năng và dũng cảm, cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn đầy biến động 
của văn học Nga – Xô Viết. Với một góc nhìn tâm lý ít thấy khi tiếp cận các tác phẩm viết vềchiến tranh bài viết hy vọng sẽ làm nổi 
bật được những vấn đề trên. 
Từ khóa: Isaac Babel; Tập đoàn quân Kỵ binh; khát vọng nhân văn; trí thức; Do Thái. 
1. Mở đầu 
Văn học Nga nổi tiếng là một nền văn học lớn trên 
thế giới với sự xuất hiện của nhiều người khổng lồ có 
ảnh hưởng lớn lao tới văn hóa nhân loại. Văn học Nga 
cũng nổi tiếng với những vụ án văn chương hết sức 
khốc liệt trong lịch sử văn học thế giới. Có lẽ cũng bởi 
văn học Nga “hưởng ứng rất nhạy bén với các vấn đề xã 
hội” (Nguyen, 2002) cho nên nhiều nhà văn Nga và 
những đứa con tinh thần của họ phải chịu những số 
phận đầy thăng trầm. Chính M.Gorky đã từng viết: “Đời 
các nhà văn Nga rất dồi dào những tấn bi kịch” 
(Gorky, 1970). Có thể kể ra một danh sách dài “những 
người tuẫn nạn trong văn học Nga thế kỷ XX”: 
A.Platonov, B.Pasternak, M.Bulgakov, A.Solzhenitsyn, 
I.Brodsky Isaac Emmanuilovit Babel cũng là một 
người trong danh sách ấy. Ông là một nạn nhân của 
những vụ trấn áp văn chương những năm 30 - 40 của 
thế kỷ XX. Nói đến Babel người ta nói đến một nhà văn 
Nga gốc Do Thái đặc biệt và tài năng. Ngay khi mới 
xuất hiện trên văn đàn Babel đã được ca ngợi là “ngôi 
sao mới xuất hiện trong nền văn học chúng ta” (Freidin, 
1990). Babel được biết đến trên văn đàn Nga và thế giới 
với tác phẩm Tập đoàn quân Kỵ binh. Ngay từ 1926, khi 
mới ra đời Tập đoàn quân Kỵ binh đã được dịch ra 20 
thứ tiếng và Babel đã nổi tiếng rất xa bên ngoài biên 
giới Liên Xô. Nguyễn Hải Hà đã dẫn lời Erenburg trong 
Chuyện làng văn: “Quân đoàn kỵ binh (cách dịch của 
Nguyễn Hải Hà) của Babel chiếm được cảm tình của 
Maiacovsky, Esenin, A.Belưi, T.Mann và H.Barbusse, 
R.Rolland, và Bress cùng nhiều nhà văn lớn trên thế 
giới” (Nguyen, 2004). Giáo trình Lịch sử văn học Nga 
khen ngợi Tập đoàn quân Kỵ binh: “Tập truyện viết hấp 
dẫn, đậm đà (nồng như rượu mạnh, sặc sỡ như ngọc 
quý)” (Multiple authors, 2003). Với tập truyện này, tên 
tuổi của Babel được ca ngợi, nhưng cũng với tập truyện 
này, Babel bị kết án bởi nguyên soái Budionyi – Tư 
lệnh quân đoàn Kỵ binh số Một. Tập đoàn quân Kỵ binh 
là một tập truyện ngắn gồm 34 tác phẩm ghi lại cuộc 
sống và quá trình chiến đấu của những chiến sĩ kỵ binh 
Đỗ Thị Hường 
164 
Hồng quân trong cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Liên 
Xô và Ba Lan 1920. Mặc dù là một tác phẩm viết về 
chiến tranh nhưng trong Tập đoàn quân Kỵ binh người 
đọc vẫn thấy sự xuất hiện của những nhân vật nghệ sĩ 
với thế giới của những tác phẩm nghệ thuật, những nhân 
vật tôn giáo với nhà thờ, giáo đường, những nhân vật 
triết gia Do Thái với những nghi lễ cổ truyền Chính 
sự tái hiện chân thực cuộc sống chiến đấu của cả các 
chiến sỹ Hồng quân lẫn những nạn nhân chiến tranh đã 
khiến Babel trở thành nạn nhân của tác phẩm của mình. 
Nhưng Gorky đã bênh vực Babel: “Babel tô đẹp các 
nhân vật của ông đạt hơn, thật hơn Gogol đã làm với 
những con người của vùng Daporozhe (các nhân vật 
trong Taras Bulba) Babel đã bổ xung tài tình khái 
niệm của tôi về chủ nghĩa anh hùng của quân đội đầu 
tiên trong lịch sử” “Babel là một hy vọng lớn của văn 
học Nga” (Babel, 2000). 
“Thời gian sẽ mài giũa những viên ngọc thật” 
(Nguyen, 2002), Babel đã được phục hồi danh dự và tên 
tuổi vào tháng 12/1954. Năm 1988, Tuyển tập Babel (2 
tập), hồi ký của những nhà văn cùng thời viết về Babel 
được xuất bản ở Nga. Năm 2001, Toàn tập Babel (The 
Complete Work of Isaak Babel) được phổ biến rộng rãi 
ở phương Tây. Freidin khẳng định “Tập đoàn quân Kỵ 
binh – tác phẩm làm nên tên tuổi của Babel đã được tái 
bản 35 lần chỉ tính riêng ở Nga” (Freidin, 1990). 
“Không thể hình dung được hoàn chỉnh bức tranh văn 
học Nga nếu bỏ qua mảng văn học đã từng bị cấm đoán 
trước đây” (Dao, 2002) – nhà nghiên cứu Đào Tuấn 
Ảnh đã đưa ra nhận xét rất xác đáng. Ở Việt Nam, năm 
2000 dịch giả Nguyễn Thụy Ứng đã cho công bố Tuyển 
tập I.Babel gồm ba tập truyện ngắn (Tập đoàn quân Kỵ 
binh, Truyện ngắn Odessa, Truyện ngắn) và hai vở kịch 
(Maria và Hoàng hôn). Trong số những tác phẩm của 
Babel được dịch và giới thiệu ở Việt Nam cho đến nay, 
Tập đoàn quân Kỵ binh là tác phẩm lớn nhất, xuất sắc 
nhất, thể hiện rõ nhất tài năng của nhà văn Nga Do Thái 
này. 
Nhà văn Erenburg đã viết: “Babel không giống ai 
và chẳng ai có thể giống Babel. Ông khác các tác giả 
khác không chỉ ở phong cách viết văn độc đáo mà còn ở 
 ... ới nhân vật của Babel là một thế giới của 
những con người khắc khoải kiếm tìm: những chiến binh 
Hồng quân kiếm tìm danh dự và chiến công; người trí 
thức tham gia Cách mạng Liutov và Ilia kiếm tìm vị trí 
của mình trong quần chúng Cách mạng; người nghệ sĩ 
Apolech kiếm tìm những tác phẩm nghệ thuật đích thực; 
còn những nhân vật như Ghedali, Sidorov, Arghev và 
Sashka Conhaev lại là “những người lữ khách Nga” 
kiếm tìm một thành quốc tương lai - ở nơi ấy có sự bình 
yên tuyệt đối. 
Ghedali trong tác phẩm cùng tên là một triết gia Do 
Thái tiến bộ. Căm thù bọn Ba Lan độc ác tàn sát người 
Do Thái, cảm kích khi Cách mạng “đập chết bọn Ba 
Lan” nhưng cụ vẫn không hết băn khoăn về Cách mạng: 
“Nhưng bọn Ba Lan đã bắn vì chúng nó là phản Cách 
mạng. Các ngài bắn vì các ngài là Cách mạng. Nhưng 
Cách mạng lại là hân hoan hạnh phúc. Mà hân hoan 
hạnh phúc thì không thích trong nhà có trẻ mồ côi. 
Những việc tốt thì do con người tốt làm ra. Cách mạng 
là công việc tốt của những con người tốt. Song người tốt 
không giết người. Như vậy có nghĩa là Cách mạng đang 
do những con người độc ác làm. Nhưng bọn Ba Lan 
cũng là những con người độc ác. Vậy ai sẽ nói cho 
Ghedali biết đâu là Cách mạng và đâu là phản Cách 
mạng” (Babel, 2000). 
Trong suy nghĩ đơn giản của Ghedali bọn Ba Lan là 
xấu, Cách mạng là tốt; bắt người Do Thái và giứt râu 
người Do Thái là xấu, cứu người Do Thái là tốt; bắn 
giết là xấu, mang lại niềm vui và hân hoan là tốt; giết 
người là những kẻ độc ác, việc tốt do những người tốt 
làm ra Nhưng Ghedali đâu biết rằng trên cuộc đời này 
làm gì có cuộc Cách mạng nào là Cách mạng ngọt bùi, 
niềm vui và sự hân hoan có được phải đánh đổi bằng 
máu. Bọn Ba Lan nổ súng vì mục đích phi nghĩa còn 
Cách mạng nổ súng vì Cách mạng cần phải chống lại kẻ 
phi nghĩa bằng chính thứ vũ khí của chúng. Ngay Lênin 
cũng đã nói: “Những người xã hội không tưởng xưa kia 
tưởng tượng rằng chủ nghĩa xã hội có thể được xây 
dựng bởi những con người khác, rằng đầu tiên họ sẽ 
giáo dục những con người tốt đẹp, sạch sẽ, đã được 
huấn luyện thật tốt rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội 
với những con người ấy. Chúng ta bao giờ cũng cười họ 
và nói rằng đó là trò chơi búp bê, là trò đùa của các 
thiên kim tiểu thư về chủ nghĩa xã hội chứ không là 
chính trị nghiêm túc” (Babel, 2000). Tuy suy nghĩ của 
Ghedali có phần đơn giản và lệch lạc nhưng Babel tôn 
trọng tấm lòng của Ghedali – một người Do Thái đã 
nhiệt tình ủng hộ Cách mạng, trân trọng khát khao cháy 
bỏng của cụ về một thế giới đại đồng Nga – nơi ấy 
không còn máu chảy, không còn chiến tranh, nơi ấy chỉ 
có những người tốt. “Và chúng tôi muốn có Quốc tế của 
những người tốt, tôi muốn mỗi linh hồn đều được tính 
tới và được cấp cho một khẩu phần hạng nhất” (Babel, 
2000). Khát vọng của Ghedali cũng là khát vọng của 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 163-171 
 169 
Babel và tất cả những ai tham gia Cách mạng. Có điều 
triết gia Do Thái chỉ dừng lại ở khát vọng, ước mơ còn 
Babel và các chiến sĩ Hồng quân trong Tập đoàn quân 
Kỵ binh không chỉ biết ước mơ, không chỉ tin tưởng vào 
tương lai, họ đã đấu tranh cho tương lai. Cũng bởi thế 
cho nên Babel gọi Quốc tế của Ghedali là Quốc tế thứ 
Tư – cái quốc tế không thể nào có. 
Nếu như Ghedali mơ tới một Quốc tế của những 
người tốt thì anh lính Hồng quân Sidorov trong Mặt trời 
nước Ý lại khát khao được sang đất Ý. Với anh, nước Ý 
chính là miền đất hứa, là nơi chốn bình an tuyệt đối, là 
thế giới lý tưởng. Ở đó sẽ không có những cuộc hành 
binh đánh bọn phản Cách mạng, sẽ không có một 
Matxcơva thờ ơ với Tập đoàn quân, sẽ không có cả mặt 
trận, không có “Tập đoàn quân Kỵ binh và cuộc đời lính 
tráng nồng nặc mùi máu và xác chết” (Babel, 2000). 
Anh viết trong bức thư gửi cho người yêu: “Nước Ý đã 
thấm nhập vào tim anh như bùa yêu. Ý nghĩ về đất nước 
này, đất nước mà anh chưa nhìn thấy bao giờ, đối với 
anh nó ngọt ngào như cái tên của một người đàn bà, 
như tên em, Victoria” (Babel, 2000). 
Sidorov tự nhận mình là con người nhu nhược. Anh 
không chịu đựng nổi những sự thực khốc liệt của chiến 
tranh, nhất là sự thờ ơ của hậu phương và thái độ quan 
liêu của những viên chức ở Matxcova. Tuy còn nhiều 
dằn vặt, suy tư nhưng trong tâm hồn mệt mỏi của anh 
hình ảnh nước Ý cứ sáng lên, hấp dẫn anh, lôi cuốn anh, 
hứa hẹn với anh một cuộc sống bình yên. Anh muốn 
được sang nước Ý để trốn chạy tất cả dù không biết sẽ 
có điều gì chờ đón mình ở phía trước. Babel hiểu và 
thông cảm với khát vọng của Sidorov. Dù sao anh cũng 
là người dám sống thật với ước mơ của chính mình. 
Trợ tế Arghev trong Hai tay Ivan cũng là một kẻ 
trốn chạy. Là người sùng tín, tôn thờ Chúa Jesus và lý 
tưởng về một thế giới an lành, lương thiện Arghev 
không chấp nhận nổi những sự khốc liệt của chiến tranh. 
Hai lần bị đưa ra mặt trận, hai lần trốn chạy. Lần thứ ba 
bị đưa vào trung đoàn các phần tử xấu ở Matxcova, lại 
giả điếc để không phải ra mặt trận, cuối cùng điếc thật. 
Sự hèn nhát và nhu nhược của Arghev tuy đáng lên án, 
nhưng số phận của Arghev lại gây ra sự thương cảm 
trong lòng người đọc. Muốn đạt được sự bình yên, 
muốn có được một thế giới an lành người ta phải đấu 
tranh cho nó chứ không phải trốn chạy. Hạnh phúc thực 
sự chỉ có được khi người ta biết đạt lấy nó bằng chính 
khả năng của mình. Đó chính là chân lí rút ra từ những 
câu chuyện của Ghedali, Sidorov, Arghev. Viết về họ 
Babel không hề có thái độ mỉa mai, trái lại nhà văn tỏ ra 
hiểu và thông cảm với họ. Bởi họ không thể chấp nhận 
những gì “tạm thời, tương đối, ước lệ” (chữ của 
Berdiaev) của thời kỳ quá độ, họ mong muốn đạt ngay 
đến một thế giới lý tưởng. Babel đồng cảm với mong 
ước của họ, trân trọng tinh thần hướng thiện và khát 
vọng lưu giữ lòng tốt của con người, một trong những 
giá trị đạo đức ngàn đời của nhân loại, ở họ. 
Cũng ôm ấp khát vọng tình yêu thương, cũng từng 
mơ ước một thế giới chỉ có sự yên ả và thanh bình 
nhưng Sashka Conhaev không phải là người ảo tưởng 
như Ghedali, Sidorov hay Arghev. Sống ở bất cứ môi 
trường nào anh cũng sẵn sàng lắng nghe, thông cảm, 
chia sẻ nỗi buồn, sự tuyệt vọng của người khác; động 
viên, an ủi giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Bà con, đồng 
đội gọi anh là Sashka Chúa Cứu Thế. Cuộc sống lý 
tưởng trong mắt Sashka chính là cuộc sống của những 
người chăn bò chăn ngựa ở làng quê. Tuyệt vời làm sao 
khi được sống trên thảo nguyên mênh mông và tươi đẹp, 
chỉ có niềm vui của lao động hăng say và tình yêu cuộc 
sống, yêu thiên nhiên: “Đất mang khí ẩm tháng tư. Nước 
xanh nhấp nhoáng như ngọc bích dưới những hố đen 
ngòm. Cỏ xanh rờn nhú lên trên mặt đất thành những 
đường thêu rắc rối. Và từ dưới đất bốc lên cái mùi chua 
chua như mùi ả vợ lính lúc trời rạng. Trên những nấm 
cuốc gan, những đàn gia súc đầu mùa đổ xuống bên 
dưới. Những con ngựa non tơ nô rỡn trong khoảng không 
mênh mông xanh lơ ở chân trời” (Babel, 2000). 
Chẳng thế mà Sashka kiên quyết từ chối công việc 
của một thợ mộc ở thị trấn để được sống giữa thảo 
nguyên yên ả, sống giữa đàn gia súc thân thuộc và bà 
con Côdăc yêu lao động. Ra mặt trận, tâm hồn Sashka 
vẫn không hề bị chai sạn đi bởi súng đạn, máu lửa, 
chiến tranh. Ở anh vẫn dạt dào dòng chảy của tình yêu 
thương. Vốn hát hay, Sashka đã dùng tiếng hát của 
mình để đưa sự yên bình, tình yêu, niềm thương nỗi 
nhớ, khát vọng, mơ ước trở lại thế giới tình cảm của 
những người chiến sĩ. Những giai điệu thắm thiết cổ xưa 
trong bài hát của anh đã làm sống dậy tình người, tưới 
tắm cho những mảnh đất tâm hồn đang khô hạn bởi 
chiến tranh. Chính “tôi” đã viết: “Các bài hát của anh 
cần cho chúng tôi, không ai biết chiến tranh bao giờ mới 
chấm dứt, mà Sashka Chúa Cứu Thế, ca sĩ của đại đội 
Đỗ Thị Hường 
170 
kỵ binh, còn chưa là một trái cây quá chín để rụng” 
(Babel, 2000). Sashka không chờ đợi hay trốn chạy, anh 
hành động vì mình và vì mọi người. Bởi thế có thể nói 
Sashka chính là hiện thân hoàn hảo nhất của khát vọng 
nhân văn nhân bản trong chiến tranh. Cũng xuất thân 
nông dân Sashka của Babel gợi nhớ Platon Karataev 
trong Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy. Nếu 
như Platon Karataev chính là người đem lại ánh sáng 
chân lý cho Pie Bezukhov thì Sashka lại là người đem 
lại hơi ấm của tình người tới tất cả mọi nhân vật trong 
Tập đoàn quân Kỵ binh. 
Tuy có những nét tính cách khác nhau nhưng cả 
Ghedali, cả Sidorov, cả Arghev và đặc biệt là Sashka 
đều là những người có tâm hồn đẹp. Họ đã dám sống, 
dám khát vọng, dám mơ ước dù có lúc biết rằng mơ ước 
của mình là không tưởng. Họ cũng là những nhân vật 
nói lên tiếng nói thiết tha của tác giả về tình người, về 
vẻ đẹp của lòng tốt, lương tâm, sự đồng cảm. Trong 
chiến tranh khốc liệt, giữa một thế giới những chiến 
binh dễ gợi ra sự khắc khổ, khô khan những nhân vật 
mang khát vọng về tình yêu thương của Babel như đem 
đến một luồng sinh khí mới mềm mại hơn, lãng mạn 
hơn, nhân văn hơn cho tác phẩm. 
3. Kết luận 
Như thế, Babel đã xây dựng nên trong Tập đoàn 
quân Kỵ binh một thế giới nhân vật khát vọng. Khát 
vọng hài hòa của Liutov, khát vọng tự do sáng tạo nghệ 
thuật của Apolech, khát vọng về một thế giới lý tưởng 
của Ghedali là gì nếu không phải là khát vọng đạt tới 
sự hoàn hảo trong con người? Tự đốt cháy mình, sống 
hết mình cho bản thân và những người khác, họ giống 
như nhân vật lãng mạn mang đầy màu sắc huyền thoại 
Danko của Gorky. Có điều Babel không lý tưởng hóa, 
thần thánh hóa những nhân vật của mình, nhà văn chỉ lý 
tưởng hóa khát vọng của họ, gieo vào trong tâm hồn họ 
khát vọng kiếm tìm cái đẹp tuyệt đối Bởi thế, họ thật 
hơn, gần gũi hơn với người đọc. “Trên đời này thật 
không có gì khó khăn hơn là viết những trang văn xuôi 
lương thiện, giản dị về con người” (Vuong, 1998), với 
Tập đoàn quân Kỵ binh và những nhân vật luôn khát 
khao những ước vọng nhân văn, Babel thực sự đã làm 
được công việc khó khăn ấy. 
Tài liệu tham khảo 
Babel, I. E. (2000). The collected stories (Tuyển tập) (T. 
U. Nguyen, Trans.). Culture and Information. 
Berdiaev, A. N. (2003). The Russian soul (Tâm hồn 
Nga) (T. L. Tu, Trans.). Journal of Foreign 
Literature, 6, 199–218. 
Dao, T. A. (2001). A look back at the Soviet Russian 
prose written about war (Nhìn lại văn xuôi Nga Xô 
Viết viết về chiến tranh). Journal of Writer, 5, 
124–133. 
Dao, T. A. (2002). Critic Dao Tuan Anh: ‘I'm the 
person who knows...to quit’ (Nhà phê bình Đào 
Tuấn Ảnh: ‘Tôi là người biết... bỏ cuộc’). 
Vnexpress. https://vnexpress.net/nha-phe-binh-
dao-tuan-anh-toi-la-nguoi-biet-bo-cuoc-
1875255.html. 
Freidin, G. (1990). Isaac Babel (1894—1940). 
Freidin, G. (2021). Isaac Babel. Encyclopedia 
Britannica. 
https://www.britannica.com/biography/Isaac-
Babel. 
Gorky, M. (1970). Gorky's discussions of literature 
(Gorky bàn về văn học). Literature. 
Hoang, T. X. (1999). The ten biggest religions in the 
world (Mười tôn giáo lớn trên thế giới). National 
Politicics. 
Huu, N. (1982). The dictionary of foreign writers and 
playwrights (Từ điển tác gia văn học và sân khấu 
nước ngoài). Culture. 
Le, D. T. (1999). A few characteristics of Russian-
Soviet short stories (Mấy đặc điểm truyện ngắn 
Nga – Xô Viết). Journal of Military Arts, 4, 110–
112. 
Multiple authors. (2003). The history of Russian 
literature (Lịch sử văn học Nga). Education. 
Nguyen, C. (1993). The Jewish folk legends (Những 
truyền thuyết dân gian Do Thái). Culture. 
Nguyen, H. D. (1963). Literature, arts and politics in the 
Soviet Union (Văn nghệ với chánh trị tại Liên Xô). 
Encyclopedia, 159+160, 57–61 & 21–26. 
Nguyen, H. H. (2002). Russian literature, truth and 
beauty (Văn học Nga sự thật và cái đẹp). 
Education. 
Nguyen, H. H. (2004). Tragic/Miserable life (Cuộc đời 
sóng gió bi thảm). Printed in Stories of Vietnamese 
and world literature. Education. 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 163-171 
 171 
Pautovsky, K., & Phan, H. G. (2004). Some words about 
Babel (Mấy lời về Babel). Printed in Alone with 
the autumn. Culture and Information. 
Prokhorov, A. M. (n.d.). The Soviet commander 
Budionyi (Будённый Семён Михайлович) (Vol. 
30). The Soviet Encyclopedia. 
About the relationship between the intellectuals and 
ordinary people in "Red Calvary" by I. E. Babel” 
(Проблема взаимоотношений интеллигенции и 
народа в “Конармии” И.Э.Бабеля). (n.d.). 
https://www.elibrary.ru/item.asp?id=36820773. 
Vuong, T. N. (1998). The diary of short stories (Sổ tay 
truyện ngắn). Vietnam Writers' Association. 
THE HUMANE ASPIRATIONS IN ISAAC BABEL’S RED CAVALRY 
Do Thi Huong 
Vietnam Institute of Literature, Vietnam Academy of Social Sciences, Vietnam 
Author corresponding: Do Thi Huong - Email: huongvhnnvvh@gmail.com 
Article History: Received on 29th May 2021; Revised on 14th June 2021; Published on 17th June 2021 
Abstract: Isaac Babel is an exceptional Russian-Jewish writer of Russian literature. The writer himself and his best work Red Cavalry 
have truly become a remarkable phenomenon in Russian and world literature. Through Red Cavalry, Babel not only helps readers 
understand more about the life, the fighting process as well as the virtues and the ideal of the Red Army Cossack soldiers, but also 
allows them to see the human values, human nature, simple wishes and noble aspirations of people, especially the Jewish 
intellectuals in violent war situations. His readers, therefore, pay even more respect for this talented and brave writer, and at the same 
time, earn a more comprehensive view of a highly turbulent period of the Russian-Soviet literature. With an uncommon psychological 
view used in approaching the works written about war, this article hopes to highlight the issues mentioned above. 
Key words: Isaac Babel; Red Cavalry; humane aspiration; intellectual; Jew. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_khat_vong_nhan_van_trong_tap_doan_quan_ky_binh_cua_isa.pdf