Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể

Khái Hưng được xem là cây bút “trụ cột” của “Tự lực văn đoàn” với

hàng loạt các sáng tác thể hiện rõ tôn chỉ của nhóm. Với mục đích

khám phá hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng,

bài viết vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để chỉ ra những độc đáo

trong cách nhìn nhận và xây dựng nhân vật của nhà văn. Kết quả cho

thấy, những “cô gái mới” luôn được nhà văn miêu tả trong tương quan

đối nghịch với những người phụ nữ truyền thống. Họ có vẻ ngoài xinh

đẹp cùng khát khao mãnh liệt được sống hết mình trong tình yêu và

hôn nhân. Vẻ đẹp đó không phải chỉ do người khác phán xét mà quan

trọng hơn do chính bản thân họ tự ý thức. Đó là nét mới, thể hiện nhãn

quan tiến bộ của Khái Hưng trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền

và hạnh phúc cho nửa kia thế giới

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 1

Trang 1

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 2

Trang 2

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 3

Trang 3

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 4

Trang 4

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 5

Trang 5

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6880
Bạn đang xem tài liệu "Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng và niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp cơ thể
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 32 - 37 
 32 Email: jst@tnu.edu.vn 
FEMALE CHARACTERS IN KHAI HUNG'S NOVELS 
AND THE PRIDE OF BODY BEAUTY 
(Surveyed through “Hon buom mo tien”, “Nua chung xuan”, “Doi mua gio”) 
Pham Thi Van Huyen
* 
TNU - University of Science 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 23/02/2021 Khai Hung is considered the “pillar” pen of the Self-Reliance Union 
with a series of compositions clearly demonstrating the group's 
principles. With the aim of discovering the image of a woman in Khai 
Hung's novels, the article applies the feminist criticism theory to point 
out the uniqueness in the writer's way of looking at and building 
characters. The results show that the "young girls" are always described 
by the writer in the opposite relation to the traditional women. They 
have a very beautiful appearance and a strong desire to live as 
themselves in love and marriage. Their beauty is judged not only by 
others, but also more importantly by their self-awareness. That is a new 
feature showing the progressive vision of Khai Hung in the movement 
of fighting for equality and happiness of the other half of the world. 
Revised: 09/3/2021 
Published: 28/4/2021 
KEYWORDS 
Feminism 
Khai Hung 
Novel 
Character 
Female 
NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHÁI HƢNG 
VÀ NIỀM KIÊU HÃNH VỀ VẺ ĐẸP CƠ THỂ 
(Khảo sát qua “Hồn bƣớm mơ tiên”, “Đời mƣa gió”, “Nửa chừng xuân”) 
Phạm Thị Vân Huyền 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 23/02/2021 Khái Hưng được xem là cây bút “trụ cột” của “Tự lực văn đoàn” với 
hàng loạt các sáng tác thể hiện rõ tôn chỉ của nhóm. Với mục đích 
khám phá hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng, 
bài viết vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để chỉ ra những độc đáo 
trong cách nhìn nhận và xây dựng nhân vật của nhà văn. Kết quả cho 
thấy, những “cô gái mới” luôn được nhà văn miêu tả trong tương quan 
đối nghịch với những người phụ nữ truyền thống. Họ có vẻ ngoài xinh 
đẹp cùng khát khao mãnh liệt được sống hết mình trong tình yêu và 
hôn nhân. Vẻ đẹp đó không phải chỉ do người khác phán xét mà quan 
trọng hơn do chính bản thân họ tự ý thức. Đó là nét mới, thể hiện nhãn 
quan tiến bộ của Khái Hưng trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền 
và hạnh phúc cho nửa kia thế giới. 
Ngày hoàn thiện: 09/3/2021 
Ngày đăng: 28/4/2021 
TỪ KHÓA 
Chủ nghĩa nữ quyền 
Khái Hưng 
Tiểu thuyết 
Nhân vật 
Phụ nữ 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4027 
Email: huyenptv@tnus.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 32 - 37 
 33 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Từ bao đời nay, thái độ “trọng nam khinh nữ” như một nếp nghĩ quen thuộc đã ăn sâu vào 
tiềm thức của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Những câu nói “cửa miệng” như: “Nữ nhi 
thường tình”; “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử 
tòng tử”; “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”; “Khôn ngoan cũng 
thể đàn bà/ Dù rằng vụng dại cũng là đàn ông”; “Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn 
cũng thể nhờ chồng”; “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” không chỉ thể 
hiện thái độ thiếu tôn trọng mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều tấn bi kịch đau lòng cho 
biết bao người phụ nữ. Và, như một lẽ tất yếu, chủ nghĩa nữ quyền đã ra đời, phát triển mạnh mẽ 
ở khắp nơi trên thế giới, nhằm giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Cuộc đấu tranh ấy diễn ra trên 
nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học. 
Ở Việt Nam, vấn đề nữ quyền luận mới chỉ được bàn luận trong khoảng hơn chục năm trở lại 
đây với số lượng công trình nghiên cứu còn khá ít ỏi. Năm 2006, trong bài viết “Vấn đề phái tính 
và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp 
đã giới thiệu khái quát về vấn đề phái tính trong văn học ở từng giai đoạn và đưa ra những nhìn 
nhận ban đầu về vấn đề tính nữ trong văn học Việt Nam [1]. Kể từ đó, vấn đề nữ quyền đã dành 
được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu. Bài viết “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ 
đương đại” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học của tác giả Nguyễn Thị Bình tiếp tục nhận 
diện, lý giải vai trò của ý thức phái tính đối với hoạt động sáng tạo văn chương của nữ giới [2]. 
Tuy nhiên, âm hưởng nữ quyền không phải đợi đến văn học đương đại mới xuất hiện mà đã có 
trong văn học Việt Nam các giai đoạn trước. Cuốn “Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX” [3] 
của nhóm tác giả Viện văn học, bài viết “Văn học Việt Nam 60 năm nhìn lại (1945-2005)” Phan 
Trọng Thưởng [4], Luận án “Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 
1954-1975” của Nguyễn Thị Việt Nga [5] đã cho thấy việc dùng lý thuyết phê bình Nữ quyền để 
nhìn nhận lại các hiện tượng văn học là việc làm vô cùng ý nghĩa, nhất là với trường hợp “Tự lực 
văn đoàn”. 
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học giai đoạn này, khen có mà chê cũng 
có nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội đang có nhu cầu “nhận thức lại” để tìm ra 
một cách đọc “khác” với các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, 
việc nghiên cứu “Tự lực văn đoàn” dưới một góc nhìn mới càng trở nên cần thiết. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Qua tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết “Tự lực văn đoàn” nói chung, nhân 
vật nữ trong tiểu thuyết của Khái Hưng nói riêng, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả đều tìm 
hiểu hình tượng người phụ nữ trong tổng thể và xem xét hình tượng người phụ nữ dưới góc nhìn 
thi pháp, thể loại. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền để 
kiến giải về một hình tượng nhân vật vô cùng đặc sắc, hi vọng có thể những kiến giải thú vị và 
đầy bất ngờ về những vấn đề vốn được xem là xưa cũ. 
Xuất hiện vào những năm 70 của thế kỉ XX, lý thuyết phê bình nữ quyền nhanh chóng trở 
thành một phương pháp nghiên cứu phổ biến trong văn học. Với tư cách là một phương pháp 
nghiên cứu ...  trước mặt. 
Trong ca dao, vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ được miêu tả có phần kín đáo, ý nhị. Tất cả 
đều được nghệ sĩ dân gian ghi lại với biết bao trìu mến: 
“Những người con mắt lá răm,/ Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.” 
“Ai xui má đỏ, môi hồng,/ Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.” 
Theo kinh nghiệm người xưa, những phụ nữ có chiếc eo thon không chỉ có ngoại hình ưa nhìn 
mà còn rất đảm đang: “Những người thắt đáy lưng ong,/ Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con”. 
Mái tóc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tô điểm vẻ đẹp của người phụ nữ: “Tóc đến lưng 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 32 - 37 
 35 Email: jst@tnu.edu.vn 
vừa chừng em bới,/ Để chi dài bối rối dạ anh”. Và nụ cười thể hiện nét duyên dáng, quyến rũ nơi 
họ. Mái tóc ấy, nụ cười ấy đã làm đắm say con tim của biết bao chàng trai: “Trăng rằm mười sáu 
trăng nghiêng,/ Thương em chúm chím cười duyên một mình.” 
Có thể nói, bằng chính lối miêu tả hồn nhiên, chất phác, các nghệ sĩ dân gian đã tạo nên 
những phác thảo đơn sơ về chân dung người phụ nữ với tất cả sự giản dị, thân thương nhất. Điều 
mà đến văn học viết các giai đoạn sau khó có thể có được bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ 
phong kiến cùng chế độ nam quyền với đủ những luật lệ hà khắc đã khiến người phụ nữ sống 
khép mình, ít cơ hội thể hiện còn các tác giả cũng dường như né tránh khi miêu tả vẻ đẹp cơ thể 
của người phụ nữ; có chăng cũng chỉ là những bức chân dung theo khuôn mẫu với lỗi miêu tả 
đậm chất ước lệ, tượng trưng như chân dung cô Kiều, cô Vân trong “Truyện Kiều” của Nguyễn 
Du: “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt 
đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da./ Kiều càng sắc sảo mặn mà,/ So bề tài sắc 
lại là phần hơn/ Làn thu thủy, nét xuân sơn,/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.” 
Hệ thẩm mĩ trung đại vẫn đề cao những nét đẹp thuộc về phẩm chất của người phụ nữ hơn là 
dung mạo bên ngoài bởi theo công thức: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” thì chữ Dung luôn được xếp 
sau. Vậy nên, có thời kì những vần thơ miêu tả vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ đầy táo bạo của Hồ 
Xuân Hương bị “quy chụp” là mang yếu tố “dâm” và “tục”: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” 
(“Bánh trôi nước”); “Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng./ Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,/ 
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.” (Đánh đu”); “Một trái trang thu chín mõm mòm,/ Nảy vừng 
quế đỏ đỏ lòm lom!” (“Hỏi trăng”)... 
Không e dè, giấu diếm, Hồ Xuân Hương phác thảo ra bức chân dung của người phụ nữ với vẻ 
đẹp viên mãn, tròn đầy, gợi cảm và gợi tình: “Mùa hè hây hẩy gió nồm đông/ Thiếu nữ nằm chơi 
quá giấc nồng/ Lược trúc biếng cài trên mái tóc/ Yếm đào trễ xuống dưới nương long/ Đôi gò 
bồng đảo sương còn ngậm/ Một lách đào nguyên suối chửa thông” (“Thiếu nữ ngủ ngày”). Ca vẻ 
đẹp “phồn thực” ấy, Hồ Xuân Hương ý thức hơn ai hết về vẻ đẹp của giới mình và bà tự hào về 
điều đó, điều mà không phải tác giả văn học trung đại nào cũng dám “lớn tiếng” thể hiện. Tuy 
nhiên, những người có “dũng khí” như Hồ Xuân Hương thời đó không nhiều, vì vậy tiếng thơ của 
Hồ Xuân Hương thánh thót là thế rồi cũng rơi vào thinh không. 
Chế độ phong kiến sụp đổ, những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của phương Tây đã ít nhiều ảnh 
hưởng đến quan điểm thẩm mĩ của thời đại. Bước sang thế kỉ XX, cái nhìn về người phụ nữ dường 
như đã cởi mở hơn rất nhiều nhưng phải đợi đến khi “Tự lực văn đoàn” xuất hiện, người phụ nữ 
mới thực sự được tôn vinh và được nhìn nhận một cách thỏa đáng. Chính Khái Hưng và những nhà 
văn “Tự lực văn đoàn” là những người đi tiên phong thực hiện sứ mệnh ấy. Bằng con mắt đầy yêu 
thương và trái tim nhân hậu, Khái Hưng đã trân trọng phát hiện và hết lời ngợi ca vẻ đẹp của người 
phụ nữ. Nhà văn nhận thấy: người phụ nữ đẹp trước hết ở ngoại hình và đẹp không có nghĩa là phải 
theo đúng chuẩn mực của xã hội phong kiến, nhất thiết phải biết “Cầm, Kì, Thi, Họa”, phải có đủ 
“Công, Dung, Ngôn, Hạnh” Nhà văn bỏ qua những định kiến tồn tại hàng ngàn đời để nâng niu 
nhân vật với nhãn quan vô cùng tiến bộ. Vì vậy, đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, người đọc ấn 
tượng trước tiên bởi vẻ bên ngoài vô cùng trẻ trung, xinh đẹp của người phụ nữ. 
Lan trong “Hồn bướm mơ tiên” mang vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi với “làn da trắng mát” và 
“hai má đỏ hồng”. Mỗi khi xấu hổ, Lan thường không che giấu được cảm xúc của mình và hai 
má lại đỏ ủng lên: “hơi đỏ má”, “má hồng ngượng ngịu” [6, tr.73]. Ngoại hình ấy, tính cách ấy 
chỉ có ở những cô gái mới lớn. Cho nên, cái hấp dẫn ở nhân vật Lan chính là cái hấp dẫn của sức 
trẻ. Khái Hưng không miêu tả nhiều về ngoại hình của Lan mà chỉ chấm phá bằng vài nét phác 
thảo đơn sơ nhưng chỉ thế thôi cũng đủ cho người đọc cảm thấy yêu mến nhân vật này. 
Bằng ngoại hình thanh tú cùng dáng vẻ nhẹ nhàng, Lan đã chiếm trọn được trái tim Ngọc. 
Vậy nên, Lan có giả làm con trai để che giấu thân phận thì Ngọc vẫn không khỏi nghi ngờ về giới 
tính của Lan: “Quái lạ, sao vùng nhà quê lại có người đẹp đến thế, nước da trắng mát, tiếng nói 
dịu dàng, trong trẻo như tiếng con gái” [6, tr.10]. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 32 - 37 
 36 Email: jst@tnu.edu.vn 
Ngọc quyết tâm tìm cho ra sự thật, không đơn thuần là để thỏa mãn sự tò mò mà để chứng 
minh cảm nhận của mình là không thể sai: “Lúc chú tiểu sợ hãi, ôm lấy Ngọc, Ngọc thấy có cảm 
tưởng khác thường” [6, tr.38]. Chính “cảm tưởng khác thường” ấy đã khiến Ngọc không thể thôi 
suy nghĩ về Lan và chàng đã chọn được một thời điểm thích hợp để tỏ bày với Lan niềm yêu 
mến: “Tôi xin thú thực với ni cô rằng, tôi yêu ni cô, tôi yêu ngay từ lúc còn tưởng ni cô là trai. Ni 
cô là một người thông minh, đĩnh ngộ, xinh đẹp như thế, ai lại không yêu được” [6, tr.82]. 
Lan trong “Hồn bướm mơ tiên” trong ngần, trinh bạch bao nhiêu thì Mai trong “Nửa chừng 
xuân” cũng thanh cao, đức hạnh bấy nhiêu. Cả hai đều đem đến sự tươi mới, trẻ trung, đầy sức 
sống. Mai đẹp trước hết ở nụ cười: “Cái nụ cười của cô vẫn còn nở trên cặp môi thắm” [6, 
tr.123], “Cô đi thoăn thoắt lúc cặp môi thắm với gió xuân” [6, tr.131], “Nụ cười lại nở trên cặp 
môi đỏ thắm” [6, tr.132]. Mai còn nổi bật bởi “nước da trắng”, “mặt trái xoan”, “hai con mắt ướt 
như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng” [6, tr.95] và “đôi bàn tay ngà ngọc” [6, tr.344]. Vậy 
nên, Mai đã chiếm được cảm tình không chỉ của riêng mình Lộc. Với Lộc, Mai “đẹp như tiên 
nga” [6, tr.181]. Với bác sĩ Minh: “Mai đẹp lắm, đẹp ít người sánh kịp” [6, tr.263]. Còn với họa 
sĩ Bạch Hải, Mai là một kiểu mẫu lí tưởng: “Tôi đi tìm kiểu mẫu đã nhiều, song chưa gặp được ai 
có cái nhan sắc như cô” [6, tr.270]. Thậm chí, ngay cả những người luôn muốn gạt bỏ Mai ra 
khỏi cuộc sống của mình như bà Hàn, bà Án cũng chẳng thể phủ nhận vẻ xinh đẹp của Mai. Mai 
đẹp khiến họ phải ngỡ ngàng: “Mai đẹp lắm, đẹp dịu dàng, đôn hậu” [6, tr.316], “Mai đẹp quá!” 
[6, tr.150]. 
Không mang vẻ đẹp thánh thiện như Lan và Mai, Tuyết trong “Đời mưa gió” giống như một 
luồng gió lạ khiến người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Ngay cả những người “đầu ấp, 
tay gối” với Tuyết cũng không thể hiểu được hết về Tuyết mà chỉ thấy rằng, ở Tuyết có một sức 
hấp dẫn khó cưỡng lại được. 
Tuyết nhí nhảnh, gợi cảm và sống động. Với Tuyết, Khái Hưng mạnh dạn khắc họa những nét 
đẹp mang đầy yếu tố sắc dục. Đó là vẻ đẹp của “cặp mắt sắc sảo” [7, tr.53], của “hai má đỏ hây, 
mái tóc hơi rối, hai món tóc mai vòng vòng như hai dấu hỏi đen láy ở hai bên thái dương trắng 
bông” [7, tr.56], của “cái tay trắng muốt, mềm mại cử động” [7, tr.69] “Tuyết vừa nói vừa liếc 
mắt long lanh hoạt động nhìn Chương một cách rất tình tứ. Cặp môi bôi sáp đỏ hình trái tim nhách 
một nụ cười làm hai lúm đồng tiền ở hai má mơn mởn như tuyết trái đào Lạng Sơn chín hồng mới 
hái” [7, tr.33]. Vẻ đẹp ấy đủ sức mê hoặc bất kể ai từng tiếp xúc với Tuyết: “Ai đã đến chơi nhà 
Chương cũng khó lòng ghét được Tuyết” [7, tr.103-104]. Ở Tuyết, người ta thấy một nhan sắc kiều 
diễm, có phần lả lơi nhưng vô cùng đáng yêu. Có lẽ vì thế, Tuyết tuy là một cô gái điếm nhưng lại 
dành được nhiều thiện cảm hơn so với Thu – một tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, “yểu điệu thục nữ” 
nhưng nhạt nhẽo, vô hồn. Điều đó cho thấy, gu thẩm mĩ của thời đại đã thay đổi. 
Đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, chúng tôi còn nhận thấy: vẻ đẹp của các nhân vật nữ không 
chỉ được nhà văn miêu tả qua lăng kính của nam giới mà được chính bản thân người phụ nữ 
khẳng định một cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Cho dù họ là ai, họ thuộc tầng lớp nào, họ cũng luôn 
ý thức được vẻ đẹp của mình, thậm chí ý thức việc dùng phấn son để làm tôn lên vẻ đẹp đó. 
Trước khi chấp nhận hi sinh hạnh phúc và tình yêu vì Lộc, Mai đã có những tháng ngày thanh 
xuân đầy tươi trẻ. Mai “trẻ lắm mới 19 cái xuân xanh. Mai cũng biết Mai trẻ. Mai đẹp Chỉ 
ngắm cái nét mặt khinh bỉ của mấy chị em con bác phán, Mai cũng đủ hiểu rằng Mai đẹp” [6, 
tr.112]. Còn Tuyết, cô hay ngắm mình trước gương để có thể tự chiêm ngưỡng vẻ đẹp cơ thể 
mình. Có lần “Chương bĩu môi bảo Tuyết: “Cô có thấy cô dơ dáng dại hình không?” Tuyết đứng 
dậy ngắm trước gương bầu dục, rồi trở lại chỗ cũ trả lời: “Không anh ạ. Hình dáng em vẫn xinh 
như thường” [7, tr.57]. Mỗi khi ra ngoài, Tuyết ăn vận rất đẹp, rất “thành thị” và không quên 
trang điểm bởi trang điểm giúp Tuyết “thấy nhan sắc thay đổi hẳn vẻ mặt tươi tắn, đôi má hồng 
đào, cặp mắt sáng quắc” [7, tr.151]. Tuyết thú nhận một cách hồn nhiên: “Trời phú cho em một 
khối óc tốt tươi và một trái tim dễ cảm nên em thấy ai, em cũng tưởng người ta yêu em và em 
cũng muốn yêu người ta” [7, tr.86]. Vì vậy, “ân ái” cùng Chương được một tuần thì Tuyết bỏ 
Chương theo tình nhân cũ. Tuyết lí giải việc mình bỏ đi và trở về tới bốn lần trong vòng bốn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 32 - 37 
 37 Email: jst@tnu.edu.vn 
tháng sống cùng Chương là do quá đam mê lạc thú. Nhưng lần trở lại cuối cùng này khiến Tuyết 
vô cùng hối hận: “Nếu ta biết chàng yêu ta đến thế thì ta đừng đến nhà chàng có hơn không. 
Chàng sẽ mãi sống với hình ảnh không già của ta. Nhưng nay chàng đã trông thấy ta rồi, thì từ 
đây, ta sẽ không còn chiếm được một chỗ cỏn con trong tâm hồn chàng nữa” [7, tr.215]. Tuyết bẽ 
bàng nhận ra: Tuyết chỉ đẹp khi Tuyết còn trẻ. Tuyết cũng thực sự thấy mình nhơ nhuốc và 
không muốn quấy rối cuộc sống bình yên của Chương thêm lần nào nữa. Đó quả là sự tự ý thức 
của một con người có lòng tự trọng. Vậy nên, khi người đời dành cho Tuyết ánh mắt đầy kì thị 
thì Khái Hưng vẫn nhìn Tuyết rất đỗi trìu mến. Câu nói đầy tính phản pháo của Chương khi nghe 
thấy Phương phàn nàn về việc Chương “mê một con đĩ, đi đâu cũng đưa nó đi theo như vợ” [7, 
tr.99] hay chính sự bênh vực mà Khái Hưng muốn dành cho nhân vật của mình: “Tuyết là người 
yêu của tôi, anh chỉ nên biết thế thôi. Vả đĩ, thì ai ai cũng đĩ, chỉ khác có một đằng đĩ với một 
người và một đằng đĩ với nhiều người” [7, tr.99]. Với Khái Hưng, Tuyết như một cô gái thượng 
lưu và tử tế. Tuyết đáng nhận được sự cảm thông và cách ứng xử nhân văn từ những người xung 
quanh. Việc Khái Hưng đưa một nhân vật phụ nữ giang hồ trở thành nhân vật trung tâm của tiểu 
thuyết đã ghi nhận sự dịch chuyển quan trọng trong tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn, góp phần xóa 
bỏ quan niệm vị thế hạ đẳng trong văn học truyền thống. Đồng thời, nhà văn cũng muốn gửi đến 
bạn đọc một thông điệp: trước khi “phán xét” bất cứ ai, bạn đọc đừng vội “trông mặt mà bắt hình 
dong”; hãy nhìn họ với tất cả sự thấu cảm. Bởi chỉ có như vậy, chúng ta mới tránh được những 
sai lầm không đáng có. 
4. Kết luận 
Với “Hồn bướm mơ tiên”, “Đời mưa gió”, “Nửa chừng xuân”, Khái Hưng đã mạnh dạn vượt 
thoát khỏi lối viết truyền thống xưa cũ với những ước lệ, tượng trưng để miêu tả một cách tự 
nhiên nhất những nét đẹp thân thể sống động và đầy kiêu hãnh của người phụ nữ. Trong trang 
văn của Khái Hưng, những người phụ nữ ấy luôn xuất hiện với vị thế, vai trò là nhân vật trung 
tâm của tiểu thuyết – trung tâm của những xung đột nghệ thuật; thể hiện ý thức về nhân phẩm, 
bày tỏ quan niệm mới về tình yêu, tha thiết sống cuộc đời tự do và tự lập; kiên quyết đấu tranh 
bảo vệ tình yêu và quyền sống cá nhân... Vậy nên, mặc dù kết thúc tác phẩm, Khái Hưng không 
thể đổi thay cuộc đời nhân vật: Lan vẫn đi tu, vẫn không nguôi đấu tranh giữ Tình yêu và Khổ 
hạnh; Mai nuôi con một mình, không danh chính ngôn thuận với Lộc; Tuyết thân tàn ma dại, bỏ 
Chương đi giữa những ngày Tết sum họp, ấm áp của mọi người, nhưng thông qua cuộc đời của 
Lan, Mai, Tuyết, Khái Hưng đã đem đến những phát hiện, những quan niệm hoàn toàn mới mẻ, 
góp phần tôn vinh giá trị người phụ nữ. Âm hưởng nữ quyền ấy đã được các nhà văn kế cận tiếp 
tục phản ánh trong tiểu thuyết giai đoạn sau này, đặc biệt là các nhà văn nữ như: Thuận, Lý Lan, 
Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai, Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Xuân Khánh... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] D. D. Nguyen, “Gender issues and feminist resonance in literature,” (in Vietnamese), 2013. [Online]. 
Available: https://phebinhvanhoc.com.vn/van-de-phai-tinh-va-am-huong-nu-quyen-trong-van-hoc-
viet-nam-duong-dai/ [Accessed May 20, 2020]. 
[2] T. B. Nguyen, “The sense of gender in contemporary female prose,” (in Vietnamese), Journal of 
Literature Studies, no. 9, pp. 74-85, 2011. 
[3] Many authors, Looking back on Vietnamese literature in the twentieth century. National Political 
Publishing House, (in Vietnamese), Hanoi, 2002. 
[4] T. T. Phan, “Sixty years back Vietnamese literature (1945-2005),” (in Vietnamese), Journal of 
Literature Studies, no. 9, pp. 03-12, 2005. 
[5] V. N. Nguyen, “Human themes in southern urban fictions1954-1975,” (in Vietnamese), PhD. Thesis, 
Vietnam Academy of Social Sciences, Hanoi, 2012. 
[6] K. Hung, Hon buom mo tien, Nua chung xuan. Writers Association Publishing House, (in Vietnamese), 
Hanoi, 2018. 
[7] N. Linh and K. Hung, Doi mua gio. Literature Publishing House, (in Vietnamese), Hanoi, 2009. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_vat_nu_trong_tieu_thuyet_cua_khai_hung_va_niem_kieu_han.pdf