Nhân vật Nguyễn Du từ thơ đến tiểu thuyết
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và cuốn tiểu thuyết
“Nguyễn Du” của nhà văn Nguyễn Thế Quang, trong phạm vi bài viết này tác giả bài báo
tập trung làm sáng tỏ những điểm đồng nhất và khác biệt giữa nhân vật Nguyễn Du trong
thơ và trong tiểu thuyết. Từ những điểm khác biệt ấy để thấy được những cách tân, sáng tạo
và những đóng góp của nhà văn Nguyễn Thế Quang trong quá trình xây dựng nhân vật lịch
sử Nguyễn Du và tiến trình vận động của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhất là với tiểu loại
tiểu thuyết lịch sử.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nhân vật Nguyễn Du từ thơ đến tiểu thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân vật Nguyễn Du từ thơ đến tiểu thuyết
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11, Số 2, 2021 190-204 190 NHÂN VẬT NGUYỄN DU TỪ THƠ ĐẾN TIỂU THUYẾT Nguyễn Thị Thẩm Mỹa* aKhoa Quốc tế học, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Email: myntt@dlu.edu.vn Lịch sử bài báo Nhận ngày 02 tháng 12 năm 2020 | Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 01 năm 2021 Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 Tóm tắt Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và cuốn tiểu thuyết “Nguyễn Du” của nhà văn Nguyễn Thế Quang, trong phạm vi bài viết này tác giả bài báo tập trung làm sáng tỏ những điểm đồng nhất và khác biệt giữa nhân vật Nguyễn Du trong thơ và trong tiểu thuyết. Từ những điểm khác biệt ấy để thấy được những cách tân, sáng tạo và những đóng góp của nhà văn Nguyễn Thế Quang trong quá trình xây dựng nhân vật lịch sử Nguyễn Du và tiến trình vận động của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhất là với tiểu loại tiểu thuyết lịch sử. Từ khóa: Cách tân; Đồng nhất; Khác biệt; Nguyễn Du; Nguyễn Thế Quang; Tiểu thuyết Nguyễn Du; Thơ chữ Hán. DOI: Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2021 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 4.0 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 191 THE CHARACTER NGUYEN DU FROM POETRY TO NOVELS Nguyen Thi Tham Mya* aThe Faculty of International Studies, Dalat University, Lam Dong, Vietnam *Corresponding author: Email: myntt@dlu.edu.vn Article history Received: December 2nd, 2020 | Accepted: January 6th, 2021 Available online: April 16th, 2021 Abstract On the basis of learning and analyzing Chinese poems by Nguyen Du and the novel about this great poet by Nguyen The Quang, the author of this article ventures to clarify the similarities and differences of the character Nguyen Du between poetry and the aforementioned novel. Such differences can shed light on the innovations, creativity, and contributions of Nguyen The Quang in the process of establishing the historical character of Nguyen Du and the dynamics of modern Vietnamese novels, especially in the subcategory of historical novels. Keywords: Chinese poetry; Difference; Innovation; Nguyen The Quang; Nguyen Du; Nguyen Du (novel); Similarity. DOI: Article type: (peer-reviewed) Full-length research article Copyright © 2021 The author(s). Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC 4.0 Nguyễn Thị Thẩm Mỹ 192 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang được xem là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về nhân vật lịch sử Nguyễn Du. Vì thế, trước khi biết đến Nguyễn Du là một nhân vật văn học thì bạn đọc còn biết đến ông với tư cách là một con người có thật trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông, tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình quý tộc và có truyền thống khoa cử lâu đời – họ Nguyễn Tiên Điền. Hơn thế nữa, tên tuổi của Nguyễn Du còn gắn liền với tác phẩm Truyện Kiều – một kiệt tác bất hủ trong nền văn học Việt Nam và hàng trăm bài thơ chữ Hán, chữ Nôm khác. Trong đó, thơ chữ Hán có một vị trí quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du, bởi nó vừa được xem là “nhật ký tâm trạng”, vừa là “nhật ký hành trình” ghi chép lại những cảnh huống mà nhà thơ đã bắt gặp, đã chứng kiến, trải nghiệm qua những vùng miền khác nhau xuyên suốt cuộc đời mình. Vì thế, thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa có giá trị về nghệ thuật, vừa có giá trị về lịch sử cuộc đời của chính tác giả. Học giả Mai Quốc Liên đã từng nhận xét: "Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa" (Nhiều tác giả, 2000, tr. 68). Cũng bởi cảm tài năng và đức độ ấy, tác giả Nguyễn Thế Quang đã chọn Nguyễn Du làm hình tượng nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết cùng tên của mình. Tiểu thuyết Nguyễn Du được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2010, ngay từ tiêu đề của cuốn tiểu thuyết đã cho chúng ta thấy Nguyễn Thế Quang tập trung khắc họa nhân vật Nguyễn Du – một nhân vật lịch sử của dân tộc. Tác giả đã kế thừa lối viết truyền thống tôn trọng lịch sử, trên cơ sở những sự kiện, chi tiết, nhân vật kết hợp với vốn văn hóa, vốn sống của mình để hư cấu và xây dựng lại chân dung Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Sau khi nghiên cứu, khảo sát nhân vật Nguyễn Du thông qua cứ liệu lịch sử, các bài thơ chữ Hán và nhân vật Nguyễn Du trong tiểu thuyết Nguyễn Du của nhà văn Nguyễn Thế Quang, có thể rút ra một số nét tiêu biểu về nhân vật này. 2. SỰ NHẤT QUÁN VỀ TÍNH CÁCH NGUYỄN DU TRONG THƠ CHỮ HÁN VỚI NHÂN VẬT NGUYỄN DU TRONG TIỂU THUYẾT CÙNG TÊN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ QUANG 2.1. Những trăn trở của Nguyễn Du trước thực tại cuộc sống Dù là một Nguyễn Du trong thơ hay là một nhân vật Nguyễn Du trong tiểu thuyết chúng ta đều thấy được những suy tư, trăn trở của ông trước cuộc đời và số phận của những con người trong xã hội, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh với một nỗi lòng nặng trĩu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã từng nhận xét: “Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, một ấn tượng sâu sắc để lại cho người đọc là nhà thơ rất buồn. Lúc nào cũng buồn. Có lý do để buồn đã đành, nhiều khi vô cớ, không đâu ông vẫn cứ buồn như vậy. Buồn thương như một tiếng đàn réo rắt, não nuột vang lên trong hầu khắp các thi phẩm của ông” (Nguyễn, 1999, tr. 304), và GS. Lê Đình Kỵ cũng đã từng cắt nghĩa: “Tâm trạng sầu muộn, u uẩn của Nguyễn Du là của kẻ mang nặng nợ đời và khổ đau vì đời. Nguyễn Du không có cái cốt tướng của kẻ hành đạo, tu tiên” (Lê, 1992, tr. 22). Chúng ta thấy rằng, TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 193 với một người đa s ... chữ Hán cũng như trong các cứ liệu lịch sử về nhân vật Nguyễn Du. Dưới ngòi bút của Nguyễn Thế Quang, hình ảnh Nguyễn Du được hiện lên thật gần gũi, đời thường với nhiều góc khuất suy tư. Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả không tập trung xây dựng nhân vật Nguyễn Du trong khoảng thời gian mười năm gió bụi ăn nhờ ở đậu nơi đất khách quê người hay tâm sự cố quốc cô trung với triều Lê mà chỉ tập trung vào khoảng thời gian Nguyễn Du ra làm quan cho vua Gia Long song người đọc vẫn hiểu hết về cuộc đời, con người Nguyễn Du. Đây chính là tài năng của tác giả và đồng thời là sự ưu việt của thể loại tiểu thuyết đã mang đến cho độc giả. Trước hết, chúng ta thấy rằng tác giả Nguyễn Thế Quang đã xây dựng nhân vật Nguyễn Du dưới nhiều bình diện, góc độ và thông qua các mối quan hệ với các nhân vật khác mà tính cách, tâm lý nhân vật được hiện lên một cách đầy đủ, toàn diện. Dưới cái nhìn sử thi, tôn trọng lịch sử Nguyễn Thế Quang đã làm sống lại hình ảnh Nguyễn Du – một ông quan thanh liêm, suốt đời vì TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 201 dân, vì nước, luôn lo nghĩ về vận mệnh của dân tộc, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Điểm khác biệt làm nên thành công của Nguyễn Thế Quang là ở chỗ ông không tập trung miêu tả vẻ bề ngoài và tính cách của nhân vật mà để cho họ được hiện lên một cách tự nhiên thông qua sự quan sát, đánh giá của những người xung quanh. Vì thế, mặc dù người đọc không thể tìm thấy những trang viết của tác giả miêu tả ngoại hình của Nguyễn Du một cách cụ thể và chung nhất nhưng hình ảnh về nhân vật này vẫn được hiện lên đa chiều và vô cùng đẹp đẽ. Chẳng hạn, trong con mắt của Nguyễn Điều, Nguyễn Du là người: “Nhà ta chú ấy là người tài hoa hơn cả. Thế nhưng, chú ấy nóng nảy, hăng hái nhưng cả tin” (Nguyễn, 2012, tr. 59). Với vua Gia Long, Nguyễn Du được hiện lên đầy sự khâm phục, kính nể: “Hắn không phải tay vừa.... Người nó khôi ngô, thông minh” (Nguyễn, 2012, tr. 77), “càng ngày ta càng cảm thấy mến con người này con người đúng mực và nghiêm cẩn giao cho toàn quyền, ta thấy liêm khiết, thương dân, cẩn trọng” (Nguyễn, 2012, tr. 139); với Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Du: “là người có học, có tài, con của một gia đình danh gia vọng tộc đệ nhất công thần của triều Lê, nay con đường tiến thân của đệ lớn lắm” (Nguyễn, 2012, tr. 48); với Ngô Thượng Thư: “Chú Bảy dáng võ tướng nhưng tánh đa cảm đa sầu, hợp với văn hơn võ chú ấy là người có tài, nếu tu chí tốt thì làm được nhiều điều quý lắm” (Nguyễn, 2012, tr. 65). Thậm chí trong con mắt của Hữu Tham tri, một tai mắt của vua Gia Long cũng hết lời ca ngợi Nguyễn Du: “Chữ anh viết đẹp lắm. Anh cứ làm cho cẩn thận. Hoàng thượng rất chú ý đến anh” (Nguyễn, 2012, tr. 81). Thông qua những lời nhận xét, khen ngợi của các nhân vật khác dành cho nhân vật Nguyễn Du người đọc có được cái nhìn khái quát và toàn diện về nhân vật này với một Nguyễn Du bằng xương, bằng thịt, có diện mạo và tính cách rõ ràng, khác hoàn toàn với Nguyễn Du – một thi nhân đầy tâm trạng trong thơ. Và hơn hết nhân vật Nguyễn Du không chỉ là một nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử mà còn là một nhà nho hành đạo. Bởi lẽ, trong suốt mười tám năm làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, mặc dù có những lúc nhân vật buồn chán trước sự thối nát của triều đình, quan lại và thời cuộc song không vì thế mà ông khoanh tay đứng nhìn nhân dân phải chịu cảnh đói khổ lầm than, ông luôn cố gắng hết sức mình làm những việc giúp dân bớt chịu cảnh oan sai, đói khổ. Chẳng hạn vụ thu thuế ở Quảng Bình, xử kiện những vụ án oan như vụ O Nụ, Cửu Xung, Trần Hai, Trần Trọng Thậm chí, ông còn dám vượt qua quyền hạn của mình, dám hi sinh danh dự và sinh mạng để cứu dân thoát khỏi nạn đói kém do lũ lụt, mất mùa. Vì thế, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở việc đánh giá Nguyễn Du trong thơ chữ Hán thì người đọc chỉ có thể thấy được cái tôi trữ tình của nhà thơ được bộc lộ trực tiếp qua các bài thơ mà không thể thấy được sự nhìn nhận đánh giá của những người xung quanh, hay những hành động của Nguyễn Du giúp đỡ, cứu vớt dân lành nên sẽ không có được cái nhìn khách quan về nhân vật này. Chính điều này đã làm cho nhân vật Nguyễn Du có sức sống, sự chân thật ở cả góc độ tâm lý lẫn hình hài nhân vật. Cùng với cảm hứng sử thi, cảm hứng đời tư thế sự cũng được Nguyễn Thế Quang chú ý khai thác. Để khám phá đời tư của nhân vật, tác giả chủ yếu đặt nhân vật vào trong những tình huống có mâu thuẫn, xung đột tâm lý, buộc phải lựa chọn hướng đi cho riêng mình. Sự giằng xé đầu tiên và xuyên suốt trong cuộc đời Nguyễn Du chính là việc chọn lựa giữa quyền lực chính trị và phẩm giá trí thức. Nguyễn không thể chọn một trong hai con đường, lại càng không thể dung hòa được nó khiến cho ông dường như không có được những phút giây bình yên, phẳng lặng trong tâm hồn. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì nhân vật Nguyễn Du cũng chỉ là thi nhân Nguyễn Du, không có gì đặc sắc, khác lạ cả. Tác giả Nguyễn Thị Thẩm Mỹ 202 Nguyễn Thế Quang đưa cảm hứng đời tư thế sự vào trong quá trình xây dựng nhân vật, nhờ đó nhà văn đã thành công khi dựng lên cảnh huống Nguyễn Du phá long mạch để sau này không có ai trong dòng họ ra làm quan nữa. Hành động này tuy có phần mê tín nhưng lại rất đời thường, thể hiện được sự cương quyết chối bỏ quyền lực của Nguyễn Du để giữ trọn tấm lòng cao cả, phẩm giá, cốt cách của một người trí thức chân chính. Hay là việc dựng lại mối tình đẹp đẽ, lãng mạn nhưng cũng không kém phần trắc trở giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, với một cuộc gặp gỡ đến “nghẹt thở”. Nguyễn Du nhớ lại đêm đó: Hai người nói chuyện với nhau đến khuya, khi trăng mồng mười đã xế ngang đầu, hai người mới đi nghỉ Nguyễn hé mắt nhìn: Xuân Hương yếm thắm, cánh tay trắng muốt đang đưa qua đưa lại quạt cho Nguyễn ngủ Nguyễn thấy lòng mình xúc động lạ Nguyễn muốn kéo nàng vào lòng mình nhưng Nguyễn chợt kìm lại Không! Ta không thể lợi dụng sự cô đơn của nàng mà làm điều đó. Ta không thể là một kẻ tầm thường lợi dụng cảnh ngộ của nàng để làm điều xằng bậy (Nguyễn, 2012, tr. 161-162). Chi tiết này được bắt nguồn từ một giai thoại được lưu truyền trong dân gian, tuy nhiên vì là giai thoại nên tính xác thực của nó không cao, có thể đúng và cũng có thể sai. Thế nhưng trong tác phẩm Nguyễn Thế Quang đã “khẳng định” sự thật ấy bằng cách xây dựng nên một mối tình đẹp đẽ và tạo thành một điểm nhấn cho tác phẩm khiến người đọc tin chắc rằng đã từng có một mối tình như thế trong cuộc đời của thi gia. Thông qua câu chuyện tình, Nguyễn Du hiện lên không chỉ là một con người đức cao vọng trọng mà còn là một con người với những ước muốn đời thường nhất, bản năng nhất. Nguyễn Thế Quang đã tạo nên một sự giằng co hết sức mong manh giữa lí trí và ái tình, kết cục lí trí đã chiến thắng tất cả càng chứng tỏ bản lĩnh trong con người Nguyễn Du. Song, cũng vì thế độc giả không khỏi tiếc nuối cho một mối tình đẹp đẽ mà lỡ dở của đôi trai tài, gái sắc này. Đây chính là cái tài mà Nguyễn Thế Quang đã chạm tới góc khuất nhất bên trong tâm hồn Nguyễn Du với đầy đủ các cung bậc cảm xúc yêu thương, nhớ nhung, hờn giận, làm cho Nguyễn Du trở nên trần trụi hơn, đời thường hơn chứ không hẳn chỉ là một ông quan Nguyễn Du hay một nhà thơ Nguyễn Du như người đời vẫn biết tới. Chính góc nhìn đời thường đã tạo nên những cách nhìn mới mẻ cho Nguyễn Thế Quang khi xây dựng nhân vật Nguyễn Du. Không chỉ dừng lại ở đó, trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du chúng ta còn bắt gặp hoài bão muốn lập thân bằng con đường lập thư của nhân vật Nguyễn Du, điều mà cả trong văn chương và sử sách về Nguyễn Du đều không đề cập đến. Nếu chúng ta chỉ nghiên cứu hình tượng Nguyễn Du trong thơ sẽ không thấy được điều này, bởi lẽ trong thơ Nguyễn Du cũng như bao nhà thơ cùng thời khác, tìm đến văn chương chỉ để nói chí, tải đạo, và qua văn chương giúp cho nhà thơ bộc lộ những cảm xúc, chiêm nghiệm về số phận, cuộc đời nhằm giải tỏa những ẩn ức tâm lý mà trong đời thực không cho phép và không thể làm được. Điều này xuất phát từ quan niệm của người xưa “lập thân tối hạ thị văn chương”, coi văn chương như một trò tiêu khiển, giải trí cho khuây khỏa trong tâm hồn, thế nên Quách Tấn cũng đã từng nhận xét về thơ chữ Hán của Nguyễn Du: “Làm ra ba tập thơ nầy, Nguyễn Du không cố ý thêu dệt văn chương để phấn sức cho tài ba trong nhất thời, mà chính là để gởi tâm sự vào thiên cổ. Thơ đủ loại loại nào cũng là TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 203 những mảnh gương phản chiếu nỗi lòng và thái độ sống của tác giả từ lúc thành nhân cho đến khi vấn cảnh” (Nhiều tác giả, 2000, tr. 13). Với nhân vật Nguyễn Du trong cuốn tiểu thuyết lại hoàn toàn khác, sáng tạo nghệ thuật trở thành một niềm đam mê, một sự khát khao thường trực, chỉ có văn chương mới giúp ông sống thật với lòng mình và được là chính mình. Trong hoàn cảnh “cá chậu chim lồng”, Nguyễn Du luôn phải sống và viết dưới sự quản thúc của cái bóng quyền lực, buộc ông phải kìm nén cảm xúc. Song, càng kìm nén bao nhiêu khát vọng được giải tỏa càng thôi thúc viết bấy nhiêu, ông luôn cảm thấy “Ta chỉ có thể sống có ích cho đời bằng những trang viết của mình” (Nguyễn, 2012, tr. 184), với một niềm trăn trở: “Bao đêm rồi, ta nghĩ đến bạc tóc: ta phải lập thân bằng con đường lập thư, lập ngôn” (Nguyễn, 2012, tr. 152). Tuy nhiên, cuộc đời không chiều lòng người bao giờ, dù Nguyễn Du dứt khoát với con đường lập thư của mình thì vua Gia Long cũng không chấp nhận, vẫn “mời” ông ra làm quan với một ân sủng đặc biệt. Chính cuộc đối thoại giữa Nguyễn Du với vua Gia Long về quyền lực và kẻ sĩ và văn chương nghệ thuật càng góp phần khắc họa thêm bản lĩnh, cốt cách cao quý của thi nhân trước quyền lực của một vị vua uy lực như Gia Long. Dù không cam tâm nhưng Nguyễn vẫn phải một mực nghe theo và có những lúc phải chua xót nhận ra: “Thơ chữ Hán ta viết cũng nhiều, thơ chữ Nôm cũng lắm và cả thơ lục bát dân quê nữa. Ta viết – ta đọc – rồi ta lại đốt. Xót lắm, nhưng để lại những bài đó, rơi vào tay người khác đến tai Gia Long cái chết là cầm chắc” (Nguyễn, 2012, tr. 152). Những tâm sự đến xé lòng này người đọc càng hiểu hơn, cảm thông hơn cho nhân vật Nguyễn Du và cũng là thi nhân Nguyễn Du. 5. KẾT LUẬN Như vậy, qua việc tìm hiểu nhân vật Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và trong tiểu thuyết Nguyễn Du chúng ta có thể khẳng định rằng thơ chữ Hán Nguyễn Du là những vần thơ tâm tình, được tác giả xây dựng để bộc lộ cho cái tôi trữ tình của chính nhà thơ trước những biến cố lớn của thời cuộc. Song không dừng lại ở đó, qua các bài thơ ấy người đọc thấy được đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với một cõi lòng tê tái, ủ ê thì đó còn là một Nguyễn Du với bao nỗi suy tư, trăn trở về con người, xã hội đương thời với cách đặt vấn đề trực tiếp về số phận của mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang sống. Nhà văn Nguyễn Thế Quang khi xây dựng nhân vật Nguyễn Du trong cuốn tiểu thuyết đã có những ảnh hưởng nhất định từ hình ảnh, tính cách nhà thơ Nguyễn Du ở trên. Tuy nhiên, với tài năng của một người nghệ sĩ, nhà văn Nguyễn Thế Quang đã biến Nguyễn Du từ một thi nhân thành một Nguyễn Du – nhân vật văn học, bên cạnh những điểm đồng nhất giữa hai nhân vật thì cũng có những sự khác biệt mà chỉ khi đọc cuốn tiểu thuyết này độc giả mới thấy một nhân vật Nguyễn Du với đầy đủ các góc khuất, nhìn nhận đánh giá về cuộc sống. Vì thế, mặc dù có sự ảnh hưởng rất lớn trong việc khắc họa hình tượng Nguyễn Du thông qua các bài thơ chữ Hán của chính Nguyễn Du cũng như các tài liệu liên quan khác, tuy nhiên, nhà văn đã không chịu làm người ghi chép lại lịch sử một cách y nguyên mà luôn cố gắng bứt phá khỏi cái khung truyền thống, làm cho nhân vật Nguyễn Du hiện lên vừa gần gũi, vừa sinh động. Dưới cái nhìn sử thi, tôn trọng lịch sử Nguyễn Thế Quang đã làm sống lại hình ảnh Nguyễn Du – một ông quan thanh Nguyễn Thị Thẩm Mỹ 204 liêm, suốt đời vì dân vì nước, luôn lo nghĩ về vận mệnh của dân tộc, đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng. Dưới cái nhìn đời tư thế sự người đọc lại thấy được sự đa chiều và đầy góc khuất trong đời sống nội tâm của nhân vật Nguyễn Du với những trạng thái cảm xúc yêu, ghét, lo lắng, suy tư trăn trở... Nhờ đó, với vai trò là một nhân vật văn học, Nguyễn Du được hiện lên một cách cụ thể, sống động, vừa thực vừa ảo đã làm tăng tính nghệ thuật cho nhân vật này. Điều này còn góp phần khẳng định quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thế Quang. Bởi lẽ để xây dựng lên chân dung nhân vật Nguyễn Du, tác giả Nguyễn Thế Quang đã phải rất dày công vào Hà Tĩnh, ra Thái Bình rồi lại vào Quảng Bình, Huế để thu thập và xử lý tài liệu. Vì thế, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du được sáng tác dựa trên nhân vật có thật, gắn với các sự kiện có thực của nhân vật trong lịch sử song với sự nghiền ngẫm, khả năng hư cấu của nhà văn kết hợp với sự ưu việt của thể loại tiểu thuyết đã giúp cho nhân vật hiện lên như thực như hư. Những chi tiết như chuyện tình Nguyễn Du-Hồ Xuân Hương, cuộc đối thoại giữa Gia Long và Nguyễn Du, phá long mạch để đời sau không có người làm quan, khát vọng về văn chương nghệ thuật là những câu chuyện có thật trong cuộc đời Nguyễn Du hay chỉ là sự “bịa đặt” của nhà văn khiến cho người đọc cũng khó phân biệt và thậm chí là không cần quan tâm đến điều đó. Đây chính là tài năng của nhà văn Nguyễn Thế Quang gửi gắm vào nhân vật Nguyễn Du làm cho chúng ta có thêm một nhân vật tự sự Nguyễn Du trong tiểu thuyết bên cạnh một nhân vật trữ tình Nguyễn Du trong thơ ông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê, Đ. K. (1992). Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực. NXB Hội nhà văn. Nguyễn, L. (1999). Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX. NXB Giáo dục. Nhiều tác giả. (2000). Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du. NXB Thanh niên. Nguyễn, T. Q. (2012). Nguyễn Du. NXB. Hội Nhà văn.
File đính kèm:
- nhan_vat_nguyen_du_tu_tho_den_tieu_thuyet.pdf