Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu

Tập thơ Dòng Thiêng cho thấy thơ Nguyễn Linh Khiếu là sự kết

hợp giữa thơ tự do và thơ văn xuôi. Bằng phương pháp phân tích văn bản, so

sánh, đối chiếu, nghiên cứu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình,

tự do phóng túng, đậm tính triết lý, sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều tính

từ liên tiếp , của ông. Từ đó khẳng định một đặc điểm phong cách nghệ

thuật thơ Nguyễn Linh Khiếu và những đóng góp của thi nhân đối với thơ ca

đương đại Việt Nam nhìn từ phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 1

Trang 1

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 2

Trang 2

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 3

Trang 3

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 4

Trang 4

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 5

Trang 5

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 6

Trang 6

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 7

Trang 7

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 7040
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ dòng thiêng của Nguyễn Linh Khiếu
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 1(57)/2021: tr.34-41 
Ngày nhận bài: 01/11/2020; Hoàn thành phản biện: 11/11/2020; Ngày nhận đăng: 02/12/2020 
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ DÒNG THIÊNG 
CỦA NGUYỄN LINH KHIẾU 
LÊ NAM LINH 
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: lethinamlinh@gmail.com 
Tóm tắt: Tập thơ Dòng Thiêng cho thấy thơ Nguyễn Linh Khiếu là sự kết 
hợp giữa thơ tự do và thơ văn xuôi. Bằng phương pháp phân tích văn bản, so 
sánh, đối chiếu, nghiên cứu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, 
tự do phóng túng, đậm tính triết lý, sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều tính 
từ liên tiếp, của ông. Từ đó khẳng định một đặc điểm phong cách nghệ 
thuật thơ Nguyễn Linh Khiếu và những đóng góp của thi nhân đối với thơ ca 
đương đại Việt Nam nhìn từ phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. 
Từ khoá: Thơ Nguyễn Linh Khiếu, ngôn ngữ nghệ thuật, đặc điểm. 
1. MỞ ĐẦU 
Với khát vọng đóng được “dấu vân tay” của mình lên ngôn ngữ để tạo riêng cho mình 
những “vân chữ” “trộn không lẫn”, trong tập thơ Dòng Thiêng, Nguyễn Linh Khiếu đã 
đưa vào thơ tiếng nói chân thật của đời sống, tiếng nói của trí tưởng tượng diệu kì, tiếng 
nói rung cảm từ trái tim, tiếng nói bật lên từ chiều sâu vô thức trong cảm thức huyền 
thoại tinh tế và mẫn cảm. Điệu hồn của kiến trúc ngôn từ trong thơ ông là giọng “trời 
phú”, từ giọng điệu cơ bản đó tạo ra nhiều sắc thái đa dạng, chứ không đơn điệu. Giọng 
điệu chuyển tải tư tưởng, tình cảm và quan niệm sáng tác của ông. Giọng điệu thơ ông 
thể hiện rất rõ phong cách riêng và độc đáo tạo nên sự truyền cảm cho độc giả. Nghiên 
cứu về cảm thức huyền thoại thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật trong tập thơ Dòng 
Thiêng chính là một lần nữa làm sáng lên phong cách thơ Nguyễn Linh Khiếu và đây 
cũng là hướng tiếp cận ưu việt để có thể đánh giá một cách toàn diện, khách quan những 
đóng góp của ông trong sự phát triển thơ Việt Nam đương đại. 
2. NỘI DUNG 
Thơ Nguyễn Linh Khiếu đi vào tâm thức con người bằng ngôn ngữ thơ tự do phóng túng, 
mạnh mẽ, sinh động. Cũng như các nhà thơ thời kì đổi mới, Nguyễn Linh Khiếu theo 
“khuynh hướng cách tân thơ, không lấy nghĩa làm trọng tâm như thời Thơ mới nữa mà 
lấy chữ làm cốt yếu, sáng tạo chữ, làm chữ phát nghĩa mới là đích đến của sáng tạo” [2]. 
Nguyễn Linh Khiếu đã tạo ra những khoảng trống, những “độ không” của văn bản thơ đòi 
hỏi độc giả lấp đầy bằng dùng hồn ta để hiểu hồn người và tri thức, kinh nghiệm, phán 
đoán. Thơ Nguyễn Linh Khiếu thực ra là một cách nói sai ngữ pháp, bởi ông đã tước 
bỏ cách ngắt câu, tước bỏ các liên từ, quan hệ từ liên kết bộ phận câu, tạo ra những ngữ 
đoạn, những mệnh đề rời rạc không chỉ khác với lối nói quen thuộc đời thường mà còn khác 
hẳn với cách sử dụng ngôn ngữ của các nhà thơ đương thời. Sợi chỉ xanh kết nối con chữ tự 
do tuôn trào theo dòng chảy cảm xúc chính là cảm thức từ sâu thẳm vô thức được gọi về. 
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ DÒNG THIÊNG... 35 
Chẳng hạn, khi xây dựng cổ mẫu gắn với tín ngưỡng phồn thực, ông thiết lập một 
trường từ vựng phồn sinh: mỡ màu, trù phú, phì nhiêu, nở nang, căng mẩy, cường 
tráng các từ ám chỉ sự phồn thực này xuất hiện trong nhiều bài thơ nhưng không gây 
nhàm chán, đơn điệu mà gợi cảm nhận về sức sống căng tràn sinh sôi bất tận. Đúng là, 
“ngồn ngộn sức sống về các vùng đất, vùng người còn tươi rói những mùa sinh sôi và 
giàu năng lượng sống”1. Ví dụ, từ “nở nang” với nghĩa gốc là “đầy đặn, phổng phao”, 
xuất hiện sống động trong 7 bài thơ mang nghĩa chuyển gợi hình ảnh sông Hồng và 
mảnh đất quê mỡ màu phì nhiêu là nguồn sinh dưỡng bất tận cho cỏ cây hoa lá (Hoa 
linh thảo, Lá non mùa Hà Nội), cho muôn loài (Trâu mộng sông Hồng, Nước trời), cho 
con người (Ban mai Diêm Điền, Hoa linh thảo) cho kết nối thương nguồn nhớ cội 
(Dòng Chao Phraya) và nối kết các nền văn hóa (Bình gốm India). 
“đất làng ta nhuần nhuyễn mỡ màu trai gái nở nang vạm vỡ” (Hoa linh thảo) 
“mỡ màu và nở nang như thể sông Hồng quê ta/phù sa rực hồng muôn vàn thịt da thiếu 
nữ/cuồn cuộn mải miết đi đâu” (Dòng Chao Phraya - Nguyễn Linh Khiếu) 
“tưng bừng hội hè đình đám/tưng bừng lễ tang/tưng bừng cầu cúng ca tụng thần 
linh/tưng bừng gái trai nở nang vạm vỡ/tưng bừng những đêm thiêng dồi dào chan 
chứa/ta cất lên bài ca ban mai bài ca cội rễ thiêng liêng của tiên tổ mình” (Ban mai 
Diêm Điền - Nguyễn Linh Khiếu) 
“hiển hiện trong mơ trận thư hùng của những chàng trâu mộng/đất đai mỡ màu cỏ 
mướt xanh ngút ngát bầy trâu cái động đực đen mướt nở nang/trận mạc nổ ra khi 
những nàng trâu cái ngước đôi mắt lẳng lơ ngắm bầu trời đỏ dục” (Trâu mộng sông 
Hồng - Nguyễn Linh Khiếu) 
“đi dọc triền đê ngát hương những bãi bồi rộn rã mùa hổn hển/những nàng trâu cái nở 
nang những chàng trâu đực vạm vỡ tung tăng đùa dỡn hân hoan” (Nước trời - Nguyễn 
Linh Khiếu) 
“mang về từ New Delhi/chiếc bình gốm hăng hăng cay cay say ngây ngất/nõn nà lồng 
lộng thướt tha/ngồn ngộn nở nang/bất khả luận bàn/vun vút bay miền trời thổn thức” 
(Bình gốm India - Nguyễn Linh Khiếu) 
“những ngõ hẹp thăm thẳm gió lùa da thịt nở nang bóng dáng thời gian lên nước nâu 
già nhẵn bóng/những phố nhỏ thân thương cây cùng người chan chứa nương tựa giao 
hòa tuần hoàn nguồn sống” (Lá non mùa Hà Nội - Nguyễn Linh Khiếu) 
Thêm một dẫn dụ, bài thơ Họa mi cao nguyên đá như bản hòa tấu hành khúc, cung 
trưởng là tiếng hót họa mi. Bản chất ngôn từ của thơ là giàu tính nhạc. Cảm thấu ngôn 
ngữ thơ phải cảm nhận được tính nhạc của thơ. Thơ có thể không có vần điệu nhưng 
nhất thiết phải có giai điệu, có nhạc tính. Nhạc tính vừa là thuộc tính vừa là yếu tính của 
thơ. Không có nó thơ như mất hồn phách, không có nó, thơ như lìa xa địa hạt thể loại để 
1 Nguyễn Việt Chiến (2019). Sự giải phóng năng lượng cá nhân của một nhà thơ, Văn nghệ Quân đội, 
số 919, tr.72. 
36 LÊ NAM LINH 
rồi bị các thể loại khác xâm thực mà biến mất. Tính nhạc của thơ Nguyễn Linh Khiếu 
được tạo bởi sự lựa chọn ngôn từ  ... 
vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước, bởi tư duy đột phá mới mẻ, góc nhìn khám phá 
lạ hóa ngôn ngữ thơ. Bài thơ Họa mi trên cao nguyên đá cũng như rất nhiều bài thơ 
khác, Nguyễn Linh Khiếu đã kết hợp thơ tự do và thơ văn xuôi. Ngôn ngữ thơ văn xuôi 
Nguyễn Linh Khiếu phong phú, đa dạng gắn liền với ngôn ngữ đời sống. 
Điều này thể hiện rõ trong việc Nguyễn Linh Khiếu đã rẽ lối băng đường tạo nhánh 
riêng trong hệ hình từ hiện đại sang hậu hiện đại với triết luận phồn sinh, phồn thực, tạo 
được dấu ấn riêng từ quá trình đi tìm thế giới tự thân. Để có thể có được những thủ pháp 
nghệ thuật tương thích với khát vọng phồn sinh, Nguyễn Linh Khiếu đã sử dụng thơ văn 
xuôi. Ông đã xử lí nguyên liệu “thơ văn xuôi” là của chung mọi người, trở thành những 
“vân chữ”, “miền chữ” của riêng mình, không ngừng khơi gợi được những rung cảm 
thẩm mỹ ở người khác. Ở thơ văn xuôi, mặc dù hình thức trình bày như văn bản văn 
xuôi nhưng ông đã cấu trúc ngôn ngữ thơ trở thành một mã nghệ thuật khơi gợi cảm 
thức huyền thoại. Nhà thơ đã tận dụng triệt để thế mạnh sáng tác khai thác mối tương 
quan tự do giữa các từ mà không cần câu nệ vào những qui ước: 
“vẫn tiếng chuông ngân nga tiếng mõ lỏng lẻo tiếng kinh chậm rãi trễ nải tiếng ê a hư 
ảo lảo đảo huyền hoặc trong hoàng hôn tím sẫm khói sương bảng lảng bóng người lãng 
đãng hồn vía quê nhà” (Hoàng hôn Việt Nam Phật quốc tự - Nguyễn Linh Khiếu) 
Nguyễn Linh Khiếu viết câu thơ với 41 con chữ cũ mòn, vậy mà người đọc vẫn thấy vô 
cùng thú vị vì câu thơ ngậm nhạc ngậm họa. Phải chăng, ông đã đặt nhầm chỗ từ lỏng 
lẻo? bởi tiếng mõ là âm thanh, là vô hình, nó không phải vật thể có thể buộc chặt hay để 
2 Nguyễn Việt Chiến (2019). Sự giải phóng năng lượng cá nhân của một nhà thơ, Tạp chí Văn nghệ Quân 
đội, số 919, tr.72. 
3 Nguyễn Thị Phương Thùy (2019). Dấu ấn của những đổi mới về cấu trúc qua thơ một vài trường hợp, 
Tạp chí Lý luận Phê bình văn học - nghệ thuật, Số 6, tr.35-36. 
38 LÊ NAM LINH 
dễ tuột dễ rời ra một cách lỏng lẻo. Về quan hệ lô gích, động từ tiếng mõ không thể 
đứng kế cận với tính từ lỏng lẻo. Tương tự, tiếng kinh không thể trễ nải, tiếng ê a cầu 
khấn không thể nào lảo đảo được. Thật lạ những sự kết hợp từ chéo ngoe, trái khoáy, 
hoàn toàn phi lô gích. Song, không thể phủ nhận: cách kết hợp của câu thơ đã tạo được 
sự bất ngờ, thích thú. Người đọc có cảm giác tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng kinh dù 
không theo chuẩn mực nghiêm ngặt vẫn không “lệch nhịp, vỡ nốt, phô chênh” mà ngân 
vang, văng vẳng “hư ảo lảo đảo huyền hoặc” xuyên qua không gian thực tại Bodhgaya 
(Ấn Độ) nơi có cây bồ đề hùng vĩ thiêng liêng Đức Phật tu chứng quả để đưa hồn người 
về quê nhà. Một âm thanh vốn vô ảnh, vô hình chỉ với cách kết hợp “bất thường” này 
mà trở nên hữu hình, sống động. Không những thế, những từ ngữ dung dị đời thường 
“lỏng lẻo”, “ê a”, ''trễ nải'', lảo đảo'' lấy trong lời ăn tiếng nói hàng ngày làm sống 
động hình ảnh thơ, tạo ra những câu thơ mộc mạc mang hồn cốt dân gian, kéo thơ ông 
gần gũi với cuộc đời. Đó còn là sự đóng góp cho ngôn ngữ thơ da dạng, phong phú. 
Cụm từ “tiếng mõ lỏng lẻo” gợi ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy hình khối liên tưởng âm 
thanh. Đó là biểu hiện của thơ siêu thực. Thơ Siêu thực hoán đổi các chủ thể tiếp nhận 
hoặc lược bỏ rất nhiều chủ thể để khiến bất kì sự tưởng tượng nào cũng có thể chấp 
nhận được, miễn là chủ thể tiếp nhận đó có thể rung động trước hình tượng. Cũng trong 
những từ lỏng lẻo, ê a cho ta cảm nhận trạng thái "buông bỏ" - một triết lý căn bản của 
Phật giáo là khuyên răn con người ta phải buông bỏ tham, sân, si. Từ đó, ta cũng thấy 
ngôn ngữ thơ Nguyễn Linh Khiếu hiện đại, cô đọng, giàu tính liên kết, tính tạo hình, 
tính luận đề, triết lý, nói như Roland Barthes trong Độ không của lối viết, “được cảm 
nhận như một dạng tối giản của lời nói”. 
Thủ pháp nghệ thuật kết hợp từ một cách phi lý này được Nguyễn Linh Khiếu sử dụng 
khá phổ biến. Một bài thơ gần đây ông viết: “đã cuối năm rồi sương mềm thôn dã/trung 
du thườn thượt những triền dồi/...tiếng mõ trâu lỏng lẻo tiếng mõ chùa” (Chiều Trung 
du - Nguyễn Linh Khiếu)3 Vẫn cách nói quen thuộc của ông, nhưng ta vẫn thấy “sương 
mềm thôn dã”, “thườn thượt những triền đồi” và “tiếng mõ trâu lỏng lẻo tiếng mõ 
chùa” thật khó kết hợp, nó vô cùng khác lạ. Sự thuyết phục của thơ ông chính là ở nó 
tạo ra những lớp tầng ngữ nghĩa mới và bằng một cách nào đó đã khơi gợi nơi bạn đọc 
những trải nghiệm cá nhân của họ, dẫn dắt họ đồng sáng tạo với nhà thơ. 
Qua thơ ta thấy, một Nguyễn Linh Khiếu thi nhân - triết gia - kí giả mẫn tuệ và từng 
trải, nhưng lại hết sức giản dị, sinh động, gần gũi, chan thành. Ông đi nhiều, trải nghiệm 
và chiêm nghiệm cuộc sống ở nhiều nước khác nhau, chính những cuộc du ngoạn “văn 
hóa” tạo nên giao thoa ngôn ngữ. Con người triết đem đến cho thơ sự cô đọng, giàu tính 
liên kết, ẩn dụ. Con người báo chí thổi vào ngôn từ hơi thở cuộc sống sinh động đương 
đại. Con người thi ca làm thăng hoa ngôn từ, kiểu ngôn từ xuất hiện như dòng chảy vô 
thức dẫn dắt ngòi bút thâm nhập khám phá tận vùng sâu thẳm của tâm linh. Quy tụ 
những điều đó, nhà thơ phá vỡ sự chặt chẽ trong liên kết ngôn từ mở ra tính liên kết 
bằng các trường liên tưởng từ hình ảnh thơ. 
3 Tạp chí Văn nghệ quân đội. Số 913, tr.35. 
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ DÒNG THIÊNG... 39 
Mỗi bài thơ của Nguyễn Linh Khiếu đều mang một thông điệp, một triết lí. Nhiều bài 
thơ ngắn chỉ 4 dòng nhưng đó lại như một bài kệ4: Trận mưa, Hoa trắng, Sóng bạc, 
Cành mơ trắng... Cô đọng nhất là bài thơ Dưới chân Himalaya với vỏn vẹn có 5 chữ: 
“đỉnh cao lạnh giữa trời”. Đây có thể gọi là bài thơ tối giản hiếm hoi trong thơ Nguyễn 
Linh Khiếu bởi phong cách thơ văn xuôi và tư duy trường ca thường lấn át tư duy thơ 
của ông. Đứng dưới chân núi Himalaya nhìn ngọn núi sừng sững, cảm nhận những đỉnh 
cao bao giờ cùng chịu thân phận cô lẻ một mình trong mây tuyết. Ngọn núi cô lẻ ấy ẩn 
dụ những vĩ nhân bao giờ cũng lẻ loi một mình, rất ít người chia sẻ, bởi ít người ở cùng 
tầm cao. 
Chúng tôi lẩy ra bài thơ Hạt mưa để khảo cứu tính liên kết, tính tạo hình, tính luận đề, 
triết lý trong thơ Nguyễn Linh Khiếu: “là hạt mưa/ta ở trên trời/muôn đời trong 
suốt/đầm đìa mát rượi những mùa hạn hán cánh đồng mẹ/ta luôn trở về từ trời 
xanh/mẹ sinh ta trong căn bếp mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ/ngày nhỏ ta lẽo đẽo 
bên bếp lửa xem mẹ nấu rượu/chợt hiểu bí quyết mẹ đã làm ra ta/...ngút ngàn bay hơi từ 
nồi gạo nếp cái hoa vàng cánh đồng làng/ngút ngàn bay lên hôi hổi ngất ngây căn bếp 
chật chội/ngút ngàn bay lên trong suốt vần vũ/một ngày đất đai hạn hán mẹ gọi ta 
về/...là hạt mưa/bao giờ ta cũng sống ở trên trời/bao giờ cũng trong suốt/bao giờ cũng 
rười rượi/bao giờ cũng đầm đìa những mùa hạn hán cánh đồng trần gian/ta bay lên trời 
từ căn bếp mịt mù rơm rạ” (Hạt mưa - Nguyễn Linh Khiếu). 
Cảm thức ngợi ca nguồn cội đã sinh dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người đã 
tạo tính liên kết cho bài thơ. Bài thơ giàu tính tạo hình bởi những hình ảnh thơ trở đi trở 
lại, hình ảnh cánh đồng (cánh đồng mẹ, cánh đồng làng, cánh đồng trầm gian) và hình 
ảnh căn bếp (mẹ sinh ta trong căn bếp mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ, ngày nhỏ ta lẽo 
đẽo bên bếp lửa xem mẹ nấu rượu, ngút ngàn bay lên hôi hổi ngất ngây căn bếp chật 
chội, ta bay lên trời từ căn bếp mịt mù rơm rạ.) gợi nhận thức và xúc cảm yêu quý, tự 
hào về gốc gác bình dị, thân thương của mình. 
Thơ hay là sự hội tụ của chiều sâu cảm xúc nhuần nhuyễn với cái sắc sảo của trí tuệ. 
Thơ đến trong tâm trí người sáng tạo, không phải chỉ như cách thông thường là do cảm 
xúc, vô thức, mà có khi còn do một ý tưởng/nhận thức/quan niệm xuất hiện, chi phối. 
Trong thơ Nguyễn Linh Khiếu, tính luận đề được ẩn trong sự tươi mát của cảm xúc và 
hình ảnh nó tạo nên những lớp nghĩa khác nhau. Chẳng hạn ở bài thơ Hạt mưa, lớp 
nghĩa dễ nhận thấy là sự suy nghiệm về hạt mưa bé nhỏ gắn liền với những phẩm tính 
đẹp đẽ (trong suốt, mát rười rượi), vĩnh cửu (muôn đời bao giờ cũng...), hữu ích 
cho đời (đầm đìa những mùa hạn hán trần gian) và bình dị, khiêm nhường (ta bay lên 
trời từ căn bếp mịt mù rơm rạ). Hạt mưa nhỏ bé, bình dị, trong suốt đã trở thành một 
hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Từ đó, Nguyễn Linh Khiếu nâng 
lên thành triết lí cuộc sống: Những con người nhỏ bé, bình dị, luôn thầm lặng cống hiến 
cho đời. Ở một lớp nghĩa khác, đó là, tác giả tự nhận mình là hạt mưa. Cậu bé quê do 
mẹ sinh ra nhưng lại hóa thân thành hơi nước (qua hình tượng chưng cất rượu thủ công) 
4 Theo Từ Điển của Thiều Chửu, trang 27, “Kệ là bài thơ của Phật”. 
40 LÊ NAM LINH 
trong căn bếp nhỏ chật chội bay lên trời trở thành mây vần vũ trong vũ trụ. Rồi một 
ngày những cánh đồng dưới mặt đất hạn hán nghe tiếng mẹ gọi những đám mây trên 
trời biến thành những hạt mưa trở về đầm đìa đồng đất quê hương. Ở đây, nhà thơ đã 
thiết lập một mối quan hệ biến hóa con người biến thành hơi nước, hơi nước biến thành 
mây trời, mây trời lại biến thành cơn mưa đầm đìa đất đai thấm nhuần muôn loài trên 
mặt đất. Như vậy, với tác giả giữa con người và trời đất luôn luân chuyển lẫn nhau 
thành một nhất thể vũ trụ. Nói cách khác, trong cảm quan tác giả trời đất và con người 
hòa đồng, thống nhất với nhau làm một. Ta thấy, bài thơ được thể hiện bằng một hình 
thức thơ hiện đại (rất Tây) nhưng cảm thức của tác giả lại phát lộ tâm thức phương 
Đông thâm trầm và tổng phổ. 
Cũng như nhiều bài thơ khác, bài Hạt mưa sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều tính từ 
liên tiếp kề cạnh nhau thể hiện hình tượng, cảm xúc và thái độ: trong suốt, đầm đìa, mát 
rượi, hạn hán, mịt mù khói, ngổn ngang rơm rạ, lẽo đẽo, chợt hiểu, làm ra, ngút ngàn 
bay hơi, ngút ngàn bay lên, hôi hổi ngất ngây, chật chội, vần vũ, gọi, về, rười rượi, đầm 
đìa, Đó là cách thức bộc bạch dòng cảm xúc thác lũ đang tuôn chảy trong giấc mơ vô 
thức sáng tạo của nhà thơ. 
Trong giấc mơ vô thức sáng tạo ấy, ông tạo tác nhiều từ mới để gọi tên những sự vật, 
hiện tượng: linh thảo, lam hạnh, linh hương, hạnh trắng, khởi trinh...: “hoa linh thảo 
nhân từ vẫn rực rỡ nơi này mùa màng vẫn thong dong thuỷ triều vẫn dạt dào phù sa 
tôm cá” (Hoa linh thảo), “dầu giãi nắng mưa dịu dàng e ấp một linh hương” (Hoa 
hạnh), “lam hạnh nở tưng bừng dọc quân cảng tinh khôi” (Mưa rơi dọc Cam Ranh)... 
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Linh Khiếu ra đời từ sự bộc phát, thăng hoa của những đam mê, 
những ẩn ức mà trong đời sống vì một lẽ gì đó buộc phải che khuất, chôn chặt. Vần thơ 
vụt lên trong dòng ý thức không đi theo một trật tự duy lí nào mà đi theo dòng tuôn trào 
tâm thức. Đó là lúc, cái vô thức điều khiển hành động sáng tạo. Nói như Freud, sáng tạo 
của nhà thơ chính là giấc mơ tỉnh thức. Trong giấc mơ tỉnh thức ấy, ông đã biến ngôn 
ngữ thực hành hằng thường thành ngôn ngữ thơ sinh động, đầy biến hóa để phản chiếu 
thế giới tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu suy tư, giàu ước vọng của mình và từ phương 
trời của một người mà thành phương trời của nhiều người. 
3. KẾT LUẬN 
Thơ Nguyễn Linh Khiếu mang dấu ấn cá nhân khác biệt, độc đáo về hình thức và ngôn ngữ. 
Thơ ông là sự kết hợp đặc trưng giữa thơ tự do và thơ văn xuôi, là sự kết hợp tham chiếu 
giữa tư tưởng phương Tây và tư tưởng phương Đông. Sự kết hợp này đã tạo nên văn bản 
thơ đặc thù với ngôn ngữ thơ tự do phóng túng, mạnh mẽ, sinh động, nhiều sức gợi, liên văn 
bản, đa tầng nghĩa. Tương hợp với tư tưởng phồn sinh tươi tắn thấm nhuần trong những câu 
thơ, chữ nghĩa thơ Nguyễn Linh Khiếu mới mẻ, phi lý, lạ lùng, thăng hoa. 
Về mặt ngôn ngữ, thơ Nguyễn Linh Khiếu là thơ phi truyền thống. Văn bản thơ ông bất 
định, định dạng mở, phi cấu trúc. Đặc biệt, từ bỏ đặc quyền của thơ là viết hoa chữ đầu 
câu, thơ ông chối từ dấu câu, tước bỏ hầu như các liên từ, các kết nối ngữ pháp đã thành 
qui phạm. Nó tạo ra những văn bản thơ khác nhau, những kết hợp chữ khác nhau và 
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ DÒNG THIÊNG... 41 
những câu thơ khác nhau nơi bạn đọc. Thơ Nguyễn Linh Khiếu mặc dù là thơ văn xuôi 
phong phú, đa dạng gắn liền với ngôn ngữ đời sống, nhưng ngôn ngữ thơ ông hết sức cô 
đọng, hiện đại, đa liên kết, giầu tính tạo hình, giầu nhạc điệu 
Sự đặc biệt trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Linh Khiếu chính là phương thức tối ưu chuyển 
tải những cảm thức, quan niệm và tư tưởng nhân sinh của nhà thơ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trương Đăng Dung (2004). Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
[2] Hoàng Thị Huế (2014). Tiếp nhận thơ Việt đương đại từ hành trình cách tân thơ ca, 
Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội & Nhân văn Hà nội, 
ISSN 1859-2856, số 9/2014. 
[3] Hoàng Thị Huế (2018). Ba chiều cạnh của phê bình, NXB Hội nhà văn. 
[4] Hoàng Thị Huế (2019). Cổ mẫu ánh sáng – bóng tối, hiện thực và huyễn mộng trong 
thơ Việt Nam sau 1986, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 
ISSN 1859-1612, Số 01(53)/2020. 
[5] Jung Carl Gustav (2019). Thăm dò tiềm thức (Vũ Đình Lưu dịch), NXB Tri thức. 
[6] Nguyễn Linh Khiếu (2019). Dòng Thiêng, NXB Hội nhà văn. 
[7] Lotman Yuri Mikhailovich (2004). Cấu trúc văn bản nghệ thuật (nhiều tác giả dịch), 
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
[8] Chu Văn Sơn (2018). Thơ - điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục. 
[9] Đỗ Lai Thúy (2010). Phê bình văn học, Con vật lưỡng thể ấy, NXB Hội nhà văn. 
Title: ART LANGUAGE IN DONG THIENG BY NGUYEN LINH KHIEU 
Abstract: Nguyen Linh Khieu’s poetry is a combination of free and prose poems. By the 
method of textual analysis, comparison, this research shows poetic language characteristics rich 
in shaping, liberal and philosophical characters and using many strong verbs, many consecutive 
adjectives.... Since then, it has affirmed a characteristic artistic style of Nguyen Linh Khieu’s 
poetry and the poet's contributions to Vietnamese contemporary poetry seen from the aspect of 
artistic language. 
Keywords: Nguyen Linh Khieu’s poetry, artistic language, characteristics. 

File đính kèm:

  • pdfngon_ngu_nghe_thuat_trong_tap_tho_dong_thieng_cua_nguyen_lin.pdf